Quán Nhỏ Vọng Hảo Quán

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi anhhoa22, 30/8/12.

  1. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]



    Xin bổ xung chút về cách xem giờ tốt (để xuất hành hay làm việc gì đó) trong môn lục nhâm, theo như tôi nhớ trong sách có 3 cách như sau:
    • Quý đăng thiên môn: tức là khi sao Quý nhân đóng tại cung Hợi địa bàn
    • Thần tàng sát một: là khi bốn thiên bàn: Thìn - Tuất - Sửu - Mùi đóng vào tứ duy (tức là bốn góc Dần - Thân - Tị - Hợi)
    • Cương tác qủy mộ (thậm mưu vi): tức là khi thiên bàn Thìn đóng vào địa bàn Dần
    Xin được trích dẫn nội dung sách "lục nhâm" về công dụng của 3 cách này:

    ***
    Qủe thấy:

    Thìn thiên bàn gia Dần thiên bànthì gọi là ""Cương tác quỷ mộ", nghĩa là thần Thiên cương lấp hang quỷ. Cách này không cần phải thấy Thìn gia Dần trong lục xứ. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì Dần là lúc tảng sáng, ma quỷ đều lo trở về trốn lánh, vì vậy Dần chính là thời sở của chúng nên được ví là "quỷ mộ", Thìn thiên bàn là sao Đẩu cương và Thìn cũng là sao Thiên la (lưới trời), thấy Thìn gia Dần là tượng lưới trời bao vây hang quỷ ẩn núp khiến cho quỷ không thể ra khỏi hang mà nhiễu hại người ta, ứng điềm này thì ác thú phải ẩn nấp nơi hang, trộm cướp phải ẩn mình dấu dạng. Vì vậy cương tác quỷ mộ là quẻ tốt, chủ về ngăn tránh tai hoạ. Gặp cách này thì thuận lợi cho việc lánh nạn, trốn tránh, cầu việc tư riêng như đi điếu tang, thăm bệnh không lo gặp phải xui xẻo. Cũng thuận lợi cho việc luyện bùa, làm thuốc. Những ngày Giáp Mậu Canh tất có sao Quý nhân an tại Sửu Mùi, nếu thấy Thìn gia Dần địa mà quẻ xem vào ban ngày thì Quý nhân sẽ an tại Sửu thiên bàn gia vào Hợi địa bàn sẽ ứng cả vào 3 cách:


    • Tứ sát một duy
    • Quý đăng thiên môn
    • Thần tàng sát một (sáu hung tướng im hơi lặng tiếng)
    là quẻ rất lành vì tất cả các ác triệu đều lặn ẩn mất. Xem quẻ kiểu mẫu sau: quẻ thấy Thìn gia Dần chính là "cương tác quỷ mộ cách", tuy nhiên quẻ này Mão là hào Quan quỷ phát dụng làm sơ truyền, trung truyền là Tị

    gia lên mão chính là Quỷ hương, Mùi lại bị Tuần không. Quẻ như vậy thì xấu nhiều hơn tốt, giả sử quẻ giống như vậy mà Thìn làm nguyệt tướng thì tốt vì lúc này thành cách Thái dương chiếu quỷ mộ thì ma quỷ ắt tiêu tán.

    *****
    Nếu quý vị nào biết qua lục nhâm thì tính ra rất đơn giản, chỉ cần lấy Nguyệt tướng gia lên giờ xem (hay giờ nào đó muốn tham khảo) rồi lần lượt an các thiên bàn theo chiều kim đồng hồ là biết. Còn về cách quý đăng thiên môn thì cần phải thuộc cách an vòng sao quý nhân.


    BẢNG TÓM TẮT NGUYỆT TƯỚNG CHO CÁC TIẾT KHÍ:
    khí Vũ Thủy & tiết Kinh Trập Nguyệt Tướng = Hợi
    khí Xuân Phân & tiết Thanh Minh Nguyệt Tướng = Tuất
    khí Cốc Vũ & tiết Lập Hạ Nguyệt Tướng = Dậu
    khí Tiểu Mãn & tiết Mang Chủng Nguyệt Tướng = Thân
    khí Hạ Chí & tiết Tiểu Thử Nguyệt Tướng = Mùi
    khí Đại Thử & tiết Lập Thu Nguyệt Tướng = Ngọ
    khí Xử Thử & tiết Bạch Lộ Nguyệt Tướng = Tị
    khí Thu Phân & tiết Hàn Lộ Nguyệt Tướng = Thìn
    khí Sương Giáng & tiết Lập Đông Nguyệt Tướng = Mão
    khí Tiểu Tuyết & tiết Đại Tuyết Nguyệt Tướng = Dần
    khí Đông Chí & tiết Tiểu Hàn Nguyệt Tướng = Sửu
    khí Đại Hàn & tiết Lập Xuân Nguyệt Tướng = Tý
     
  2. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    PHỤ LUẬN “TỨ THỜI NGŨ HÀNH NGHI KỴ “
    ( Tiết lục cùng thông bửu giám )
    ( Phụ luận NGŨ HÀNH tốt xấu của bốn mùa )​
    Người mới học sẽ chẳng ai chú ý đến chương Ngũ hành nghi kỵ của bốn mùa này, nhất là những người đã biết sơ qua về ngũ hành sanh khắc. Nhưng không ngờ đây lại là khái niệm căn bản về sanh khắc ngũ hành để tìm dụng thần của khoa Tử Bình.
    Mỗi môn toán số có cách lý luận về biện chứng ngũ hành riêng, không thể lấy cách của khoa này áp dụng cho khoa kia được. Nên có người không hiểu nói “ cách nói quá văn vẻ như một lối bí ngữ cốt đề cao khoa Tử Bình”.
    Cách nói của chương này hơi mập mờ, có vẻ viết cho người đã biết. Thật ra đúng là hơi khó hiểu vì Tác giả luận về ngũ hành trong chương này, chỉ nói Ngũ hành ở đây một cách chung chung mà khi luận thì lại ám chỉ về Nhật Nguyên và sự sanh khắc chế hóa ngũ hành dựa vào Thời tiết của 4 mùa là chính. Nên ít ai để ý biện chứng của khoa này. Với chương này nếu để ý thì có thể biết cách lấy dụng thần theo Điều Hậu một cách dễ dàng.
    MỘC
    Mộc mùa xuân, ( ngày Mộc tháng Dần Mão Thìn, Mộc nắm lệnh “ Đương quyền” ) khí lạnh của mùa đông vẫn còn sót lại, mừng có Hỏa sưởi ấm (Thần Điều Hậu), tất khỏi bị họa bàn khuất, (quá mát lạnh) nhờ có Thủy (Ấn) phò giúp, mà có cái hay của sự thư thái dễ chịu. Nhưng đầu mùa xuân không nên Thủy (Ấn) thịnh, nếu quá ẩm ướt thì rễ úng mà cành khô.
    Lại không thể không có Thủy (Ấn). Sợ là dương khí (Hỏa quá thịnh thì khô hạn làm rễ cây bị khô lá bị héo úa. Nên Thủy Hỏa (Ấn, Thương, Thực) chỉ cần vừa đủ là đẹp nhất.
    Thổ (Tài) nhiều thì tổn lực, Thổ mỏng (ít, nhược) thì được tốt tươi.
    kỵ gặp kim (Quan, Sát) vượng khắc phạt thương tàn (tàn phá cỏ cây) ;ví như Mộc vượng, (Tỷ, Kiếp). được kim thì đẹp.
    Mộc mùa hạ, ( ngày Mộc tháng Tỵ Ngọ Mùi, Hỏa Đương quyền ) cây rễ bị khô lá thì héo úa, mong có thủy (Ấn) thịnh, thì có công cứu cỏ cây đang héo úa được tươi trở lại, (Thần Điều Hậu),
    kỵ nhất là hỏa (Thương, Thực) vượng thì vời cái họa tự thiêu (cháy) đến. (ý là tự hại mình)
    Thổ (Tài) nên mỏng(nhược), không nên dày nặng (vượng), dày nặng ngược lại trở thành tai họa.
    Kim (Quan, Sát) thì sợ nhiều nhưng không thể thiếu, thiếu thì không thể (chặt) tỉa bớt.
    Mộc (Tỷ, Kiếp) nhiều thì thành rừng, hoa nhiều thì chẳng kết nổi quả.
    Mộc mùa thu, ( ngày Mộc tháng Thân Dậu Tuất, Kim Đương quyền ) khí từ từ sơ xác. Đầu mùa thu khí Hỏa chưa hết hẳn, nên mừng có Thủy(Ấn) Thổ (Tài) vun bồi;
    giữa thuthì trái cây đã chín, mong được kim cứng (Quan, Sát vượng) để gọt sửa lại.
    Sau Tiết Sương Giáng không nên có Thủy (Ấn) thịnh ,Thủy thịnh thì mộc bị trôi nổi;
    Sau Tiết Hàn lộ lại mừng có Hỏa nóng (vượng) (Thương, Thực), Hỏa nóng thì Mộc cứng chắc. Mộc thịnh ( cây cứng cáp ) thì đẹp có nhiều chỗ dụng, thổ dày (Tài nhiều) thì không gánh nổi tài (ý nói Thổ vượng hay nhiều tức là Tài nhiều là cho thân bị nhược nên không gánh nổi Tài cũng giống như người phước ít mà trúng số độc đắc cũng không được hưởng hay lại gặp nhiều tai họa. Trong đời thường cũng có rất nhiều người gặp trường hợp như vậy)
    Mộc mùa đông, ( ngày Mộc tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy Đương quyền ) ẩn trong lòng đất, mong Thổ (Tài) nhiều để vun trồng nuôi nấng, ghét Thủy (Ấn) thịnh thì mất hình ( cây bị héo úa không còn tươi đẹp ).
    Nếu mà gặp nhiều kim (Quan, Sát) khắc phạt thì cũng chẳng hại;
    Hoả lộ nhiều, thì có công làm ấm lại. Là lúc quay về mệnh gốc, , (Thần Điều Hậu),
    Mộc bệnh muốn yên nên được giúp đỡ; chỉ sợ gặp đất Tử Tuyệt chỉ nên gặp đất Sanh Vượng.

    HỎA

    Hỏa Mùa xuân, ( ngày Hỏa tháng Dần Mão Thìn, Mộc“ Đương quyền” ) mẹ vượng con tướng, thế lực ngang nhau, mừng có Mộc (Ấn) sanh phò, không nên quá vượng, vượng thì hỏa viêm (nóng) ; cần Thủy (Quan, Sát) vừa đủ, không nên quá nhiều, nhiều thì Hỏa diệt. Thổ (Thương, Thực), nhiều thì làm tối lửa, Hỏa (Tỷ, Kiếp) thịnh thì khô cháy.
    gặp kim (Tài) có thể thành công “Thi công”, gặp được nhiều“ Kim, Tài”thì tiền bạc đều vừa ý.
    Hỏa mùa hạ, ( ngày Hỏa tháng Tỵ Ngọ Mùi, Hỏa đương quyền ) Hỏa thừavượng nắm quyền.
    Gặp thủy (Quan, Sát)chế cũng chẳng sợ bị dập tắt, “Vì Hỏa mủa Hạ là hỏa cực vượng, THủy suy thì không thể khắc được Hỏa vượng”
    Thêm Mộc (Ấn) sinh trợ nữa tất có cái lo về chết sớm ( nghĩa là Hỏa vượng lại thêm Mộc sinh trợ nữa thì thành Hỏa quá vượng).
    Gặp Kim (Tài) tất làm nên đồ vật đẹp,
    được Thổ (Thương, Thực), thì liền thành Giá Sắc “gặt lúa”.
    Có kim (Tài) Thổ (Thương, Thựctuy tốt đẹp, không thủy (Quan, Sát) thì kim (Tài) khô Thổ (Thương, Thực), cháy, lại thêm Mộc (Ấn) trợ giúp, thì nhiều hiểm nguy. ( nghĩa là Ngày Hỏa, tháng Hỏa tức là Nguyệt lệnh Hỏa quá vượng, có kim và Thổ đều bị Hỏa vượng thiêu cháy cả Kim và Thổ nữa. lại thêm Mộc là Ấn sinh trợ nữa thì thành thái quá nên nói là nhiều hiểm nguy. Giống như số của Nữ Minh tinh lâm Đại Ngày Hỏa, tháng Hỏa, can giờ và năm đều là Mộc Ấn,giờ Ngọ, ngày Hỏa, gặp Đại Hạn Giáp Tuất Mộc Hỏa,vì Trụ toàn là Hỏa, Mộc nên tính tình nóng nảy thành ra tự hại mình, nên vì giận chồng mà tự tử chết )
    Hỏa mùa thu, : ( ngày Hỏa tháng Thân Dậu Tuất. Kim đương quyền )”tinh thần và thể xác đều mệt mỏi” hình thể” mệt mỏi. Được Mộc (Ấn) sanh thì mừng được sáng trở lại,
    Gặp thủy (Quan, Sát) khắc khó tránh cái họa bị tổn diệt.
    Thổ (Thương, Thực) dày (vượng, nhiều ) thì che mất ánh sáng của Hỏa,
    kim (Tài) nhiều tất bị tổn thương thế của Hỏa.
    Hỏa gặp Mộc (Ấn) thìthêm rực rỡ chói lọi, gặp được nhiều càng có lợi.
    Hỏa mùa Đông, ( ngày Hỏa tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy đương quyền ) thể tuyệt hình mất ( ánh sáng chẳng còn)
    Có Mộc (Ấn) sanh mừng được cứu, gặp Thủy (Quan, Sát)khắc là tai họa. ( vì Hỏa mùa đông là Hỏa nhược,Thủy mùa Đông là Thủy vượng, nếu bị Thủy khắc nữa thì Hỏa bị tắt ngấm ). Mong có Thổ (Thương, Thực) chế Thủy (Quan, Sát) thì lành ( tươi tốt, vinh hoa ), thích có Hỏa (Tỷ, Kiếp, trợ Hỏa Nhược mùa Đông ) thêm thì cùng có lợi.
    Gặp kim (Tài) thìkhó gánh nổi tài, không có kim thì chẳng gặp gian nan khốn khổ.

    THỔ
    Thổ mùa xuân:( ngày Thổ tháng Dần Mão Thìn, Mộc “ Đương quyền” ) thế trơ trọi hư không (cô độc không có chỗ dựa). mừng có Hỏa (Ấn) sanh phò, ghét mộc thái quá;
    Kỵ thủy nhiều (Tài nhiều) nước dângtràn mênh mông, mừng có Thổ (Tỷ, Kiếp) trợ giúp.
    Được kim(Thương, Thực) chế Mộc (Quan, Sát) là phúc lành, nhưng nhiều kim (Thương, Thực) thì rút mất thổ khí. ( nhiều kim Thương, Thực, thì Nhật Nguyên Thổ bị tiết khí sinh Kim làm suy yếu Nhật Nguyên)

    Thổ mùa Hạ: ( ngày Thổ tháng Tỵ Ngọ Mùi, Hỏa Đương Quyền) thế của nó khô cháy. Được thủy (Tài) tư nhuận “ làm dịu cái nóng của Hỏa “ thì thành công,
    kỵ gặp Hỏa (Ấn) , có Hoả thì “ trui rèn trong lưả đỏ”. Thổ bị nung nóng khô nứt ( ý nói Thổ tháng TỴ NGỌ Hỏa vượng, nên đất bị khô hạn nứt nẻ như đất bị nung )
    Mộc (Quan, Sát) trợ Hỏa (Ấn) càng thêm nóng, sinh khắc (ngày Thổ) chẳng cần, (vì sao? Vì Sinh Nhật Nguyên Thổ là Ấn Hoả, mà Tháng Hạ Hỏa đang vượng, mà cũng là Nguyệt lệnh Hoả được Ấn sanh thì càng thêm vượng nóng là không tốt. Khắc, là Nhật Nguyên bị Mộc khắc, mà Mộc lại sinh Nguyệt lệnh Hỏa cũng càng thêm nóng thì cũng không tốt. “ câu sinh khắc chẳng cần, trong trường hợp này có thể nói lại là Quan Ấn chẳng cần thì dễ hiểu hơn )
    kim sanh Thủy (là Thương Thực sanh Tài) tràn lan, thì thê tài có ích. (vì Tài có nguồni)
    Gặp Tỷ (Thổ) giúp thì trì trệ chẳng thông, như Thổ (Tỷ, Kiếp) nhiều qúa thì lại nên có Mộc.
    Thổ mùa thu: ( ngày Thổ Thân Dậu Tuất, Kim đương quyền ) con vượng mẹ suy.
    Kim (Thương, Thực ) nhiều thì hao tổn khí của Thổ (vì Thổ sinh Thương Thực).
    Mộc (Quan, Sát) thịnh được chế phục thì thuần lương (hiền lành ).
    Hỏa (Ấn) nhiều thì không đẹp,
    Thủy (Tài nhiều) tràn lan thì chẳng lành. Được Tỷ Kiên thì có trợ giúp (Thổ mùa Thu có Thủy Tài nhiều thì nên có Tỷ Kiếp trợ giúp lại vừa khắc bớt Tài nhiều), Tiết sương giáng không có Tỷ kiên (Thổ) giúp sức thì không hại, (trở ngại).
    Thổ mùa đông: (ngày Thổ, tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy đương quyền), ngoài rét trong ấm.
    Thủy vượng (tức là Tài vượng) thìtiền bạc nhiều,
    kim nhiều (Thương, Thực nhiều ) thì con đẹp.
    Hỏa thịnh (Ấn vượng ) thì vẻ vang (vinh hoa), (Mùa Đông Thổ lạnh đông cứng, cây cỏ cũng chẳng nảy mầm được.Do đó cần có Hỏa sưởi ấm thì cây cỏ mới mọc được nên Thổ mùa Đông thì Hỏa là Thần Điều Hậu vậy. xem thí dụ về trụ của Tiền Thanh Bành Cương Trực Công Ngọc Lân, chương Luận Dụng Thần phối khí hậu đắc thất )
    Mộc (Quan, Sát) nhiều thìchẳng xấu. Lại thêm Tỷ (Thổ) giúp thì tốt đẹp, càng mừng hơn nữa nếu Thân cường thì được thêm thọ.

    KIM
    Kim mùa xuân: (Ngày Kim tháng Dần Mão Thìn, Mộc“ Đương quyền”) cái khí lạnhchưa hết đáng quý ở chỗ có khí Hỏa (Thương, Thực ) thì vinh, thể yếu tính mềm(Ngày Kim Tháng Mộc Mùa Xuân thì Nhật Nguyên nhươc, nên nói là thể yếu tính mềm), nên được Thổ dày (Ấn vượng ) phụ trợ (giúp).
    Có Thủy thịnh (Thương, Thực vượng ) thì càng thêm lạnh. mất đi thế sắc bén của Kim.
    Mộc vượng (Tài vượng)thì tổn lực, có cái nguy của sự cùn nhụt ngu độn.
    Kim (Tỷ, Kiếp) lại trợ giúp, phò trì thì rất tốt, nhưng nếu không có Hỏa (Quan, Sát) thì lại là hạng bất lương. (nghĩa là Ngày Kim có Tỷ, Kiếp trợ mà không Hỏa là Quan, Sát)
    Kim mùa hạ: ( ngày kim tháng Tỵ, Ngọ Mùi, Hỏa đương quyền, thì Ngày Kim nhược ) càng thêm mềm yếu ( nhu nhược ), hình chất chẳng đủ. Càng sợ Tử Tuyệt. (nghĩa là Kim nhược )
    Hỏa (Quan, Sát) nhiều thì chẳng đẹp (vì Ngày Kim đã nhược lại bị nhiều Quan Sát khắc), có Thủy nhuận (Thương, Thực ) thì tốt lành(QuanSát nhiều khắc thân, có Thương Thực là cứu thần khắc Quan Sát của Nhật Nguyên). Gặp Mộc (Tài)trợ Quan tổn thương đến thân (nghĩa là Tài sinh Quan Sát là Quỷ khắc thân ).
    Gặp kim (Tỷ, Kiếp) phò trì ( Nhật chủ ) thì khỏe mạnh. Thổ mỏng (Ấn nhược )rất có dụng. (vì đã có Tỷ Kiếp phò trợ thì Ấn không cần vượng, hay là Thổ mỏng )Thổ (Ấn nhiều ) dày thì kim bị chôn vùi mất đi cái cái sáng đẹp của kim.
    Kim mùa Thu: (Ngày Kim tháng Thân Dậu Tuất, Kim Đương quyền) Kimnắm lệnh đương quyền,
    Hỏa (Quan, Sát) đến thì Kim được tôi luyện ( trui rèn ) chế thành chuông đảnh. (vì Ngày Kim tháng Kim hay Nguyệt lệnh Kim nên Ngày Kim vượng, nên cần có Quan Sát khắc chế)
    Thổ (Ấn) nhiều bồi dưỡng. trở thành khí đục (trọc) (vì Ngày đã vượng không cần Ấn sinh), Gặp thủy (Thương, Thực ) tinh thần sáng láng (nghĩa là Kim mùa Thu có nhiều Ấn Thổ sinh Nhật chủ thì cần có Thủy là (Thương, Thực để tiết khí Kim Nhật chủ và Ấn Thổ nhiều sẽ Tham Khắc mà không sinh Nhật chủ Kim nữa. tức là Thủy là cứu thần của Kim vượng )
    Gặp Mộc (Tài)t chặt vót ra uy. (nghĩa là Ngày Kim có nhiều Ấn sinh thì có Tài khắc Ấn thì để Ấn không sinh Nhật Nguyên đã vượng nữa)
    Có Kim (Tỷ, Kiếp) trợgiúp thì (Kim Nhật chủ) càng thêm cứng. cứng quá thì gãy, khí nặng thì càng thêm vượng. vượng quá thì sẽ suy.
    Kim mùa đông: (ngày Kim, tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy Đương quyền ). Khí hậu lạnh lẽo, Mộc (Tài)nhiều khó chặt đục nổi, Thủy (Thương, Thực) thịnh khó tránh họa chìm sâu (chết đuối).
    Thổ (Ấn) có thể chế Thủy(Thương, Thực)thể của kim chẳng lạnh,
    Hỏa (Quan, Sát) li sanh thổ (Ấn) ( Kim mùa Đông thì Hỏa là thần Điều Hậu)mẹ con đều thành công
    Mừng có khí Tỷ Kiên cùng hội họp trợ giúp, mong Quan (Hỏa)ấmn (Thổ) nuôi thì lợi. ( nghĩa là Kim mùa đông thì lạnh, có Hỏa Quan thì Ấm là dùng Hỏa để Điều Hậu, Ấn Thổ thì sinh (nuôi) Nhật Nguyên.

    THỦY
    Thủy mùa xuân: ( ngày Thủy, tháng Dần Mão Thìn, Mộc“ Đương quyền” )tánh tham dâm vô độ, lại Gặp thêm Thủy (Tỷ, Kiếp) giúp, tất có thế mạnh vở đê, nếu như thêm Thổ (Quan, Sát) thịnh, thì hết cái lo sợ hết sợ thủy tràn lan mênh mông (vì ngày Thủy, thêm Tỷ Kiếp trợ thì Ngày Thủy quá vượng, nên cần có Thổ là Quan Sát chế).
    Mừng có kim (Ấn) sanh phò nhưng kim (Ấn) chẳng nên thịnh ( vượng ). Chỉ cần Hỏa (Tài)vừa đủ, không nên Hỏa quá nóng.
    Gặp Mộc (Thương, Thực)có công, nhưng không có Thổ (Quan, Sát) thì vẫn có nỗi buồn man mác.
    Thủy mùa hạ: ( ngày Thủy tháng Tỵ Ngọ Mùi: Hỏa Đương quyền )
    bốc hơi về nguồn, đương lúc vừa khô cạn, (ngày Thủy gặp tháng Tỵ Ngọ, Mùi thuộc Hỏa nóng làm Thủy bốc hơi, mà ngày Thủy ThángHỏa là Ngày suy) muốn đựơc Tỷ Kiên trợ giúp,
    Mừng được kim (Ấn) sanh trợ giúp ( ngày Thủy, gặp tháng Hỏa là Tài làm cho Ngày Thủy bốc hơi tổn lực, nên mong có Tỷ Kiếp là Thủy trợ giúp)
    kỵ có Hỏa (Tài)vượng (nóng) thái qúa,
    Mộc (Thương, Thực)thịnh thì có thể tiết bớt khí của Nhật chủ ( Vì Ngày vượng đang được Ấn Tỷ sinh phò nên cần Thương, Thực Tiết khí )
    Thổ vượng thì có thể chế ngự được dòng nước chảy
    ( đoạn này nghĩa là: (ngày Thủy gặp tháng Tỵ Ngọ, Mùi thuộc Hỏa nóng làm Thủy bốc hơi,”tức là tháng Hỏa Tài làm cho Ngày Thủy suy yếu” cần có Ấn Tỷ sinh phò Thủy, mà nếu có cả Ấn và Tỷ thì lại thành mạnh thái quá, nên lại cần có Mộc (Thương, Thực)Tiết khí Thủy đang mạnh )
    Thủy mùa thu: ( ngày Thủy tháng mùa Thu, Thân, Dậu, Tuất, Kim Đương quyền ), mẹ vượng con tướng. ( tức là Ngày được Tháng Kim là Ấn sinh tức là Ngày vượng),
    Có kim (Ấn) trợ giúp thì trong trẻo, gặp Thổ (Quan, Sát) vượng thì bị đục bẩn.
    Hỏa (Tài)nhiều thì tiền bạc dồi dào (thịnh) ,
    Mộc trọng (Thương, Thực vượng)thì thân được vẻ vang (vinh) ( ý nói Ngày Thủy, gặp Tháng mùa Thu, hay Nguyệt lệnh là Kim (Ấn) sinh là Nhật Nguyên vượng thì có nhiều Tài khắc Ấn vượng hay cái khí đang vượng của Nhật chủ thì giàu có; mà nếu không có Tài mà có Thương Thực thì tiết khí Nhật chủ đang vượng thì thân được vẻ vang vinh hoa ).
    Gặp nhiều Thủy thì càng thêm lo về cái họa giam cầm.
    Gp Thổ chồng chất ( nhiều Thổ khắc Thủy ) thì mới được cái vui thanh bình.
    Thủy mùa đông: ( ngày Thủy tháng mùa Đông Thủy, Hợi, Tý Sửu Thủy Đương quyền ) Nguyệt lệnh ( Thủy ) đương quyền,
    Gặp Hỏa (Tài)sưởi ấm trừ cái lạnh (hàn) mùa đông. ( đây là Thần Điều Hậu của Ngày Thủy Tháng mùa Đông )
    Gặp Thổ (Quan, Sát) thì thành tàng chứa lại.
    Kim (Ấn) nhiều thì bất nghĩa. ( vì Ngày Thủy, Nguyệt lệnh Thủy là quá vượng, lại thêm Ấn Kim sinh thì bất nghĩa)
    Mộc (Thương, Thực)thịnh thì có tình ( nghĩa là Ngày quá vượng thì Mộc sẽ tiết khí Ngày vượng và Mộc chủ về Nhân là lòng thương người, hay là người có lòng nhân nên nói là có tình )
    Thủy chảy tràn ngập ( nhiều Thủy ), thì nhờ Thổ (Quan, Sát) bảo vệ bờ đê.
    Thổ dầy cao (Quan, Sát vượng) che chở, trở thành tài giỏi hơn người. ( Ngày Thủy, Tháng mùa Đông là Thủy nắm lệnh, hay ngày được Nguyệt lệnh là vượng, lại có Quan, Sát vương khắc chế thì mệnh tốt có uy quyền địa vị, nên nói tài giỏi hơn người đó là điều hợp lý,).
    ( Hãy tham khảo thêm chương Luận Dụng Thần phối khí hậu đắc thất }

    PHẦN LUẬN NGŨ HÀNH SANH KHẮC CHẾ HÓA NGHI KỴ ( Lục từ đại thăng)
    Vận của 4 mùa , tương sanh mà thành , nên Mộc sanh Hỏa , Hỏa sanh Thổ , Thổ sanh kim , kim sanh Thủy. thủy lại sanh mộc , tức là theo thứ tự tương sanh , tuần hoàn xoay vần , đi hòai chẳng hết.
    Như đã có sanh tất phải có khắc , có sanh mà không có khắc , thì 4 mùa cũng chẳng thành vậy o
    Khắc: cho nên kiềm chế mà dừng lại, khiến thu liễm lại, để chuyển động sự phát tiết.
    Có câu " Trời Đất có tiết chế thì 4 mùa mới thành “Tức lấy mộc mà luận. , mộc thịnh ở mùa hạ , sát ở mùa thu. nhờ có sát, bên ngòai thì khiến phát tiết, bên trong thì tàng thu lại , ấy là lấy chánh sát làm sanh vậy ,
     
  3. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    6- LUẬN THẬP CAN ĐẮC THỜI BẤT VƯỢNG THẤT THỜI BẤT NHƯỢC
    ( Bàn về Mười can đắc thời mà chẳng vượng, Thất thời mà chẳng nhược )​

    Sách có câu: Đắc thời đều luận là vượng, thất thời bèn cho là suy, tuy lý là như vậy, cũng chỉ là cái phép cứng nhắc (Tử pháp ). Nhưng cũng nên xem xét linh hoạt một chút. Phàm cái khí của ngũ hành, lưu hành ở bốn mùa, tùy các can ngày đều có chuyên lệnh khác nhau, mà thật ra trong cái chuyên lệnh ấy cũng đều cùng tồn tại.
    Như mùa xuân Mộc nắm lệnh, Giáp Ất tuy vượng, mà Mậu Kỷ thì hưu tù, sao còn đẹp nổi, riêng đang gặp lúc thoái tránh, thì không thể tranh trước, mà thật ra mùa xuân có bao giờ chẳng sanh vạn vật đâu? Mùa đông mặt trời có bao giờ không chiếu sáng khắp nơi đâu ?
    Khí của ngũ hành trong 4 mùa chẳng lúc nào mà không có sẵn, chỉ khác nhau ở vượng tướng hưu tù mà thôi. Thí dụ như:
    Mộc vượng ở mùa xuân, mà Kim Thủy hỏa Thổ cũng chẳng (mất dấu) tuyệt tích, chỉ không đắc thời mà thôi.
    Mà trong cái không đắc thời lại có sự phân biệt.
    Như Hỏa được sanh khí, tuy hãy còn đang tiềm phục, đã có dáng vẻ bừng bừng, nên gọi là Tướng.
    Kim Thủy tuy tuyệt, nhưng cũng là khí của tương lai
    Thủy là khí cương thoái, đang lúc nghỉ ngơi ( xem hình Âm Dương thuận nghịch sanh vượng Tử Tuyệt ), tuy chẳng phải là đương lệnh, nhưng tác dụng của nó đâu đã mất hết. ví như quân nhân giải ngũ, vẫn thuộc về biên chế dự bị , tuy lui về ruộng vườn, nhưng cái năng lực của nó vẫn còn, nếu một khi tập họp lại thì tác dụng của nó cũng không khác, nên dù thất thời cũng chẳng thể bỏ qua mà không bàn đến. huống chi bát Tự tuy lấy Nguyệt lệnh làm trọng, mà vượng Tướng Hưu Tù, Năm tháng ngày giờ, cũng có thể thêm bớt, cho nên tháng sanh không được Nguyệt lệnh, nhưng mà Năm và giờ gặp Lộc vượng, thì nhược sao được?
    không nên chấp nhất mà luận.
    Giống như Mộc mùa xuân tuy cường, gặp Kim quá nhiều (quá vượng) thì Mộc cũng nguy. P97
    Canh Tân mà thêm chi Dậu Sửu, không có Hỏa chế thì giàu sao nổi, gặp thêm Thổ sanh ắt là chết yểu ( Canh Tân thêm Dậu Sửu là bán kim cục thì Kim càng vượng, lại được Thổ là Kỵ thần sanh nữa thì nguy ) .Vì thế đắc thời mà chẳng vượng vậy.
    - Mộc Mùa Thu tuy nhược, nhưng Mộc có gốc sâu thì Mộc cũng cường.
    can Giáp Ất thêm chi Dần Mão, gặp Quan ( Kim ) lộ lên thì cũng chịu nổi ( nghĩa là mùa Thu là Mộc nhược mà Mộc có gốc như Giáp có Lộc tại Dần, Ất có Lộc tại Mão là có gốc, dù có Quan là Kim lộ lên khắc thì cũng có thể chống lại được. Nếu lại Được Thủy Ấn sanh nữa thì tuy thất thời mà cũng chẳng phải là nhược),
    gặp Thủy (Ấn ) sanh mà thái quá là thất thời thì cũng chẳng phải là nhược vậy.
    - 4 chữ vượng suy cường nhược, người xưa thường luận mệnh hỗ dụng lung tung, khi xem chẳng biết phân biệt. suy cho cùng thì đắc thời là vượng, thất thời là suy, bè phái nhiều thì cường, ít được trợ giúp là nhược,nên cũng có khi tuy vượng mà nhược, tuy suy mà cường, xem xét cho kỹ thì sẽ tự hiểu lý ấy.
    - Mùa Xuân Mộc, mùa Hạ Hỏa, mùa Thu Kim, mùa Đông Thủy là đắc thời, Tỷ Kiếp, Ấn thụ có gốc phò trợ thì phe đảng nhiều.
    Ngày Giáp Ất Mộc sinh ở tháng Dần Mão là vượng mà đắc thời.
    Gặp Can Canh Tân, thêm chi Dậu Sửu thì phe đảng của Kim nhiều, mà Mộc cô thế ít được trợ giúp.
    Ngày Giáp Ất sinh ở tháng Dần Mão là đắc thời mà vượng , gặp Can Bính Đinh mà thêm chi Tỵ Ngọ, thì phe đảng của Hỏa nhiều, Mộc tiết khí quá nhiều, tuy nắm lệnh mà chẳng phải là cường.
    Ngày Giáp Ất sanh ở tháng Thân Dậu, là thất thời thì suy.
    Nếu có nhiều Tỷ Ấn ( Ấn Tỷ trùng điệp ) chi Năm và chi giờ thông căn Tỷ Ấn ( nghĩa là trừ ngày và tháng ra thì còn 2 chi là chi Năm và chi giờ tức là bản khí có Ấn sinh và Tỷ trợ giúp ) , tức là phe đảng nhiều, tuy không được thời mà cũng chẳng nhược.
    không riêng gì ngày chủ ( Nhật Nguyên ) như thế mà Hỷ thần, Dụng thần, Kỵ thần cũng luận như thế.
    Vì thế dù Thập can có hưu tù ở Nguyệt lệnh đi nữa, thì chỉ cần tứ trụ có gốc thì cũng có thể chịu đựng được Tài Quan Thực Thần hay đương đầu với Thương Quan Thất Sát.
    Tứ trụ Có Trường sanh, Lộc ( Lâm Quan ) Vượng thì căn trọng ( có gốc ),
    Mộ Khố dư khí thì căn nhẹ vậy. (Bính Mậu mộ tại Tuất, Nhâm Mộ tại Thìn, đó là Mộ khố của Bính và Nhâm,Giáp Mộ tại Mùi, Canh Mộ tại Sửu. chỉ có Can Dương mới gọi là Mộ khố. Can Âm gặp Mộ thì không phải là Mộ khố. nên Đinh Kỷ Mộ tại Sửu, Quý Mộ tại Mùi không phải là Mộ khố ).
    -Được 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi Mộ khố: như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất v.v…
    -Giáp gặp Tuất, Đinh gặp Sửu thì không thể luận như vậy được. vì trong Tuất không tàng Mộc, trong Sửu không tàng Hỏa.
    -Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 dư khí :( can tàng là dư khí ) nhữ Ất tại Thìn, Đinh tại Mùi v.v…
    -Được 3 Tỷ Kiên không bằng được 1Trường Sinh, Lộc, Nhận: như Giáp gặp Hợi, Tý, Dần, Mão v.v…( Giáp Trường Sinh tại Hợi, Tý là Mộc Dục, Dần là Lộc, Mão là Nhận v.v)
    Nhưng Âm Trường sinh thì không thể luận như vậy được, như Ất gặp Ngọ, Đinh gặp Dậu v.v… nhưng cũng là có căn như được 1 dư khí.
    - Có Tỷ kiếp cũng giống như được bạn bè giúp đỡ, thông căn giống như vợ chồng. - Can nhiều không bằng căn trọng ( có gốc như Lộc, Nhận, Trường sinh là thứ 3, còn Quan Đới thì chung chung chẳng quá vượng mà cũng chẳng phải là nhược, nếu gặp nhiều Quan Sát Thương Thực thì dù Nguyệt lệnh, Nhật Nguyên Quan Đới đi nữa thì cũng chuyển thành nhược ) lý cố nhiên là như vậy.
    Tiết này đã luận rõ, Mộ khố là khố (kho) của bản thân: Như Giáp thì Mùi là Mộc khố , Bính thì Tuất là Hỏa khố, Nhâm thì Thìn là Thủy khố , Canh thì Sửu là kim khố.
    Không thể dùng chung và giống như Trường sanh, Lộc, Vượng ( Nhận) , dư khí cũng vậy.
    Thìn là dư khí của Mộc , Mùi là dư khí của hỏa , Tuất là dư khí của kim , Sửu là dư khí của Thủy ( Xem chương luận âm dương sanh tử bảng nhân nguyên tư lệnh ).
    sau thanh minh 9 ngày , dot Mộc nắm lệnh , khinh mà chẳng khinh, gặp Thổ vượng lại dày , thì là khinh, nhưng cũng nên có thêm 1 tỉ kiếp nữa.
    nếu Ất gặp Tuất(Mộ) , Đinh gặp Sửu(Mộ) , ( vì trong Sửu Tuất không tàng chứa Mộc ) khố chẳng có Mộc dư khí , thì không thể luận thông căn được.
    cho đến như Âm gặp Trường sanh , không luận như thế được,
    Lại như có căn hay có 1 dư khí v.v… Nếu như chưa thật rõ được lý sanh vượng mộ tuyệt , sẽ chẳng tránh khỏi mâu thuẫn.
    Mộc tới Ngọ , Hỏa tới Dậu , đều là tử địa , sao là có căn được ? ( xem chương luận âm dương sanh tử )
    không nên Cứ câu nệ vào tục thuyết là không đúng vậy. Tỉ kiếp như bạn bè , thông căn như vợ chồng , dù có tỉ kiếp trợ giúp mà không có gốc (thông căn) thì đó là sự trợ giúp hão mà chẳng thật.
    Thí dụ như 4 Tân Mão , kim chẳng có gốc ,
    4 Bính thân , Hỏa chẳng có gốc (thông căn), tuy Thiên Nguyên khí , nhưng vẫn luận là nhược.
    Tóm lại can nhiều không bằng chi trọng, mà trong thông căn, lại lấy chi của Nguyệt lệnh là quan trọng nhất vậy.
    Người thời nay chẳng biết mệnh lý gặp Thủy mùa Hạ Hỏa mùa đông , chẳng cần biết có gốc hay không đã cho là nhược.
    Lại có can dương gặp Mộ khố , như Nhâm gặp Thìn , Bính gặp Tuất v.v… chẳng cho là thủy hỏa (thông căn) có gốc, khố của bản thân. thậm chí còn cầu được hình hay xung khai nó (Mộ). Những thứ luận sằng bậy ấy tất cả đều nên nhất thiết quét sạch đi.
    xưa nay bàn về mệnh lý có 5 môn : Lục Nhâm , kỳ Môn , Thái Ất , Hà Lạc , Tử vi đẩu sổ v.v… nhưng khi dùng nạp âm, (tinh thần cung độ) phép tắc , lý quẻ có khác nhau. Tử bình dùng ngũ hành để luận mệnh , cũng đều như vậy mà thôi. Nhà Thuật số chẳng biết nguồn gốc , chắp vá gượng ép, hiểu sai truyền sai nên cũng chẳng lấy làm lạ.
    nhưng Tử Bình đã lấy ngũ hành làm căn cứ để luận mệnh thì dù biến hóa thế nào cũng chẳng lìa gốc là lý ngũ hành vậy. Lấy lý mà cân nhắc, thì những sách lý luận tầm bậy tự nó không còn đứng vững được.

    CAN TÀNG NHÂN NGUYÊN
    Phần này nằm trong chương 3 luận về Âm Dương sanh Tử
    Phụ lục thêm Thập nhị nguyệt lệnh nhân nguyên tư lệnh phân dã biểu nay cho vào đây để tham khảo.
    NHÂN NGUYÊN:
    Các Thiên can ẩn tàng trong 12 chi , hành quyền ( nắm Quyền) trong 12 tháng.

    THÁNG NHÂN NGUYÊN HÀNH QUYỀN
    DầnGiêng Sau tiết Lập xuân, Mậu 7 ngày, Bính 7 ngày, Giáp 16

    Mão 2 Sau Tiết Kinh Trực Giáp 10 ngày, Ất 20 ngày
    Thìn 3 Sau tiết Thanh Minh Ất 9 ngày,Quý 3 ngày, Mậu 18 ngày
    Tháng 4 Sau tiết Lập Hạ Mậu 5 ngày, Canh 9 ngày, Bính 16 ngày
    Ngọ 5 Sau tiết Mang chủng Bính 10 ngày,Kỷ 9 ngày, Đinh 11 n

    Mùi 6 Sau tiết Tiểu Thử Đinh 9 ngày. Ất 3 ngày, Kỷ 18 ngày
    Thân 7 Sau lập Thu Mậu & Kỷ 10 ngày, Nhâm 3 ngày, canh 17
    Dậu 8 Sau tiết bạch Lộ Canh 10 ngày, tân 20 ngày
    Tuất 9 Sau tiết Hàn Lộ Tân 9 ngày, _Đinh 3 ngày, Mậu 18 ngày
    Hợi 10 Sau tiết lập Đông mậu 7 ngày, Giáp 5 ngày, Nhâm 18

    Tý 11 Sau tiết Đại Tuyết Nhâm 10 ngày, Quý 20 ngày
    Sửu 12 Sau tiết Tiểu Hàn, Quý 9 ngày, Tân 3 ngày, Kỷ 18 ngày.
     
  4. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Phần Nhập Môn:

    1/ Định Nghĩa:

    - Trong cuốn Lục Nhâm Thị Tứ có nói: Thiên can có 10 can, Nhâm học thì lấy có 1 chữ nhâm. Lý do bởi đâu?
    - Theo nguồn gốc, Nhâm thuộc về dương thủy, theo quá trình diễn tiến của 5 hành thì hành thủy xuất hiện đầu tiên. Vì thế có câu: " Thiên nhất sanh thủy, Địa lục thành chi". Lấy nhâm thủy là số đầu tiên. Vả lại Nhâm " ký cung ở hợi ", mà cung hợi là cung Càn. Trong dịch học có 64 quẻ thời Càn cũng đứng đầu, đó là nói về số sinh.
    - Còn số thành của thủy là Lục( 6 ). Kết hợp 2 số sinh và số thành rồi mới lấy tên là Lục Nhâm. Vậy Lục Nhâm có ý nghĩa là cái gì có trước hết mọi vật trong vũ trụ.

    2/ Căn Bản Tổ Chức Khóa Học Lục Nhâm:

    Bất cứ 1 môn học nào cũng phải dựa vào 1 số yếu tố căn bản rồi sau đó mới triển khai thành hệ thống lý luận. Cơ cấu tổ chức của khóa học Lục Nhâm dựa trên cơ sở: Can, Chi, Thái Tuế, Nguyệt Tướng, Giờ Xem, Địa Bàn, Thiên Bàn, Bốn Khóa, Ba-Truyền, Thiên Tướng, Độn. Can. Niên Mạng.

    Đó là những yếu tố căn bản kết hợp thành khoa Nhâm Học.
    Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu từng điểm đã nêu ở trên.

    3. Thuyết Minh Về Can Chi:

    Trong 10 can chi thì gồm có: Giáp, Ất,...
    Giáp : dương mộc , Ất: âm mộc
    Bính : dương hỏa , Đinh: âm hỏa
    Mậu : dương thổ , Kỷ: âm thổ
    Canh : dương kim , Tân: âm kim
    Nhâm: dương thủy , Quý: âm thủy

    Trong 12 chi gồm có: Tý, Sửu,...
    Tý : dương thủy , Sửu: âm thổ
    Dần : dương mộc , Mão: âm mộc
    Thìn : dương thổ , Tỵ: âm hỏa
    Ngọ : dương hỏa , Mùi: âm thổ
    Thân : dương kim , Dậu: âm kim
    Tuất : dương thổ , Hợi: âm thủy

    4. Thuyết Minh Về Thái Tuế:

    Thái Tuế tức là nói về mỗi năm. Thí dụ: Năm nay là giáp tý, vậy Thái Tuế là giáp tý. Sang năm ất sửu, vậy Thái Tuế là ất sửu.

    5. Thuyết Minh Về Nguyệt Tướng:

    Nguyệt Tướng có ảnh hưởng trong mỗi tháng. Coi thái dương vận chuyển đến cung nào tức là cung đó. Thái dương mỗi khi qua trung khí là qua 1 cung. Vì thế Nguyệt Tướng cũng giao hoán. Để biết rõ thái dương đến cung nào? Tương ứng với tướng nào? Có thể tham chiếu bảng phân chia khí tiết và Nguyệt Tướng sau đây:

    6. Thuyết Minh Vào Giờ Xem: có 3 cách.

    a. Dùng 1 hình tròn đục 12 lỗ tròn, mỗi lỗ đều có ghi 1 trong 12 chi: Tý, Sửu...
    Trong đó có 1 viên bi, lắc hộp hình tròn cho viên bi ở trong hộp lăn, nếu bi lăn trúng trong ô nào thời lấy ô đó ( đã có chữ dùng làm giờ xem ).

    b. Dùng 12 thẻ bài, có thẻ bằng gỗ, bằng tre hay bằng giấy... mổi thẻ có ghi tên 12 chi. Trước khi xem người đến xem nhắm mắt tậo trung tư tưởng và khấn vái... rồi tới rút 1 thẻ, trúng thẻ nào có ghi chữ gì thì lấy chữ đó làm giờ xem.

    c. Trong lúc ngẫu nhiên có thể nhờ người nào đó hay bản thân người xem nói ra trong 1 của 12 chi.

    Ngoài 3 cách trên nhiều khi căn cứ vào giờ xem quẻ. Lúc xem là giờ nào thì lấy ngay giờ ấy.

    7. Thuyết Minh Về Địa Bàn:

    Địa bàn là vị trí cố định của 12 cung và nó luôn luôn cố định có khác hẳn với thiên bàn.

    Đặc điểm của địa bàn là giờ xem can, chi của ngày xem đều ăn khớp theo địa bàn.

    Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân

    Thìn -- -- -- -- -- -- Dậu

    Mão -- -- -- - -- -- Tuất

    Dần - Sửu - Tý - Hợi

    ( hình trên cũng chia ô như thiên bàn trong tử vi )

    Lưu ý: Nếu xem gặp giờ nào thời ghi chữ giờ vào cung đó, ngày thuộc chi nào thời ghi chữ chi vào cung đó, can nào thời ghi chữ can vào cung đó.

    8. Thuyết Minh Về Thiên Bàn:

    Thiên bàn chính là dùng nguyệt tướng gia lên giờ xem ( Gia là đặc ngữ của nhâm học ).

    Thí dụ: Tý là thiên bàn đóng tại cung dần, địa bàn gọi tý là gia dần

    Đây là dữ kiện đầu tiên để tạo thành quẻ Nhâm, nguyệt tướng và giờ xem có giống nhau, có khi khác nhau tùy theo nguyệt tướng và giờ xem.

    Thí dụ: giờ xem là tý, nguyệt tướng cũng là tý. Như vậy thiên địa bàn trùng nhau. Trái lại giờ tý mà tướng hợi thời thiên địa bàn có sự khác biệt. Sau đây là một số thí dụ:

    a. Tháng 11, sau đông chí, tướng sửu, giờ dần:
     
  5. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Tra cứu các sách tiếng Hán cũng có 3 cách an khác nhau:

    Cách 1: Sách "đại lục nhâm tâm kính" viết:

    giáp mậu canh du đại tiểu cát,
    ất kỷ thần truyền trú dạ phân,
    bính đinh tảo hợi mộ cư dậu,
    lục tân thường ngọ phúc lai dần,
    nhâm quý lập xử vu tỵ mão,
    bất giáng thiên cương tác quý nhân.

    giải:

    giáp mậu canh nhật đán trị Đại Cát < Sửu>, mộ trị Tiểu Cát < Mùi> ;
    ất kỷ nhật đán trị Thần Hậu < Tý>, mộ trị Truyền Tống < Thân> ;
    bính đinh nhật đán trị Đăng Minh < Hợi >, mộ trị Tòng Khôi < Dậu> ;
    lục tân nhật đán trị Thắng Quang < Ngọ>, mộ trị Công Tào < Dần> ;
    nhâm quý nhật đán trị Thái Ất < Tỵ>, mộ trị Thái Xung < Mão>.

    Đán là buổi sớm mai chỉ ban ngày. Mộ là buổi chiều tối chỉ ban đêm.

    Cách 2: Sách "đại lục nhâm thám nguyên" viết:

    Luận Đán Quý ca viết:
    giáp dương mậu canh ngưu,
    ất hầu kỷ thử cầu,
    bính kê đinh trư vị,
    nhâm thố quý xà du,
    lục tân phùng hổ thượng,
    dương quý nhật trung trù.

    Luận Mộ quý:
    giáp ngưu mậu canh dương,
    ất thử kỷ hầu hương,
    bính trư đinh kê vị,
    nhâm xà quý thố tàng,
    lục tân phùng ngọ mã,
    âm quý dạ thời đương.

    Cách này giống với cách anh VinhL đã trình bày bên trên.

    Cách 3: Sách "lục nhâm thị tư" viết:
    giáp mậu kiêm ngưu dương,
    ất kỷ thử hầu hương,
    bính đinh trư kê vị,
    nhâm quý thố xà tàng,
    canh tân phùng hổ mã,
    vĩnh định quý nhân phương.

    Giải:
    Nhật dụng thượng nhất tự, Dạ dụng hạ nhất tự.
    Như Giáp Mậu nhật Nhật chiêm ứng dụng ngưu tự, tiện tòng thiên bàn Sửu thượng khởi Quý nhân, thị vi Dương quý. Giáp Mậu nhật Dạ chiêm, ứng dụng dương tự, tiện tòng thiên bàn Mùi thượng khởi Quý nhân, thị vi âm Quý……

    Nghĩa:
    Ngày thì dùng chữ đầu, Đêm dùng chữ sau.
    Như ngày Giáp Mậu ban ngày dùng chữ "NGƯU", ứng với Thiên Bàn Sửu khởi Quý Nhân , là Dương Quý.
    Ngày Giáp Mậu ban đêm dùng chữ "DƯƠNG", ứng với Thiên Bàn Mùi khởi Quý Nhân, là Âm Quý,...


    Tóm lại:

    Cách 1: có cách sách viết giống nhau như: đại lục nhâm tâm kính, lục nhâm cảnh hữu thần định kinh , lục nhâm đại toàn, đại lục nhâm chỉ nam.

    Cách 2: có cách sách viết giống nhau như: đại lục nhâm thám nguyên, lục nhâm loại tụ, lục nhâm trích yếu, nhâm học toả ký, lục nhâm bí tịch.

    Cách 3: có cách sách viết giống nhau như: lục nhâm thị tư, lục nhâm đại chiếm, đại lục nhâm kim khẩu quyết.

    ai chử Đán và Mộ tức sớm và chiều là phân định âm dương. Đán cũng là Trú (ngày), Mộ cũng là Dạ (Đêm), theo như vậy thì Trú Quý là Dương từ giờ Mão đến Thân, Dạ Quý là Âm từ giờ Dậu đến Dần.

    Tóm lại bài trên ta có
    Canh Mậu, Sửu Mùi
    Giáp, Mùi Sửu
    Ất, Thân Tý
    Kỷ, Tý Thân
    Bính, Dậu Hợi
    Đinh, Hợi Dậu
    Quí, Tỵ Mão
    Nhâm, Mão Tỵ
    Tân, Dần Ngọ

    Sau đây là bài Quý Đăng Thiên Môn được sửa lại, dùng từ Ngày và Đêm thay cho hai từ Âm Dương.

    Phương pháp này xuất xứ từ môn Lục Nhâm Đại Độn, là một trong Tam Thức (Thái Ất, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Độn). Nếu các bạn đã có nghiên cứu các sách Hán và Việt về môn Trạch Cát thì củng biết rằng hầu hết các sách đều không dần giải rõ ràng phương pháp tìm giờ này. Thường thì họ chỉ liệt kê các giờ trong bảng, hoặc giải thích nguyên lý. Trong quyển “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì chỉ giải thích sơ qua nguyên lý, nhưng không chỉ dẫn rõ ràng phương pháp tìm giờ như thế nào. VinhL có nghiên cứu sơ qua các môn Tam Thức, nay đúc kết lại và dẫn giải phương pháp tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn để các bạn nào thích có thể nghiên cứu mà sử dụng (Đây củng là một giờ linh trong Kỳ Môn Độn Giáp)

    Trong Lục Nhâm 12 Thiên Tướng theo thứ tự là
    Quý Nhân, Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Vũ, Thái Âm và Thiên Hậu.

    Cát Tướng
    Quý Nhân Kỷ Sửu Thổ
    Lục Hợp Ất Mão Mộc
    Thanh Long Giáp Dần Mộc
    Thái Thường Kỷ Mùi Thổ
    Thái Âm Tân Dậu Kim
    Thiên Hậu Nhâm Tý Thủy

    Hung Tướng
    Đằng Xà Đinh Tỵ Hỏa
    Chu Tước Bính Ngọ Hỏa
    Câu Trần Mậu Thìn Thổ
    Thiên Không Mậu Tuất Thổ
    Bạch Hổ Canh Thân Kim
    Huyền Vũ Quý Hợi Thủy

    Quý Nhân được chia làm 2 nhóm, Trú (ngày) Dạ (đêm), hay còn gọi là Đán (Sáng Sớm) Mộ (Chiều Tối), tức Quý Nhân Ngày (Quý Ngày) và Quý Nhân Đêm (Quý Đêm). Quý Ngày thuộc Dương, và Quý Đêm thuộc Âm. Quý Ngày cư ở các giờ ban ngày, và Quý Đêm cư ở các giờ ban đêm. Giờ ban ngày là từ Mão đến Thân, giờ ban đêm là từ Dậu tới Dần. Đặc biệt cho trường hợp giờ Mão và Dậu, vì là trục phân ngày đêm, nên 2 giờ này theo sách “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” được dùng cho cả ngày và đêm.


    Ngoài vấn đề ngày và đêm, Quý Nhân còn căn cứ vào Nhật Can, và Nguyệt Tướng.
    Theo bộ sách “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” thì

    Quý Nhân Khởi Lệ

    Canh Mậu Kiến Ngưu Dương, Giáp Quý Mùi Sửu Tường,
    Ất Quý Thân Tý Thị, Kỷ Quý Thử Hầu Hương
    Bính Quý Dậu Ngọ Chước, Đinh Quý Trư Kê Phương
    Quí Quý Tầm Tỵ Mão, Nhâm Quý Thố Xà Tàng
    Lục Tân Phùng Hổ Mã, Đán Mộ Định Âm Dương.

    Chú Thích:
    Các An Quý Nhân
    Canh Mậu thấy Sửu Mùi, Giáp Quý Mùi Sửu rõ
    Ất Quý Thân Tý đấy, Kỷ Quý Tý Thân hương
    Bính Quý Dậu Ngọ vào, Đinh Quý Hợi Dậu phương
    Quí Quý tìm Tỵ Mão, Nhâm Quý Mão Tỵ nương
    Sáu Tân gặp Dần Ngọ, Sớm Chiều định Âm Dương

    Theo như vậy thì ta có

    Canh Mậu, Sửu Mùi
    Giáp, Mùi Sửu
    Ất, Thân Tý
    Kỷ, Tý Thân
    Bính, Dậu Hợi
    Đinh, Hợi Dậu
    Quí, Tỵ Mão
    Nhâm, Mão Tỵ
    Tân, Dần Ngọ
    (Mồi câu có hai chử Địa Chi, chử đầu là thuộc Quý Nhân Ngày, chử sau là thuộc Quý Nhân Đêm)
    [​IMG]

    Nhật Can chử đỏ là thuộc Quý Ngày, Nhật Can chử xanh là thuộc Quý Đêm.
    Quý Đêm và Quý Ngày đối xứng với nhau qua trục Thìn Tuất, cho nên các bạn chỉ cần nhớ vòng Quý Ngày thì có thể suy ra vòng Quý Đêm

    Quý Nhân Ngày thì theo bản trên ta có

    Ngày Giáp tại Mùi, ngày Ất tại Thân, ngày Bính tại Dậu, ngày Đinh tại Hợi (Quý Nhân không vào Thìn Tuất, Thiên La, Địa Võng), ngày Mậu, Canh tại Sửu, ngày Kỷ tại Tý, ngày Tân tại Dần, ngày Nhâm tại Mão, và ngày Quý tại Tỵ.

    Quý Nhân Đêm thì theo bản trên ta có
    Ngày Giáp tại Sửu, ngày Ất tại Tý, ngày Bính tại Hợi, ngày Đinh tại Dậu (Quý Nhân không bào Thìn Tuất), ngày Mậu Canh tại Mùi, ngày Kỷ tại Thân, ngày Tân tại Ngọ, ngày Nhâm tại Tỵ, và ngày Quý tại Mão.

    Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng

    Tháng 1 Kiến Dần, Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
    Tháng 2 Kiến Mão, Tiết Kinh Chập, Khí Xuân Phân
    Tháng 3 Kiến Thìn, Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
    Tháng 4 Kiến Tỵ, Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
    Tháng 5 Kiến Ngọ, Tiết Mang Chủng, Khí Hạ Chí
    Tháng 6 Kiến Mùi, Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử
    Tháng 7 Kiến Thân, Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử
    Tháng 8 Kiến Dậu, Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
    Tháng 9 Kiến Tuất, Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
    Tháng 10 Kiến Hợi, Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
    Tháng 11 Kiến Tý, Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
    Tháng 12 Kiến Sửu, Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn

    Khí Vũ Thủy, Tiết Kinh Chập, Hợi Tướng (Đăng Minh)

    Khí Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tuất Tướng (Hà Khôi)
    Khí Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Dậu Tướng (Tòng Khôi)
    Khí Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Thân Tướng (Truyền Tòng)
    Khí Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Mùi Tướng (Tiểu Cát)
    Khí Đại Thử, Tiết Lập Thu, Ngọ Tướng (Thắng Quang)
    Khí Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tỵ Tướng (Thái Ất)
    Khí Thu Phân, Tiết Hàn Lộ, Thìn Tướng (Thiên Cương)
    Khí Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Mão Tướng (Thái Xung)
    Khí Tiểu Tuyết, Tiết Đại Tuyết, Dần Tướng (Công Tào)
    Khí Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Sửu Tướng (Đại Cát)
    Khí Đại Hàn, Tiết Lập Xuân, Tý Tướng (Thần Hậu)

    Cung Càn Hợi thường được gọi là Thiên Môn trong Lý Học Đông Phương, nên Quý Nhân Đăng Thiên Môn tức là đem Quý Nhân lên cung Hợi của 12 cung Địa Chi theo phương pháp Lục Nhâm Đại Độn.

    Trước hết ta xem Can của ngày là gì, sau đó muốn tìm Quý Nhân Ngày hay Quý Nhân Đêm. Dùng Can ngày xem coi Quý Ngày hay Quý Đêm ở cung nào. Từ cung Quý Nhân đếm tới cung Hợi coi cách mấy cung, đếm thuận (hay đếm nghịch củng được). Sau đó bắt đầu từ cung Nguyệt Tướng cũng đếm thuận (hay nghịch) mấy cung. Dừng tại cung nào thì coi cung đó nằm trong giờ ban ngày hay ban đêm. Nếu tìm Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban đêm thì kể như ngày đó không có Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn vậy. Nếu tìm Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban ngày thì kể như hôm đó không có giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Mông vậy.

    Giờ ban ngày (Dương Quý) là Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, (Dậu)

    Giờ ban đêm (Âm Quý) là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, (Mão)

    Thí dụ: Ngày Giáp, khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày

    Ngày Giáp Qúy Ngày tại Mùi, Khí Vũ Thủy Hợi Tướng. Từ Mùi đếm thuận đến Hợi (Thiên Môn) là 4 cung, vậy từ Hợi (Nguyệt Tướng) đi thuận 4 cung là giờ Mão. Vậy ngày Giáp, giờ Mão là giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn.

    Thí dụ: Ngày Ất, củng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Qúy Đăng Thiên Môn ban ngày
    Ngày Ất Quý Ngày cư Thân, từ Thân đếm tới Hợi được 3 cung. Vậy từ Hợi (khí Vũ Thủy Hợi Tướng), đếm thêm 3 cung là cung Dần, nhưng giờ Dần là thuộc về giờ ban đêm nên Ngày Ất không có giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban ngày vậy.

    Thí dụ: Ngày Mậu, củng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày (Dương Quý)
    Ngày Mậu Quý Ngày ở cung Sửu, từ Sửu đếm nghịch tới Hợi được 2 cung. Khí Vũ Thủy Hợi Tướng, vậy từ Hợi đếm nghịch thêm 2 cung là Dậu. Giờ Dậu, theo lẻ là giờ ban đêm không dùng, nhưng theo quyển “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì Mão Dậu là trục phân định ngày đêm, nên cả hai giờ Mão và Dậu đều được dùng cho cả ngày lẫn đêm. Cho nên giờ Dậu vẫn là giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày, vì giờ Dậu có thể coi là ngày lẫn đêm. Tương tự với giờ Dậu thì giờ Mão củng vậỵ

    Thí dụ: Ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn Sửu Tướng, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban đêm.

    Ngày Đinh Quý Đêm cư cung Dậu, từ Dậu đếm thuận tới Hợi được 2 cung, vậy từ Sửu đếm thuận thêm 2 cung là giờ Dần, Dần thuộc giờ ban đêm, nên hợp lý. Vậy ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn, giờ Dần là giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn.

    Phụ Chú: Phương pháp an Quý Ngày Quý Đêm trong nhiều sách thì không đồng nhất. Trong quyển Bí Tàng Đại Lục Nhâm thì Quý Ngày Can Giáp ở Sửu, Quý Đêm ở Mùi, Ngày Đêm bị đão nghịch so sánh với sách “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư”, “Lục Nhâm Dị Tri”, và “Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư”. Căn cứ vào sự giống nhau về phương pháp của ba sách đã nói, VinhL thấy phương pháp trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư có phần chính xác, chỉ ngoại trừ giờ Mão và Dậu được dùng cho cả ngày lẫn đêm, tức Quý Ngày hay Quý Đêm.
    Trong Tử Vi, 2 sao Thiên Khôi, Thiên Việt hình như chính là Thiên Ất Quý Nhân. Thiên Việt là Quý Ngày, Thiên Khôi là Quý Đêm, nhưng phương pháp an hai sao này trong Tử Vi có phần khác biệt.

    Phần Phụ: An 12 Thiên Tướng
    Như nếu chỉ muốn an vòng Thiên Tướng vào 12 cung điạ chi, thì chỉ cần lấy cung Nguyệt Tướng đếm thuận đến giờ xem, được bao nhiên cung thì lấy cung Quý nhân củng đếm thuận bao nhiêu cung thì an Quý Nhân. Sau đó coi Quý Nhân an tại cung nào, thuộc cung Thuận hay Nghịch để biết phải an 11 Thiên Tướng còn lại theo chiều thuận hay chiều nghịch (kim đồng hồ) như sau:

    Quý Thuận: Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn
    Quý Nghịch: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất

    Tức là khi Quý Nhân an vào các cung Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, thì vòng 12 Thiên Tướng được an thuận theo chiều kim đồng hồ. Khi Quý Nhân an vào các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, thì vòng 12 Thiên Tướng được an nghịch chiều kim đồng hồ.

     
    songhylammon and DAINGOC68 like this.
  6. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Có người nhờ VinhL giúp xét lại bản lập thành các giờ Quý Đăng Thiên Môn.
    Suy đi nghỉ lại thì một cái bảng dài thòng, có tới 24 cột cho Ngày Đêm và Nguyệt Tướng, 10 hàng cho 10 Thiên Can tổng cộng tới 240 ô. Thôi thì lở động nảo thì động một lần cho tiện luôn sau này khỏi mắc công bấm độn lung tung, hay tra cái bản 240 ô cho phiền hà. Nay VinhL xin tóm tắt cách tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn vào hai cái công thức, tặng các bạn khi cần thì dùng, rất dể dàng như xơi cơm mỗi bữa!!!

    Ban Ngày Giờ Dùng từ Mão đến Dậu
    (Giờ - Nguyệt Tướng) amod 12 = (4,3,2,12,10,11,10,9,8,6)

    Ban Đêm Giờ Dùng từ Dậu đến Mão
    (Giờ - Nguyệt Tướng) amod 12 = (10,11,12,2,4,3,4,5,6,8)

    Giờ thì :
    Tý 1, Sửu 2, Dần 3, Mão 4, Thìn 5, Tỵ 6, Ngọ 7, Mùi 8, Thân 9, Dậu 10, Tuất 11, Hợi 12

    Nguyệt Tướng thì:
    Tý 1, Sửu 2, Dần 3, Mão 4, Thìn 5, Tỵ 6, Ngọ 7, Mùi 8, Thân 9, Dậu 10, Tuất 11, Hợi 12

    Có 10 số trong cái (*,*,*,*,*,*,*,*,*,*) là đại diện cho Can Ngày tức là:
    (Giáp,Ất,Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý)

    (Giờ - NguyệtTướng) amod 12 thì trước hết bạn làm toán trừ (Giờ - NguyệtTướng), sau đó
    nếu nó lớn hơn 12 thì lấy 12 trừ đi, nếu nó là số âm thì cộng cho 12, nếu là 0 thì dùng 12 vậy,
    đơn giản như thế.

    Thí vụ nhé
    Tiết Đại Hàn Tý Tướng.
    Giờ ta muốn dùng là ban ngày giờ Thìn
    Thìn là 5, Tý là 1, ta bỏ vào công thức
    (5 - 1) = 4 = (4,3,2,0,10,11,10,9,8,6)
    Ta thấy số 4 nó đứng đầu trong cái ngoặc tức là Ngày Giáp giờ Thìn (tiết Đại Hàn) là giờ Quý Đăng Thiên Môn.

    Giờ ta muốn dùng là ban ngày giờ Tỵ đi.
    Tỵ là 6, Tý là 1, ta bỏ vào công thức
    (6 - 1) = (4,3,2,0,10,11,10,9,8,6)
    5 = (4,3,2,0,10,11,10,9,8,6)
    Ta không thấy số 5 nằm trong cái ngoặc, thế thì Tiết Đại Hàn không có Giờ Quý Đăng Thiên Môn ở giờ Tỵ.
    Như vậy thì sao đây, ta muốn kiếm giờ Quý Đăng Thiên Môn để làm ăn kiếm tiền lấy vợ mà!!!
    Không sao ta chỉ cần nghịch đão công thức như sau:
    (Giờ - NguyệtTướng) amod 12 = (4,3,2,0,10,11,10,9,8,6)

    Giờ = ((4,3,2,0,10,11,10,9,8,6) + NguyệtTướng) amod 12
    Nguyệt Tướng là Tý tức là 1, vậy ta có
    Giờ = (4,3,2,0,10,11,10,9,8,6) + 1
    Giờ = (5,4,3,1,11,12,11,10,9,7)
    Nhớ nếu số lớn hơn 12 thì trừ đi 12!!!
    Giờ ta muốn dùng là Ban Ngày (Ta dùng công thức cho bàn ngày mà phải không!!!)
    tức từ Mão đến Dậu tức từ 4 đến 10, vậy mấy số nhỏ hơn 4 và lớn hơn 10 bị loại ra, và ta còn lại là
    Giờ = (5,4,x,x,x,x,x,10,9,7)
    Vậy là ta có Ngày Giáp giờ Thìn 5, Ất giờ Mão 4, Ngày Tân giờ Dậu 10, Ngày Nhâm giờ Thân 9, Ngày Quý giờ Ngọ 7!!!
    Giờ thì tìm được giờ Tối Thiện để làm ăn phát đạt kiếm tiền lấy vợ rồi nhé! (Nếu mà xài không hết nhớ chia xẻ cho VinhL à nha).

    Nếu dùng giờ Ban Đêm từ Dậu đến Mão thì nhớ dùng công thức cho Ban Đêm nhé.

    Thôi thì sẳn đã có công thức, ta làm luôn cái bản cho ai không thích tính toán dùng.

    Ta chuyển công thức thành

    Ban Ngày từ giờ Mão đến Dậu tức các giờ 4,5,6,7,8,9,10
    Giờ = ((4,3,2,12,10,11,10,9,8,6) + NguyệtTướng) amod 12

    Ban Đêm từ giờ Dậu đến giờ Mão tức các giờ 10,11,12,1,2,3,4
    Giờ ((10,11,12,2,4,3,3,5,6,8) + Nguyệt Tướng) amod 12

    Giờ Ban Ngày: Mão đến Dậu, 4,5,6,7,8,9,10, Giờ Ban Đêm: Dậu đến Mão, 10,11,12,1,2,3,4
    Khí Đại Hàn, Tiết Lập Xuân, Tý Thần HậuTướng
    = Ngày (5,4,3,1,11,12,11,10,9,7), Đêm (11,12,1,3,5,4,5,6,7,9)
    Khí Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Sửu Đại Cát Tướng
    = Ngày (6,5,4,2,12,1,12,11,10,8), Đêm ( 12,1,2,4,6,5,6,7,8,10)
    Khí Tiểu Tuyết, Tiết Đại Tuyết, Dần Công Tào Tướng
    = Ngày (7,6,5,3,1,2,1,12,11,9), Đêm (1,2,3,5,7,6,7,8,9,11)
    Khí Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Mão Thái Xung Tướng
    = Ngày (8,7,6,4,2,3,2,1,12,10), Đêm (2,3,4,6,8,7,8,9,10,12)
    Khí Thu Phân, Tiết Hàn Lộ, Thìn Thiên Cương Tướng
    = Ngày (9,8,7,5,3,4,3,2,1,11), Đêm (3,4,5,7,9,8,9,10,11,1)
    Khí Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tỵ Thái Ất Tướng
    = Ngày (10,9,8,6,4,5,4,3,2,12), Đêm (4,5,6,8,10,9,10,11,12,2)
    Khí Đại Thử, Tiết Lập Thu, Ngọ Thắng Quang Tướng
    = Ngày (11,10,9,7,5,6,5,4,3,1), Đêm (5,6,7,9,11,10,11,12,1,3)
    Khí Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Mùi Tiểu Cát Tướng
    = Ngày (12,11,10,8,6,7,6,5,4,2), Đêm (6,7,8,10,12,11,12,1,2,4)
    Khí Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Thân Truyền Tòng Tướng
    = Ngày (1,12,11,9,7,8,7,6,5,3), Đêm (7,8,9,11,1,12,1,2,3,5)
    Khí Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Dậu Tòng Khôi Tướng
    = Ngày (2,1,12,10,8,9,8,7,6,4), Đêm (8,9,10,12,2,1,2,3,4,6)
    Khí Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tuất Hà Khôi Tướng
    = Ngày (3,2,1,11,9,10,9,8,7,5), Đêm (9,10,11,1,3,2,3,4,5,7)
    Khí Vũ Thủy, Tiết Kinh Chập, Hợi Đăng Minh Tướng
    = Ngày (4,3,2,12,10,11,10,9,8,6), Đêm (10,11,12,2,4,3,4,5,6,8)

    Các số (giờ) trong ngoặc bị rạch là những số không dùng được vì đa ra ngoài giới hạn của Mão Dậu Quý Ngày hay Quý Đêm.
    Chú ý: khi dùng giờ Mão và Dậu: vì trời sáng tối sớm muộn tùy theo thời tiết nên
    - Nếu ta dùng giờ ban ngày mà giờ Mão vần còn tối thì không nên dùng giờ Mão cho Quý Ngày, nhưng nếu mà giờ Dậu mà còn sáng thì ta có thể dùng giờ Dậu cho Quý Ngày.
    - Nếu ta dùng giờ ban đêm mà giờ Dậu chưa thấy tối thì không nên dùng giờ Dậu cho Quý Đêm, nhưng nếu mà giờ Mão mà vẫn chưa sáng thì ta có thể dùng giờ Mão cho Quý Đêm.
    - Quý Nhân Ban Ngày thì trời sáng mới dùng, Quý Nhân Ban Đêm thì dĩ nhiên phải dùng cho đêm.
    Thìn thiên bàn gia Dần thiên bànthì gọi là ""Cương tác quỷ mộ", nghĩa là thần Thiên cương lấp hang quỷ. Cách này không cần phải thấy Thìn gia Dần trong lục xứ. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì Dần là lúc tảng sáng, ma quỷ đều lo trở về trốn lánh, vì vậy Dần chính là thời sở của chúng nên được ví là "quỷ mộ", Thìn thiên bàn là sao Đẩu cương và Thìn cũng là sao Thiên la (lưới trời), thấy Thìn gia Dần là tượng lưới trời bao vây hang quỷ ẩn núp khiến cho quỷ không thể ra khỏi hang mà nhiễu hại người ta, ứng điềm này thì ác thú phải ẩn nấp nơi hang, trộm cướp phải ẩn mình dấu dạng. Vì vậy cương tác quỷ mộ là quẻ tốt, chủ về ngăn tránh tai hoạ. Gặp cách này thì thuận lợi cho việc lánh nạn, trốn tránh, cầu việc tư riêng như đi điếu tang, thăm bệnh không lo gặp phải xui xẻo. Cũng thuận lợi cho việc luyện bùa, làm thuốc. Những ngày Giáp Mậu Canh tất có sao Quý nhân an tại Sửu Mùi, nếu thấy Thìn gia Dần địa mà quẻ xem vào ban ngày thì Quý nhân sẽ an tại Sửu thiên bàn gia vào Hợi địa bàn sẽ ứng cả vào 3 cách:


    • Tứ sát một duy
    • Quý đăng thiên môn
    • Thần tàng sát một (sáu hung tướng im hơi lặng tiếng)
    là quẻ rất lành vì tất cả các ác triệu đều lặn ẩn mất. Xem quẻ kiểu mẫu sau: quẻ thấy Thìn gia Dần chính là "cương tác quỷ mộ cách", tuy nhiên quẻ này Mão là hào Quan quỷ phát dụng làm sơ truyền, trung truyền là Tị

    gia lên mão chính là Quỷ hương, Mùi lại bị Tuần không. Quẻ như vậy thì xấu nhiều hơn tốt, giả sử quẻ giống như vậy mà Thìn làm nguyệt tướng thì tốt vì lúc này thành cách Thái dương chiếu quỷ mộ thì ma quỷ ắt tiêu tán.

    *****
    Nếu quý vị nào biết qua lục nhâm thì tính ra rất đơn giản, chỉ cần lấy Nguyệt tướng gia lên giờ xem (hay giờ nào đó muốn tham khảo) rồi lần lượt an các thiên bàn theo chiều kim đồng hồ là biết. Còn về cách quý đăng thiên môn thì cần phải thuộc cách an vòng sao quý nhân.


    BẢNG TÓM TẮT NGUYỆT TƯỚNG CHO CÁC TIẾT KHÍ:
    khí Vũ Thủy & tiết Kinh Trập Nguyệt Tướng = Hợi
    khí Xuân Phân & tiết Thanh Minh Nguyệt Tướng = Tuất
    khí Cốc Vũ & tiết Lập Hạ Nguyệt Tướng = Dậu
    khí Tiểu Mãn & tiết Mang Chủng Nguyệt Tướng = Thân
    khí Hạ Chí & tiết Tiểu Thử Nguyệt Tướng = Mùi
    khí Đại Thử & tiết Lập Thu Nguyệt Tướng = Ngọ
    khí Xử Thử & tiết Bạch Lộ Nguyệt Tướng = Tị
    khí Thu Phân & tiết Hàn Lộ Nguyệt Tướng = Thìn
    khí Sương Giáng & tiết Lập Đông Nguyệt Tướng = Mão
    khí Tiểu Tuyết & tiết Đại Tuyết Nguyệt Tướng = Dần
    khí Đông Chí & tiết Tiểu Hàn Nguyệt Tướng = Sửu
    khí Đại Hàn & tiết Lập Xuân Nguyệt Tướng = Tý
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/13
  7. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    34..m có nhắn cho b do

    mắt
    nai
    cùi
    ghẻ
    lỡ

    nhọt
    nghèo khổ
    ăn xin
    trái nhản
    phân
    phỏng 34 74
     
    songhylammon thích bài này.
  8. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Nguyên văn bởi anhhoa22 [​IMG]
    hình như có Câu Trận - thiên Lao hay xổ AB 44 thì phải tối xem lại ...

    Thiên hình số cap
     
    songhylammon thích bài này.
  9. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member


    Quote:
    Nguyên văn bởi An Loan [​IMG]
    Thứ bảy, 5/1/2013 có 84326
    Chủ nhật, 6/1/2013 có 62866
    ---------------------
    Thứ sáu, 11/1/2013 có 94789
    Thứ bảy, 12/1/2013 có 62793



    Nguyên văn bởi An Loan [​IMG]
    Thật ra sát B Miền Bắc có các số đơn giản hơn nhiều.
    Cũng với cách quan sát như trên (canh khoảng 5 - 10 ngày). Nhưng số chơi khác một chút (khoảng 13 con thôi).


    Quote:
    Nguyên văn bởi An Loan [​IMG]
    * CAN xung khắc (theo cơ chế đồng cực mà khác hành):
    - Giáp Mậu (+mộc +thổ)
    - Ất Kỷ (-mộc -thổ)
    - Bính Canh (+hỏa +kim)
    - Đinh Tân (-hỏa -kim)
    - Mậu Nhâm (+thổ +thủy)
    - Kỷ Quý (-thổ -thủy)
    - Canh Giáp (+kim +mộc)
    - Tân Ất (-kim -mộc)
    - Nhâm Bính (+thủy +hỏa)
    - Quý Đinh (-thủy -hỏa)
    Kỷ (Thổ) khắc Nhâm - Quý (Thủy) đó bạn.


    Hôm nay Tân (2) khắc Giáp (9) - Ất (8)
    AB Miền Nam: X2, X9, X8
    Có 6 góc A: 02, 18, 08, 49; B: 38, 89

    HK phi tinh của ngày hôm nay là:
    7 3 5
    6 8 1
    2 4 9

    Kết hợp với luồng số, hôm nay có 3 càng XC không?

    249 - 429
    258 - 528
    267 - 726

    Chỉ là dự đoán, may mắn thì vào.

    Ngày Mộc có: 38 - 83 - 33 - 88 cả 3 Miền

    Chơi số đơn giản nhất theo ngũ hành
    Hôm kia 30/1 ngày Hỏa: 2 - 7, MT có AB: 77, 72
    Hôm qua 31/1 ngày Hỏa: 2 - 7, MN và MT có: 727
    Hôm nay 1/2 ngày Mộc: 3 - 8, MT có: 383, 883
    Trên đây là chỉ lấy những vị trí đặc biệt: AB, XC và 3 càng.
    Chỉ đơn giản khỏi phải mất thời gian, hôm nay trật ngày mai làm lại.
    Khỏi phải tính toán nhiều!


    Mộc 3-8
    Thủy 1-6
    Kim 4-9
    Thổ 0 -5
    Hỏa 2 -7 Bóng số ví dụ 222 => 777 - 722 - 272 - 277


     
    songhylammon thích bài này.
  10. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    gổ chi sh giả 34 43 gi ô di anhhoa

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/2/13
    songhylammon thích bài này.
  11. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    songhylammon thích bài này.
  12. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
    MỘ
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/2/13
    songhylammon thích bài này.
  13. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG][​IMG]
     
    songhylammon thích bài này.
  14. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    songhylammon thích bài này.
  15. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    songhylammon thích bài này.
  16. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    songhylammon and iumainhe like this.
  17. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
     
    songhylammon thích bài này.
  18. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG] số gì đây? [​IMG]
    Thần Tài
    Giới tính: [​IMG]
    Tham gia ngày: Oct 2012
    Bài gửi: 165
    Thanks: 736
    Thanked 1.931 Times in 179 Posts


    [​IMG]
    Quote:


    3 càng MB lấy XC giải 7 của MT chơi lại
     
    songhylammon thích bài này.
  19. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
     
    songhylammon thích bài này.
  20. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    "Nguy","Nguy nguyệt yến - con én - Nguyệt tinh, sao xấu. Thứ Hai.
    "Thất","Thất hỏa trư - con heo - Hỏa tinh, sao tốt. Thứ Ba.
    "Bích","Bích thủy du - con rái - Thủy tinh, sao tốt. Thứ Tư.
    "Khuê","Khuê mộc lang - con sói - Mộc tinh, sao xấu. Thứ Năm.
    "Lâu","Lâu kim cẩu - con chó - Kim tinh, sao tốt. Thứ Sáu.
    "Vị","Vị thổ trĩ - con trĩ - Thổ tinh, sao tốt. Thứ Bảy.
    "Mão","Mão nhật kê - con gà - Nhật tinh, sao xấu. Chủ Nhật.
    "Tất","Tất nguyệt ô - con quạ - Nguyệt tinh, sao tốt. Thứ Hai.
    "Chuỷ","Chủy hỏa hầu - con khỉ - Hỏa tinh, sao xấu. Thứ Ba.
    "Sâm","Sâm thủy viên - con vượn - Thủy tinh, sao tốt. Thứ Tư.
    "Tỉnh","Tỉnh mộc can - con chim cú - Mộc tinh, sao tốt. Thư Năm.
    "Quỷ","Quỷ kim dương - con dê - Kim tinh, sao xấu. Thứ Sáu.
    "Liễu","Liễu thổ chướng con cheo - Thổ tinh, sao xấu. Thứ Bảy.
    "Tinh","Tinh nhật mã - con ngựa - Nhật tinh, sao xấu. Chủ Nhật.
    "Trương","Trương nguyệt lộc - con nai - Nguyệt tinh, sao tốt. Thứ Hai.
    "Dực","Dực hỏa xà - con rắn - Hỏa tinh, sao xấu. Thứ Ba.
    "Chấn","Chẩn thủy dẫn - con trùng - Thủy tinh, sao tốt. Thứ Tư.
    "Giác", "Giác mộc giao - con cá sấu - Mộc tinh, sao tốt. Thứ Năm.
    "Cang","Cang kim long - con rồng - Kim tinh, sao xấu. Thứ Sáu.
    "Đê", "Đê thổ lạc - con nhím - Thổ tinh, sao xấu. Thứ Bảy.
    "Phòng","Phòng nhựt thố - con thỏ - Thái dương, sao tốt. Chủ Nhật.
    "Tâm","Tâm nguyệt hồ - con chồn - Thái âm, sao xấu. Thứ Hai.
    "Vĩ","Vĩ hỏa hổ - con cọp - Hỏa tinh, sao tốt. Thứ Ba.
    "Cơ","Cơ thủy báo - con beo - Thủy tinh, sao tốt. Thứ Tư,
    "Đẩu","Đẩu mộc giải - con cua - Mộc tinh, sao tốt. Thứ Năm.
    "Ngưu","Ngưu kim ngưu - con trâu - Kim tinh, sao xấu. Thứ Sáu.
    "Nữ","Nữ thổ bức - con dơi - Thổ tinh, sao xấu. Thứ Bảy.
    "Hư","Hư nhật thử - con chuột - Nhật tinh, sao xấu. Chủ Nhật.
    quay vòng lại.
     
    songhylammon thích bài này.