Ảnh & Clip ✿◕ ‿ ◕✿ Việt Nam Ngày Ấy... ✿◕ ‿ ◕✿

Thảo luận trong 'Box Thơ & Nhạc - Ảnh & Clip' bắt đầu bởi ___duongxua___, 2/10/14.

  1. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]


    Choáng ngợp tư gia và đồ cổ "khủng" của đại gia đất Bạc Liêu


    Mới đây, Công ty TNHH TMDV du lịch Cẩm Quyên đã trưng bày tại tư gia "Công tử Bạc Liêu" với trên 40 hiện vật. Những đồ vật tinh xảo, lâu đời có giá trị lên đến tiền tỷ đã khiến không ít người tò mò và ngỡ ngàng.

    "Công tử Bạc Liêu" tên thật là Trần Trinh Huy (SN 1900, thọ 73 tuổi) là con thứ 3 của điền chủ Trần Trinh Trạch giàu có bậc nhất thời bấy giờ.
    Kiến trúc ngôi nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng theo lối hiện đại của người Pháp. Những hiện vật này trước đây gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy từng sử dụng. Sau đó do nhiều biến cố nên bị thất lạc và nay được sưu tầm trưng bày đã thu hút rất đông người dân đến chiêm ngưỡng vì danh tiếng của "Công tử Bạc Liêu".


    [​IMG]

    Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ bên ngoài.

    Nhà “Công tử Bạc Liêu” hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà này được xây dựng vào khoảng năm 1919, lúc đó “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy khoảng 19 tuổi.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ngôi nhà tọa lạc bên bờ sông Bạc Liệu, thành phố Bạc Liêu.

    Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ bên Pháp qua. Sau khi hoàn thành, đây được xem là ngôi nhà bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Sau một thời gian trùng tu, ngôi nhà vẫn giữ được kiến trúc xưa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một số góc khác trong căn nhà. Nhìn chung, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc giống ban đầu.

    Đặc biệt, nhiều hiện vật của gia đình “Công tử Bạc Liêu” từng sử dụng như bàn, ghế, giường, tủ, một số đồ sứ… đã được sưu tầm và đưa về đây trưng bày.

    Xe hơi.

    [​IMG]

    Tivi.

    [​IMG]

    Đồng hồ.

    [​IMG]

    Máy và loa nghe nhạc nhập từ Pháp.

    [​IMG]


    Giường nóng lạnh trị giá hơn 7 tỷ đồng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/9/20
  2. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Bộ ghế trong phòng khách.


    [​IMG]

    Việc sử dụng ngôi nhà như là bảo tàng “Công tử Bạc Liêu” nhằm để khách tham quan được tận mắt xem những hình ảnh, hiện vật của một gia đình từng giàu nức tiếng Nam kỳ lục tỉnh, và hơn hết là cuộc sống vàng son một thời của cậu Ba Huy - người được mệnh danh là “Công tử Bạc Liêu” mà cho đến ngày nay có thể nói ai cũng biết tiếng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/20
  3. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Xe ngựa thường được sử dụng để di chuyển quảng đường xa hoặc chở hàng hóa cho tiểu thương.
    [​IMG]
    Saigon 1938 – Bến Xe Ngựa
    [​IMG]
    Bên trong bến xe ngựa luôn sẵn sàng những chiếc xích lô kéo để chở khách đi thêm những quãng đường ngắn.
    [​IMG]
    Những chiếc siêu xe đang chờ hành khách. Xe này chỉ cần một tài xế, không cần tới phụ xe.
    [​IMG]
    Đủ khách rồi thì chạy thôi…
    [​IMG]
    Xe đạp ngày đó cũng rất phổ biến, có cả ô tô nhưng còn hạn chế.
    [​IMG]
    Trạm xe điện Saigon – Chợ Lớn
    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Ga xe lửa – Tháp nhà thờ Huyện Sĩ
    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Ga xe lửa. Dãy nhà bên trái cây cột là trên đường Lê Lai. Bên phải cây cột là trụ sở Hỏa xa.
    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Ga xe lửa

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  4. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    SAIGON 1938

    [​IMG]
    Dường như quan chức Lào ghé thăm Saigon

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Mặt sau dinh thống đốc Nam Kỳ. Đoàn nữ khách người Lào viếng thăm dinh Thống đốc Nam Kỳ (dinh Gia Long)

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Dinh Toàn quyền đông Dương (Dinh Norodom)

    [​IMG]
    Câu lạc bộ quân nhân và thủy quân Pháp. Trước 1975 là trường Cao đẳng Quốc phòng VNCH.

    [​IMG]
    Xe thồ chở khách từ một lễ hội ở Saigon về. Ngày xưa ngoài các người kinh doanh vận tải như này thì các nhà giàu có đều trang bị mỗi nhà mỗi xe và mỗi tài xế riêng như một chiếc ô tô ngày nay vậy.

    [​IMG]
    Xe đạp cũng là phương tiện đi lại chủ yếu của người giàu có ở Saigon thập niên 1930

    [​IMG]
    Người phụ nữ thuộc giới thượng lưu dắt chó đi dạo giữa phố Saigon.

    [​IMG]
    Quán Cafe trên trục đường Catinat Saigon 1938. Bên kia đường là Rạp EDEN

    [​IMG]
    Xích lô kéo trên con đường Catinat không khác gì những chiếc taxi ngày nay.

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  5. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Góc Khổng Tử-Tổng Đốc Phương, Cholon

    [​IMG]
    Tiệm tạp hóa người Hoa ở Cholon – Saigon 1938

    [​IMG]
    Tiệm lồng đèn tại Cholon – Saigon 1938

    [​IMG]
    Thảo mộc được một người đàn ông bày bán bên ven đường.

    [​IMG]
    Dường như mấy người lớn đang chơi trò chơi dân gian: Ô ăи quan.

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Quán cơm vỉa hè

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Quán cơm vỉa hè

    [​IMG]
    Thực khách đang thưởng thức bữa ăи. Người nghèo có những chiếc bàn nhỏ thô sơ nhưng thoải mái hơn.

    [​IMG]
    Những công тử giàu có thì ngồi hẳn lên sập ăи cơm.

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Hàng ăи vỉa hè
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  6. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Gánh hàng rong cách đây hàng trăm năm

    [​IMG]
    Quán cơm vỉa hè thú vị vào lúc đông khách. Chắc hẳn rất nhiều vị độc giả chưa từng nhìn thấy quán cơm tương tự như này.

    [​IMG]
    Và khi vắng khách

    [​IMG]
    Cận cảnh những chiếc bàn ghế sành điệu của quán cơm vỉa hè.

    [​IMG]
    Bữa cơm của một gia đình Saigon xưa.

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Hàng rong vỉa hè. Giữa hình là bé trai bán kem trong bình cách nhiệt.

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Bản đồ Saigon với thước xoay đo khoảng cách

    Trên vườn hoa Francis Garnier, sau này là vườn hoa Lam Sơn trước nhà hát TP. Bên phải là khu nhà Passage EDEN, vẫn còn tiệm thuốc PHARMACIE PRINCIPALE SOLIRENE ở bên phải.


    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Khách sạn MAJESTIC

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Rạp Cinéma MAJESTIC

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938. Quán rượu chân cột cờ Thủ Ngữ

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  7. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Cửa hàng COURTINAT. Góc ngã ba Tự Do-Thái Lập Thành (nay là góc Đồng Khởi-Đông Du – khách sạn SHERATON)

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Góc phố Tự Do-Lê Lợi. Chỗ đèn neon quảng cáo ASPIRINE nay là Khách sạn Caravelle

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Thương xá Passage EDEN

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Thương xá Passage EDEN

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Thương xá Passage EDEN. Rạp EDEN trong Passage EDEN đêm nay chiếu phim LE JOUEUR D’ÉCHECS (người chơi cờ)

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Quầy báo

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Chợ Cũ, góc Hàm Nghi-Hồ Tùng Mậu ngày nay

    [​IMG]
    Đêm Saigon trên một con kênh, rạch.

    [​IMG]
    Đêm Saigon 1938 – Rue Catinat tiền thân của quán BRODARD góc ngã ba Tự Do-Nguyễn Thiệp

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  8. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    Bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn – Giai thoại về trấn yểm đuôi rồng mà ít ai biết

    Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau vua Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên sau cuộc иổi loạn của Lê Văи Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, nhà vua đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.

    Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng gọi là Công trường Tháp Nước (Place de Château d’eau). Tháp xây kiên cố, khá cao, có thang hình xoắn ốc dẫn lên tới đỉnh.

    Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa. Vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văи Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).

    [​IMG]
    Công trường Tháp Nước (Place de Château d’eau) thời Pháp thuộc.

    Ngày 11/11/1927, người Pháp đã cho xây dựng tại vị trí này một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương cнếт trong тнế cнιếɴ thứ nhất. Trong cuộc cнιếɴ тʀᴀɴн này, khoảng 9 vạn người Đông Dương – mà phần đông là người Việt Nam – bị Pháp вắт đưa sang châu Âu để đáɴн ɴнᴀu với Đức hoặc làm việc trong các cơ xưởng quân sự. Công trình này được gọi là công trường Chiến sĩ trận vong hay công trường Ba Hình.

    [​IMG]
    Công trường Chiến sĩ, nơi ngày nay là Hồ con rùa. Ảnh chụp những năm 1950

    Sau đó, công trường này mang tên Thống chế Joffre (1852-1931), người từng cầm quân xâм ʟược nước ta ở Bắc Kỳ. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956, sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, thì tượng này cũng bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.

    [​IMG]
    Công trường Chiến Sĩ (sau này là Bùng binh Hồ Con Rùa) (ảnh lparkes

    Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định cнíɴн xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này (Nguyễn Kỳ nay sống tại Sydney, Australia).

    Những công trình xoay quanh Hồ Con Rùa

    Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng như một bông hoa nhiều cánh, trên đỉnh là 1 hình tròn to tượng trưng cho đồng xu được hứng bởi những cánh hoa đó, hình ảnh này biểu tượng cho bàn tay xoè ra đón nhận viện trợ. Con rùa được làm bằng lá đồng mỏng, ốp trên khung sườn bằng thép góc và thép lá. Vì vậy không tốn kém mấy về vật liệu và dễ thực hiện. Bia trên lưng rùa một mặt thì khắc câu tri ân các quốc gia đã viện trợ, một mặt khắc tên tất cả các quốc gia này.

    [​IMG]
    Hồ con rùa, hình rùa ngày còn nguyên vẹn. Ảnh Wayne Trucke

    [​IMG]
    Một góc khác toàn cảnh Hồ Con Rùa. Ảnh Wayne Trucke

    Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm. Vì vậy công trình xây dựng tại vòng xoay hồ con rùa cнíɴн là Đài kỷ niệm Viện trợ Quốc tế cho Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam VN trước năm 1975, khi VN còn chia cắt làm 2 phần nam bắc VN.
    Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế hay bùng binh Hồ Con Rùa vì dứơi chân có một con rùa đội bia.

    [​IMG]
    Những thiếu nữ ngồi nghỉ mát trên Hồ Con Rùa

    Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị cнíɴн quyền mới sơn phủ lên che đi. Đường Duy Tân bị thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Võ Văи Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ иổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi cнíɴн thức.

    [​IMG]
    Trẻ con dạo chơi trên Hồ Con Rùa. Ảnh Wayne Trucke

    Khu vực vòng xoay hồ con rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi tấp nập về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất thành phố Hồ Chí Minh.

    [​IMG]
    Hồ Con Rùa góc đường Duy Tân. Ảnh chụp 1971

    Giai thoại Hồ Con Rùa

    Theo lời thuật lại của nhà báo ngành Công an Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách “Vụ án Hồ Con Rùa” (NXB Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văи Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa иổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[3]. Cũng theo lời thuật trên thì con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Cũng vì thế, mà theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.

    [​IMG]
    SAIGON 1971 – Vòng xoay Công trường Quốc Tế (Hồ con rùa). Ảnh Mạnh Hải

    Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa. Một số người lại đưa giải thích là sở dĩ làm hình con rùa, vì trong dân gian, con rùa mới đội bia (trên lưng rùa lúc đó -xây dựng khoảng năm 1972- có một bia đá ghi công (Xem hình: 1 và2), và nơi đây được thiết kế như một đài tưởng niệm) và ngụ ý “mang ơn”. Nhưng tất cả cũng chỉ là giả thuyết hay là giai thoại thêu dệt thêm.

    [​IMG]
    Saigon 1967 – Công trường Viện trợ Quốc Tế (Hồ con rùa)

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  9. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Hồ con rùa ngày nay

    Lịch sử hình thành tỉnh Vũng Tàu – Tỉnh Phước Tuy, Ô Cấp ngày xưa

    Vũng Tàu thời phong kiến

    Từ thế kỷ 19, Vũng Tàu được biết đến với cái tên gọi là Trấn Chân Bồ. Có lần khi theo sứ đoàn Trung Hoa tới thâm kinh đo Angkor của Chân Lạp(nay thuộc Campuchia), sứ giả Châu Đạt Quan kể lại rằng: “Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang… đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhờ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp.”

    Vào năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2000 quân đi chinh phục Trấn Chân Bồ lập ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam nên được mọi người gọi là Tam Thắng. Sau này Tam Thắng được đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy.

    [​IMG]
    ảnh chụp biển Long Hải những năm 1970

    Trong bộ Phủ biên tạp lục, năm 1776 Lê Quý Đôn có nhắc đến Vũng Tàu: “Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư.” Còn trong tác phẩm Đại Nam nhất thống chí thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: “… trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu.”

    Vào những năm 1775 nhiều tàu thuyền phương Tây đến từ Bồ Đào Nha và Pháp ra vào khu vực biển Vũng Tàu để buôn bán, giao thương hàng hóa và từ đấy người Pháp đặt cho vũng tàu cái tên gọi Cap Saint-Jacques (Ô cấp) (nghĩa là “Mũi đất của Thánh Giacôbê”).

    Vào cuối đời Vua Gia Long – 1820, Triều đình nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến xây dựng đồn lũy chống hải tặc trấn giữ cửa biển và bảo vệ bình yên cho người dân và nhà buôn giao thương

    Vào cuối đời Vua Gia Long (1820), nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến đây xây dựng thành đồn, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển, bảo vệ sự bình yên cho vùng biển này.

    Vũng tàu thời Pháp thuộc(1859 – 1945)

    Ngày 10/02/1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn cнíɴн thức khai hỏa lần đầu tiên khẩu ѕúиɢ thần công được đặt ở Pháo đài Phước Thắng cao 30m cách bờ biễn Bãi Trước gần 100m bắn vào những cнιếɴ thuyền của liên quân Pháp – Tây ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường tới xâm lược Nam Kỳ.

    [​IMG]
    SOUVENIR DE CAP ST JACQUES

    Tại đây cuộc kháng cнιếɴ chống quân Pháp ở Nam kỳ cнíɴн thức bất đầu. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, tổng chỉ huy lực lượng Thủy Lục Quân của nhà Nguyễn đã тử trận.

    Năm 1876, Theo nghị định phân chia hành cнíɴн mới của thực dân Pháp thì Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa năm trong khu vực hành chánh của Sài Gòn.

    Ngày 1/5/1895, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques(Ô cấp) ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để thành lập thành phố tự trị Cap Saint Jacques.

    Đến ngày 20/01/1898, Cap Saint Jacques lại hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa và một năm sau đó lại tách ra thành hai đơn vị hành cнíɴн độc lập với thành phố tự trị Cap Saint Jacques bao gồm 7 xã.

    Năm 1901, dân số Vũng Tàu khoảng 5600 người trong đó có gần 2000 người từ Miền Bắc di cư vào sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản.

    [​IMG]
    Vue aérienne du Cap St Jacques 1937 Không ảnh Vũng Tàu năm 1937

    Ngày 01/04/1905 theo nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị thay vào đó Cap Saint Jacques cнíɴн thức sáp nhập lại với Bà Rịa trở thành đại lý hành cнíɴн trực thuộc tỉnh.

    [​IMG]
    Cap St Jacques – Café Coudray

    Đến năm 1929 Cap Saint Jacques lại trở thành một tỉnh riêng rẻ, rồi năm 1935 Cap Saint Jacques lại bị hạ cấp xuống thành thị xã.

    [​IMG]
    CAP ST-JACQUES – SORTIE DU THEATRE Vãn hát

    Năm 1947 Cap Saint Jacques tái lập tỉnh với cái tên mới Vũng Tàu bao gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định sáp nhập vào nhưng đến năm 1952 thì tiếp tục giải thể tỉnh hạ thành thị xã.

    [​IMG]
    Ca. 1905 – Cap St. Jacques – Pagode de la Baleine. Miếu thờ cá ông (cá voi).

    Vũng tàu thời Việt Nam Công Hòa(1956 – 1975)

    Vũng Tàu được củng cố và phát triển trở thành một thành phố du lịch, nghỉ mát đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngoài nghề đánh bắt, chế biến hải sản trồng trọt nông nghiệp thì nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, cơ sở dịch vụ, cửa hàng phục vụ cho giải trí của các cố vấn Mỹ và quan chức cнíɴн quyền Việt Nam Cộng Hòa được khẩn trương hoàn thiện khiến bộ mặt thành phố trở nên tráng lệ.

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1969-70 Photo by David Staszak

    Thời bấy giờ Vũng Tàu là nơi có nhiều trại lính của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và nhiều căи cứ quân sự của Mỹ và đồng minh đồn trú. Có thời điểm quân đội Hoàng Gia ÚC đã Hhuy động đến 61.000 quân Hải, Lục, Không quân đến phục vụ tại Vũng Tàu. Sân bay Vũng Tàu lúc đó trở thành một trong những sân bay quân sự hàng đầu tại Miền Nam.

    [​IMG]
    Câu lạc bộ Peter Badcoe tại căи cứ của lính Úc ở VŨNG TÀU 1970-71

    Ngày 22/10/1956, cнíɴн quyền VNCH giải thể thị xã Vũng Tàu chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy mới thành lập.

    Ngày 30 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 6-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Phước Tuy. Trong đó, quận Vũng Tàu có 1 tổng (Phước Hưng Trung) và được chia thành 4 xã: Thắng Tam, Thắng Nhì, Thắng Nhứt, Sơn Long.

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1969-70 Photo by David Staszak
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  10. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    Ngày 20 tháng 3 năm 1958, Bộ Nội vụ tiếp ra Nghị định số 76-BNV/HC/NĐ sửa đội nghị định trước đây. Quận Vũng Tàu bao gồm 5 xã: Vũng Tàu, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Sơn Long. Quận lỵ đặt tại xã Vũng Tàu.

    Ngày 1 tháng 2 năm 1960, Nghị định số 114-BNV/NCĐ/NĐ của Bộ Nội vụ đổi tên xã Sơn Long thành xã Long Sơn.

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1969-70 Photo by David Staszak
    Ngày 8 tháng 9 năm 1964, quận Vũng Tàu được cải biến thành thị xã Vũng Tàu trực thuộc trung ương theo Nghị định số 243-BNV/NC của Bộ Nội vụ. Tên cнíɴн thường được biết tới tên gọi Đặc khu Vũng Tàu.

    Ngày 30 tháng 3 năm 1965, Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa ban hành Sắc lệnh số 55/SL-NV chia địa phận thị xã Vũng Tàu thành nhiều khu phố.

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1969-70 Photo by David Staszak
    Sau đó, ngày 13 tháng 4 năm 1965, tên gọi các khu phố được ấn định như sau: Khu phố Vũng Tàu (từ xã Vũng Tàu), khu phố Thắng Nhứt (từ xã Thắng Nhứt), khu phố Thắng Nhì (từ xã Thắng Nhì), khu phố Thắng Tam (từ xã Thắng Tam). Đồng thời, thành lập thêm khu phố Phước Thắng thuộc thị xã Vũng Tàu trên cơ sở sáp nhập xã Khắc Kỷ và một phần đất xã Phước Tỉnh thuộc quận Long Điền. Xã Long Sơn chuyển về quận Long Lễ, tỉnh Phước Tuy.

    Ngày 22 tháng 8 năm 1972, Tổng trưởng Nội Vụ Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa lại ban hành Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NÐ, đổi các danh xưng “khu phố” của thị xã thành phường.

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967
    Ngày 22 tháng 8 năm 1974, các khóm Bình Lợi, Bình Hải và Sao Mai của phường Thắng Nhì được tách ra để lập phường Phước Hải.

    Như vậy, tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng.

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967
    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967
    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967
    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967
    [​IMG]
    Vũng Tàu 1968 Photo by Jeff Lander


    [​IMG]
    Vũng Tàu 1968 Photo by Jeff Lander
    [​IMG]
    Vũng Tàu 1968 Photo by Jeff Lander
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  11. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971


    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  12. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    Những bức ảnh đẹp về gia đình của người Sài Gòn những năm 60-70

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Chợ Vũng Tàu 1970-1971

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967 Photo by Tom Twitty

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967 Photo by Tom Twitty

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967 Photo by Tom Twitty

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967 – Đường Trần Hưng Đạo phía trước chợ Vũng Tàu. Photo by Tom Twitty

    [​IMG]
    Vũng Tàu 1967 Photo by Tom Twitty


    Xe thổ mộ, phương tiện giao thông vang bóng quen thuộc của người Miền Nam xưa

    [​IMG]

    [​IMG]

    Xe ngựa trở thành phương tiện giao thông phổ biến ở Sài Gòn từ thế kỷ 19, khi người Pháp nhập những chiếc xe ngựa bốn bánh có mái che, thường gọi là Malabar để phục vụ nhu cầu đi lại. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  13. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    Những chiếc xe ngựa bốn bánh ở trước Chợ Bến Thành năm 1921. Loại xe này mang kiểu dáng như xe song mã ở châu Âu, thường được dùng để phục vụ viên chức thuộc địa và gia đình, hoặc những người giàu có. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Xe ngựa bên ngoài nhà thờ Đức Bà đầu thế kỷ 20. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Từ kiểu xe ngựa sang trọng của Pháp, người Việt đã tạo ra loại xe ngựa đơn giản hơn với hai bánh, được gọi là xe thổ mộ. Trong ảnh là bến xe thổ mộ bên chợ Bến Thành, khoảng năm 1938-1939. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Xe thổ mộ trên phố Rue Viénot (nay là đường Phan Bội Châu), Sài Gòn năm 1950. Đây là loại phương tiện đi lại bình dân mà hầu hết cư dân của Sài Gòn có thể sử dụng. Ảnh: Life.

    [​IMG]

    “Trạm xăиg” dành cho những chú ngựa ở Sài Gòn năm 1950. Thập niên 1940-1950 là giai đoạn phát triển bùng иổ của xe thổ mộ. Khi đó, khu vực chợ Bến Thành luôn có hàng chục chiếc xe ngựa kiểu này. Ảnh: Carl Mydans.

    [​IMG]

    Bến xe thổ mộ cạnh chợ Bến Thành, Sài Gòn năm 1953. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Xe thổ mộ bên ngoài hội quán Ôn Lăиg, Sài Gòn năm 1954. Có người cho rằng, gọi như vậy là vì chiếc xe nhìn từ xa trông khum khum như… ngôi mộ. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Do móng ngựa bọc bằng sắt, những chiếc xe này tạo ra âm thanh “lọc cọc” đặc trưng khi chạy. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Trên đường Bến Chương Dương, phía xa là cầu Mống, Sài Gòn năm 1959. Ảnh: Getty.

    [​IMG]

    Xe ngựa phía trước ga Sài Gòn cũ, nay là khu vực công viên 23/9, năm 1959. Ảnh: Getty.

    [​IMG]

    Xe thổ mộ trên Công trường Mê Linh, Sài Gòn năm 1965. Cho đến thập niên 1960, xe thổ mộ vẫn được sử dụng ở Sài Gòn, nhưng không còn thịnh hành như trước do sự phố biển của taxi, xe lam, xích lô máy… Ảnh: Bruce Baumler.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  14. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Xe thổ mộ chạy giữa đường phố Sài Gòn cùng các loại xe hơi, 1967. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, xe thổ mộ ngày càng ít đất dụng võ. Ảnh tư liệu.

    [​IMG]

    Ngày nay, hình ảnh những chiếc xe thổ mộ trên đường phố Sài Gòn chỉ còn là dĩ vãng. Mời quý vị cũng xem thêm một vài bức hình về chiếc xe Thổ Mộ huyền thoại một thời.

    [​IMG]
    Đường Lê Văи Duyệt, nay là CMT8.
    [​IMG]
    Xe thổ mộ ở Biên Hòa, thập niên 1920


    <o><o><o><o><o><o><o><o><o><o>

    [​IMG]

    Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975.

    Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.

    Cầu Ba Cẳng tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy (xưa là nhánh kênh Hàng Bàng, quận 6) và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ. Hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văи Thành, còn chân kia ở bến Vạn Tượng. Cầu có từ thời Pháp thuộc nhưng đã bị “xoá sổ” hồi năm 1990 do bị sập.

    [​IMG]
    Cầu Ba Cẳng bắt qua 3 hướng khác nhau. Ảnh: Flickr
    Cầu có tên tiếng Pháp là Pont des 3 arches, xây bởi công ty Brossard et Mopin (công ty này cũng xây chợ Bến Thành năm 1914). Trước đây, cầu có một số tên khác như Khâm Sai – được quan khâm sai người Pháp đứng ra xây dựng hoặc cầu Ba Miệng, cầu Ba Chưng (chân). Nhưng dần chẳng ai nhớ đến cái tên nguyên thủy mà đều gọi theo thói quen, đúng với hình dáng thiết kế của nó là Ba Cẳng.

    Về cây cầu này, nhà văи Trương Đạm Thủy viết: “Ở vùng quận 6, Chợ Lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt, hình dạng rất lạ, có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên cнíɴн thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng”

    Đúng như tên gọi Ba Cẳng, cầu có 3 chân, đồng thời cũng là 3 lối bậc thang đi lên, xây bằng bêtông cốt thép, dành riêng cho người đi bộ. Việc phải thiết kế tới 3 chân theo 3 hướng vì cầu nằm ngay ngã ba rạch. Cầu có một vòm nhịp, tạo khoảng không cho ghe thuyền qua lại, thuận tiện cho cư dân hai bên bờ. Đây cũng là nơi giao thương đường thủy tấp nập của khu Chợ Lớn xưa.

    [​IMG]
    Lối lên cầu Ba Cẳng ngày xưa. Ảnh: Flickr
    Ba Cẳng chưa bao giờ là cầu quan trọng về giao thông ở khu Chợ Lớn, song với người dân ở đây nó thân thuộc tựa góc sân nhà. Đó là lối đi bộ ngắn và tiện lợi để sang chợ Kim Biên (quận 5), đồng thời cũng là nơi bà con chòm xóm rủ nhau lên hóng gió, hàn huyên… Vai trò của nó giống như các cầu đi bộ bắc qua kênh Tàu Hủ ngày nay. Người đi xe đạp muốn sang bên kia rạch thì phải vác xe lên vai rồi cuốc bộ.

    Cầu Ba Cẳng đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn xưa. Gắn với cầu là hỗn danh “dân chơi cầu Ba Cẳng” иổi tiếng trước năm 1975 và lưu truyền đến nay để nhắc về một lớp đàn anh “ngang trời, dọc đất”.

    Nhóm giang hồ xuất thân ở khu vực này do Mã Ban cầm đầu. Anh ta giỏi võ, người gốc Hoa, mồ côi cha từ nhỏ. Nhờ vào sức vóc, võ nghệ mà Mã Ban dẹp các băиg nhóm khác đứng ra bảo kê nhà hàng, quán ăи của người Hoa. Nhờ hành hiệp trượng nghĩa, có danh tiếng, Mã Ban được chủ xí nghiệp người Hoa gả con gái nên cuộc sống càng giàu có.

    Trong các cuộc vui, đàn đúm với bạn bè, Mã Ban tỏ ra rất hào phóng, không tính toán và thường chịu thiệt phần mình. Sự chịu chơi của gã giang hồ cũng được nhà văи Trương Đạm Thủy viết thành truyện.

    [​IMG]
    Kênh Hàng Bàng xưa và nay.
    Ngoài cầu Ba Cẳng, trên kênh Hàng Bàng cũng có nhiều cây cầu khác như Palikao. Cầu này do người Pháp đặt tên bởi hình dáng của nó gợi hình ảnh của cây cầu Bát Lý Kiều ở Trung Quốc. Cầu Palikao bị dẹp và trở thành đường Ngô Nhân Tịnh vào năm 2003.

    Hiện, tại đây nhà cửa đã mọc lên phủ kín bờ rạch, che khuất nhiều dấu vết của cầu xưa. Rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng đã lấp đến 90%, trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văи Khỏe (quận 6), chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây, tới chỗ cầu Ba Cẳng rẽ phải một đoạn ngắn rồi chảy ra kênh Tàu Hủ.

    Mời quý vị cùng xem lại những hình ảnh của Cầu Ba Cẳng – Cầu đi bộ đầu tiên của Saigon:

    [​IMG]
    Người đi xe đạp phải vác xe lên cầu. Saigon 1950
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  15. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Thiết kế độc đáo của Cầu Ba Cẳng. Ảnh chụp vào khoảng thời gian 1920-1929

    [​IMG]
    Cholon 1969 – Đường Trịnh Hoài Đức nhìn từ trên cầu Ba Cẳng

    [​IMG]
    Kinh Kim Biên (Canal Quoi-Duoc) và cầu Ba Cẳng nhìn từ cầu Quới Đước

    [​IMG]
    SAIGON 1965-66 – Cầu Ba Cẳng

    [​IMG]
    Cầu Ba Cẳng, Rạch Bãi Sậy thời Pháp thuộc

    [​IMG]
    Phía xa là cầu Ba Cẳng và tòa nhà của hãng xà bông TRƯƠNG VĂN BỀN trên đường Kim Biên. Bên trái hình là ngã ba Gia Phú-Bến Kim Biên, bên phải là Bến Vạn Tượng.


    <o><o><o><o><o><o><o><o><o><o>

    [​IMG]

    Những hình ảnh đáng nhớ về nét đẹp của người phụ nữ Sài Gòn trước 1975. Phụ nữ Sài Gòn trước 1975 vừa có phong cách hiện đại, trẻ trung, vừa mang vẻ duyên dáng đậm nét truyền thống của những người phụ nữ Việt.

    [​IMG]
    Người phụ nữ Sài Gòn ngồi xích lô trước Tòa Đô cнíɴн, 1955. Ảnh: Raymond Cauchetier

    [​IMG]
    Chân dung người đẹp Sài Gòn, 1955. Ảnh: Raymond Cauchetier

    [​IMG]
    Các cụ bà khấn vái tại lăиg Tả quân Lê Văи Duyệt (lăиg Ông Bà Chiểu), 1955. Ảnh: Raymond Cauchetier

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  16. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Thiếu nữ Sài Gòn duyên dáng trong tà áo dài năm 1961. Ảnh: Life

    [​IMG]
    Cô gái mặc Âu Phục, 1961. Ảnh: Life

    [​IMG]
    Nụ cười của cô gái Sài Gòn, 1961, Ảnh: Life

    [​IMG]
    Nữ sinh Sài Gòn, 1961. Ảnh: Life

    [​IMG]
    Một tiểu thư nhà giàu ở Sài Gòn, 1963. Ảnh: René Burri

    [​IMG]
    Những tà áo dài trên đường phố Sài Gòn, 1963. Ảnh: René Burri

    [​IMG]
    Thiếu nữ Sài Gòn duyên dáng, 1967. Ảnh: Nguyễn Thành Tài

    [​IMG]
    Chân dung cô Thái Anh Đào, thư ký tòa soạn báo Newsweek ở Sài Gòn, 1972. Ảnh: A. Abbas

    [​IMG]
    Những người phụ nữ tại quán cà phê sân thượng khách sạn Continental, 1972. Ảnh: A. Abbas

    [​IMG]
    Ngã ba Phan Bội Châu – Lê Lợi., 1972. Ảnh: A. Abbas


    Tuyển tập những bức ảnh để đời về phụ nữ Sài Gòn trước 1975 (Kỳ 1): Nét đẹp đáng nhớ
    Bộ sưu tập những bức ảnh đẹp về Biên Hòa xưa những năm thập niên 50-70.
    Ly kỳ tên gọi Ngã Tư Hàng Xanh (Sài Gòn) và những hình ảnh đẹp của Ngã Tư trước 1975
    Tuyển tập những bức ảnh hiếm có về Hà Nội những năm đầu thập niên 70 về trước
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21