Ảnh & Clip ✿◕ ‿ ◕✿ Việt Nam Ngày Ấy... ✿◕ ‿ ◕✿

Thảo luận trong 'Box Thơ & Nhạc - Ảnh & Clip' bắt đầu bởi ___duongxua___, 2/10/14.

  1. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Hướng chụp về phố Hàng Khoai. Cả bức ảnh trước và bức ảnh này cho thấy đình Đồng Xuân tồn tại đến những năm 20 của thế kỉ trước.

    (camera)

    Bộ Ảnh Đẹp Về Sài Gòn Xưa, Trước Năm 1975

    [​IMG]
    Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966

    [​IMG]
    Bùng binh chợ Bến Thành

    [​IMG]
    Các bác tài xế xích lô máy

    [​IMG]
    Các em bé Sài Gòn thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến.

    [​IMG]
    Cảng Sài Gòn 1965

    [​IMG]
    Trang phục Cảnh Sát Giao Thông ngày xưa

    [​IMG]
    Chợ Lớn 1965 – góc Đồng Khánh – Phù Đổng Thiên Vương

    [​IMG]
    Chợ trời – nơi buôn bán những hàng hóa cũ

    [​IMG]

    City Hall – Tòa Đô Chánh 1968

     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/20
  2. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Công Trường Lam Sơn

    [​IMG]
    Đường Đinh Tiên Hoàng, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình

    [​IMG]

    Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đường Trường Sơn

    [​IMG]
    Đường Nguyễn Văn Thinh 1967, nay là Mạc Thị Bưởi.

    [​IMG]
    Đường Phan Châu Trinh, phía bên trái chợ Bến Thành

    [​IMG]

    Góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ


    [​IMG]
    Góc đường Tự Do – Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi – Đông Du) – 1974

    [​IMG]
    Góc Hai Bà Trưng – Hiền Vương (Võ Thị Sáu) – 1968

    [​IMG]
    Góc Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão

    [​IMG]
    Kênh Nhiêu Lộc – trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là ĐH Vạn Hạnh



    Hà Nội Xưa và nay – Phố Tràng Tiền (1)
    Hà Nội Xưa – Phố Tràng Tiền (2)
    Ảnh đẹp mới công bố về Sài Gòn thập niên 1960 (1)
    40 hình ảnh tuyệt đẹp về Đông Dương thập niên 1930 nhìn từ máy bay
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/20
  3. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Kiến trúc bên hông chợ Bình Tây
    [​IMG]
    Món ăn “chơi” thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía
    [​IMG]
    Một bãi giữ xe chật kín chỗ tại khu vực trung tâm thành phố
    [​IMG]
    Mưa Sài Gòn trên đường Tư do (Đồng Khởi) nhìn từ góc khách sạn Continental ngày nay
    [​IMG]
    Ngã 7 Lý Thái Tổ
    [​IMG]
    Ngã tư Hồng Thập Tự (1966 – 1972) – Pasteur
    [​IMG]
    Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm, nay là Trần Đình Xu
    [​IMG]
    Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam
    [​IMG]
    Nhà hàng nổi tiếng Maxim, đường Tự Do
    [​IMG]
    Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/20
  4. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Phương tiện đi lại thịnh hành là xe vespa

    [​IMG]
    Quán bar khá nổi thời SG xưa_ Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng

    [​IMG]
    Quang cảnh SG nhìn từ khách sạn Metropole

    [​IMG]
    Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 1967-1968

    [​IMG]
    Rạp chiếu phim Rex

    [​IMG]
    Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương

    [​IMG]
    Sài Gòn đã lên đèn

    [​IMG]
    Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp

    [​IMG]
    Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa

    [​IMG]
    Sài Gòn về đêm
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/20
  5. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Tòa nhà Quốc Tế, đường Nguyễn Huệ 1969

    [​IMG]
    Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH

    [​IMG]
    Xe lam chạy lên Chợ Lớn

    [​IMG]
    Xe lam Sài Gòn xưa

    [​IMG]
    Xe Velo Solex được sử dụng rộng rãi

    [​IMG]
    Xe xích lô có mặt khắp nơi

    [​IMG]

    [​IMG]
    Nữ sinh Sài Gòn với chiếc Velo Solex bên phải
    và chiếc Mobylette bên trái

    [​IMG]
    Solex trên đường phố Sài Gòn

    [​IMG]
    Ngay từ năm 1956, VeloSoleX đã được phụ nữ sử dụng.


    Hà Nội Xưa – Phố Hàng Buồm
    Hà Nội Xưa – Phố Hàng Bạc
    Hà Nội Xưa – Phố Hàng Đường
    PHỐ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC, KHÔNG MANG TÊN SẢN VẬT
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/20
  6. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh
    Phần 1:
    Đường Công Lý


    [​IMG]

    Đường Công Lý là một trong những con đường quan trọng nhất của Sài Gòn trước và sau năm 1975, vì là con đường trục xuyên Sài Gòn dẫn từ trung tâm thành đô ra sân bay Tân Sơn Nhứt.

    Từ thời Pháp, con đường này mang tên Mac Mahon (tên của một tổng thống Pháp sống vào thế kỷ 19). Sau năm 1955, đường này đổi tên thành Công Lý, vì con đường dẫn từ Lăng Cha Cả về thẳng đến tòa án.

    Sau năm 1963, nền đệ nhị Cộng Hòa, một đoạn của đường Công Lý, từ cầu Công Lý đến Lăng Cha Cả đổi thành tên Đại Lộ Cách Mạng 1-11 (kỷ niệm ngày đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm).

    Sau năm 1975, đường Công Lý đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa, còn đoạn đường Cách Mạng 1-11 đổi tên thành đường Nguyễn Văn Trỗi. Cây cầu tên Cầu Công Lý nối giữa 2 đường này theo đó cũng bị đổi tên thành cầu Nguyễn Văn Trỗi. Tuy nhiên người dân không ai gọi theo tên mới này mà vẫn luôn gọi là cầu Công Lý. Vì vậy thời gian gần đây, cây cầu này đã được trở về tên cũ là cầu Công Lý.

    [​IMG]

    Cây cầu được mang trở lại tên cũ Công Lý

    Sau năm 1975, đoạn đường từ cầu Công Lý được mang tên Nguyễn Văn Trỗi là do sự kiện Nguyễn Văn Trỗi gài mi`n ở cầu Công Lý năm 1964 để a’m sa’t Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara nhưng bất thành.

    Những địa điểm đăc biệt trên con đường này là Dinh Độc Lập, Dinh Hoa Lan, Phủ Phó Tổng Thống, Chùa Vĩnh Nghiêm, trường tư thục Quốc Anh,Thương xá Crystal Palace-Tam Đa, dinh Gia Long…

    Dưới đây là những hình ảnh về đường Công Lý ngày xưa và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay, được chụp cùng 1 vị trí, 1 góc ảnh, để so sánh sự thay đổi của con đường này sau hơn nửa thế kỷ. Bài và ảnh do nhacxua.vn thực hiện.

    [​IMG]


    Góc ngã tư Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu trước 1975 (nay là ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Trần Quốc Toản) với các ngôi nhà của Viện Pasteur Saigon. Hình của Mike Huddleston chụp năm 1970 và hình của Đông Kha chụp năm 2019.

    [​IMG]

    Phía trước là ngã tư Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Trần Quốc Toản), bên phải là Viện Pasteur. Hình của Eckhard Clausen chụp năm 1969 và hình của Đông Kha chụp năm 2019.

    [​IMG]

    Ngã tư Công Lý – Hiền Vương (nay là ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Thị Sáu). Hình chụp năm 1967 và 2019.


    [​IMG]

    Góc dưới bên phải là ngã ba Công Lý – Tú Xương (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Tú Xương), đi thêm một chút là tới ngã tư Công Lý – Phan Thanh Giản (Nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ.

    Tòa nhà mái ngói bên trái ngày nay là CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TP.HCM (VIETNAMTOURISM HCMC JSC), địa chỉ: 234 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P6, Q3.

    Hình của Daniel P. Cotts chụp khoảng 1966-1968, và hình 2019 của Đông Kha.

    [​IMG]

    Trường Regina Mundi, còn gọi là Couvent des Oiseaux, góc Công Lý – Phan Thanh Giản (Nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ).

    [​IMG]

    Ngã tư Công Lý – Phan Thanh Giản, nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ

    [​IMG]

    Ngã tư Công Lý – Phan Đình Phùng , nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Đình Chiểu. Cây cột điện ở góc ngã tư và hàng rào vẫn còn. Hình của James Honl chụp năm 1968-1969 và của Đông Kha năm 2019.

    [​IMG]

    Đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) khúc giao với Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Đoạn này là đường 1 chiều từ trước 1975 cho đến nay. Bên trái là tòa nhà Lê Bảo Minh ngày nay. Bên phải là hướng ra Trần Quý Cáp, Hồng Thập Tự. Hình chụp năm 1967 và 2019.


    Ảnh hiếm về cuộc sống của người Việt Nam xưa - Hình ảnh Việt Nam xưa & nay
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  7. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Đường Phan Đình Phùng gần ngã tư Phan Đình Phùng – Công Lý (nay là Nguyễn Đình Chiểu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Khu vực bên trái ngày nay là siêu thị Coopmart Nguyễn Đình Chiểu. Hình của Meredith, Van Oosten chụp năm 1968-1968 và của Đông Kha chụp năm 2019.

    [​IMG]

    Khách sạn Duc Hotel (trước năm 1975 cho Mỹ thuê), nay là Victory Hotel ở góc đường Công Lý – Trần Quý Cáp, nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần.

    [​IMG]

    Ngã tư Công Lý – Trần Quý Cáp (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần), bên phải là trường Jean-Jacques Rousseau (nay là trường THPT Lê Quý Đôn). Hình chụp năm 1967 của Aaon và hình năm 2019 của Đông Kha.

    [​IMG]

    Ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý (nay là Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Bên trái là Dinh Độc Lập, bên phải là trường Lê Quý Đôn. Hình năm 1969 của johnrellis’ photostream và hình 2019 của Đông Kha.

    [​IMG]

    Góc Công Lý – Hồng Thập Tự (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thị Minh Khai). Tòa nhà trong ảnh là trường Lê Quý Đôn. Phía bên trái là tường rào Dinh Độc Lập. Hình của Lee Baker.

    [​IMG]

    Đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) khúc giao với Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Đoạn kẽm gai là tường rào Dinh Độc Lập, vì sự kiện Mậu Thân năm 1968 nên thép gai giăng khắp thành đô.

    [​IMG]

    Dinh Độc Lập đường Công Lý.

    [​IMG]

    Dinh Độc Lập lúc đang xây dựng năm 1963 và hiện nay

    [​IMG]

    Tòa án năm 1964 ở đường Công Lý và năm 2019 ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

    [​IMG]

    Đường Công Lý, bên phải là Thư viện Quốc Gia, bên trái là dinh Gia Long.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  8. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Đường Công Lý, đoạn gần đến Lê Thành Tôn, năm 1967 và 2019

    [​IMG]

    Dinh Thống đốc Nam kỳ (dinh Phó soái), khởi công xây dựng 1885, hoàn tất 1890 trên đường De La Grandière (Sau này là đường Gia Long, sau 1975 là đường Lý Tự Trọng). Sau này thường gọi là dinh Gia Long. Đoạn ngã từ đường Gia Long – Công Lý (nay là Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

    [​IMG]

    Dinh Gia Long, góc Gia Long – Công Lý.(nay là góc Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

    [​IMG]

    Góc Lê Thánh Tôn – Công Lý xưa và nay.

    [​IMG]

    Chùa Ấn Giáo trên đường Công Lý (gần góc Công Lý – Lê Lợi), nay là đền Subramaniam Swamy ở địa chỉ 98 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – P. Bến Nghé.

    [​IMG]

    Ngã tư Lê Lợi – Công Lý năm 1967. Bên phải hình là nhà hàng Kim Sơn góc Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực. Ngày nay ở đây là một đại công trình.


    Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh
    Phần 2: Đường Tự Do (Đồng Khởi)

    [​IMG]

    Hơn 1 năm sau khi thực hiện phần 1 (đường Công Lý – NKKN với những góc ảnh của xưa và nay được chụp cùng một vị trí), nay xin giới thiệu với các bạn phần 2 với những hình ảnh của con đường mang tên Tự Do năm xưa (nay là đường Đồng Khởi).

    Con đường này dài chưa tới 1km nhưng có nhiều cửa hàng, khách sạn sang trọng, sầm uất bậc nhất Sài Gòn suốt 3 thế kỷ qua, là con đường có nhiều cây xanh, có những công trình kiến trúc trên 100 năm là Nhà Thờ, Bưu Điện, Opera House và Continental Palace, có khách sạn Caravelle nổi tiếng, có thương xá Eden với Eden Passage được nhiều người nhớ tới, có công viên Chi Lăng được ví như một vườn treo đầy cây xanh ở giữ khu vực đắc địa nhất.

    Đầu đường là con sông Sài Gòn, Bến Bạch Đằng với Majestic Hotel, và kết thúc là Vương Cung Thánh Đường (Nhà Thờ), là công trình kiến trúc độc đáo. Đường Tự Do còn có phòng trà Tự Do với những tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng, có phòng trà Maxim’s vang bóng một thời, có hàng loạt những nhà hàng sang trọng từng đón bước chân biết bao nhiêu cặp đôi tài tử giai nhân một thời của Sài Gòn phồn hoa…

    Sau đây là những hình ảnh xưa và nay được đăng theo thứ tự từ đầu đường (đoạn bến sông) cho đến Vương Cung Thánh Đường. Hình ảnh xưa trước 1975 được sưu tầm từ trang của anh Mạnh Hải trên flickr, hình ảnh ngày nay được nhacxua.vn thực hiện năm 2020:

    [​IMG]

    Ở đầu đường (giáp với bờ sông Sài Gòn) là khách sạn Majestic danh tiếng. Từ khách sạn này có thể nhìn bao quát xuống toàn bến sông Bạch Đằng. Đây là ngã 3 đường Catinat – Quai le Myre de Vilers (tên thời Pháp), hoặc Tự Do – Bạch Đằng (tên trước năm 1975), đến nay trở thành Đồng Khời – Tôn Đức Thắng

    [​IMG]

    Khách sạn Majestic được xây dựng cuối thập niên 1920 với 3 tầng lầu, chủ đầu tư một thương gia Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất xứ Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ là Hui Bon Hoa (tức Chú Hỏa – Hứa Bổn Hỏa). Năm 1965, khách sạn được cải tạo, nâng cấp theo bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và được nâng thêm 2 tầng nữa. Năm 1994, khách sạn được sửa chữa lại, mang kiến trúc Châu Âu thời Phục hưng. Năm 2003, tiếp tục được nâng cấp và thêm 3 tầng lầu nữa thành 8 tầng, mở rộng thêm về đường Tôn Đức Thắng như ngày nay. Đến năm 2007, khách sạn này được Tổng cục Du lịch công nhận đạt chuẩn 5 sao, là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt tự đầu tư, quản lý, điều hành.

    [​IMG]

    Ở đằng sau và nối liền với khách sạn Majestic, là vũ trường, phòng trà nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng thi Thơ mang tên Maxim’s. Có một thời gian các hàng quán phải có tên tiếng Việt, nên Maxim’s mang tên là Mỹ Tâm. Phòng trà Maxim’s không chỉ có ca nhạc mà còn có ăn uống dành cho giới thượng lưu, sang trọng. Dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, phòng trà này có những màn nhạc kịch có chất lượng nghệ thuật cao.

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  9. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Ở bên kia đường, ngay góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế (tên thời Pháp là Catinat – Vannier) có 1 tòa nhà nổi tiếng là Saigon Palace Hotel, nay là Grand Hotel.

    [​IMG]

    Từ năm 1958, chính quyền có chính sách là các cửa hiệu phải có tên tiếng Việt, nên Saigon Palace Hotel được mang tên Saigon Đại Lữ Quán, tồn tại đến năm 1975. Sau năm 1975, đường Tự Do đổi tên thành đường Đồng Khởi, và nơi này cũng đổi tên thành khách sạn Đồng Khởi. Từ năm 1995 đến nay, khách sạn lấy lại tên nguyên thủy hồi thập niên 1930 là Grand Hotel Saigon.

    [​IMG]

    Một góc nhìn khác của Grand Hotel xưa và nay. Trước 1975, tầng trệt của tòa nhà này có hiệu may nổi tiếng Coya

    [​IMG]

    Đường Tự Do (Đồng Khởi) đoạn giữa Hồ Huấn Nghiệp và Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi), dãy nhà vẫn còn cho đến nay, nhưng không đẹp như xưa.

    [​IMG]

    Căn nhà có tầng trệt là quán cafe Imperial ở góc ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi). Cho đến nay kiến trúc của tòa nhà vẫn cơ bản được giữ nguyên sau hơn nửa thể kỷ.

    [​IMG]

    Cũng ngay tại ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh này còn có khách sạn Astor (xưa), nay là khách sạn Hương Sen. Hình ảnh được chụp từ đường Tự Do (Đồng Khởi) nhìn vô Nguyễn Văn Thinh (Mạc Thị Bưởi). Cuối đường là đâm ra Hai Bà Trưng

    [​IMG]

    Góc ảnh khác của khách sạn Astor (Hương Sen), nhìn thì Nguyễn Văn Thinh ra phía Tự Do, nơi có quán cà phê Imperial

    [​IMG]

    Đối diện bên kia đường của khách sạn Astor là tiệm thực phẩm Thái Thạch, nay là trụ sở Satra

    [​IMG]

    Từ đường Tự Do nhìn vô Nguyễn Văn Thinh

    [​IMG]

    Ngã 3 Tự Do – Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi – Đông Du), là nơi tọa lạc của phòng trà ca nhạc – vũ trường Tự Do danh tiếng.






    Những bức ảnh đen trắng đẹp khó cưỡng về đường phố Sài Gòn 1970
    Những hình ảnh hiếm có về Sài Gòn năm 1901
    Chùm ảnh Một góc nhìn khác về Sài Gòn năm 1966 trong ảnh của R. Mahoney
    Việt Nam năm 1948 trong loạt ảnh của tạp chí Life
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  10. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Phòng trà Tự Do nằm ở số 80 đường Tự Do của ông Ngô Văn Cường sở hữu. Nơi đây từng vang lên tiếng hát của hầu hết những ca sĩ một thời lừng lẫy, đặc biệt là Bích Chiêu, Khánh Ly, Lệ Thu… Hiện nay, mặt tiền căn nhà này là quán cafe Trung Nguyên

    [​IMG]

    Một tấm ảnh khác được chụp từ ngã 3 đường Tự Do – Thái Lập Thành (Đồng Khởi – Đông Du) nhìn ngược về phía đầu đường Tự Do

    [​IMG]

    Ngay chính diện của ngã 3 Tự Do – Thái Lập Thành là tọa lạc của nhà hàng Kim Cương

    [​IMG]

    Sau khi nhà hàng Kim Cương dẹp tiệm thì vị trí này thuộc về khách sạn Tự Do, ngày nay trở thành khách sạn Bông Sen. Nhìn qua bên tay phải hình là tiệm Brodard danh tiếng nằm ở góc đường Tự Do – Nguyễn Thiếp (nay là Đồng Khởi – Nguyễn Thiệp)

    [​IMG]

    Đứng từ ngã 3 Tự Do – Thái Lập Thành (Đồng Khởi – Đông Du) nhìn về phía Nguyễn Thiếp

    [​IMG]

    Tiệm Brodard danh tiếng ở góc đường Tự Do – Nguyễn Thiếp, nay vẫn còn

    [​IMG]

    Từ ngã 3 đường nhìn vô đường Nguyễn Thiếp, phía bên kia là đại lộ Nguyễn Huệ. Sau 1975, không rõ lý do vì sao đường này được đổi tên thành Nguyễn Thiệp. Con đường này rất ngắn, có thể thấy dãy nhà bên tay phải vẫn còn. Dãy nhà này vốn là 1 khối nối liền với chung cư Catinat xưa kia.

    [​IMG]

    Dãy nhà đó nằm trên đường Tự Do đoạn giữa Nguyễn Thiếp và Lê Lợi, nơi có cinema Catinat, phòng trà Đêm Màu Hồng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (thông qua phía đường Nguyễn Huệ). Dãy nhà này nối liền khối với Phòng Thông Tin Đô Thành.

    [​IMG]

    Đứng ở ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiếp nhìn về phía Lê Lợi, công trường Lam Sơn, Hạ Nghị Viện (Nhà Hát), Continental Palace…

    [​IMG]

    Vỉa hè đường Tự Do nổi tiếng, là mặt tiền của chung cư Catinat

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  11. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Hình ảnh được chụp cùng 1 vị trí của Opera House, là Nhà hát lớn đầu tiên ở Sài Gòn, một thời từng là Tòa nhà quốc hội, sau đó là trụ sở Hạ Nghị Viện.

    [​IMG]

    Mặt tiền của Opera House xưa và nay

    [​IMG]

    Continental Palace là khách sạn hạng sang đầu tiên của toàn cõi Nam Kỳ. Phía bên tay phải là Carravelle Hotel

    [​IMG]

    Khách sạn hạng sang này đã tồn tại hơn 100 năm

    [​IMG]

    Continental Palace và Opera House luôn hiện hiện trong những bộ hình đẹp nhất của Sài Gòn hơn 100 năm qua

    [​IMG]

    Continental Palace được chụp từ đầu đại lộ Lê Lợi

    [​IMG]

    Bên trái hình là Eden, nay trở thành Union Square

    [​IMG]

    Continental Palace được xây dựng ở góc đường đắt giá nhất của Sài Gòn xưa và nay: Tự Do – Lê Lợi

    [​IMG]

    Đoạn đường Tự Do ở giữa Lê Thánh Tôn và Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) có một công viên nổi tiếng từ thời Pháp là công viên Chi Lăng, là mảng xanh rộng lớn ngay giữa quận 1 sầm uất. Ngày nay, công viên chỉ còn là một vạt cây xanh nằm cạnh một cao ốc.

    [​IMG]

    Vỉa hè của công viên Chi Lăng xưa và nay. Phía trước, bên tay trái là khách sạn Atlas (nay là Paskson), bên tay phải là quán cafe nổi tiếng La Pagoda (nay trở thành 1 phần của Union Square)

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  12. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]

    Góc đường Tự Do – Gia Long (nay thành Đồng Khởi – Lý Tự Trọng)

    [​IMG]

    Ngay ngã tư Tự Do – Gia Long có tòa nhà đã có từ năm 1926

    [​IMG]

    Kết thúc đường Tự Do (Đồng Khởi) là Vương Cung Thánh Đường, một trong những biểu tượng của Sài Gòn


    Saigon xưa và nay – Những góc ảnh được chụp cùng vị trí (Phần 3)

    [​IMG]
    Sau khi thực 2 phần của loạt ảnh Sài Gòn xưa và nay, so sánh hình ảnh được chụp tại cùng một góc ảnh và nhận được nhiều đánh giá tích cực. Trong phần 3 này, xin gởi đến các bạn các hình ảnh được thực hiện bởi tác giả Trung Ngo đăng trên group Saïgon Chợ Lớn Then & Now. Phần thuyết minh hình ảnh được viết bởi Đông Kha.

    [​IMG]

    Góc ngã 3 huyền thoại được chụp năm 1965. Thời Pháp, đây là Ngã 3 Catinat – Carabelli. Đến năm 1955, tên đường đổi thành Tự Do – Nguyễn Thiếp. Sau năm 1975 đến nay, ngã 3 này đổi thành Đồng Khởi – Nguyễn Thiệp.

    Nhà hàng Brodard bên trái được mở từ năm 1948, là nhà hàng, kem, bánh ngọt theo phong cách của người Pháp.

    Khoảng năm 2012, nhà hàng Brodard bị đóng cửa, vị trí này được Sony thuê lại làm cửa hàng trưng bày sản phẩm, sau đó đổi lại thành nhà hàng Brodard – Gloria Jean’s Coffees. Tuy nhiên thương hiệu cafe này cũng rời khỏi vị trí này chỉ sau một thời gian ngắn do chi phí thuê quá đắt đỏ.

    [​IMG]

    Hình này chụp năm 2019 tại cùng một vị trí, khi thương hiệu Brodard đã quay trở lại góc ngã 3 huyền thoại này. Được biết sau năm 1975, vị trí tòa nhà này cùng thương hiệu Brodard đều thuộc về công ty Bông Sen. Hiện nay công ty này trở lại khai thác thương hiệu nhà hàng cafe Brodard, một cái tên nổi tiếng của Sài Gòn xưa.

    Bên phải của hình là dãy nhà trên đường Nguyễn Thiệp vẫn còn giữ nguyên những kiến trúc cũ.

    _____

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hình chụp so sánh 2 góc ảnh tại ngã tư Tự Do – Gia Long năm 1966 và Đồng Khởi – Lý Tự Trọng năm 2020.

    Đây là một tòa nhà ở vị trí vàng của trung tâm thành phố. Thời Pháp, ngã từ đường này là giao lộ của đường Catinat và Gouverneur. Sau đó con đường Gouverneur đổi tên thành De La Grandlière.

    Đến năm 1955, đường Catinat đổi tên thành Tự Do, đường De La Grandlière đổi tên thành Gia Long. Sau năm 1975 đến nay, góc ngã tư này lại đổi tên thành Đồng Khởi – Lý Tự Trọng.

    Tòa nhà trong hình này được xây năm 1926, hoàn thành năm 1927, thuộc sở hữu của Công ty Bất động sản Đông Dương SUFIC.

    Đây là một tòa nhà 5 tầng, được đào móng sâu để xây dựng. Trong quá trình đó, người ta đã khám phá ra một dấu tích của tường thành cũ, là phần còn lại của cổng thành Gia Định đã được xây từ năm 1790.

    Khi được xây xong, tòa nhà này nhắm tới những khách hàng cao cấp. Trong thập niên 1930, tòa nhà này cho thuê làm văn phòng của các đồn điền cao su, văn phòng du lịch. Trong đó góc đẹp nhất ở tầng trệt thì cho các nhà hàng, cà phê thuê lại.

    Tuy nhiên, vị khách nổi tiếng nhất của tòa nhà này chính là lãnh sự quán Hoa Kỳ, khi họ thuê tại đây vào đầu những năm 1930. Cho đến năm 1941, sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, tất cả các nhà ngoại giao Mỹ bị trục xuất khỏi Đông Dương. Khi người Mỹ quay trở lại đây vào năm 1945, lãnh sự quán Hoa Kỳ đã đặt trụ sở tại tòa nhà số 4 Guynemer, sau đó thành đường Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu.

    Ngay bên cạnh tòa nhà này là chung cư Pittman tại số 22 Gia Long, là một vị trí nổi tiếng của Sài Gòn thời điểm tháng 4 năm 1975. Có lẽ là khi đặt lãnh sự quán tại đây vào thập niên 1930, người Mỹ cũng mua lại nhà Pittman ngay bên cạnh. Thập niên 1960, đây là nơi ở của các nhân viên CIA. Đến tháng 4 năm 1975, trên nóc tòa nhà số 22 Gia Long này được gọi là “nóc nhà di tản” với những tấm hình nổi tiếng được chụp lại.

    Sau năm 1975, tòa nhà này cho các đơn vị kinh doanh hàng quán thuê lại cho đến nay.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Góc ảnh chụp cùng một vị trí tại giao lộ Trình Minh Thế – Tôn Đản năm 1966, nay trở thành Nguyễn Tất Thành – Tôn Đản (hình chụp năm 2017).
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  13. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    Nhà mái ngói ở góc trái và phải của hình vẫn còn. Góc đường quẹo về tay trái là đường Tôn Đản. Quẹo về tay phải là về cầu Khánh Hội.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hình chụp cùng 1 góc ảnh ở tỉnh Gia Định xưa. Góc đường Chi Lăng – Lê Văn Duyệt năm 1966, nay trở thành Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng (hình chụp năm 2019). Góc phải là Lăng tả quân Lê Văn Duyệt. Tới 1 chút là chợ Bà Chiểu.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Hình chụp cùng 1 vị trí tại ngã tư Đồng Khánh – Lương Nhữ Hộc thập niên 1960, nay đổi thành Trần Hưng Đạo (nối dài) với Lương Nhữ Hộc chụp năm 2020. Cửa sổ của nhà bên góc phải vẫn còn như cũ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/20
  14. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    Những hình ảnh hiếm có về Trường Nữ Trung học Gia Long – Gái Gia Long xưa đẹp mê lòng người

    [​IMG]

    “Gia Long tôi, chẳng phai nét cổ kính
    Dãy tường cao phủ kín mảnh vườn chơi…”

    Những vần thơ duyên dáng mà Đào Bạch Cúc viết về trường nữ sinh Gia Long (nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM) đã đi vào lòng bao lớp người Sài Gòn.

    [​IMG]
    Saigon 1965 – Trường Nữ Trung học Gia Long – Photo by Thomas W. Johnson
    Trường nữ sinh Gia Long khánh thành ngày 19/10/1915. Ngay khóa học đầu tiên với 42 nữ sinh và giáo sư giảng dạy là người Pháp, trường đã chọn đồng phục mang màu tím. Ngay từ thời khắc đó, nơi này đã mang sứ mệnh làm biểu tượng cho sự trang nhã, thanh tú của nữ sinh Sài Gòn. 60 năm mang cái tên Gia Long, dù đã đổi màu học phục từ năm 1953, người ta vẫn quen gọi đó là ngôi trường Nữ sinh áo tím.

    [​IMG]
    SAIGON 1920-1929. Ban đầu trường có tên là Trường nữ sinh bản xứ, sau này là Nữ trung học Gia Long. Ảnh được phục chế màu bởi Thời Xưa
    [​IMG]
    SAIGON 1920-1939 – Trường trung học nữ sinh bản xứ, sau này là Nữ trung học Gia Long. Ảnh được phục chế màu bởi Thời Xưa.
    Theo dấu thời gian, nhiều thế hệ học sinh của ngôi trường Gia Long giờ đã sải cánh bay khắp tứ phương, nhưng có lẽ ký ức xưa cũ thì không bao giờ phat nhạt. Mỗi người ở mỗi phương trời, có cuộc sống và công việc riêng nhưng họ luôn mong mỏi hằng năm gặp lại thầy cô và bạn cũ để ôn lại kỷ niệm một thời với ngôi trường.

    Dưới đây là những bức ảnh được Thời Xưa sưu tầm và biên soạn, trong đó có những tấm hình quý được chụp cách đây 100 năm được ban biên tập dựng màu để quý khách có thể cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của bức ảnh.

    [​IMG]
    Saigon 1920-1929 – Sân trường Gia Long
    [​IMG]
    Trường Gia Long. Trong hình có chiếc xe bò chở nước, có lẽ đi tưới đường cho khỏi bụi.
    [​IMG]
    Saigon 1920-1929. Trường trung học Nữ sinh bản xứ (TRƯỜNG GIA LONG)
    [​IMG]
    Saigon 1920 – 1929. Sân trường Gia Long. Bên phải là dãy nhà cнíɴн.
    [​IMG]
    Saigon 1920 – 1929. Giờ tập thể dục tại trường Gia Long
    [​IMG]
    Thi Văи chương Phụ nữ. 22-2-1960
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  15. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Giờ ra chơi tại trường Nữ Trung Học Gia Long tại Saigon
    [​IMG]
    Một lớp học tại trường Nữ trung học Gia Long ở Saigon: cả cô giáo và học sinh đều mặc bộ áo dài trắng, đồng phục của rất nhiều lớp học tại Nam Việt Nam
    [​IMG]
    Saigon 1920 – Toàn cảnh một lớp học
    [​IMG]
    Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Lớp học thêu
    [​IMG]
    Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Lớp học nấu ăи
    [​IMG]
    Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Học sinh đang được hướng dẫn ủi đồ.
    [​IMG]
    SAIGON 1920-1929. Phòng ngủ khu nội trú trường Gia Long – Như một khách sạn năm sao thời đó.
    [​IMG]
    Bầu c.ử Hạ Nghị Viện năm 1971 tại trường Gia Long
    [​IMG]
    Saigon 1967- Trường Gia Long
    [​IMG]
    Saigon 1968 – Trường Gia Long nhìn từ ngã tư Bà Huyện Thanh Quan – Ngô Thời Nhiệm.

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  16. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Hai cô giáo bên trong sân trường Gia Long

    [​IMG]
    Saigon 1960s – Trường Gia Long


    [​IMG]
    Khuôn viên trường

    <o><o><o><o><o><o><o><o><o><o><o><o><o>

    Tuyển tập những bức ảnh màu lột tả được nét đẹp hiếm có của Saigon 1938

    [​IMG]

    Saigon cách đây gần 100 năm đã sở hữu những nét đẹp sơ khai hiếm có được rất nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài lưu giữ lại qua từng tấm ảnh đen trắng.

    Dưới đây là những bức ảnh được Thời Xưa chọn lọc và phục chế màu cho thêm phần sống động để quý độc giả có thể thưởng thức được một nét đẹp đúng nghĩa Saigon xưa.

    Mời quý vị cùng thưởng thức và chân thành cảm ơn Manh Hai Flickr đã sưu tầm những bức hình đen trắng quý giá này.

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Nhà thờ Đức Bà được xây dựng vào những năm 1880
    [​IMG]
    Saigon 1938 – Một góc chụp khác của Nhà Thờ Đức Bà
    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Trụ sở hãng xăиg dầu
    [​IMG]
    Dinh tư lệnh Hải quân Pháp tại số 5 Bến Bạch Đằng. Nay đã đập bỏ để xây Bảo tàng Tôn Đức Thắng
    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Công xưởng Hải quân Pháp
    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Dinh Thống đốc Nam Kỳ
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  17. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Tòa án Đông Dương
    [​IMG]
    Cổng vào Tòa Án.
    [​IMG]
    Bên trong khuôn viên Tòa Án
    [​IMG]
    Cổng vào Tòa Án.
    [​IMG]
    Bên trong khuôn viên Tòa Án

    [​IMG]
    Ngã ba Tự Do-Nguyễn Thiệp (tên trước 1975)
    [​IMG]
    Sông Saigon nhìn từ KS MAJESTIC.
    [​IMG]
    Sông Saigon nhìn từ KS MAJESTIC về hướng còn lại.
    [​IMG]
    Một phần sông Saigon
    [​IMG]
    Tháp của khách sạn Saigon-Palace góc Tự Do-Ngô Đức Kế. Ảnh chụp từ khách sạn MAJESTIC.

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  18. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Toàn cảnh Sông Saigon – Bến Bạch Đằng

    [​IMG]
    Dinh Toàn quyền tại Saigon – Dinh Norodom, sau này thời TT Ngô Đình Điệm là Dinh Độc Lập

    [​IMG]
    Khuôn viên trong Dinh.

    [​IMG]
    Dinh Toàn Quyền

    [​IMG]
    Chi nhánh Ngân Hàng Đông Dương tại Saigon. Nay là trụ sở Ngân hàng nhà nước Việt Nam

    [​IMG]
    Hoạt động bên trong Ngân Hàng

    [​IMG]
    Chợ Bến Thanh – Saigon 1938

    [​IMG]
    SAIGON 1938 -Tiểu thương bên trong Chợ Bến Thành

    [​IMG]
    Nhộn nhịp cảnh mua bán, hình ảnh những người mẹ, người bà dùng khăи vấn để buộc tóc giờ không còn nữa.

    [​IMG]
    SAIGON 1938 – Chợ Bến Thành
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  19. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Tiệm trầu cau bên trong chợ

    [​IMG]
    Không có khách thì cùng gọt hoa quả ăи

    [​IMG]
    Gãi đầu, nãy giờ mình bán có hụt tiền của vợ không nhỉ?

    [​IMG]
    Tiệm bán rau

    [​IMG]
    Bên cạnh tiệm bán củ, quả.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Đừng nhầm đây là khu đá gà nhé, chỉ là một người đàn ông đến mua gà cùng một nhóm tiêu thương đến buôn chuyện với chủ tiệm bán gà mà thôi.

    [​IMG]
    Xích lô kéo là phương tiện di chuyển chủ yếu trên quảng đường ngắn bên trong Saigon

    [​IMG]
    Khăи vấn búi tóc ngày xưa của các mẹ các bà nay không còn thấy nữa.

    [​IMG]
    Tiệm nước giải khát bên ngoài chợ Bến Thành

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21
  20. ___duongxua___

    ___duongxua___ Thần Tài

    [​IMG]
    Cách bào đá thô sơ ngày xưa của anh chủ tiệm. Trên gian hàng bày đầy đủ các loại nước ngọt

    [​IMG]
    Một tiệm nước giải khát khác.

    [​IMG]
    Có vẻ như thằng bé đang cố giải thích với chủ tiệm nước giải khát rằng mình còn nhiều răиg lắm nên không dễ gì sún răиg khi uống nước đá.

    [​IMG]
    Tiểu thương bán bên ngoài Chợ Bến Thành

    [​IMG]
    Nụ cười “tỏa nắng” của chủ gánh hàng trầu cau. Ngày nay không còn mấy ai giữ nét đẹp văи hóa trầu cau như xưa.

    [​IMG]
    Gánh hàng ăи bên ngoài chợ Bến Thành

    [​IMG]
    Cách làm Sạp mái lá rất đơn giản.

    [​IMG]
    Nắng chiều nào thì che chiều đó, nắng lên cao thì chồng lên nhau

    [​IMG]
    Những đứa trẻ bên trong chợ Bến Thành nở nụ cười hồn nhiên khi được chụp ảnh.

    [​IMG]
    Quang cảnh bên ngoài chợ Bến Thành. Xe xích lô kéo, xe ngựa tấp nập.

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/21