Trích Bài Thơ Tình Lãng Mạng của Thi Sĩ Xuân Diệu Xuân Diệu Biển Anh không xứng là biển xanh Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng Bờ cát dài phẳng lặng Soi ánh nắng pha lê... Bờ đẹp đẽ cát vàng Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng Suốt ngàn năm bên sóng... Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi, hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt... Cũng có khi ào ạt Như nghiến nát bờ em Là lúc triều yêu mến Ngập bến của ngày đêm Anh không xứng là biển xanh Nhưng cũng xin làm bể biếc Để hát mãi bên gành Một tình chung không hết, Để những khi bọt tung trắng xóa Và gió về bay tỏa nơi nơi Như hôn mãi ngàn năm không thỏa, Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi! 4-4-1962
Puskin (Nga) Tôi chưa ra biển bao giờ Ngỡ biển xanh, xanh màu im lặng Tôi chưa yêu bao giờ Ngỡ tình yêu là ảo mộng Ngày nay tôi đã ra biển rồi Biển nhiều sóng to, gió lớn Ngày nay tôi đã yêu rồi Tình yêu nhiều khổ đau - cay đắng Không gió lớn, sóng to không là biển Chẳng nhiều cay đắng, chắng là yêu...
Phím Luận về Thơ với bài thơ nầy,thi sĩ XD đã cho chúng ta thấy sự tài tình mà lãng mạng của ông biến thiên nhiên thành sự yêu thương dạt dào, đã cho hồn mình ẩn vào sóng biếc hôn bất tận vào ngừoi yêu là bãi cát để được yêu mãi muôn đời . Dù khi biển động gầm gừ nhưng khi đập vào bãi cát rồi cũng rút êm ái ra khơi. XD quá xuất sắc khi lột tả tình yêu Ai mói biển kg biết yêu ? tình yêu bao la như bài "Lòng Mẹ" của NS Y Vân "Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào " ai nói biển kg biết nhớ thương ? nhạc Phan Huỳnh Điểu ,"Thuyền và Biển " " chỉ có Thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào ? chỉ có Biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu " ? v.v.. chỉ tản mạn bấy nhiêu để chúng ta suy gẫm
Tóm tắt Tiểu Sử XD [/CENTER][/CENTER][/B] Tóm tắt sự nghiệp văn học của Xuân Diệu Thạc sĩ Phạm Hữu Cường Dàn ý 1: I. Mở bài: Xuân Diệu từng tự ví mình là một trái cam đã vắt đến giọt nước cuối cùng cho sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật. Với gần nửa thế kỷ cầm bút ông đã để lại một sự nghiệp văn học phong phú lớn lao và có nhiều đóng góp mới mẻ . II. Thân bài: Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, dịch thuật, nghiên cứu phê bình văn học, nhưng Xuân Diệu trước hết vẫn là một nhà thơ lớn. 1. Sáng tác thơ của Xuân Diệu được chia thành 2 giai đoạn lớn : Trước và sau Cách mạng. a) Trước Cách mạng tháng Tám: Xuân Diệu nổi tiếng ngay từ những tập thơ đầu tay Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1940). Thơ ông thời kỳ này vừa bộc lộ một tâm hồn yêu đời, thiết tha với cuộc sống nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn: - Xuân Diệu phát hiện ra vẻ đẹp kỳ lạ của cuộc sống hiện thực và thể hiện niềm khao khát muốn gắn bó mãi với cuộc sống ấy. Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn. - Thơ Xuân Diệu thể hiện niềm thiết tha gắn bó với cuộc sống trần thế, "lòng ham yêu khát sống đến bồng bột cuống quýt". "Nếu Thế Lữ trốn lên tiên giới thì Xuân Diệu lại đốt cảnh Bồng lai mà xua ai nấy về hạ giới".(Hoài Thanh) - Xuân Diệu có một quan niệm sống tích cực, tiến bộ, sống hết mình, sống một cuộc sống có ý nghĩa: + Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm + Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan - Xuân Diệu thể hiện niềm khát khao hưởng thụ những vẻ đẹp trần thế: “Em 15 tuổi, em tuổi 20! Đừng để mất một cái gì mà không hưởng" - Xuân Diệu có tâm hồn khát khao giao cảm với đời nhưng càng khao khát càng thấm thía nỗi cô đơn. Ông muốn hưởng thụ cuộc sống trọn vẹn, hoàn mỹ nhưng trong xã hội lúc bấy giờ điều đó không thực hiện được, nên tâm trạng chán nản hoài nghi, mặc cảm cô đơn trở thành một ám ảnh. - Xuân Diệu coi tình yêu là phương tiện giao cảm kỳ diệu bậc nhất của con người nhưng trong xã hội kim tiền lúc bấy giờ, nhà thơ không tìm được sự hoà hợp trọn vẹn của tâm hồn. Vì vậy, là ông hoàng của tình yêu, tự coi mình là "kẻ uống tình yêu dập cả môi", nhưng Xuân Diệu lúc nào cũng thất vọng hoài nghi, cũng đau đớn bởi tình yêu đơn phương, không hy vọng: "Yêu là chết ở trong lòng một ít" - Xuân Diệu là nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian. Ông thấy mùa xuân tuổi trẻ tình yêu là cái đẹp cái quý giá nhưng lại luôn thấy xuân đang qua, tuổi trẻ đang mất, tình yêu đang phai tàn. Nhà thơ luôn nỗ lực chống lại thời gian nhưng ý thức về sự mong manh dễ vỡ của cái đẹp, cái tốt cũng khiến cho nhà thơ thường cảm thấy chán nản, hoài nghi. b). Sau Cách mạng: - Nếu nhiều nhà thơ văn như Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân phải mất một quá trình nghiền ngẫm "nhận đường" lâu dài, thì Xuân Diệu đã ngay lập tức hoà nhập vào cuộc sống mới, có nhiều sáng tác phục vụ cho cách mạng dân tộc. Ngay sau Cách mạng, ông đã có những tác phẩm Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946) ca ngợi Cách mạng và chào mừng Quốc hội đầu tiên. Ngoài ra, ông còn nhiều tác phẩm khác như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970)... - Sáng tác của ông thời kỳ này có những đổi thay mới mẻ: + Nếu trước Cách mạng, nhà thơ luôn cảm thấy cô đơn, đề cao cái tôi cá nhân tuyệt đối: "Ta là một, là riêng, là thứ nhất" thì sau Cách mạng, ông nỗ lực hoà cái riêng của mình vào cái chung của đất nước, của nhân dân "Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi". Dù vậy, thơ Xuân Diệu không đánh mất cái tôi, với tập Riêng chung, ông đã trả lại chỗ đứng cho cái tôi chân chính. + Xuân Diệu tập trung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi công cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, đồng thời tiếp thu lời ăn tiếng nói lối suy nghĩ của nhân dân để thể hiện những tình cảm của đời sống Cách mạng. + Thơ Xuân Diệu phong phú hơn về giọng điệu và cảm hứng. Có giọng trầm hùng cổ kính của sử thi, có giọng triết lí, có giọng tự sự trữ tình, có giọng trào phúng đả kích. 2. Sáng tác văn nổi bật của Xuân Diệu là tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1938). Đó là những truyện ngắn hầu như không có cốt truyện, giống những bài thơ văn xuôi “chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm trạng”. Văn xuôi Xuân Diệu thể hiện những tình cảm sâu sắc, những phát hiện lý thú về cuộc sống của tuổi trẻ (Giã từ tuổi nhỏ, Hoa học trò), thể hiện thấm thía cuộc sống tù túng, ngột ngạt, bế tắc; phê phán những kiếp sống lẻ loi, mòn mỏi và khẳng định lòng "thương vay" nhân đạo của con người (Toả nhị Kiều, Thương vay...) 3. Ngòi bút phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu cũng có những khám phá tinh tế, mới mẻ nhất là về sáng tác của các thi hào dân tộc (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tiếng thơ, Phê bình giới thiệu thơ). Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm sáng tác quý báu trong nhiều tập sách: Dao có mài mới sắc, Mài sắt nên kim, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ. III. Kết bài Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu phong phú đa dạng ở nhiều thể loại nhưng thành công nhất vẫn là thơ. Thơ Xuân Diệu dù trước hay sau Cách mạng đều là thơ của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với cõi sống, luôn nỗ lực chống lại sự tàn phá, huỷ hoại của thời gian. Dàn ý 2: I. Mở bài: Xuân Diệu để lại một sự nghiệp sáng tác hết sức lớn lao, đa dạng và có giá trị lâu dài. II.Thân bài 1. Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu chia thành hai giai đoạn lớn: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Nếu trước Cách mạng ông là “vị đại biểu đầy đủ nhất của thời đại”, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” (Hoài Thanh), thì sau Cách mạng ông là một hồn thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng, là nhà thơ của nhân dân. 2. Xuân Diệu sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện, phóng sự, bút kí, phê bình tiểu luận…với nhiều tác phẩm xuất sắc: Thơ Thơ (1938), Phấn thông vàng (1938), Gửi hương cho gió (1940), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1972), , Trường ca (1945), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tiếng thơ, Phê bình giới thiệu thơ…Nhưng Xuân Diệu trước hết là một nhà thơ lớn với 15 tập thơ có giá trị tư tưởng nghệ thuật độc đáo. a. Trước Cách mạng thơ Xuân Diệu vừa bộc lộ một tâm hồn yêu đời thiết tha với cuộc sống, thiết tha gắn bó với cõi trần; lại vừa tỏ ra chán nản, hoài nghi, cô đơn: + Nhà thơ phát hiện ra những vẻ đẹp mới lạ kì diệu của thế giới cuộc sống quanh mình, vẻ đẹp của một chốn thiên đường trên mặt đất và luôn muốn tồn tại vĩnh hằng cùng cuộc sống ấy. + Nhưng mặt khác, thấy tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân là cái đẹp, Xuân Diệu lại cũng thấy mùa xuân đang qua, tuổi trẻ đang mất, tình yêu đang phai tàn nên lúc nào cũng chán nản, vội vàng. Ông có những khám phá mới mẻ về tình yêu, đòi hỏi tình yêu có sự hoà hợp cả về tâm hồn và thể xác. Do luôn vội vàng cuống quýt trước thời gian trôi chảy nên nhà thơ cũng để ra cho mình một quan niệm sống tích cực, có ý nghĩa, hết sức tiến bộ: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” b.Sau Cách mạng - Xuân Diệu hoà nhập vào đời sống chung của dân tộc, của Cách mạng, ngợi ca công cuộc xây dựng xã hội mới và cuộc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc. - Trong văn học sau Cách mạng cái “tôi” ít được chú ý. Các tác giả ngại nói đến cái “tôi” vì dễ bị hiểu lầm là cá nhân chủ nghĩa. Với tập Riêng chung Xuân Diệu đã trả lại chỗ đứng cho “ cái tôi” chân chính. - Thơ ông sau Cách mạng phong phú về giọng điệu: giọng chính luận, giọng tự sự trữ tình, giọng trào phúng đả kích và có nhiều đổi thay lớn trong phong cách nghệ thuật. Nếu trước cách mạng ông khẳng định: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất” thì sau Cách mạng ông lại thấy “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi”. Cả trước và sau Cách mạng, Xuân Diệu đều có những đóng góp lớn lao về nghệ thuật thơ ca, về sử dụng ngôn ngữ, thể loại. III. Kết bài: Dù sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng nhưng Xuân Diệu trước hết vẫn là một nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho văn học dân tộc. Cả cuộc đời cầm bút của mình, Xuân Diệu như đều thực thi bền bỉ quan niệm nghệ thuật mà ông từng xác định trong bài thơ Cảm xúc: “Là thi sĩ, nghĩa là (…) để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây / Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.” Thạc sĩ Phạm Hữu Cường