Góc Nhỏ •°*”˜ƹӝʒ˜”*°• Tài * Sắc * Một * Thời •°*”˜ƹӝʒ˜”*°•

Thảo luận trong 'Box Thơ & Nhạc - Ảnh & Clip' bắt đầu bởi hugolina, 27/1/13.

  1. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Nhạc sĩ Lam Phương và “Hạnh Phúc Mang Theo”, nỗi buồn để lại


    [​IMG]

    Lúc sinh thời, nhạc sĩ Lam Phương từng nói thoáng qua về Hạnh Phúc Mang Theo – Tên của ca khúc cuối cùng của sự nghiệp sáng tác của mình như sau:

    “Tự không cho mình được phép buồn, phải cười để tụi nhỏ cười lây. Mà đa số nỗi buồn bỏ hết vô sáng tác rồi, buồn chi nữa. Bản nhạc cuối cùng đã chọn tên Hạnh phúc mang theo, có nghĩa là khi sống khúc đời còn lại một mình này, quyết không nghĩ tới nỗi buồn, khi chết càng không vác theo”.

    Như vậy, nếu phải ra đi, nhạc sĩ Lam Phương quyết không chọn nỗi buồn để mang theo, mà chỉ chọn những phút giây hạnh phúc để đi cùng mình về chốn miên viễn.

    [​IMG]

    Có thể thấy trong những hình ảnh của nhạc sĩ Lam Phương khoảng 20 năm cuối đời, hiếm thấy có hình ảnh nào mà ông… không cười. Dù đó là thời gian phải chịu đựng nhiều biến động cuộc đời, nhưng ít nhất là khi thể hiện ra bề ngoài, nhạc sĩ Lam Phương luôn lạc quan, vui vẻ với nụ cười thường trực. Bởi vì như ông đã nói, nỗi buồn đã được đưa hết vào nhạc, tự không cho phép mình buồn nữa.


    Dù cho những bài hát buồn đó, qua thời gian, đã vận chính vào cuộc đời của người sáng tác, nhưng ông vẫn chấp nhận điều đó, và bình thản đi qua những năm cuối cùng của một đời thăng trầm.

    Ca khúc Hạnh Phúc Mang Theo được ca sĩ Ý Lan hát lần đầu trên Paris By Night 71 năm 2003. Đây là ca khúc cuối cùng của nhạc sĩ Lam Phương, sau khi ông bị đột quỵ năm 1999, và được viết trong những giây phút và niềm cảm xúc chợt ùa tới. Tuy nhiên đó là cũng lần cuối cùng, bởi vì sau này nghe lời khuyên của bác sĩ, ông dừng hẳn không sáng tác nữa, chính thức khép lại cuộc đời nhạc sĩ đầy vinh quang nhưng cũng lắm thăng trầm.

    Ai đã đem hoang tàn đổ nát
    Đem ái ân xa mãi tình em
    Còn mong chi khi mộng dở dang
    Tình chưa vui lệ đã ngập tràn

    Anh đã cho em vạn niềm tin
    Như đã cho em bao hạnh phúc
    Đớn đau này biết ngỏ cùng ai?
    Anh ơi…

    Xưa có nhau duyên không trọn lối
    Nay lẻ loi duyên mãi xa vời
    Biết bao giờ kỷ niệm cho nguôi?


    Anh nhớ chăng quen nhau ngày ấy
    Nghe ngất ngây len lén vào tim
    Lần xuôi tay cho mộng trào dâng
    Là lần em thay cả cuộc đời

    Từng đêm dài ai hay
    Lời mặn nồng bên tai
    Giờ tìm đâu thấy anh trên thế gian này

    Ước mơ thầm xa xưa
    tàn dần theo khói mờ
    Nỗi lòng chua cay
    Âm thầm xé nát tim em

    Biết không anh bàn chân cô đơn
    Leo từng con dốc nhỏ
    Phố sương mù chôn chặt cả đời em
    Làm sao em lau khô dòng nước mắt
    mới hay rằng lòng mãi mãi yêu anh




    Ý Lan hát Hạnh Phúc Mang Theo


    Bài hát này được sáng tác sau khi nhạc sĩ Lam Phương chia tay với cuộc hôn nhân thứ 2 đã gần 10 năm, nhưng những dư âm của chuyện tình đó vẫn còn hoài trong niềm tiếc nuối và ray rứt khôn nguôi.

    Hạnh Phúc Mang Theo cùng với bài hát Như Giấc Chiêm Bao là 2 đại diện tiêu biểu cho dòng nhạc sáng tác sau 1975 của nhạc sĩ Lam Phương. Hai bài hát không chỉ tương đồng về về nội dung, về đối tượng sáng tác (chuyện tình với người đẹp Cẩm Hường), và còn giống nhau ở giai điệu, chất nhạc. Không còn là những ca khúc dễ nghe, dễ hát như trước 1975, mà giai đoạn này, bài hát của Lam Phương trở nên da diết hơn, đặc biệt là nói lên đúng nỗi lòng, tâm sự của nhạc sĩ, sau khi ông đã trải qua nhiều mất mát, đau thương của đời riêng.

    Hạnh Phúc Mang Theo được sáng tác vào khoảng năm 2001, sau khi nhạc sĩ Lam Phương bị đột quỵ để rồi phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại. Chịu đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác như vậy, ông vẫn cho ra đời được một tuyệt tác. Vì vậy có thể nói rằng nếu không bị bệnh nặng, nhạc sĩ Lam Phương sẽ còn có thể cho ra đời nhiều sáng tác bất hủ khác nữa, chứ không chỉ dừng ở Hạnh Phúc Mang Theo.

    [​IMG]
    Người đẹp Cẩm Hường

    Trước khi bị đột quỵ không lâu, từ nửa sau thập niên 1990, nhạc sĩ Lam Phương vẫn sáng tác rất đều đặn ở tuổi 60, hầu hết trong số đó là dành tặng cho Cẩm Hường:

    Bây giờ mình đã xa nhau
    Thương em nước mắt tuôn trào
    Mười năm yêu đó
    Như cơn mưa rào,
    Như giấc chiêm bao… (bài Như Giấc Chiêm Bao)

    Hoặc là các bài buồn khác thể hiện nỗi nhớ người tình xa, như bài Tim Vỡ, Cám Ơn Người Tình…

    [​IMG]
    Cẩm Hường sang Mỹ chăm sóc Lam Phương khi ông bệnh nặng năm 2011

    Cuộc tình Lam Phương – Cẩm Hường đã có hơn 10 năm hạnh phúc, nhưng cuối cùng lại chia ly bởi những hờn giận, hiểu lầm nhau, nhưng cuối cùng giữa họ vẫn có sự tôn trọng và luôn suy nghĩ tốt đẹp về nhau, không có sự bạc bẽo nào như người đời đồn đại.




     
    Chỉnh sửa cuối: 31/12/20
  2. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

    [​IMG]



    Đời là vạn ngày sầu biết tìm vui chốn nào.
    Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu.
    Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu.

    Cho lòng không thấy quạnh hiu khi núi rừng buông xuống tịch liêu.

    Khi thất tình, có lẽ là đã từng có nhiều người thầm hát lên những câu hát này để than vãn và cảm thương cho mối duyên hẩm hiu của chính mình. Khi tình yêu không được đáp lại, thì đời trở thành vạn ngày sầu, không còn biết tìm vui thú ở nơi đâu nữa.


    Đó là đoạn mở đầu trong bài hát nổi tiếng Biết Đến Khi Nào của nhạc sĩ Lam Phương, được ông viết dành cho mối tình đơn phương với nữ ca sĩ M.H. Trong lời đề tựa bài hát này khi in trong nhạc tờ, nhạc sĩ ghi: Viết cho em vì… Em Là Tất Cả, nhắc tới bài hát nổi tiếng Em Là Tất Cả sáng tác trước đó cũng dành cho M.H.

    Khi đó, nhạc sĩ Lam Phương và cô ca sĩ M.H thường được ở cạnh nhau trong những buổi lưu diễn dài ngày với Biệt đoàn văn nghệ trung ương đến những nơi tiền đồn xa xôi. Sắc vóc tuyệt mỹ của nàng ca sĩ kia đã làm xiêu lòng biết bao nhiêu chàng thanh niên đương thời, và dĩ nhiên trong đó có cả người nhạc sĩ tài hoa. Nhưng mà “Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu”, nên lòng vẫn mãi xót xa trong những đêm sương rừng buông xuống, làm buốt lạnh người trai lính chĭến cả ngoài thể xác lẫn ở trong tâm hồn, chỉ thấy một niềm cô đơn và hiu quạnh.


    [​IMG][​IMG]

    Dù đời mình còn dài nhưng ngày vui chóng tàn.

    Ta yêu nhau đi thôi cho mộng không vỡ thành đôi.
    Từ khi anh là lính chĭến ít về thăm ghé nhà em.

    Không còn nghe tiếng cười thâu đêm buồn ơi sao là buồn…

    Chàng trai đưa ra đề nghị tương đối thẳng thắn đến người mình thầm yêu: “ta yêu nhau đi thôi”. Cũng bởi vì tuổi trẻ sẽ qua nhanh, ngày vui rồi sẽ chóng tàn, chàng mong muốn được cùng nhau thiết tha cuộc sống thanh xuân, thiết tha tận hưởng những hừng hực yêu đương còn nóng bỏng, cho mộng không vỡ thành đôi, trước khi cuộc đời sẽ làm những cơn phong ba làm tắt ngọn lửa tình.



    Nhưng tất cả điều đó chỉ là niềm mơ ước, khi cuộc đời chinh nhân còn phải bôn ba khắp nẻo, bạn cùng sương gió, kiếp sống nay rừng sâu mai núi thẳm, thì yêu đương cũng chỉ biết gửi theo những cánh mây trời phiêu lãng mà thôi:


    Ôi ước mơ nhiều cũng thế thôi.

    Đời chỉ là bạn cùng sương gió.

    Nghe gió đêm từng cơn ru cô đơn.

    Biết chăng trong đêm nay
    Chĭến chinh đem thân trai nơi rừng sâu.

    Cuộc đời chỉ ân ái với cánh thư hồng ấp yêu.

    Đêm nay giữa chập chùng núi rừng, có một người đang ở xa cách quê nhà, xa lìa người thương, chỉ biết gửi nỗi lòng qua những cánh thư hồng, tự hỏi biết đến bao giờ mộng kia mới được vẹn tròn…

    Rừng là rừng chập chùng giá lạnh trai chiến trường.

    Đêm nay xa quê hương xa lìa tiếng nói người thương.
    Ngày anh lên đường chĭến đấu hoa lòng đã nở tình yêu.

    Nhưng chờ đâu thấy người anh yêu chờ đến Xuân về chiều.

    Mời bạn nghe lại ca khúc này qua chính giọng ca của nữ ca sĩ Minh Hiều dưới đây:





    Nhạc sĩ Lam Phương và ca khúc “Vĩnh Biệt” – Buồn ơi sao còn đến, lòng đã quá sầu đau…


    [​IMG]

    “Vĩnh Biệt” là tên một ca khúc rất buồn được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác khoảng năm 1964, khi ông nghe tin một nữ ca sĩ mà ông mến mộ đã lên xe hoa về nhà chồng. Giữa nhạc sĩ Lam Phương và cô ca sĩ nổi tiếng kia dẫu chưa bao giờ là một đôi, nhưng với tâm hồn nhạy cảm của một nhạc sĩ tài hoa, ông đã sáng tác một ca khúc rất sầu bi mà tưởng như là đang than thở cho số phận của chính mình:

    Buồn ơi sao còn đến
    Lòng đã quá sầu đau
    Ai đã đem chuyện xưa
    Lời hứa ban đầu chôn kín vào tim

    Ngày xưa nay còn đâu
    Tình xưa biết tìm đâu
    Thôi đón đưa mà chi
    Tình đã không thành
    Còn ước mơ gì.

    Ôi mấy năm rồi
    Đã mòn mà sầu chưa nguôi
    Tiếc nhớ từ đây
    Người ơi vĩnh biệt là ngàn đời.

    Cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp và chuyện tình cảm, đã trải qua những thăng hoa hạnh phúc cũng như muôn vàn nỗi đau. Có lẽ vì quá tài hoa và đa cảm nên ông đã tự chuốc lấy cho mình những nỗi sầu, đó cũng là niềm cảm hứng dạt dào để viết nhạc, cho dù cảm xúc chỉ xuất phát từ những câu chuyện tình vu vơ thoáng qua.

    Cuộc đời người nghệ sĩ được ví như là một kiếp tằm suốt đời phải nhả tơ, làm ra những tấm vải gấm lung linh sắc màu giúp đời, nhưng cuối cùng rồi tằm lại chui vào những cái kén của riêng mình và ôm sầu cô đơn.

    Nhạc sĩ Lam Phương cũng vậy, ông đã tự tìm cho mình những nỗi buồn, để từ nỗi buồn đó – dù có thật hay là không – cũng đã dệt nên được những bài sầu ca bất hủ được lưu truyền đến muôn đời, làm đẹp thêm cho vườn hoa văn nghệ muôn sắc màu. Từ những chuyện tình cảm thậm chí là không đâu đến đâu, nhạc sĩ vẫn sáng tác thành những bài hát có cảm xúc rất thật, dễ nhận được sự đồng cảm của muôn người có cùng hoàn cảnh như trong bài hát.

    Cảm xúc đó thật đến nỗi nhiều người nghĩ rằng Lam Phương đã từng trải qua nhiều mối tình sâu sắc đến như vậy. Tuy nhiên xét cho cùng, đôi khi thì người nhạc sĩ chỉ cần cảm xúc để viết nhạc, chứ chưa hẳn là nhạc sĩ đa tình gặp ai cũng có thể lao vào cuộc yêu đương như nhiều người đã hiểu nhầm.


    Tương tự là bài hát Vĩnh Biệt, với những ca từ thật thê lương cho một cuộc tình, ví như chuyến xe hoa đưa người về nhà chồng cũng như là đang đào mồ chôn cho bao nhiêu ân tình cũ, còn chút hương xưa vương lại thì người cũng đem theo để dâng cho tình mới:

    Xe hoa đưa người
    Đến nơi mồ chôn bao nhiêu ân tình cũ
    Hương xưa người mang về dâng cho tình mới
    Ái ân chưa tròn nhưng đã sầu chia phôi.

    Chiều nay ôm thềm cũ
    Mà thương tiếc ngày qua
    Thôi kiếp sau gặp nhau
    Giờ đã muộn màng
    Chỉ biết lỡ làng…

    [​IMG]

    [​IMG]


    Ca khúc này trước 1975 đã có những nữ danh ca nổi tiếng thu âm như Thanh Thúy, Hà Thanh. Còn sau 1975, phiên bản được yêu thích nhất có lẽ là giọng hát đặc biệt của Lưu Hồng, mời các bạn nghe lại:




     
    Chỉnh sửa cuối: 31/12/20
  3. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Đôi nét về Cẩm Hường – Bóng hồng một thuở trong nhạc Lam Phương: Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương…

    [​IMG]

    Nhắc đến những bóng hồng từng ở bên cạnh nhạc sĩ Lam Phương, ngoài người vợ đầu tiên là nữ kịch sĩ xinh đẹp Túy Hồng, người ta còn thường nhắc đến người vợ thứ 2 của ông là Cẩm Hường, là người đẹp đã mang lại những niềm cảm xúc to lớn để nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng vào thập niên 1980, như là Bài Tango Cho Em, Chỉ Có Em, Thiên Đàng Ái Ân, Mùa Thu Yêu Đương, Nửa Đời Yêu Em…

    Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên một số bài báo, hay trong những lời tán gẫu trên mạng xã hội, người ta lại thường nhắc đến cô Cẩm Hường như là một kẻ bội bạc, là nguyên nhân chính dân đến trình trạng sầu thảm của cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương trong những năm cuối đời cô độc.

    Trong một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nguyên nhân thường là đến từ 2 phía, vì vậy không thể chỉ vì yêu mến nhạc sĩ Lam Phương mà đổ hết lỗi lầm cho Cẩm Hường. Hơn nữa, dù chia tay nhưng mối quan hệ giữa họ vẫn rất tốt đẹp và vẫn liên hệ với nhau. Ít người biết rằng khi bệnh tật đột ngột ập xuống cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương năm 1999 tại Mỹ, rồi sau đó bị trở nặng vào năm 2011, thì từ Pháp, Cẩm Hường đã bay sang để chăm sóc chồng cũ trong nhiều tháng trời, lo cho nhạc sĩ từng chút từng chút một, như là để bù đắp một đời nợ nhau. Điều đó cho thấy ân tình giữa họ vẫn còn nhiều chứ không phải là hoàn toàn cạn tình như lời đồn đại, và Cẩm Hường là một người rất có tình nghĩa, chứ không phải là một kẻ bạc tình.

    [​IMG]
    Cẩm Hường (áo đen). Ảnh: Trần Quốc Bảo

    Sau này, trong một lần trả lời phỏng vấn, lần hiếm hoi nhạc sĩ Lam Phương nói về Cẩm Hường:


    “Cổ đẹp, lại sống đôn hậu, chân thật, nghĩa tình, một nàng thơ đúng nghĩa, không hề ỷ cái nhan sắc đó để đòi hỏi nọ kia. Ngược lại, mình đang đầy mặc cảm, thất thế, (cười nhẹ) mất niềm tin cả vào cái mà người đời cho mình có là tài năng, vậy mà cổ đã gầy lại mọi niềm tin cho mình, đúng là một cuộc “phục sinh”…”


    Năm 2007, nhạc sĩ Lam Phương nói trên Paris By Night 88 những lời tri ân Cẩm Hường và thành phố Paris như sau:

    “Dù xa cách Paris 15 năm nay, nhưng hình bóng Paris vẫn còn trong tâm trí của tôi. Tôi xin cám ơn một người đã cho tôi nhiều ước mơ để sống, và cho tôi nhiều cảm hứng để viết dòng nhạc mà cuộc đời tôi khó quên. Và cám ơn thành phố Paris đã cho tôi những đêm rất đẹp trong cuộc đời này tôi khó tìm lại được”.

    Theo nhà báo Trần Quốc Bảo, khi nhạc sĩ Lam Phương còn sinh tiền, ông từng nói rằng Cẩm Hường là một phụ nữ rất tốt, chỉ là có tính hay ghen.

    [​IMG]


    Lam Phương cũng kể lại một sự việc xảy ra năm 1988, khi Họa Mi sang Pháp lưu diễn rồi trốn ở lại để tìm cách chữa bệnh mắt cho chồng còn đang ở Việt Nam, với hy vọng nền y học tiên tiến ở Pháp quốc có thể làm cho đôi mắt của chồng được sáng lại. Nhạc sĩ Lam Phương thương cảm cho hoàn cảnh bơ vơ nơi xứ lạ quê người của Họa Mi nên đã sáng tác bài hát Em Đi Rồi, sau đó tập cho cô hát:

    Em đi rồi, đường xưa có nắng không em?
    Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày?
    Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai
    Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim…




    Họa Mi - Em Đi Rồi


    Không ngờ vì chuyện này mà đã làm tình cảm vợ chồng Lam Phương bắt đầu có những rạn nứt và bất hòa. Vài năm sau đó, vì nhiều chuyện khác nữa đã dồn nén lại làm cho Lam Phương – Cẩm Hường phải đường ai nấy đi.

    Trở lại thời gian trước đó hơn 10 năm, nhạc sĩ Lam Phương gặp người đẹp Cẩm Hường vào đầu thập niên 1980 sau khi ông chia tay Túy Hồng, bỏ lại sau lưng tất cả để sang Pháp “tị nạn ái tình”.


    Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã nói về nhạc sĩ Lam Phương và Paris giai đoạn này như sau:

    “Khăn gói qua Paris lại còn vất vả hơn nhiều. Cái nghèo, cái khổ và nhất là cái lạnh của Mùa Đông Paris làm anh vô cùng điêu đứng. Ngày còn ở Việt Nam, nghe Paris là kinh đô ánh sáng, là phương trời mơ mộng mà Nguyên Sa mô tả:

    “Hôm nay tôi đi Paris đang vào thu
    Dòng sông Seine đang mặc áo sương mù
    Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
    Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa!”

    Chao ơi! Đẹp biết bao! Nhưng thực tế thì Paris thiếu rất nhiều phương tiện cho người nghèo, chứ không như bên Mỹ. Lam Phương qua Paris năm 1980, cộng đồng người Việt còn rất thưa thớt và đang ngơ ngác vừa nhớ nhà vừa cố gắng hội nhập. Không ai giúp đỡ được anh. Trung tâm Thúy Nga tuy cũng mới dựng lại bảng hiệu ở quận 13 nhưng còn nghèo xác xơ. Ông Tô Văn Lai đi học sửa xe và cùng con gái đứng bơm xăng thì làm gì có việc cho Lam Phương làm!”

    Tại Paris, nhạc sĩ Lam Phương làm quản lý nhà hàng cho em gái của mình, tại đây có sân khấu nhỏ để ông chơi nhạc mỗi đêm cho thỏa nỗi nhớ nghề. Ngoài thu nhập dư dả để sống, công việc này còn giúp nhạc sĩ Lam Phương gặp gỡ được nhiều đồng hương, làm sống lại con người của âm nhạc. Và cũng từ đó, số phận đưa đẩy cho Lam Phương gặp Cẩm Hường.


    Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn viết tiếp:

    “Đó là một giai nhân tên là Lê Thị Cẩm Hường mà tôi đã có lần nhắc đến trên Paris By Night. Lam Phương như ngọn cây thiếu nước suốt cả một mùa Hè, bây giờ mưa mới đổ xuống cho ngọn cây sống lại, nhất là Cẩm Hường từng nức tiếng về nhan sắc. Có tờ báo tả cô là “một hoa khôi đẹp mê hồn”! Lúc ấy, Lam Phương đã bước vào tuổi trung niên nên anh viết ngay bài Nửa Đời Yêu Em, rồi nối tiếp luôn một loạt tình ca chan hòa hạnh phúc như: Bài Tango Cho Em, Thiên Đường Ái Ân, Mùa Thu Yêu Đương, Chỉ Có Em… Lời ca của anh bây giờ vui tươi và thực tế lắm bởi anh vừa phục sinh sau những ngày dài mất hết niềm tin trong cuộc sống:

    Từ ngày có em về
    Nhà mình ngập ánh trăng thề”




    Bài Tango Cho Em - Khánh Ly


    Tha thiết với cuộc hôn nhân thứ 2 cùng người đẹp, nhạc sĩ Lam Phương đã có một giai đoạn sáng tác nhiều ca khúc vui tươi nhất trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của mình, tiêu biểu là những ca khúc đến nay vẫn còn được yêu mến: Bài Tango Cho Em, Chỉ Có Em, Thiên Đàng Ái Ân, Mùa Thu Yêu Đương, Nửa Đời Yêu Em, Bé Yêu, Tình Hồng Paris, Tình Đẹp Như Mơ…

    Nhạc sĩ đã khéo léo nhắc đến tên Cẩm Hường trong bài hát của mình:

    Anh yêu tên em, mùi HƯƠNG nồng HUYỀN ảo
    Yêu em thật rồi và nhớ em cả đời… (bài Nửa Đời Yêu Em)

    Trong nhạc của ông thời kỳ này tràn ngập màu HỒNG, cũng là tên gọi khác của HƯỜNG: Đường vào Paris có lắm nụ hồng… (bài Mùa Thu Yêu Đương)

    [​IMG]
    Từ trái sang phải: Dũng Long Biên, Cẩm Hường, vợ Dũng Long Biên, Lam Phương, vợ chồng ca sĩ Thanh Mai –Yersin trong ngày đám cưới nghệ sĩ Hùng Cường (ngồi) năm 1982. Ảnh: Trần Quốc Bảo

    Người đẹp Cẩm Hường tên thật là Lê Thị Cẩm Hường, sinh năm 1950, sinh quán ở Cần Thơ – xứ Tây Đô. Theo ca sĩ Hương Lan thì Cẩm Hường chính là người đề nghị nhạc sĩ Lam Phương viết 1 ca khúc về quê hương Cần Thơ, từ đó chúng ta có ca khúc mang tên Chiều Tây Đô.

    Theo lời ca sĩ Băng Châu, cũng là một người lớn lên ở Cần Thơ, cô cho biết mình là Cẩm Hường rất thân vì cùng tuổi, đi học cùng lớp đệ thất, đệ lục vào năm 12,13 tuổi ở trường Thủ Khoa Huân. Băng Châu rời Cần Thơ lên Saigon sống từ năm 1970, lúc đó gặp lại người bạn cũ Cẩm Hường cũng đã lên Saigon sống trước đó vài năm và đã là vợ của nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Thành Được.

    Băng Châu là một nữ ca sĩ xinh đẹp nức tiếng, nhưng cô tự nhận nhan sắc của mình không là gì cả nếu so với Cẩm Hường.

    Cẩm Hường và Thành Được có chung một người con trai năm 1968, tuy nhiên sau đó không lâu thì đường ai nấy đi. Sau 1975, trước khi đến với Lam Phương, Cẩm Hường cũng trải qua thêm một lần đò với một đạo diễn người Pháp gốc Việt đã sang Âu Châu từ nhỏ.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn rằng dù nghe tiếng đã lâu, nhưng đến tận năm 2013 ông mới lần đầu gặp và nói chuyện với Cẩm Hường tại Paris. Lúc này Nguyễn Ngọc Ngạn và Lam Phương được mời sang Pháp làm show Tình Ca Lam Phương, bà Cẩm Hường nghe tin đã vội đến thăm nhạc sĩ. Điều đó cho thấy Cẩm Hường là một người rất tình nghĩa. Bà còn cảm ơn Nguyễn Ngọc Ngạn vì đã nhắc đến tên bà trên Paris By Night.

    [​IMG]
    Nhạc sĩ Lam Phương và Cẩm Hường

    Tuy nhiên, đó là lần hội ngộ sau cùng giữa Lam Phương và Cẩm Hường, vì chỉ 1 năm sau đó, Cẩm Hường qua đời vào ngày 24/8/2014, hưởng thọ 64 tuổi.

    Ca sĩ Hương Lan cho biết khi họ gặp nhau năm 2013, Cẩm Hường đã hẹn với nhạc sĩ Lam Phương là sẽ thu xếp để qua Mỹ để chăm sóc ông những năm cuối đời, nhưng chưa kịp thì bà đã ra đi trước.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/12/20
  4. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Bí ẩn khu mộ cổ dòng họ Lâm của nhạc sĩ Lam Phương hiện vẫn còn ở công viên Tao Đàn


    [​IMG]

    Ngày nay, trong khuôn viên của công viên Tao Đàn (Vườn Tao Đàn xưa) vẫn còn một khu mộ cổ hơn 200 năm tuổi đã được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2014. Đó là mộ cổ nhà họ Lâm, và ít người biết, chủ nhân của khu mộ này ông Lâm Tam Lang, chính là cụ tổ 7 đời của nhạc sĩ Lam Phương – tên thật là Lâm Đình Phùng.

    [​IMG]

    Khu mộ này gồm 2 ngôi mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng), cùng một số ngôi mộ nhỏ khác.

    Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã.

    Từ dòng chữ trên bia “Đại Nam. Hiển khảo trọng giang…” cho thấy, ngôi mộ được xây vào thời vua Minh Mạng.


    Căn cứ theo quy mô của khu mộ cổ, có thể thấy đây là nơi an nghỉ của một người rất quyền thế hoặc giàu có. Vậy ông Lâm Tam Lang là ai?

    [​IMG]

    Tìm lại gia phả họ Lâm ở Kiên Giang, có ghi thủy tổ dòng họ này như sau:

    Đời Thứ 1: Ông Lâm Tam Lang (17?? – 1795)

    Ông Lâm Tam Lang, tự là Nguyên Thất, không biết năm sinh. Ông mất vào mùa thu năm Ất Mão (1795). Ông là người gốc ở Quảng Đông, Trung Quốc, không biết di cư sang Việt Nam từ khi nào, cư ngụ tại Saigon, Gia định.


    Ông có vợ là bà Mai Thị Xã. Không biết năm sinh, năm mất.

    Song mộ nguyên táng của ông và bà tại Vườn Ông Thượng, Sài Gòn (nay là công viên Tao Đàn). Vào vườn Tao Đàn phía cổng đường Nguyễn Thị Minh Khai – Trương Định thì mộ ông bà ở ngay phía bên trái. Mặt tiền vòng mộ xoay hướng ra cổng vườn Tao Đàn đường Nguyễn Du – Trương Định.

    Hậu duệ đời thứ 4 của ông Lâm Tam Lang là võ tướng Lâm Quang Ky, người được xem là Lê Lai cứu chúa của xứ Kiên Giang, được đặt tên cho đường lớn ở Rạch Giá, song song với đường Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra tên của Lâm Quang Ky cũng được đặt cho một con đường ở Quận 2, Sài Gòn ngày nay, bên hông công viên Thạnh Mỹ Lợi.

    Lâm Quang Ky là phó tướng của anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực, đã giả làm chủ tướng để bị bắt và bị hành quyết, nhờ vậy mà lãnh tụ nghĩa binh Nguyễn Trung Trực chạy thoát.

    Các thế hệ đời sau của ông Lâm Quang Ky hầu hết đều theo con đường binh nghiệp, trong đó tên tuổi lẫy lừng nhất là người đời thứ 7 của họ Lâm, cháu gọi Lâm Quang Ky bằng ông cố: Đại tá Lâm Quang Phòng.


    Cũng đời thứ 7 của họ Lâm, nhưng ở nhánh khác của Lâm Quang Phòng, là một nhân vật kiệt xuất khác, chính là nhạc sĩ Lam Phương, tên thật là Lâm Đình Phùng.

    [​IMG]
    Khu mộ thập niên 1960
    Ngày 10-4-2014, UBND thành phố quyết định công nhận mộ cổ họ Lâm là di tích lịch sử cấp thành phố để gìn giữ, bảo tồn.

    Theo đánh giá hiện trạng di tích trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn Sài Gòn giai đoạn 2010-2020: Tổng thể công trình kiến trúc mộ cổ họ Lâm được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn và kiến trúc đẹp còn lại ở Sài Gòn.

    “Cụm mộ là một trong những kỷ niệm cuối cùng của những thế hệ tiền hiền – hậu hiền trong nhiều lớp lương dân đi “mở nước” và xây đắp lãnh thổ và lãnh hải trên các nẻo đường thiên lý hướng về Nam”, Phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Đức Mạnh nói.

    Khu mộ sau khi được sơn lại:

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/12/20
  5. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
  6. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member


     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
  7. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
  8. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
  9. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/20
  10. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    ...Thơ...chỉ là...thơ...

    [​IMG]

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
    julie thích bài này.
  11. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    ...Thơ...chỉ là thơ...



    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
    julie thích bài này.
  12. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    ...Valentine năm nào...

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
    julie thích bài này.
  13. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Chỉnh sửa cuối: 31/12/18
    julie thích bài này.
  14. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thơ XUÂN DIỆU


     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
  15. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thơ XUÂN DIỆU



     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
  16. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thơ XUÂN DIỆU

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
  17. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thơ XUÂN DIỆU

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
  18. nguyensieu

    nguyensieu Thần Tài



    [​IMG]


    Anh Đến Giữa Đời Em


    Anh đến giữa đời em
    Như cơn mưa rào đầu, bất chợt
    Như là ngẫu nhiên, như là hẹn trước
    Như bao nhiêu cái có thể trong đời

    Khi nửa - đời - mình còn thiếu vắng trong tôi
    Bao khao khát, bao kiếm tìm mải miết
    Một trí tuệ thông minh, một trái tim cuồng nhiệt
    Một mẫu hình lý tưởng khắt khe

    Hồn lang thang phiêu lãng cuối trời xa
    Mắt mơ màng những nên thơ, huyền thoại
    Gửi khắp đó đây: một chút dỗi, một chút hờn,
    một chút buồn, chút nhớ
    Bóng hình ai trong ảo giác đơn cô

    Anh đến giữa đời em, như trận gió
    không ngờ
    Làm đảo lộn những gì em vốn có
    Bao triết lý thơ ngây nhuốm màu sách vở
    Bao ước vọng cao xa em mê mải kiếm tìm

    Nửa cuộc đời em đang ở trong anh
    Khi em nhận ra mình, mọi triết lý bỗng trở thành xa lạ
    Anh - một mình chan hòa trong tất cả
    Nỗi buồn, niềm vui, khát vọng ước mơ

    Với em, anh là cả nguồn thơ
    Bình dị sáng trong giữa cuộc đời rất thực
    Không ồn ào, chẳng nhiều thề ước
    Anh đã là tất cả của yêu tin
    Anh đã là cái - nửa - của riêng em !




     
    Triệu Minh and hugolina like this.
  19. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thơ XUÂN DIỆU

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
  20. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Thơ XUÂN DIỆU

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/1/19
    kieuphong thích bài này.