❤ sức khỏe là vàng ❤

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi DAINGOC68, 26/1/17.

  1. hoaingoc

    hoaingoc Thần Tài Perennial member

    Rat rat thich trang suc khoe vang rat huu it cho moi ngui.thanh tam cam on chu nhà.nhieu nhieu lam.
     
    DAINGOC68 and manhlucdongtien like this.
  2. manhlucdongtien

    manhlucdongtien Thần Tài Perennial member

    Cảm ơn tỷ ĐAINGOC về các bài thuốc. Rất bổ ích
     
    hoaingoc and DAINGOC68 like this.
  3. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    3 loại cỏ cây đặc trị thoái hóa cột sống
    Thoái hóa cột sống là một trong các bệnh xương khớp phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Căn bệnh này nếu người bệnh để lâu không phát hiện việc điều trị dứt điểm sẽ là rất khó khăn. Các biện pháp điều trị kể cả phẫu thuật cũng chỉ là những phương pháp nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu hơn mà thôi. Do đó mọi người nên tạo cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, khi cơ thể có dấu hiệu lạ nên đến ngay bệnh viện để được khám và chuẩn đoán bệnh từ đó việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    Đối với căn bệnh thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu, những cơn đau nhức không quá nghiêm trọng người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc đơn giản sau đây, tác dụng mà chúng mang lại đôi khi sẽ khiến bạn bất ngờ.

    1. Cây cỏ xước
    [​IMG]
    3 loại cỏ cây đặc trị thoái hóa cột sống. Hình ảnh cây cỏ xước

    ✓ Cây cỏ xước là loại cây mọc hoang do đó bạn rất dễ tìm kiếm đặc biệt là ở khu vực nông thôn, công trường xây dựng bỏ hoang…

    ✓ Tác dụng: loại cây này có tác dụng điều trị hiệu quả tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương cốt, giúp lưu thông khí huyết, làm mạnh gân cốt đã được y học cổ truyền công nhận

    ✓ Cách điều trị thoái hóa cột sống bằng cỏ xước:

    • Lấy lá, thân và cả rễ của cây cỏ xước, rửa sạch, phơi khô.
    • Mỗi ngày lấy khoảng 100-300g sắc lấy nước uống, ngày uống 3 bát nước thuốc cây cỏ xước. Kiên trì trong khoảng 10-15 ngày bạn sẽ thấy tác dụng mang lại.
    • Ngoài ra để tăng tính hiệu quả của bài thuốc, bạn có thể kết hợp cây cỏ xước với một số vị thuốc thảo dược khác như cây ké đầu ngựa, rễ cây nhàu…Do đây là bài thuốc từ cây cỏ hoàn toàn lành tính nên bạn có thể an tâm sử dụng lâu dài mà không lo bất cứ phản ứng phụ nào của thuốc gây ra.
    • Người bệnh cần xác định tác dụng mà thuốc mang lại sẽ chậm tuy nhiên an toàn

    2. Lá lốt, ngải cứu, xấu hổ, cỏ xước
    [​IMG]

    Cách làm:

    ✓ Đối với lá lốt, ngải cứu, cỏ xước bạn có thể lấy cả lá, rễ và thân. Còn cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ bạn lấy phần thân.

    ✓ Rửa sạch các loại cây sau đó thái nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng lên

    ✓ Mỗi ngày lấy khoảng 100g mỗi vị cho vào ấm sắc thuốc, bạn có thể cho thêm chút gừng tươi để làm chất dẫn thuốc đồng thời giúp vị thuốc thêm thơm và dễ uống hơn.

    ✓ Người bệnh có thể sử dụng loại nước thuốc này dùng thay thế nước lọc uống hàng ngày. Kiên trì trong một thời gian để nhận thấy tác dụng mà chúng mang lại. Các cơn đau nhức, mệt mỏi cơ thể, xương khớp sẽ nhanh chóng được giảm thiểu và biến mất. Những người già hay mắc bệnh xương khớp, đau thấp nên áp dụng bài thuốc này hàng ngày.

    3. Trà hoa cúc
    [​IMG]
    Uống trà hoa cúc mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái

    Mỗi ngày uống từ 2-3 tách trà hoa cúc cũng là cách cực kỳ đơn giản giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi của cơ thể đồng thời giúp tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn. Khi tinh thần bạn vui vẻ, thoải mái, sảng khoái tự động cơ thể sẽ sinh ra một chất giảm đau tự nhiên có tên endorphin từ đó các cơn đau nhức xương khớp sẽ dần dần giảm thiểu.

    Bên trên là 3 loại cây cỏ hoa lá có tác dụng trị bệnh thoái hóa cột sống mà đôi khi bạn không ngờ tới, những loại cây này rất dễ kiếm, rất rẻ tiền, hiệu quả lại an toàn vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua.

    Tuy nhiên bài thuốc này sẽ phát huy hiệu quả hơn trong trường hợp tình trạng bệnh nhẹ, mới tái phát. Còn với những giai đoạn bệnh thoái hóa cột sống đã chuyển biến nặng hơn, các bài thuốc đặc trị chuyên sâu mới có thể mang lại tác dụng.

    Thay vì sử dụng tân dược giảm đau chống viêm mặc dù tác dụng nhanh nhưng hết thuốc bệnh lại đâu vào đấy, không có khả năng điều trị đến tận gốc rễ. Thay vì chủ quan coi thường để bệnh tiến triển nặng phải áp dụng biện pháp cuối cùng là phẫu thuật, người bệnh nên chủ động điều trị khi còn có thể.
     
    hoaingoc thích bài này.
  4. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đau cột sống thắt lưng bằng thuốc nam
    Bệnh thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến. Trong đó, bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng thường để lại những di chứng nặng nề, khiến ngươi bệnh bị giảm hoặc có thể mất khả năng vận động hay lao động. Ngoài những phương pháp điều trị theo Đông y hoặc Tây y, việc chữa thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thắt lưng bằng thuốc nam được nhiều người bệnh áp dụng vì mang đến hiệu quả cao mà lại an toàn cho cơ thể.

    Bệnh thoái hóa đốt sổng cổ, cột sống thắt lưng là gì?
    Bệnh thoái hóa đốt sống là bệnh thoái hóa hệ thống xương cột sống. Thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống lưng… là những bệnh thoái hóa đốt sống thường gặp.

    [​IMG]

    Thoái hóa đốt sống cổ còn được gọi là thoái hóa cột sống cổ, bệnh có các biểu hiện hư khớp tại thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng ở cốt sống cổ. Lâu ngày, bệnh có hiện thượng thoái hóa các đốt sống, khiến vùng cổ đau nhức, nhất là mỗi khi vùng cổ hoạt động.

    Thoái hóa cột sống thắt lưng còn được gọi là thoái hóa đốt sống lưng. Bệnh xảy ra tại các xương đốt sống vùng thắt lưng do chịu nhiều lực tác động trong quá trình nâng đỡ cơ thể, lâu dần bị thoái hóa. Bệnh dễ chuyển thành mạn tính và ảnh hưởng đến thận nếu không được chữa trị kịp thời .

    Triệu chứng của thoái hóa đốt sổng cổ, cột sống thắt lưng
    Đối với bệnh thoái hóa đốt sổng cổ, người bệnh thường có các triệu chứng: thường xuyên đau mỏi và nức nhối ở vùng cổ, mỗi khi vận động cổ đau âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau có thể lan lên vùng gáy, thái dương, tai hoặc tràn xuống vai làm cứng cơ. Người bệnh còn thấy đau nhức ở vùng chẩm, trán, hai bên bả vai và cánh tay cũng đau nhức và nhiều khi có thể bị tê liệt. Cứng cổ, đau đầu, không quay đầu được mà phải quay cả người…

    Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ có các triệu chứng như: vùng thắt lưng đau nhức âm ỉ, đau ê ẩm khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Mỗi khi vận động thắt lưng thì càng đau nhức, có phát ra âm thanh lục khục. Nếu cúi người, khom lưng hay ngồi lau không dựa lưng sẽ bị đau mỏi. Khi các đốt sống lâu ngày bị thoái hóa, bề mặt đốt sống sần sùi không còn láng mịn dễ dẫn đến biến chứng thoát vị đĩa đệm đè ép vào dây thần kinh tọa, gây ra chứng đau thần kinh tọa.

    Chữa thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thắt lưng bằng thuốc nam
    Kho tàng thuốc nam được dân gian lưu truyền từ xa xưa đến nay có vô vàn bài thuốc quý hiếm chữa được nhiều bệnh. Trong đó, có nhiều bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng rất hay. Để biết được cách chữa bệnh như thế nào, chúng ta cùng xem những bài thuốc dưới đây :

    [​IMG]
    Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
    1. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt:
    Cách 1:
    Nguyên liệu: lá lốt, cây xấu hổ, lá đinh lăng
    Thực hiện:
    – Lá lốt lấy cả rễ, rửa sạch rồi cắt nhỏ thành từng khúc. Cây xấu hổ, lá đinh lăng cũng rửa sạch. Đem tất cả đi sao vàng rồi phơi khô dưới nền sạch.
    – Lấy khoảng 30 g mỗi loại lá đem nấu lên với 1,5 lít nước, uống thay nước lọc.
    – Dùng khoảng 7 ngày thì ngưng lại 5 ngày, sau đó lại tiếp tục uống 7 ngày.
    – Cách này chữa thoái hóa đốt sống cổ công hiệu và chứng ra mồ hôi chân tay.

    Cách 2:
    Nguyên liệu: cây lá lốt, cây ngải cứu, cây hoa trinh nữ, cây cỏ xước.
    Thực hiện:
    – Lấy cả rễ thân và lá của cây lá lốt và ngải cứu, cây hoa trinh nữ chỉ lấy phần thân, cây cỏ xước lấy cả rễ. Tất cả rửa sạch, riêng cây hoa trinh nữ và cây cỏ xước đem phơi hơi khô, bỏ sạch phần lá.
    – Đem tất cả các loại cây trên băm rồi sao vàng.
    – Lấy khoảng 150g mỗi loại cho vào ấm nấu với nước, thêm vài lát gừng và chút cam thảo cho dễ uống. Có thể cho thêm 100g lá đinh lăng.
    – Uống thuốc này thay uống nước hằng ngày.

    Cách 3:
    Nguyên liệu: cây bướm bạc, cây lá lốt, cây ngải cứu, cây đinh lăng, cây trinh nữ, đỗ trọng, cây cỏ xước, hà thủ ô đỏ.
    Thực hiện:
    – Cho các vị thuốc nấu cùng 4 chén nước sao cho còn 1 chén. Chắt nước ra và cho vào 3 chén nước khác nấu còn ½ chén. Cho nước này vào chén nước nước thuốc trước đó rồi chia ra uống 3 lần trong ngày, lúc còn ấm.
    – Tùy theo bệnh mới phát triển hay lâu ngày mà uống từ 7 -30 ngày.

    2. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng rượu tỏi:
    Nguyên liệu: 40g tỏi khô đã bóc vỏ, rượu trắng 450:100 ml
    Thực hiện: Ngâm tỏi vào trong rượu 10 nagy2, lâu lâu lắc lên. Khi rượu chuyển màu vàng nghệ là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 40 giọt rượu.

    *Chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng:
    1. Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng với cây bìm bịp:
    Cách 1:
    Nguyên liệu: 30g cây bìm bịp khô,20g rễ và thân cây gối hạc, 20g cây trâu cổ, 20g cây dầu tằm.
    Thực hiện: Đem tất cả các cây thuốc nấu với 1,200 lít nước sao cho còn lại ¼ , chia ra 3 lần uống sau mỗi bữa ăn. Thuốc này uống liên tục trong 15 ngày.

    Cách 2:
    Nguyên liệu: 80g lá cây bìm bịp tươi, 50g củ sâm đại hành tươi, 50g lá cây ngải cứu tươi.
    Thực hiện: Giả nhuyễn các laoi5 lá này, đem xào với dấm rồi đắp vào vùng lưng bị đau buổi tối khi đi ngủ, băng chặt lại. Sáng dậy mở thuốc ra, đắp liên tục trong 10 ngày.

    Cách 3:
    Nguyên liệu: 12g cây bìm bịp, 12g trâu cổ, 12g ba kích nhục, 12g đậu đen sao thơm, 12g cẩu tích, 12g đỗ trọng, 12g đương quy, 10g dây tơ hồng xanh, 16g tang ký sinh,16 g thục địa (chế).
    Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc với 1,2 lít nước sao cho còn ¼ , chia ra 3 lần uống sau khi ăn. Uống trong 15 ngày, khi uống thuốc này thì kiêng dùng măng.

    2. Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng với cây xương rồng:
    Nguyên liệu: 250g cá lóc, đọt non xương rồng ba chia
    Thực hiện:
    – Nhổ bỏ hết gai của xương rồng, đem rửa sạch rồi bào thành lát mỏng, cho 3 muỗng café muối vào bóp đều để giảm mủ của xương rồng. Rửa lại với nước cho hết muối rồi cho 3 muỗng café muối vào bóp lần nữa rồi xả sạch với nước.
    – Làm sạch cá lóc, cho xương rồng vào nấu chung với 1 chen nước, nấu riu riu lửa cho đến khi sắp cạn nước. Ăn cả cá và xương rồng mỗi ngày 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp.

    Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thắt lưng với những bài thuốc nam trên đây có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh một cách rất hiệu quả mà lại không tốn kém quá nhiều chi phí, người bệnh có thể yên tâm sử dụng vì thực sự an toàn, không tác dụng phụ.
     
    hoaingoc thích bài này.
  5. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Cây thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống
    Tùy theo nguyên nhân thoái hóa mà dân gian có nhiều cách chữa khác nhau.

    1. Cây nhàu
    Các nhà khoa học đã tìm ra trong quả nhàu có hơn 150 chất khác nhau bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất, hơn thế nữa, lượng prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả Dứa. Khi chất này kết hợp với một enzym nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.

    [​IMG]
    cây thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống: quả nhàu

    Đau lưng kèm nhức mỏi các chi tay, chân: 200g quả nhàu già thái lát mỏng, ngâm với 2l rượu. Mỗi ngày uống 2-3 chén nhỏ, mỗi chén khoảng 20 – 30ml.

    Thận yếu dẫn tới đau lưng thoái hóa cột sống

    Chuẩn bị:

    • 12g rễ nhàu
    • Rau ngót, cối xay, dây gùi, ngó bần, đậu săng, tầm gửi cây dâu, rễ ngà voi mỗi loại 8g
    • 12g ngũ trảo
    Cho vào ấm sắc với nửa lít nước, sắc còn 250ml. Uống khi còn nóng 2 lần/1 ngày

    Chuẩn bị: Rễ cây nhàu, dây đau xương, củ Khúc khắc (Thổ phục linh), rễ cỏ xước mỗi loại 20g & 6g cam thảo dây. Cách sắc uống như trên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Ngoài dùng làm cây thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống, nhàu cũng được dùng chế biến thành thức uống bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau nhức mệt mỏi. Xắt lát quả nhàu chín, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát. Sau nửa tháng lấy nước ép, uống 2 ly nhỏ trước bữa ăn. Lá nhàu non dùng để nấu canh lươn, thịt bò rất tốt cho người vừa lành bệnh.

    [​IMG]
    Lá lốt & ớt: cây thuốc chữa thoái hóa cột sống

    Lá lốt
    Đây là bài thuốc được ưa chuộng nhất vì dễ thực hiện, giá lại rẻ, nguyên liệu thì dễ tìm. Chỉ cần lấy lượng lá lốt, ngải cứu vừa đủ với diện tích phần cơ thể định đắp theo tỷ lệ 1:1, bỏ thêm chút giấm, chưng nóng. Để hỗn hợp nguội một chút thì cho vào vải sạch, chườm lên lưng 2 lần/1 ngày, mỗi lần 20 phút. Khi hết nóng thì cho vào chưng tiếp.

    Ngoài chữa thoái hóa cột sống, người bệnh khớp cũng có thể dùng lá lốt chữa bệnh: lá lốt, cỏ xước, cốt khí củ, dây đau xương mỗi loại 15g cho vào 600 ml nước, sắc đến khi còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày.

    Ớt
    Chất capsicain trong ớt sẽ chỉ đạo não tiết ra endorphin gây tê và giảm đau. Capsicain còn là thành phần chính của nhiều loại kem bôi ngoài da để trị đau lưng.

    • Cách 1: 10-15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ cây ớt chỉ thiên, đem giã nhỏ, ngâm rượu theo tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp thắt lưng mỗi lần xuất hiện cơn đau.
    • Cách 2: 50g lá ớt cay, rửa sạch, giã nát, rang nóng với chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, lưu ý chờ thuốc ở nhiệt độ thích hợp mới đắp tránh bị bỏng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Thuốc nguội mang rang lại.
     
    hoaingoc thích bài này.
  6. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member


    Chôm bài sưu tầm của Huynh Champiqn - Tks Huynh nhiều

    Chỉ phụ nữ được đọc thôi

    DƯA LEO: Bí quyết nuôi da của Nữ Hoàng Cleopâtre?
    Trần Việt Hưng

    [​IMG]


    Dưa Leo hay còn gọi là Dưa Chuột có lẽ là một cây rau rất thông dụng trong các bữa ăn của người Âu hay Á, nhưng ít ai biết được đây chính là một loại Mỹ Phẩm quý giá được dùng tự ngàn xưa.

    ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ LỊCH SỬ


    Dưa Leo là một loại cây leo. Để có thể phát triển tốt, mỗi cây cần khoảng 25 feet vuông và một giàn thật thoáng. Cây cần ánh sáng và đất ẩm thoáng. Lá mọc xen kẽ, có hình quả tim màu xanh đậm ở mặt dưới. Hoa màu xanh vàng lưỡng phái.

    Trái hình thuôn dài to nhỏ tùy theo giống. Có khá nhiều giống Dưa leo được trồng trên thế giới; tùy theo mục đích để có những trái to nhỏ khác nhau, từ loại nhỏ nhất để làm dưa muối đến loại thật to để dùng trong Mỹ Phẩm.

    Có thể chia ra làm 3 nhóm chính:
    Nhóm thứ Nhất cho trái dài, da xanh bóng dùng ăn sống. Nhóm thứ Hai cho trái nhỏ chỉ dùng để muối, trong nhóm này có những loại Dưa Leo nhỏ, da sần, được thu hoạch ngay khi quả lớn bằng ngón tay. Nhóm thứ Ba quả tròn hơn, màu vàng có vị hơi chua của Chanh.

    Các giống mới được du nhập vào Mỹ gồm các giống Á Đông với loại tiêu biểu Long Green Chinese. Đây là loại dưa thân thuộc nhất với người Việt vì quả dài, phần thịt xốp mềm. Riêng tại Anh, vì thời tiết, có loại Dưa Leo trồng trong nhà kiếng gọi là English Green House Cucumber. Loại này giữ được đặc tính và mùi vị riêng vì tránh được sự thụ phấn do Ong thường gây ra những sự biến chủng.

    DƯỢC TÍNH VÀ CÁCH DÙNG

    . Theo Đông Y: Dưa leo có tính hàn, vị mát tác dụng vào các Kinh Tỳ, Vị và Đại Tràng. Dưa Leo giúp giải nhiệt, làm mát cơn khát thông thủy đạo giúp trị được trẻ em nóng mà phát nhiệt. Tuy nhiên Đông Y cũng khuyên là không nên ăn nhiều, có thể làm ứ đọng tiêu hóa.

    . Tác dụng dưỡng Da của Dưa Leo: Năm 1980 Ai Cập đã dịch được một bản văn ghi lại bí quyết nuôi da của Nữ Hoàng Cleopâtre tìm được trong một Kim Tự Tháp như sau: Dùng 2 quả Dưa Leo cỡ trung bình, để nguyên vỏ, chẻ làm 4 theo chiều dọc, cho vào máy đánh nhừ với cream sữa (whipping cream) cho đến khi dung dịch trở thành một khối nhão.

    Thêm vào một muỗng canh dầu Olive rồi trộn đều, một muổng canh mật ong cũng trộn đều và sau cùng, thêm 1 muổng canh bột bắp, trộn đều sau vài giây. Đem dung dịch để trong tủ lạnh khoảng nửa giờ. Trước khi xử dụng cắt quả chanh làm hai, thoa trên mặt, trán và cổ nhiều lần (nhớ đừng để nước chanh khô hẳn). Đắp hỗn hợp vừa pha chế lên mặt, cổ. Giữ trong khoảng 75 phút. Sau đó rửa mặt sạch và dùng whipping cream thoa trên các nơi có vết nhăn.

    . Dưa leo làm dung dịch chống nắng: Dung dịch dưa leo dùng thoa rất tốt để bảo vệ da dưới tác dụng của tia nắng với phương thức như sau: Xay nhuyễn một quả dưa leo giữ nguyên vỏ, vắt lấy nước cốt trộn chung với glycerin và nước hoa hồng với tỷ lệ bằng nhau. Hỗn hợp này rất dễ lên men, hư mốc nên giữ trong tủ lạnh, chỉ lấy ra khi cần xử dụng.

    . Riêng Sữa Dưa Leo: có thể được pha chế đơn giản như sau: Dùng 2 quả Dưa Leo cỡ trung bình, giữ nguyên vỏ xay nhuyễn, lọc qua vải thưa để lấy nước cốt 100ml, trộn chung với 500g aquabase thêm 2% trọng lượng Acid Sorbic để chống mốc.

    . Tác dụng của Dưa Leo trên quầng mắt: Cắt 2 khoanh Dưa Leo tươi, nằm ngửa, nhắm mắt và đặt 2 khoanh dưa leo này lên mắt từ 5 tới 10 phút. Có thể làm vài lần như vậy trước khi đi ngủ. Phương thức này hữu hiệu trong trường hợp mắt quầng thâm, mắt đỏ, chảy nước mắt vì dị ứng.

    . Dùng Dưa Leo khi bị Ong, Muỗi, hay côn trùng chích:
    cắt một khoanh Dưa Leo đặt ngay lên chỗ bị chích, tác dụng làm dịu mát Da của Dưa Leo sẽ giúp trị được sự đau đớn hoặc ngứa ngáy nơi vết chích.

    . Khả năng làm dịu đau nhức Chân:
    Sau suốt một ngày làm việc, đôi bàn chân phải bó chặt vào giầy vớ, muốn giúp đôi chân thoải mái hãy Xay nhuyễn 2 quả Dưa Leo cả vỏ. Để tủ lạnh khoảng 1 giờ cho đến khi mát lạnh rồi đổ trong cái chậu và ngâm chân vào.

    . Dưa Leo trong Y-Dược Liên-Xô: Theo các khoa học gia Liên-Xô thì Dưa Leo rất tốt trong các thực đơn muốn làm giảm trọng lượng cơ thể. Dưa Leo có tác dụng lợi tiểu và giúp bắp thịt Tim hoạt động bình thường hơn. Dưa Leo có tính nhuận trường nhẹ và có tác dụng an thần cho hệ thần kinh. Dung dịch trích từ hạt Dưa Leo giúp làm tan Sạn trong Thận. Dưa Leo cũng giúp hạ nhiệt và trị khó tiêu gây ra choáng váng mệt mỏi.


     
  7. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    5 bài thuốc dân gian chữa kinh nguyệt không đều


    Tình trạng kinh nguyệt không đều là một vấn đề thường thấy ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt không chỉ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian đơn giảm giúp bạn chấm dứt ngay tình trạng kinh nguyệt không đều hàng tháng:

    1. Ích mẫu giúp điều trị kinh nguyệt không đều
    Từ xa xưa, ích mẫu vẫn được xem là bài thuốc quý, mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị các loại bệnh phụ khoa ở phụ nữ và phục hồi tử cung sau sinh. Đặc biệt, ích mẫu là phương thuốc dân gian giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Việc sử dụng ích mẫu để điều trị kinh nguyệt không đều khá đơn giản, bạn chỉ cần sắc ích mẫu đã phơi khô với nước và uống hằng ngày đến khi chu kì kinh nguyệt đi vào ổn định. Tuy nhiên, bạn phải chú ý rằng trong thời gian sử dụng ích mẫu tuyệt đối không được mang thai. Vì ích mẫu sẽ gây ra việc băng huyết rất dễ gây sảy thai.

    [​IMG]
    Ích mẫu là phương thuốc dân gian giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.

    2. Rau diếp cá hỗ trợ, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
    Các cụ còn truyền lại một bài thuốc khác để chữa chứng rối loạn kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá. Bạn chỉ cần tìm mua rau diếp cá tươi, sau đó giã nhỏ hoặc có thể cho vào máy ép hoa quả để lọc lấy nước. Uống liên tục hai lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, diếp cá cũng có tác dụng rất tốt để giảm thiệu tình trạng mụn trên da.

    3. Sử dụng ngải cứu trong việc chữa trị chứng rối loạn chu kỳ
    Ngải cứu cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt khá tốt. Bạn có thể sử dụng ngải cứu khô hoặc ngải cứu tươi đều vẫn giữ được công dụng như nhau. Đối với ngải cứu khô, bạn chỉ cần đun với nước, uống sẽ có vị nhặng đắng như chè. Còn đối với ngải cứu tươi, bạn có thể chế kết hợp với một số thực phẩm khác chế biến thành món ăn như: trứng gà ngải cứu, trứng vịt lộn ngải cứu, gà tần với ngải cứu sẽ dễ ăn hơn so với việc uống chè ngải cứu. Việc sử dụng ngải cứu cũng mang đến nhiều lợi ích khác như điều hòa tuần hoàn máu, giảm đau nhức xương khớp...

    [​IMG]
    Ngải cứu cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng điều hòa chu kì kinh nguyệt khá tốt.

    4. Nước ép củ cải tốt cho việc cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt
    Estrogen là một loại hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Việc thiếu hụt hàm lượng estrogen trong cơ thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Bổ sung estrogen từ củ cải đường cũng là một cách điều hòa lại chu kì kinh nguyệt. Uống một cốc nước ép củ cải đường mỗi ngày không chỉ tốt cho cho nội tiết cơ thể mà còn giúp cải thiện vẻ đẹp của làn da.

    5. Gừng giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt

    Gừng tươi cũng là một thực phẩm có công dụng trong việc điều trị và phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, việc sử dụng gừng tươi để điều trị rối loạn kinh nguyệt khá đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Đun nước gừng tươi và uống khoảng 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp ổn định nhiệt độ cơ thể, giúp máu lưu thông sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn hơn.

    Trên đây là 5 bài thuốc dân gian để diều trị kinh nguyệt không đều.Tuy nhiên các bạn vẫn nên chú ý nếu hiện tượng này vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, khám và điều trị. Vì việc rối loạn kinh nguyệt này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.
     
  8. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU ĐIỀU HÒA KINH NGUYỆT
    Thường xuyên sử dụng nước ép trái nhàu là một trong những bí quyết điều hòa kinh nguyệt từ bài thuốc dân gian và được nhiều chị em sử dụng vì phương pháp này rất đơn giản,mang lại hiệu quả cao và có thể sử dụng hàng ngày.

    [​IMG]
    Nước ép từ trái nhàu tươi giúp điều hòa kinh nguyệt

    Trái nhàu có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, băng huyết, đái tháo đường, cao huyết áp, đau lưng, đau dây thần kinh do mệt mỏi stress. Ngoài làm thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh,nước ép trái nhàu còn làm đẹp và hiệu quả đã được kiểm chứng qua thực tiễn. Nước ép trái Nhàu có khả năng tạo cảm giác no,giảm thèm ăn,giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và giản cân hiệu quả.
     
  9. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member


    Xung quanh ta có rất nhiều loại thảo dược mà đôi khi chúng ta không hề biết đến. Đó có thể là những cây cỏ mọc hoang hay cũng có thể là các loại cây rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày chúng ta. Cây xương khỉcũng là một loại thảo dược như vậy.

    Tuy là một loại cây khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng cây xương khỉ để phòng và điều trị bệnh. Vậycách sử dụng cây xương khỉ điều trị bệnh hiệu quảnhư thế nào, chúng ta hãy cũng tìm hiểu nhé.

    [​IMG]

    1. Giới thiệu về cây xương khỉ

    - Cây xương khỉ với những tên gọi khác như bìm bịp hay mảnh cộng.

    - Là loại cây khá quen thuộc trong đời sống của người dân ở các vùng nông thôn nước ta.

    - Người dân vẫn quen dùng lá và đọt non của cây xương khỉ để là rau nấu canh rất thơm ngon và thanh mát.

    - Ngoài ra, lá của cây xương khỉ khi phơi khô sẽ có mùi rất thơm nên ở vài nơi người ta còn dùng lá của nó để làm nên món bánh mảnh cộng thơm ngon nữa.

    2. Tác dụng của cây xương khỉ

    Không những có giá trị thực phẩm, các bộ phận của cây xương khỉ còn có giá trị dược liệu dùng để hỗ trợ chữa bệnh nữa đấy. Theo kinh nghiệm dân gian và một số nghiên cứu thì cây xương khỉ có một số tác dụng điều trị bệnh như:

    - Tác dụng mát gan, lợi mật.
    - Tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
    - Tác dụng hỗ trợ chữa vàng da, viêm gan, men gan cao.
    - Tác dụng hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.
    - Tác dụng cầm máu, trị bong gân, nhanh liền xương cho những người bị gãy xương.
    - Tác dụng tiêu thũng, giảm đau, chống viêm, hạ sốt, điều hoà kinh nguyệt cho phụ nữ.
    - Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

    3. Cách sử dụng cây xương khỉ điều trị bệnh hiệu quả

    Đối với từng loại bệnh khác nhau sẽ có những cách sử dụng cây xương khỉ điều trị bệnh hiệu quảkhác nhau.

    [​IMG] Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp:

    Bạn lấy 30g cây xương khỉ kết hợp cùng 20g cây dâu tằm, 20g cây gối hạc và 20g cây trâu cổ đem đi rửa thật sạch rồi bỏ vào nồi và cho thêm 1,5lit nước vào, đậy nắp lại rồi nấu với lửa vừa phải cho đến khi thấy lượng nước trong nồi còn khoảng 300ml thì tắt bếp và đổ nước ra bình.

    Cách uống: Bạn chia làm ba lần uống và uống sau mỗi bữa ăn. Sử dụng liên tục như vậy trong nửa tháng bạn sẽ thấy xương, khớp hết sưng và đỡ đau nhức hơn hẳn.

    [​IMG] Chữa lỡ loét ở miệng:

    Bạn lấy 50g lá xương khỉ tươi bỏ vào cối và cho thêm ít nước lọc rồi giã nát, vắt lấy nước uống còn phần bã bạn không nên vứt đi mà nên dùng để đắp lên vết lỡ loét. Làm vài lần như vậy bạn sẽ thấy vết loét từ từ lành lại.

    [​IMG] Hỗ trợ điều trị vàng da, viêm gan mãn tính:

    Bạn sử dụng bài thuốc gồm 30g Cây xương khỉ khô kết hợp với 20g râu ngô, 12g Lá vọng cách, 12g trần bì và 16g sâm đại hành. Bạn đem tất cả những vị thuốc này rửa sạch cho vào ấm và đổ vào 1lit nước rồi bắt lên bếp nấu cho sôi tầm 30 phút là được.

    Cách uống: Bạn chia lượng thuốc vừa sắc được làm 3 phần để uống trong ngày. Bạn uống như vậy liên tục khoảng nửa tháng sẽ thấy bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực.

    [​IMG]

    [​IMG] Hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống: Đối với bệnh này thì bạn nên áp dụng kết hợp hai cách là đắp và uống thì mới đem lại hiệu quả tốt.

    - Bài thuốc đắp: Bạn lấy 80g cây xương khỉ, 50g ngải cứu tươi và 50g củ sâm đại hành tươi đem đi rửa sạch rồi giã chung lại với nhau cho nhuyễn (lưu ý đừng cho nước vào giã nhé), tiếp đến xào với ít giấm, sau đó đắp lên chỗ đau (nên đắp lúc hỗn hợp còn nóng mới có hiệu quả tốt nhưng bạn cũng cần chú ý dừng để nóng quá kẻo bị bỏng) rồi băng lại cho cố định. Bạn chỉ đắp vào buổi tối ngủ tới sáng thì tháo ra nhé.

    - Bài thuốc uống: Bạn dùng các vị thuốc gồm 12g cây bìm bịp, 12g dây trâu cổ, 10g dây tơ hồng xanh và 12g mỗi loại đậu đen (bạn nên sao cho thơm trước), cẩu tích, ba kích nhục, đương quy, đỗ trọng cùng với 16g mỗi thứ tang ký sinh, thục địa đem tất cả bỏ chung vào và sắc với khoảng 1,5lit nước để còn lại 300ml là được. Bạn chia làm 3 lần để uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.

    >>>>Sử dụng kết hợp uống và đắp như vậy liên tục khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

    [​IMG] Hỗ trợ điều trị ung thư:

    - Cây xương khỉ tươi: Sử dụng 200g cây xương khỉ tươi xay lấy nước uống uống hàng ngày.

    - Cây xương khỉ khô: Bạn lấy khoảng 100g khô, nấu với 1 lít nước, uống trong ngày. Sử dụng liệu trình liên tục và cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.

    [​IMG]

    [​IMG]Những lưu ý trong quá trình sử dụng cây xương khỉ để hỗ trợ điều trị bệnh

    - Cây xương khỉ có tính mát nên những người huyết áp thấp hay có thể hàn nên thận trọng khi sử dụng và không nên dùng nhiều.

    - Đối với trường hợp đang dùng thuốc để hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống thì bạn nên kiêng ăn măng.

    - Cây xương khỉ là một cây thuốc nam nên thường có tác dụng lâu dài nên bạn cần kiên trì sử dụng, hơn nữa hiệu quả của cây cũng còn phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người.

    Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn biết thêm được một loại thảo dược tốt cho sức khoẻ, đó là cây xương khỉ và cách sử dụng cây xương khỉ điều trị bệnh hiệu quả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/7/17
  10. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Cây xương khỉ là cây gì ?
    Caythuoc.org
    [​IMG]
    Cây xương khỉ là cây gì, tại sao ngày nay nhiều người lại săn tìm cây thuốc này đến vậy ? Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết về loài cây này.

    Nói đến cây xương khỉ có lẽ rất ít người biết đến mà thường nhầm tưởng đến cây con khỉ (cây hoàn ngọc). Nhưng nếu gọi là cây bìm bịp thì hầu như ai cũng biết về loài cây này, đặc biệt là người dân miền Nam Bộ.

    Cây xương khỉ là cây gì ? Đây là một trong những câu hỏi mà hiện nay khá nhiều độc giả quan tâm.

    Cây xương khỉ hay còn có tên gọi khác là cây bìm bịp, cây mảnh cộng là một trong những vị thuốc nam cổ truyền được người xưa sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh về bong gân, đau nhức cơ, gãy xương (Giúp cho xương chóng liền…)

    Cây bìm bịp còn gắn liền với sự tích về chim bìm bịp (một loài chim quý của Việt Nam, loài chim này thường lấy cây bìm bịp để đắp lên vết thương cho con non giúp con non nhanh liền vết thương).

    Cây xương khỉ chữa bệnh gì ?
    Ngày nay qua các thử nghiệm và công trình nghiên cứu của nước ngoài, người ta cho rằng cây xương khỉ có tác dụng kìm chế sự phát triển của khối u ác tính.

    Do vậy hiện nay cây được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

    Đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sử dụng cây thuốc này để điều trị bệnh và đã có những tiến triển nhất định.

    [​IMG]

    Thời gian gần đây (Kể cả các tạp trí nước ngoài và trong nước để nhắc đến một loài cây đó là cây xương khỉ) cây xương khỉ nổi lên trở thành một vị thuốc cứu cánh cho những bệnh nhân mắc ung thư.

    Chúng tôi được biết nhiều bệnh nhân ở Đài Loan, Trung Quốc còn bay đến tận nơi để mua cho kỳ được cây xương khỉ về làm thuốc để điều trị cho bệnh nhân ung thư.

    Tác dụng của loài cây này chúng tôi đã giới thiệu ở một bài viết trước, đó là bài viết về công dụng của cây bìm bìm trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo thêm.
     
  11. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    TRỊ BỆNH CẢM CÚM TỪ BÀI THUỐC CÂY NHÀ LÁ VƯỜN

    Cảm cúm là do virus phát tán trong không khí gây nên cho con người, bệnh cảm cúm xẫy ra tất cả các mùa trong năm.

    Bệnh cảm cúm có nhiều loại, tuy nhiên người bệnh đều có chung một số triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, viêm họng, sổ mũi v.v.v…Khỏe Đẹp Tự Nhiên giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc cây nhà lá vườn trị các chứng bệnh cảm cúm hiệu quả và dễ áp dụng từ những cây thảo mộc có sẳn trong vườn.

    [​IMG]

    Bài thuốc 1
    - Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo.

    Bài thuốc 2
    - Chua me đất một nắm, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước.

    Bài thuốc 3
    - Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn...

    Bài thuốc 4
    - Đậu ván trắng sao 20 g, hương nhu 16 g, hậu phác 12 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, trong bụng nôn nao, bụng đầy không tiêu hay tiêu chảy.

    Bài thuốc 5
    - Lá bưởi bung 20 g sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, ho.

    Bài thuốc 6
    - Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét), nhức đầu, mắt sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc.

    Bài thuốc 7
    - Lá tía tô khô 15 g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, hành trắng cả cây mỗi thứ 8 g, sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải, xát 2 bên gáy và dọc xương sống (đánh gió). Bài thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi.

    Bài thuốc 8
    - Hương nhu trắng cả lá cành 30 g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi.

    Bài thuốc 9
    - Tinh dầu hương nhu 15 giọt, uống với nước nóng; ngoài dùng xoa mũi, 2 bên gáy và dọc sống lưng, đắp chăn cho ra mồ hôi, chưa ra mồ hôi thì uống thêm. Bài thuốc có tác dụng giải cảm cúm hay cảm sốt có gai rét.

    Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé.
     
    viethai89 thích bài này.
  12. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member


    [​IMG]
    Đã từ rất lâu, cây tre là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Ngoài ra, tre cũng là cây cho nhiều vị thuốc quý, cụ thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.

    Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà. Bộ phận dùng làm thuốc là (lá tre) tên thuốc là trúc diệp. Lá tre chứa chlorophyll, cholin…Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục”, cách nay khoảng 1500 năm.

    Theo Đông y, lá tre vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh; vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết. Liều dùng 6-10g khô, 30-60g tươi dưới dạng nấu, sắc, hãm…

    Một số bài thuốc sau chữa bệnh từ lá tre:

    1. Lá tre chữa cảm sốt
    • Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm sốt, miệng khô khát.
    • Lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm cúm, sốt cao.
    2. Lá tre chữa co giật trẻ em
    Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.

    3. Lá tre chữa sởi thời kỳ đang mọc
    Lá tre 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.

    4. Chữa thủy đậu
    Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.

    5. Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu
    Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

    6. Chữa nấc
    Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi thứ 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

    7. Chữa viêm bàng quang cấp tính
    Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

    8. Chữa miệng lưỡi lở loét
    Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày.

    9. Chữa đái ra máu
    Lá tre, mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

    10. Chữa viêm màng phổi có tràn dịch
    Lá tre 20g, thạch cao 20g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việc điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.
     
  13. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Bất ngờ với những bài thuốc quý từ lá tre cách đây gần 2000 năm

    “Tre xanh, xanh tự bao giờ” là câu thơ quen thuộc với bất kỳ người dân Việt Nam nào nhưng liệu bạn đã biết được các công dụng chữa bệnh hiệu quả từ lá tre chưa?

    Ngay từ xa xưa, cây tre luôn là người bạn thân thiết của dân Việt với nhiều tác dụng như làm nhà hoặc đánh giặc ngoại xâm. Hiển nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua hiệu quả chữa bệnh cao từ cây tre.

    Trong bài viết kỳ này, MOGO Khuyên sẽ làm bạn bất ngờ với những bài thuốc quý từ lá tre cách đây gần 2000 năm.

    [​IMG]

    Cây tre cho nhiều vị thuốc quý có thể chữa được vô số bệnh khác nhau.

    Theo các bài thuốc dân gian xưa và cả trong các sách Đông y lâu đời, bộ phận được dùng làm vị thuốc quý chính là lá tre với tên gọi chuyên môn là trúc diệp. Đặc biệt, vai trò chữa bệnh của tre đã được ghi lại rất sớm trong sách “Danh y biệt lục” có niên đại cách nay gần 2000 năm.

    Đặc điểm nổi bật của lá tre

    + Chứa chlorophyll và cholin.

    + Vị ngọt nhạt, tính lạnh và hơi cay.

    + Có tác dụng thanh nhiệt, trị cảm, giải độc.

    + Chữa được nhiều bệnh như sởi, ho, suyễn, nấc, co giật, thủy đậu, viêm bàng quang, viêm màng phổi, tiểu ra máu, sốt nóng do sốt huyết, ….

    [​IMG]

    Lá tre có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

    Lá tre trị mụn nhọt, chữa viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết

    + Liều lượng: 6g đến 10g lá khô (hoặc 30g đến 60g lá tươi)

    + Cách dùng: uống nước lá tre dưới dạng nấu, sắc, hãm.

    Lá tre chữa cảm sốt, miệng khô khát

    + Liều lượng: 30g lá tre, 12g thạch cao, 8g mạch môn, 7g gạo tẻ, 4g bán hạ, 2g nhân sâm, 2g cam thảo.

    + Cách dùng: sắc uống, 1 thang thuốc/ ngày.

    Lá tre chữa cảm cúm, sốt cao

    + Liều lượng: 16g lá tre, 16g kim ngân hoa, 12g cam thảo đất, 8g kinh giới, 8g bạc hà.

    + Cách dùng: sắc uống, 1 thang thuốc/ ngày.

    Lá tre trị co giật trẻ em

    + Liều lượng: 16g lá tre, 12g sinh địa, 12g mạch môn, 12g câu đằng, 12g lá vông, 10g chi tử, 8g cương tằm, 8g bạc hà.

    + Cách dùng: sắc uống, 1 thang thuốc/ ngày.

    Lá tre dùng điều trị trong thời kỳ đang mọc sởi

    + Liều lượng: 20g lá tre, 16g sài đất, 16g kim ngân hoa, 12g mạch môn, 12g sa sâm, 12g cát căn, 12g cam thảo đất.

    + Cách dùng: sắc uống, 1 thang thuốc/ ngày.

    Lá tre trị hết thủy đậu

    + Liều lượng: 8g lá tre, 8g liên kiều, 4g cát cánh, 4g đạm đậu sị, 3g bạc hà, 3g chi tử, 3g cam thảo, 2 củ hành tăm.

    + Cách dùng: sắc uống, 1 thang thuốc/ ngày.

    Lá tre chữa trị ho suyễn, trúng phong cấm khẩu

    + Liều lượng: lấy gừng sống đem giã và vắt lấy nước cốt vừa đủ 1 chén, rồi hòa với 1 chén nước cốt trúc diệp.

    + Cách dùng: cho bệnh nhân uống dần.

    Lá tre đánh bay cơn nấc

    + Liều lượng: 20g lá tre, 20g tinh tre, 20g gạo tẻ đã rang vàng, 30g thạch cao đã nướng đỏ, 8g bán hạ, 16g mạch môn đã bỏ lõi, 10g tai quả hồng, 800ml nước.

    + Cách dùng: sắc xuống còn 300ml, 1 thang thuốc chia thành 2 lần uống/ ngày.

    Lá tre chữa viêm bàng quang cấp tính

    + Liều lượng: 16g lá tre, 12g sinh địa, 12g mộc thông, 12g hoàng cầm, 6g cam thảo, 6g đăng tâm thảo.

    + Cách dùng: sắc uống, 1 thang thuốc/ ngày.

    Lá tre trị chứng miệng lưỡi lở loét

    + Liều lượng: 20g búp tre, 10g sinh địa, 10g mộc thông, 8g cam thảo.

    + Cách dùng: sắc uống thay nước trong ngày.

    Lá tre điều trị tiểu ra máu

    + Liều lượng: 20g lá tre, 20g mạch môn, 20g mã đề, 20g rễ cỏ tranh, 20g thài lài tía, 20g râu bắp (ngô), 700ml nước.

    + Cách dùng: sắc xuống còn 300ml, 1 thang thuốc chia thành 2 lần uống/ ngày.

    Lá tre điều trị bệnh viêm màng phổi có tràn dịch

    + Liều lượng: 20g lá tre, 20g thạch cao, 12g vỏ rễ dâu, 12g hạt rau đay, 12g hạt bìm bìm, 12g rễ cỏ tranh, 12g thổ phục linh, 12g bông mã đề, 600ml nước.

    + Cách dùng: sắc xuống còn 200ml, uống hết 1 lần trước khi dùng bữa trưa khoảng 30 phút; sau đó thêm nước vào và sắc lần thứ 2 để uống trước bữa cơm chiều.

    [​IMG]

    Bài thuốc dân gian từ lá tre luôn có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

    Chúc bạn vui khỏe mỗi ngày với những bài thuốc chữa bệnh tại nhà mà MOGO Khuyên chia sẻ.

    Hạnh Dung (theo Bài Thuốc Hay)
     
    viethai89 thích bài này.
  14. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Tác dụng chữa bệnh của lá tre

    Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục", cách nay khoảng 1500 năm.

    1- Trúc diệp: chỉ lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.

    2- Trúc lịch: là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt - trúc lịch sẽ chảy dần vào bình. Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.

    3- Trúc nhự (tinh tre): là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng. Có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền chỉ ẩu (chống nôn). Dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa ...

    Ngoài ra, măng tre, cặn đọng trong đốt tre (thiên trúc hoàng) cũng có thể sử dụng làm thuốc.

    Một số bài thuốc từ cây tre:

    - Dự phòng viêm não B: Dùng lá tre, vỏ bí đao, lá sen, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 9g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Để dự phòng viêm não, mỗi tuần cần uống 1-2 ngày.

    - Chữa sốt cao, mê man do viêm não: Dùng trúc lịch 30-50g, hòa với nước đã đun sôi, chia ra uống trong ngày.

    - Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hoà với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

    - Chữa ho khan: Dùng lá tre 12g, rau má 12g, vỏ rễ dâu 12g, quả dành dành (sao vàng) 8g), lá chanh 8g, cam thảo 6g; nước 700-800ml , sắc còn 250-300ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

    - Chữa viêm màng phổi có tràn dịch: Lá tre 20g, vỏ rễ dâu 12g, hạt rau đay 12g, thạch cao 20g, hạt bìm bìm 12g, rễ cỏ tranh 12g, thổ phục linh 12g, bông mã đề 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việt điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

    - Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp: Dùng trúc nhự 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g, sắc nước uống trong ngày.

    - Chữa nấc (do nhiệt): Dùng lá tre 20g, tinh tre 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết ... Không dùng cho chứng nấc do hàn.

    - Chữa miệng lưỡi lở loét: Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc có tác dụng "thanh tâm trừ phiền", dùng trong trường hợp Tâm kinh thực nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.

    - Chữa đái ra máu: Lá tre 20g, mạch môn 20g, mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, thài lài tía 20g, râu ngô 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thanh tâm, lợi niệu, chỉ huyết (cầm máu), thích hợp với chứng tiểu tiện xuất huyết do nhiệt độc tích tụ ở bàng quang.



    [​IMG]

    "Đông trùng hạ thảo" (ĐTHT) là vị thuốc Đông y rất qúy và hiếm. Thuốc còn có tên là "trùng thảo" hoặc "hạ thảo đông trùng"; tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sace.

    Vị thuốc có tên là "đông trùng hạ thảo" là vì: Mùa đông đó là một con "sâu" (đông trùng), tới mùa hạ thì biến thành thứ "cỏ" (hạ thảo), cho nên người ta mới đặt ra cái tên lạ lùng như vậy.

    Vị thuốc kỳ lạ này được nói tới sớm nhất trong sách "Bản thảo bị yếu" của Uông Ngang, từ khoảng cuối thế kỷ 17. Tới cuối thể kỷ 18, được mô tả tỉ mỉ hơn trong sách "Bản thảo cương mục thập di" của Triệu Học Mẫn, nhưng chưa thể giải thích rõ vì sao con sâu lại có thể biến thành thứ cỏ.

    Mãi tới thế kỷ 20, bí mật này mới được khám phá. Nguyên do là, ĐTHT được tạo thành do nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, tại một số vùng núi cao (3000m trên mặt biển), loài sâu non họ Cánh bướm phải chui xuống đất để tránh rét. Sâu bị một loài nấm chui vào "ở nhờ" và hút các chất dinh dinh dưỡng trong thân sâu để sống.

    Sâu bị mất dần chất dinh dưỡng và chết, cuối cùng chỉ còn lại cái xác bọc ngoài. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma), mọc chồi, nhô khỏi mặt đất – nhìn giống như một thứ cỏ (thảo), nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu của sâu. Như vậy, ĐTHT thực chất là một loài nấm mọc ra từ đầu một loài sâu. Sau tiết Hạ chí, người ta đào cả nấm và xác sâu, mang về rửa sạch, phơi khô, được vị thuốc ĐTHT.

    Điều cần lưu ý để tránh nhầm lẫn là, ở nước ta, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhân dân hay sử dụng một loại sâu khác, với cùng tên ĐTHT. Loài sâu này sống trong thân "cây chít" (còn gọi là "cây đót", "cây le", "cây cỏng" - một loại lau vẫn cho lá để gói bánh tro, bông dùng làm chổi quét bụi bàn ghế hay chổi quét vôi).

    Vào những tháng 11-12, ở những cây chít bị cụt ngọn, trong thân thường có những "con sâu" mà người ta gọi là ĐTHT. Thực ra, đó chỉ mới là nhộng của loài sâu Brihaspa atrostigmella. Sâu này đẻ trứng ở vỏ cây, nhộng nở ra chui vào và sống trong thân cây qua mùa đông. Loài nhộng này có màu trắng vàng, dài khoảng 35mm.

    Khi khai thác, người ta thả sâu vào chậu nước muối để rửa cho sạch, sau đó đem rang hay sấy khô. Tiếp theo lại tẩm mật ong rồi lại sấy khô. Cuối cùng mới ngâm sâu vào rượu để làm thuốc bổ. Trong rượu này có các chất béo nổi lên như mỡ, giống như trong nước luộc gà. ĐTHT Việt Nam mặc dầu là loài khác, nhưng trong dân gian cũng dùng như ĐTHT nhập từ TQ; còn tác dụng trên thực tế ra sao, chưa thấy ai nghiên cứu xác minh.

    Ngoài ra, ĐTHT VN còn dùng để chế biến thức ăn, thường là xào với trứng để ăn cho bổ; có người lại mua về làm thức ăn nuôi chim họa mi.

    Theo Đông y, ĐTHT (Trung Quốc) có vị ngọt, tính ấm (ôn), vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đàm (tiêu đờm), dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh.

    Theo các nghiên cứu hiện đại: thành phần hóa học và tác dụng dược lý của ĐTHT nuôi cấy nhân tạo tương tự như ĐTHT thiên nhiên, nên được khuyến cáo sử dụng để thay thế cho ĐTHT thiên nhiên.

    Thuốc “Kim thủy bảo giao nang” có trong danh mục thuốc của Dược điển Trung Quốc (Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc dược điển), được chế từ nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo, tán thành bột mịn, đóng vào viên nang, mỗi viên có trọng lượng 0,33g.

    Tác dụng theo Đông y: Bổ ích phế thận, bết tinh ích khí. Dùng cho trường hợp phế thận lưỡng hư (hai tạng phế và thận đều suy hư), tinh khí bất túc, cửu khái hư suyễn (ho suyễn lâu ngày do cơ thể suy nhược), dương nuy tảo tiết (liệt dương, xuất tinh sớm), ...

    Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, “Kim thủy bảo giao nang” có tác dụng giảm mỡ máu và phòng ngừa xơ cứng động mạch, tăng lượng máu cung cấp cho cơ tim và các tổ chức trong não bộ, hạ huyết áp, ức chế sự tụ tập tiểu cầu, chống rối loạn nhịp tim, chống viêm, giảm ho, điều tiết chức năng miễn dịch, bảo vệ gan, xúc tiến hoạt động tuyến sinh dục.
     
    viethai89 thích bài này.
  15. thế anh

    thế anh Thần Tài

    viethai89 and DAINGOC68 like this.