❤ sức khỏe là vàng ❤

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi DAINGOC68, 26/1/17.

  1. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    hoaingoc, lacmatchaibia and DAINGOC68 like this.
  2. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

  3. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    hoaingoc, DAINGOC68 and lacmatchaibia like this.
  4. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    Chỉnh sửa cuối: 15/5/17
    DAINGOC68 and lacmatchaibia like this.
  5. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    Chỉnh sửa cuối: 15/5/17
    DAINGOC68 and lacmatchaibia like this.
  6. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

  7. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

  8. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    ...Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.

    [​IMG]
    Hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, rất tốt với bệnh nhân viêm xoang.
    Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.

    Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang: Chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

    [​IMG]
    Dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm mũi, kể cả cho trẻ em: Mua cây cứt lợn hoa mầu tím, rửa sạch, ngâm nước muối 1 lúc rồi vớt ra. Lấy một nhúm hoa, giã nát vắt lấy nước cho vào lọ thuốc nhỏ mũi, bảo quản trong tủ lạnh. Lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 4,5 lần. Nhỏ càng nhiều càng tốt vì nhỏ nhiều thuốc ngấm vào vết thương tốt hơn.

    Người bị viêm mũi mức độ tổn thương ít hơn nên nhỏ nước hoa cứt lợn không bị xót kinh khủng như người bị viêm xoang. Vì thế, có thể dùng thuốc này trị viêm xoang cho trẻ em. Trước khi dùng, cha mẹ nên nhỏ thử cho mình và thử trước độ chịu đựng của bé xem bé có chịu được cái xót do thuốc gây ra không nhé!

    theo Trí Thức Trẻ
     
    Dung abc and VÕ TẮC THIÊN_@ like this.
  9. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
     
    Dung abc and VÕ TẮC THIÊN_@ like this.
  10. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thảo dược
    [​IMG]
    Loại hoa móng vuốt của quỷ

    Nhiều loại thảo mộc có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà đôi khi bạn không ngờ tới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây.

    Theo bác sĩ Alan R. Gaby , tác giả của cuốn sách giáo khoa Dinh dưỡng Y học đã nghiên cứu và phát hiện các tác dụng đặc biệt trong việc điều trị một số bệnh xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ từ một số loại thảo dược tự nhiên: cây liễu, ớt cayenne, cây cohosh đen, cây sarsaparilla – thổ phục linh, cây tầm ma châm chích, gừng, móng vuốt của quỷ, nghệ, cây cỏ đuôi ngựa…

    Trong đó loại cây móng vuốt của quỷ có thể được xem như một loại thảo dược hữu ích nhất trong việc điều trị các bệnh thoái hóa cột sống đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Theo chuyên gia dược Ed Smith, tác giả cuốn “Cẩm nang Hướng dẫn Thảo dược Trị liệu” nói rằng: trước đây cây móng vuốt của quỷ đã được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm khớp, thấp khớp…loại thảo dược này chứa một số chất quan trọng như chất chống viêm, giảm đau. Rễ và củ củ loại cây này đã được nghiên cứu và sử dụng cho mục đích y học. Người ta đã nghiên cứu loại cây móng vuốt của quỷ và bào chế ra loại viên nang tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhằm đảm bảo an toàn.​
     
    hoaingoc and VÕ TẮC THIÊN_@ like this.
  11. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Bạch hoa xà thiệt thảo công dụng và tác dụng
    Rất thông dụng với tên Bạch hoa xà thiệt thảo (Việt nam) hay Bai hua she she cao (Trung Quốc). Cây được sử dụng ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh, dùng chữa rắn cắn, sởi đậu, chống ung thư; trị lậu, máu xấu, thiếu mật, bao tử bị ung nhọt và bệnh, trị bệnh gan, hạch, ung thư...
    [​IMG]
    Cây Lưỡi Rắn Trắng - Hedyotis Diffusa Willd

    Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)

    Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)

    Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae)

    Bộ Cà Phê (Rubiales)

    Họ Cà Phê (Rubiaceae)

    Chi Hedyotis

    Tên khác: Bạch hoa xà thiệt thảo, An điền lan, Bòi ngòi bò, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng

    Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd.

    Tên đồng nghĩa: Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb.

    Tên nước ngoài: Bai hua she she cao, Snake-needle grass.

    Mô tả cây: Thân cỏ, mọc bò, có đốt thưa. Thân non 4 cạnh, màu xanh hay nâu nhạt; thân già tiết diện tròn, màu nâu tím, thân càng già càng nâu đậm, bề mặt có nhiều nốt sần. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá thuôn hẹp, đầu nhọn; dài 1.5-3 cm, rộng 1-3 mm, mặt trên màu xanh lục đậm và có nhiều chấm lốm đốm, mặt dưới nhạt hơn.
    [​IMG]
    Bìa lá nguyên, hơi cuộn xuống phía dưới. Lá có một gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ. Không có cuống lá. Lá kèm là một phiến màu xanh nhạt, cao 1.5-2 mm; đỉnh chia 2-3 răng không đều, màu nâu nhạt. Hoa riêng lẻ hiếm khi 2 hoa ở nách lá. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 4.

    Cuống hoa 1-5 mm, màu nâu. Bao hoa: Lá đài 4, màu xanh, mép và gân giữa màu nâu tím, hơi dính ở đáy; 4 thùy hình tam giác hay hình trứng nhọn ở đầu, dài 1 mm, bìa có rìa lông; tiền khai van. Cánh hoa 4, màu trắng hay phớt tím; ống tràng cao 2 mm, loe ở họng, bên trong không có lông; 4 thùy ngắn hơn ống tràng, hình bầu dục, đầu nhọn; tiền khai van.

    Nhị 4, đính ở gần họng tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị màu trắng, ngắn; bao phấn dài bằng chỉ nhị, màu trắng ngà, 2 ô, nứt dọc, đính giữa, hướng trong. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình cầu, đường kính 30-32 mm, có 1-3 lỗ nảy mầm, bề mặt có nhiều chấm tròn, chiết quang. Lá noãn 2, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn rất lồi. Vòi nhụy 1, màu vàng nhạt, nhẵn, dài 2 mm, đính trên đỉnh bầu.

    Đầu nhụy 2, màu trắng, thuôn dài, nằm sát nhau, dài tương đương vòi nhụy, có nhiều gai nạc. Quả nang; cuống màu tím ở gốc, màu xanh ở ngọn. Quả hình bán cầu hơi hẹp lại ở đỉnh, có 2 thùy cạn, cao 2-2.5 mm, rộng 3 mm, các lá đài tồn tại hơi tỏa ra nhưng không vuông góc với quả. Vỏ quả khi non màu xanh, khi già màu vàng nâu. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng, hình dạng khác nhau: đa giác, trứng hay bầu dục có góc cạnh, kích thước 0.3x0.2 mm. Dưới kính hiển vi độ phóng đại 100 lần thấy bề mặt hạt có nhiều vân đậm hình đa giác.

    Đặc điểm giải phẫu:

    Vi phẫu thân trưởng thành gần tròn. Biểu bì là những tế bào hình vuông hay hình chữ nhật, kích thước to và khá đều, có lỗ khí rải rác. Mặt ngoài biểu bì có lớp cutin răng cưa mỏng; lông che chở đơn bào to, ngắn, đầu tù, bề mặt có vết lấm tấm. Mô mềm vỏ là mô mềm đạo, gồm 3-4 lớp tế bào, hình tròn hay hình bầu dục nằm ngang, kích thước không đều, vách mỏng, có các tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành từng bó trong tế bào.

    Nội bì tạo thành vòng liên tục, tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước không đều, thân già thấy rõ đai Caspary, lớp nội bì phát quang khi soi bằng ánh sáng huỳnh quang. Tế bào trụ bì kích thước nhỏ hơn nội bì. Libe 1 xếp thành từng cụm, tế bào nhỏ, vách uốn lượn. Libe 2 gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, dẹp, xếp khá đều.

    Vùng gỗ 2 gồm từ 5-7 lớp tế bào, mạch gỗ 2 to, hình đa giác, nằm rải rác; tia gỗ nhiều, tia libe tế bào có kích thước khá lớn. Bó gỗ 1 thường cấu tạo bởi 2-3 mạch gỗ, phân hóa ly tâm rõ; ít nằm phía dưới các mạch gỗ 2 mà thường có ở dưới vùng mô mềm gỗ cấp 2. Mô mềm tủy là những tế bào tròn hay hơi đa giác, kích thước không đều, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình khối hiếm.

    Vi phẫu lá: Gân giữa: Mặt trên hơi lõm, tế bào biểu bì hình bầu dục đứng, cutin có răng cưa cạn. Biểu bì dưới tế bào gần tròn, nhỏ hơn tế bào biểu bì trên; lông che chở đơn bào ngắn, rộng, đầu hơi thuôn, bề mặt có nhiều chấm. Tế bào mô mềm to, hình đa giác, không đều, xếp chừa những đạo nhỏ. Cung libe gỗ hướng về phía dưới: gỗ ở trên, mạch gỗ hình đa giác, tia gỗ rõ; libe ở dưới. Mô dày góc nằm trên gỗ và phía dưới libe.

    Phiến lá: Tế bào biểu bì trên rất to, hình vuông, bầu dục hay đa giác có cạnh. Mô mềm giậu gồm 2 lớp tế bào, lớp trên là những tế bào thuôn dài, lớp dưới xếp xen kẽ và có kích thước bằng 1/2 lớp trên. Mô mềm khuyết là những tế bào hình bầu dục hay tròn xếp chừa những khuyết nhỏ. Tế bào biểu bì dưới hình bầu dục hẹp, kích thước rất nhỏ so với tế bào biểu bì trên, có nhiều lỗ khí. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối ít.

    Vi phẫu rễ: Bần gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước nhỏ. Mô mềm vỏ đạo, hình tròn hay bầu dục nằm ngang, có tinh thể calci oxalat hình kim thành từng bó nằm trong tế bào nhưng không nhiều. Libe 1 rõ, libe 2 ít. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ to, hình bầu dục hay đa giác nhưng không nhiều.

    Đặc điểm bột dược liệu:

    Bột toàn cây gồm các thành phần sau: Mảnh biểu bì thân gồm những tế bào hình đa giác thuôn dài, mang lỗ khí kiểu song bào. Mảnh biểu bì trên của lá tế bào hình đa giác, hơi dài, không có lỗ khí. Mảnh biểu bì dưới của lá, tế bào có vách uốn lượn, mang lỗ khí kiểu song bào, khe lỗ khí hẹp. Mảnh mô mềm. Hạt phấn hoa tròn, có 1-3 lỗ nảy mầm. Mảnh vỏ quả trong. Mảnh vỏ hạt tế bào hình đa giác. Mảnh nội nhũ. Mảnh mạch gồm các loại: mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình kim, hình khối ít.

    Phân bố, sinh học và sinh thái:

    Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc, các nước nhiệt đới ở vùng Châu Á. Cây mọc ở nhiều nơi, thường gặp ở các bờ ruộng, vùng trung du và đồng bằng, nhất là vào tháng 6. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè-thu, tháng7-9.

    Bộ phận dùng:

    Toàn cây (Herba Hedyotidis diffusae) thường được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo. Thu hái vào mùa hè, thu. Rửa sạch, phơi khô để dùng.

    Thành phần hóa học:

    Cây có các flavonoid như: kaempferol, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol3-O-(6"-O-L-rhamnosyl)-beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid và quercetin 3-O-(2"-O-beta-D-glucopyranosyl)-beta-D-glucopyranosid. Ngoài ra còn có acid urolic, b-sitosterol, stigmasterol, các iridoid glucosid như: 6-O-p-coumaroyl, 6-O-p-methoxycinnamoyl và 6-O-feruloyl ester của scandosid methyl ester.

    Tác dụng dược lý - Công dụng:

    Tác dụng bảo vệ thần kinh trên chuột thử nghiệm. Cây có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Với nồng độ 0.5-1 g dược liệu/ml có tác dụng ức chế tế bào báng Ehrlich và tế bào carcinom.

    Cây còn có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Salmonella typhymurium TA 100 làm thí nghiệm. Ngoài ra, cây cũng kích thích sự tăng sinh của tế bào lách chuột, do đó người ta cho rằng dược liệu có khả năng điều hòa miễn dịch. Về tác dụng chống viêm, nước sắc H. diffusa tăng cường khả năng thực bào của hệ thống mô lưới - nội mô (reticulo endomethelium) và của tế bào bạch cầu.

    Công dụng

    Rất thông dụng với tên Bạch hoa xà thiệt thảo (Việt nam) hay Bai hua she she cao (Trung Quốc). Cây được sử dụng ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh, dùng chữa rắn cắn, sởi đậu, chống ung thư; trị lậu, máu xấu, thiếu mật, bao tử bị ung nhọt và bệnh, trị bệnh gan, hạch, ung thư...

    Ở Trung Quốc được dùng làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amygdale, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu. Dùng ngoài, chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Còn dùng điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu. Ở Ấn Độ, cây dùng trị bệnh về gan mật, vàng da, sốt, lậu, máu xấu.

    H. diffusa còn kết hợp với H. corymbosa và Mollugo pentaphylla dưới tên Peh-Hue-Juwa-Chi-Cao như một tác nhân chống khối u và dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị.

    Bài thuốc có Bạch hoa xà thiệt thảo:

    - Chữa viêm thận cấp có phù, nước tiểu có albumin: Bạch hoa xà thiệt thảo, Xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, Mao căn 30 g, Sơn chi tử 9 g, Tô diệp 6 g. Sắc nước uống.

    - Chữa sỏi mật, viêm ống mật: Bạch hoa xà thiệt thảo, Nhân trần, Kim tiền thảo mỗi thứ 30 g, làm thành thuốc uống.

    - Chữa mụn nhọt, vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 30-60 g. Sắc nước uống.

    - Chữa trẻ em kinh nhiệt (sốt, co giật), khó ngủ: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi, giã nát, vắt lấy nước, uống mỗi lần một thìa canh, ngày 2-3 lần.

    - Thuốc tiêm Bạch hoa xà thiệt thảo: Mỗi ống 2 ml, dung dịch trong, vàng đậm, dùng tiêm bắp, mỗi lần 2-4 ml, ngày 2 lần.

    Dùng chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm amygdale, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruôt thừa, còn dùng trị ung thư.
     
    Dung abc thích bài này.
  12. VÕ TẮC THIÊN_@

    VÕ TẮC THIÊN_@ Thần Tài Perennial member

    hoaingoc and DAINGOC68 like this.
  13. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Cỏ huyên là một loại cỏ ăn được người ta cho rằng ăn vào có thể quên tất cả phiền muộn, nên được gọi là vong ưu thảo (cỏ quên sự lo buồn).

    [​IMG]

    Người xưa cho rằng, ăn cỏ huyên sẽ giúp quên hết muộn phiền, và giúp sinh con trai, vì thế cỏ huyên trở thành vật cát tường.

    Cỏ huyên sẽ giúp quên hết muộn phiền, và giúp sinh con trai, vì thế cỏ huyên trở thành vật cát tường.

    Ban đầu trước khi có quan niệm cỏ vong ưu, cỏ huyên vốn có giá trị thưởng ngoạn rất cao. Trồng cỏ huyên trong vườn, thưởng ngoạn ngắm hoa cả ngày, sẽ làm tan đi ưu phiền.

    Kinh Thi có viết:

    “Bước chậm rãi tìm cỏ thơm, thấy cỏ vong ưu kết thành khóm. Hoa vàng nở nuôi dưỡng tính tình, lá xanh dựa bên rào. Sương tiên sắc trong lành, gió thiếu nữ lan tỏa hương thơm, Hoa lại nương tựa dưới gian nhà phía bắc, khiến Tào Thực rung động mà sáng tạo ra áng hùng văn”.

    Còn một tên gọi khác của cỏ huyên, là nghi nam. Trong bài thơ Nghi nam hoa tụng của Tào Thực, từng nhắc tới khả năng giúp sinh con trai của cỏ huyên, có câu “Phúc tề Thái Tự, vĩnh thế khắc xương” – nghĩa là “có phúc ngang với bà Thái Tự, đời đời hưng thịnh” (Thái Tự là một phụ nữ sinh ra và được nhờ vả quý tử của mình, sống nhàn hạ sung sướng, con cháu hiếu thuận).

    Sách thảo mộc xưa cũng từng viết: “Phụ nữ không mang thai, mang theo cỏ huyên sẽ có thai và có thể sinh con trai”.

    [​IMG]

    “Phụ nữ không mang thai mang theo cỏ huyên sẽ có thai và chắc chắn sinh con trai”.

    Thời cổ, cỏ huyên còn được dùng để đại diện cho người mẹ, người phụ nữ trong gia đình; cây xuân là người cha, cỏ huyên là người mẹ. Cỏ huyên thường được trồng ở căn phòng phía bắc, theo quy định thời xưa, phía bắc là nơi ở của phụ nữ trong nhà.
    Có truyền thuyết về cỏ huyên, liên quan tới tình mẫu tử được kể lại như sau:

    Thời chiến quốc loạn lạc, chiến tranh giữa các nước chư hầu, nam giới trong nhà đều bị bắt đi tòng quân. Gia đình nhà nọ có hai người con trai và cha đều bị bắt tòng quân, trước khi đi người con út đã đến gian nhà phía bắc lấy vài cây cỏ huyên mang đi. Khi ở doanh trại chàng và anh trai cùng cha đem trồng những cây cỏ ấy ở gian hướng bắc của doanh trại và cứ mỗi ngày lại tưởng nhớ đến mẹ và vợ ở nhà.

    Thời gian trôi đi chiến tranh liên miên đã kết thúc chàng trai trẻ đã ngoại tứ tuần, cha chàng và anh trai cũng đã bỏ mạng nơi xa trường, những cây cỏ ngày nào nơi doanh trại vẫn xanh tốt, trở về quê con trai anh đã lớn và mẹ già thì đã qua đời, nhìn về gian nhà phía bắc chàng thấy ngậm ngùi xót xa, những cây cỏ vẫn xanh mướt mà không nguôi nỗi nhớ. Từ đó, cỏ huyên còn trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng.

    [​IMG]

    Cỏ huyên trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng.

    Sau này đại thi hào Nguyễn Du cũng lấy điển tích Cỏ hoa huyên để miêu tả nỗi niềm với phụ mẫu của nàng Kiều .

    Ngoài thì chủ khách dập dìu
    Một nhà huyên với một Kiều ở trong
    (Câu 873 đến 874)

    Thưa nhà huyên hết mọi tình
    Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen
    (câu 1607 đến 1608)

    Xót thay huyên cỗi xuân già
    Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi!
    (câu 2237 đến 2238)

    Khi mang ý nghĩa về tình mẫu tử, cái tên “vong ưu thảo” càng nói rõ vai trò của người mẹ đối với con, thường gần gũi bên con, an ủi vỗ về khi con có điều đau khổ, xua đi mọi phiền muộn cho con.

    Ở Việt Nam, ngoài việc dùng cỏ huyên để nấu ăn mong mang lại may mắn, xua đi ưu phiền; treo tranh cát tường vẽ cỏ huyên trong nhà và mang theo hoa cỏ huyên thơm bên mình để mong có con trai; còn có tục lệ trồng cỏ huyên ở phía bắc gian nhà vào mùa Vu Lan báo hiếu để nhớ tới công ơn người mẹ.

    [​IMG]

    Tranh cát tường vẽ cỏ huyên.v
     
  14. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Tác Dụng Của Hoa Đu Đủ Đực in Giới thiệu thuốc mới

    Có 3 loại cây đu đủ là đu đủ đực cái, đu đủ đực và đu đủ lưỡng tính, trong đó thì hoa của cây đu đủ đực có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, được sử dụng từ lâu đời trong dân gian. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về công dụng của hoa đu đủ đực. Hoa đu đủ đực có màu trắng, cuống rất dài, thường được biết đến với khả năng chữa ho cho trẻ em rất hữu hiệu, nên lưu ý cần phải sử dụng hoa tươi mới nở thì mới đem đến kết quả điều trị tốt nhất trong trường hợp này.
    Tìm hiểu thông tin thuốc hạ sốt Hapacol Công dụng và thành phần của tảo mặt trời Earthrise Spirulina Natural Triệu chứng và cách phòng bệnh viêm phế quản Phương pháp chữa bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính Đau dây thần kinh liên sườn phải uống thuốc gì?

    Hoa đu đủ đực chữa bệnh ho gà với liều lượng kết hợp các vị thuốc như sau:
    20g hoa đu đủ đực sao vàng; 20g vỏ quýt lâu năm; 20g vỏ rễ dâu đã tẩm mật sao; phèn phi 12g, bách bộ 12g. Tất cả các vị đem tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: với từ trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần uống 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần uống 5 – 8g. Chỉ với 15g hoa đu đủ đực,10g củ mạch môn, 10g lá húng chanh, 10g xạ can

    Chúng ta sẽ có một bài thuốc chữa ho, viêm họng tuyệt vời theo cách sau: tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm khoảng 2 – 3 lần và nuốt nước dần dần. Với bài thuốc chữa ho kèm theo tắt tiếng ta cần có: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Các nguyên liệu để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20 ml nước, thêm ít đường cát hoặc mật ong rồi trộn đều, uống 3 lần trong ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.

    Ngoài ra, hoa đu đủ đực còn giúp trị sỏi thận hiệu quả mà mọi người có thể sử dụng bằng cách giã nhỏ, đem nấu sôi lên, lọc cặn và uống hằng ngày. Một tác dụng tuyệt diệu khác của hoa đu đủ đực mà chúng tôi muốn nói đến ở đây đó là khả năng ngăn ngừa và chữa trị ung thư đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Hoa đu đủ đực hiện nay được tin dùng để chữa trị nhiều loại ung thư như ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư tuyến tiền liệt. Không chỉ thế, loại hoa này không có độc tố, không gây ra tác dụng phụ, rất an toàn khi sử dụng điều trị bệnh. Ta có thể sử dụng hoa đu đủ đực đã được phơi khô, mỗi lần pha chừng 3g uống thay trà, với 100g ta có thể dùng trong 1 tháng.
     
  15. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Công dụng của đậu săng
    20/01/2014
    Đậu săng thường mọc hoang, hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà. Loài cây này giúp những người ở vùng thôn quê chữa một số bệnh.
    >> Lợi ích của đậu bắp
    >> Đừng quên đậu bắp

    Đậu săng còn gọi là đậu cọc rào, cây cao từ 1 - 3 m, lá kép mọc so le, cành có những đường nổi dọc. Hoa màu hơi vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài đầu nhọn, hơi có lông. Mùa hoa quả có từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm. Đậu săng thường mọc hoang dại hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà ở thôn quê, hay mọc ở ven triền núi. Loại cây này chịu đất xốp ẩm.

    [​IMG]Cây đậu săng - Ảnh: T.X.Chi

    Theo đông y, đậu săng có vị đắng, tính mát, thông hô hấp, giúp tiêu hóa, lưu thông máu, chữa cảm mạo, ban sởi cho trẻ em, giải độc... Bộ phận dùng làm thuốc thường là rễ, lá, hạt và thân cây. Hạt cũng dùng như rễ, nhưng còn có tác dụng chữa ho, cảm, đau mỏi, nhức xương khớp, giảm phù ứ nước chưa rõ nguyên nhân.

    Một số bài thuốc đậu săng kết hợp với các vị thuốc đông y khác dùng trong chữa bệnh như sau:

    - Chữa ho, cảm sốt, mụn nhọt và sởi trẻ em, ta dùng rễ đậu săng 15 gr, cùng sài đất, kim ngân hoa (mỗi thứ 10 gr), đem nấu lấy nước uống.

    - Chữa ban sởi có kèm theo rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy thì dùng lá đậu săng 100 gr, lá bạc hà 100 gr, hoa kinh giới 100 gr, trần bì lâu năm 100 gr, củ sả 100 gr, củ bồ bồ 100 gr, hương phụ sao 100 gr, lức cây 100 gr, hậu phác sao 100 gr. Tất cả các vị thuốc trộn chung tán thành bột thật nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng nhỏ (với trẻ em thì uống nửa liều), mỗi ngày uống 2-3 lần.

    - Chữa ho, sốt cảm, vòm họng viêm đau, ta dùng hạt đậu săng sao vàng sắc nước uống. Hoặc dùng cách khác: rễ đậu săng tán bột, và bột rễ xạ can, thêm một ít phèn chua hòa nước sôi để nguội cho vào miệng ngậm, rà sát vùng họng (tuyệt đối không được nuốt).

    - Để giải nhiệt, ta dùng lá đậu săng sao vàng sắc nước uống. Lá đậu săng còn dùng nấu nước tắm khi bị ghẻ ngứa và bệnh viêm da gây ngứa. Đậu săng được người dân ở vùng nông thôn trồng, bảo quản rất tốt và được xem như một cây thuốc rất quý trong gia đình, nhất là đối với những trẻ em nghèo.

    BS Trang Xuân Chi
     
  16. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Nước mát dập lửa hè
    NGÀY 30 THÁNG 04, 2015
    Các mẹ cần biết

    SKĐS - Mùa hè năm nay được dự báo sẽ khô nóng hơn mọi năm. Giữa trưa nóng mà có được cốc nước mát giàu giá trị bảo vệ sức khỏe để thưởng thức thì còn gì bằng.
    Việt Nam ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, hết lũ tràn lại đến nắng đốt. Để thích ứng với môi trường sống khắc nghiệt ấy, nhân dân ta đã biết ứng dụng nhiều loài thảo mộc sẵn có trong tự nhiên để tăng cường khả năng chống chịu của cơ thể, đảm bảo sức khỏe lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Nếu như ở khu vực Bắc miền Trung, người dân biết dùng lá cây vối để uống thay trà quanh năm, đặc biệt vào mùa nắng để tránh mất nước, kích thích ngon miệng và phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa; thì ở các tỉnh Trung và Nam Trung bộ, đồng bào ta lại hay dùng các loại đậu như: đậu săng, đậu ván, cây chùm rụm nấu thành trà uống thay nước mỗi ngày.

    Hẳn trong chúng ta, đặc biệt những người con của dải đất miền Trung, sẽ không bao giờ quên được những mùa hè mà cái nóng được ví như “đổ lửa”, nắng như “bửa vào đầu”, hay “nắng như rang”. Dưới cái nóng như thiêu như đốt ấy, công việc đồng áng càng trở nên cực nhọc hơn bao giờ hết và là thách thức thật sự đối với sức chịu đựng của cơ thể người. Không ít bà con sau một ngày làm việc lam lũ, tối về đến nhà, chưa kịp cơm cháo gì thì người đã nóng sốt hầm hập, mặt phừng đỏ, da nóng ran, miệng khô khát, cảm giác chẳng khác nào đang đứng gần một ngọn lửa cháy hừng hực.

    Lại có người, sau cả ngày ngoài nắng nóng, về đến nhà đột nhiên bụng sôi lâm râm, không đau đớn gì cả nhưng cứ muốn đi đại tiện luôn luôn. Một ngày đi mấy chục lần, phọt thành dòng, chỉ toàn thấy nước lợn cợn như nước vo gạo, khắm mùi hôi tanh. Càng uống thuốc cầm tiêu chảy thì càng đi mạnh. Tay chân bải hoải, miệng khô khát, chẳng thiết ăn uống làm lụng gì.

    Khổ sở nhất có lẽ là trẻ em. Nhiệt độ tăng cao, không khí khô rát, mà trẻ con thì hiếu động hay đùa nghịch, nên cơ thể càng thêm mất nước, da dẻ càng khô. Rôm sảy, mụt nhọt cứ thế thi nhau mọc lên, thành từng đám ở cổ lưng ngực, gây ngứa rát. Không chịu nỗi, chúng đưa tay gãi rách cả da thịt. Thậm chí có đứa không chịu nổi còn lên cả cơn sốt, rồi bỏ ăn bỏ chơi.

    Trong cái khó lại ló cái khôn, ông bà ta thường nói “trời sinh voi sinh cỏ”, ý muốn nói vạn vật cây cỏ trên mặt đất đều sinh ra theo mùa chắc là có ý nghĩa của chúng. Chả thế mà mùa hè nóng thì đậu ván chín vàng, cây đậu săng thì xanh mướt mà sai quả, còn cây bùm sụm thì lá xanh bóng chẳng khác nào người ta thoa mỡ, trong khi những loài cây khác thì đa phần khô héo hoặc chẳng có hoa quả gì, vì chỉ lo tồn tại còn không xong lấy đâu ra hoa kết quả. Mà cũng lạ, cứ hè đến là các vật nuôi ăn cây cỏ cũng thích ăn những loại quả, cây này hơn các mùa khác, dù thiếu nước uống thì chúng vẫn khỏe mạnh. Quan sát thấy điều đó, ông bà ta đã thử dùng những loại hạt và cây này để uống.

    Đậu săng (còn gọi là đậu cọc rào, có tên khoa học là Cajanus cajan ( L.) Millsp, họ Ðậu - Fabaceae.) vốn mọc hoang, sau được dân đem về trồng hàng rào. Theo y văn phương Đông, đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch. Trị cảm sốt, mụn nhọt.

    [​IMG]

    Đậu săng
    Cây bùm sụm (còn có tên là chùm rụm, cườm rụng, tên khoa học: Carmona microphylla (Lam.). Don (Ehretia buxifolia Roxb.), họ Chùm rụm - Ehretiaceae.), cũng là cây mọc hoang, dân thường trồng để cắt tỉa thành hàng rào trang trí và tạo hình các con thú để làm kiểng. Thân cành lá bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu.

    [​IMG]
    Cây bùm sụm

    Đậu ván (hay còn gọi là bạch biển đậu, tên khoa học: Dolichos labab Lin, họ Đậu - Fabaceae) có vị ngọt, hơi ôn, không độc, vào hai kinh tỳ và vị. Chủ trị hòa trung, hạ khí, dùng làm thuốc bổ tỳ vị, chỉ tả lỵ phiền khát.

    Ba loại trên, có hai cách kết hợp: hoặc bùm sụm với đậu săng, hoặc bùm sụm với đậu ván. Mỗi loại đều 10 - 30g, phơi khô, sao vàng, nấu thành trà uống trong ngày thay nước. Loại nước này có màu vàng ngà, mùi thơm ngọt dễ chịu, uống vào dịu mát cổ họng, lại kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Đặc biệt, chị em phụ nữ ở quê rất ưa dùng, vì nó giúp cho làn da luôn ẩm mát, lỗ chân lông săn khít, da thịt mịn màng hồng hào, lại có tác dụng làm thon chắc vùng bụng, giảm béo cho cơ thể, nhất là sau khi sinh em bé.

    Lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA
     
    manhlucdongtien thích bài này.
  17. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Để giải nhiệt cơn nóng nực ngày hè ngoài những loại nước khát thông thường, bạn hãy "thủ sẵn" cho mình loại nước mát từ nhiều loại cây thuốc như nước mía lau, sương sâm hay nước gạo lứt. Những loại cây này vừa tốt cho sức khỏe vừa rẻ tiền mà lại rất thơm mát.

    Để giải nhiệt cơn nóng nực ngày hè ngoài những loại nước khát thông thường, bạn hãy "thủ sẵn" cho mình loại nước mát từ nhiều loại cây thuốc như nước mía lau, sương sâm hay nước gạo lứt. Những loại cây này vừa tốt cho sức khỏe vừa rẻ tiền và thơm mát.càng uống sẽ càng ghiền!

    1. Mía lau, rễ tranh và gừng

    Mía lau và rễ tranh là 2 loại cây thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe. Mía lau và rễ tranh có vị ngọt thanh rất dễ uống có tác dụng thanh nhiệt, ngoài ra còn trị hôi miệng, phổi nóng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, suy tim, tân dịch bất túc, táo bón..

    [​IMG]

    Cách nấu: mía lau, rễ tranh rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Gừng gọt cạo sạch bỏ, xắt sợi sau đó, cho mía lau, rễ tranh vào nồi nấu sôi. Đun thêm 15 phút nữa, cho thêm đường phèn vào nấu tan. Trước khi tắt bếp cho gừng vô, để nguội và lược qua rây, lấy nước trong

    2. Nước đậu săng

    Đậu săng hay còn gọi là đậu cọc rào, bộ phận dùng làm thuốc thường là rễ, lá, hạt và thân cây. Hạt cũng dùng như rễ, nhưng còn có tác dụng chữa ho, cảm, đau mỏi, nhức xương khớp, chữa ban sởi, giải nhiệt rất tốt.

    [​IMG]

    Cách nấu: mỗi lần dùng 50g hạt đậu săng sao vàng nấu với 1 lít nước, nấu sôi khoảng 30 phút. Lọc bỏ bã, uống cả ngày.

    Ngoài ra, lá đậu săng còn dùng nấu nước tắm khi bị ghẻ ngứa và bệnh viêm da gây ngứa. Đậu săng được người dân ở vùng nông thôn trồng, bảo quản rất tốt và được xem như một cây thuốc rất quý trong gia đình, nhất là đối với những trẻ em nghèo.

    3. Lá sương sâm

    [​IMG]

    Lá sương sâm là món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi tính mát và giải nhiệt tốt. Sương sâm có hai loại là sương sâm lông (lá và dây có lông tơ mịn) và sương sâm lá láng (lá trơn nhẵn, không lông), trong đó sương sâm lông cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm láng.

    [​IMG]

    Cách vò lá sương sâm: cho khoảng 1,5 lít nước vào 1 cái thau sạch rồi dùng tay vò cho lá sương sâm nát, cho đến khi thấy chỉ còn trơ xác thì vắt bỏ xác lá. Nhanh lọc lại bằng rây vào khuôn hoặc thố sạch, dùng 1 cái vá hớt sạch bọt và để hỗn hợp nước này phơi nắng khoảng 20 phút hoặc cho vào tủ lạnh.

    Mách nhỏ: để sương sâm thêm ngon khi ăn bạn nên cho thêm một ít nước cốt dừa.

    4. Nước gạo lứt

    Uống nước trà gạo lứt không những có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hiệu quả cho người đang điều trị ung thư.

    [​IMG]

    Cách nấu: gạo lứt đổ vào chảo, dùng đũa đảo đều để hạt gạo không bị cháy, rang đến khi ngửi hạt gạo có mùi thơm, hạt gạo đậm hơn, săn lại thì tắt bếp.
    Hàng ngày chỉ cần nấu một nắm gạo rang nấu với nước có thêm chút muối và uống thay cho nước lọc.

    Mẹo nhỏ: trước khi rang gạo không nên vo gạo bằng nước lạnh.

    Trang Phạm (Tổng hợp)
     
    manhlucdongtien thích bài này.
  18. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu
    NGÀY 02 THÁNG 06, 2014 |
    Y học cổ truyền


    SKĐS - Nhục đậu khấu và ngọc quả hoa đều là những vị thuốc thơm, có tác dụng kích thích. Được dùng trong cả đông và tây y.
    Hỏi: Xin cho hỏi nhục đậu khấu có tác dụng chữa bệnh gì?

    (Nguyễn Lê Mai - Đồng Tháp)

    Trả lời: Nhục đậu khấu còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade.

    Tên khoa học Myristica fragrans Hourt.

    Thuộc họ Nhục đậu khấu Myristicaceae.

    Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây:

    - Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu.

    - Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.

    [​IMG]
    Nhục đậu khấu

    Mô tả cây

    Nhục đậu khấu là một cây to, cao 8 - 10m. Toàn thân nhẵn. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiến lá hình mác rộng, dài 5 - 15cm, rộng 3 - 7cm, mép nguyên, cuống lá dài 7 - 12mm. Hoa khác gốc mọc thành xim ở kẽ lá, có dáng tán. Màu hoa vàng trắng. Quả hạch, hình cầu hay quả lê, màu vàng, đường kính 5 - 8cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh trong có một hạt có vỏ dày cũng bao bọc bởi một áo hạt bị rách màu hồng.

    Phân bố thu hái và chế biến

    Cây nhục đậu khấu được trồng ở miền Nam Việt Nam và Campuchia. Còn mọc ở Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, đã di thực được vào tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc giáp giới miền Bắc Việt Nam ta.

    Trồng được 7 năm thì bắt đầu thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần, một lần vào các tháng 11 - 12 và một lần vào các tháng 4 - 6. Khi đã bắt đầu thu hoạch thì có thể thu hoạch luôn trong vòng 60 - 70 năm. Mức thu hoạch cao nhất vào năm thứ 25. Từ năm thứ 10 đến năm thứ 25 hàng năm mỗi cây cho từ 1.500 - 2.000 quả, nghĩa là chừng 8 - 10kg quả. Sau khi hái quả, loại bỏ vỏ quả. Sau đó lấy riêng áo hạt, ngâm muối rồi phơi hay sấy khô. Hạch đem sấy ở lửa nhẹ (600) cho đến khi lắc lên thấy kêu lóc cóc (thường việc sấy này kéo dài tới 2 tháng) thì đem đập lấy nhân, phân loại to nhỏ rồi ngâm nước vôi này có mục đích để tránh bị sâu bọ mối mọt. Người ta phân loại nhục đậu khấu căn cứ vào to nhỏ.

    Tác dụng dược lý

    Nhục đậu khấu và ngọc quả hoa đều là những vị thuốc thơm, có tác dụng kích thích. Được dùng trong cả đông và tây y. Nhưng dùng với liều cao thì có thể gây độc. Dùng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng độc. Sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tựơng mệt mỏi và ngủ gà. Purkinje đã cảm thấy hiện tượng tê mê sau khi dùng nhục đậu khấu. Theo Leclerc đã có nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra ở Anh và Mỹ, trong đó có một trường hợp chết người với hiện tượng dãn đồng tử như khi bị ngộ độc do benladon.

    Dùng ít thì xúc tiến hai dịch vị, giúp sự tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, gây ăn ngon nhưng uống nhiều quá sẽ làm say tê, có khi tiểu tiện ra huyết rồi chết.

    [​IMG]

    Công dụng và liều dùng

    Nhục đậu khấu là một vị thuốc dùng để kích thích tiêu hóa, làm thuốc kích thích chung trong các trường hợp kém ăn, sốt rét.

    Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25 - 0,50g. Có khi có thể dùng 2 - 4g nhưng dùng liều quá cao có thể gây độc.

    Bơ đậu khấu dùng để xoa bóp ngoài chữa tê thấp, đau người.

    Ngọc quả hoa dùng như nhục đậu khấu.

    Đơn thuốc có nhục đậu khấu

    Chữa bệnh kém ăn ăn uống không tiêu:

    Nhục đậu khấu 0,50g, nhục quế 0,50g, đinh hương 0,20g tất cả tán thành bột. Trộn với đường sữa 1g. chia làm 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói.

    (Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam )

    của GS. ĐỖ TẤT LỢI
     
    manhlucdongtien thích bài này.
  19. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Tam thất bắc có tác dụng gì?
    Tam thất bắc được mệnh danh là loại thảo dược quý có công dụng lớn cho sức khỏe. Loại cây này được trồng nhiều để lấy củ và rễ để làm thuốc chữa bệnh. Là thảo dược quý nhưng không phải ai cũng biết tới công dụng. Vậy tam thất bắc có tác dụng gì? Để trả lời cho câu hỏi này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng tâm thất bắc mang lại với sức khỏe con người cũng như các bài thuốc từ câu tam thất bắc này.

    >>> Tam thất bắc chữa bệnh gì ?

    [​IMG]

    Đặc điểm và hình dáng cây tam thất bắc
    Thông thường thời gian sinh trưởng và thu hoạch được tam thất bắc là 3 năm. Vì đây là cây sông lâu qua nhiều năm. Tam thất bắc có hàng rất giống với nhân sâm. Đa phần hình dáng tam thất bắc có hình con quay hoặc hình thoi, chiều dài trung bình tầm 3 cm, đường kính là 1.5 cm, không phân nhánh, sần sùi ở phần đầu củ, dọc theo củ có nhiều vết vằn, vỏ ngoài có màu xám(dạng sống) hoặc đen(sơ chế) cứng, ruột đặc, có vị ngọt nhạt, hơi đắng và thơm nhẹ. Phần lá của tam thất bắc cũng rất đặc biệt, giống như bàn tay của chúng đang xòe ra vậỵ.

    Tam thất bắc có tác dụng gì?
    Tác dụng tam thất bắc có rất nhiều ngoài việc bổ dưỡng: tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch còn có tác dụng khác như:

    – Giúp cầm máu tạm thời và giúp tiêu sưng.

    – Với phụ nữ sau sinh giúp chữa thiếu máu và suy nhược cơ thể.

    – Với những chị em bị đau bụng kinh trước chu kỳ kinh nguyệt có thể dùng tam thất để chữa thống kinh.

    – Xóa tan các vết bầm tím do ứ máu.

    – Chữa băng huyết.

    – Trị các trường hợp ho ra mái, ói ra máu và đại tiện ra máu.

    – Giúp phòng tránh và trị đau thắt ngực ngoài ra còn tránh được tình trạng xơ vữa động mạch.

    – Chữa các bệnh như: huyết áp cao, loét dạ dày, đái tháo đường

    – Gúp giảm đau.

    – Cải thiện trí nhớ và giảm stress.

    – Chữa bệnh đau mắt đỏ.

    – Tiêu tan các khối u lành.

    – Với những trường hợp bị ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi điều trị kết hợp với tam thất bắc sẽ có kết quả tích cực

    – Trị bệnh bạch cầu cấp và mạn tính.

    – Bảo vệ tim đẩy xa những tác nhân gây loạn nhịp tim.


    Cách sử dụng tam thất bắc
    Tam thất bắc được sử dụng dưới hai dạng.

    – Dạng sống bao gồm dạng bột, lát cắt, ngậm, nhai hay mài với nước uống.

    – Dạng chín dùng với trường hợp bị thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi sinh đẻ.

    Không được dùng tam thất bắc trong những trường hợp nào?

    Mặc dù tam thất bắc có nhiều công dụng nhưng cần tránh không được dùng trong các trường hợp sau:

    – Không dùng với những chị em đang mang thai.

    – Không dùng với những người đang chảy máu.

    – Thận trọng trong việc cho trẻ em dùng.

    – Không dùng khi bị tiêu chảy vì có thể gây ra tử vòng

    Sử dụng tam thất bắc hàng ngày nên hay không nên?
    Với những người bình thường dùng để chữa khối u lành nếu cơ thể bình thường nghĩa là không quá nóng và cũng không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.

    Với trường hợp cơ địa quá quá nóng thì có tác dụng bất lợi khi dùng trong thời gian dài có thể gây ngứa, dị ứng, mẫn cảm…

    Trên đây là những chia sẽ về tác dụng của tam thất bắc. Mong rằng với bài viết vừa rồi bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về công dụng loại thảo dược này trước khi quyết định sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

    Website: http://congtysamngoclinh.com/
     
    manhlucdongtien thích bài này.
  20. DAINGOC68

    DAINGOC68 Thần Tài Perennial member

    Chữa tiểu đường, dạ dày, viêm họng bằng cây dại rất hiệu quả
    Thứ sáu , 27/02/2015
    (VTC News) - Ở Việt Nam, tầm bóp là cây dại mọc rất nhiều trong tự nhiên, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt.

    Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.

    Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.

    [​IMG]
    Tầm bóp (thù lù canh) mọc dại rất nhiều trong tự nhiên.

    Mô tả: Tầm bóp là loại cây thảo mọc hoang quanh năm, cao 50 – 90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm; cuống lá dài từ 15 - 30mm.

    Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ.

    Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận.

    Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae.

    Đông y cho rằng, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả.

    Ngoài ra tầm bóp có thể sự dụng như thuốc chữa các bệnh viêm họng, đau yết hầu, bệnh tiểu đường và ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng).

    [​IMG]
    Thân, lá, quả và rễ cây tầm bóp đều được sử dụng để chữa bệnh.


    Công dụng và cách dùng

    Lá cây tầm rất tốt cho dạ dày vì thế người ta hay cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn.

    Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường.

    Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

    Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30g cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.

    Trị tiểu đường: Rễ cây tầm bóp tươi ( 20 - 30g) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.

    Thiên Hoa (tổng hợp)