soi cầu bằng excel

Thảo luận trong 'Phần Mềm Xổ Số - Phát Hiện - Phát Triển' bắt đầu bởi exceltuyetvoio, 4/10/13.

  1. MỖI NGÀY 1 SỐ

    MỖI NGÀY 1 SỐ Thần Tài Perennial member

    ghê Ta- ém luyện 1 mình Ta ơi-:tea::tea::tea:
     
    truongvanla, NAM CHINH and Bahoian like this.
  2. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    Chỉ khi nào con người xác định được trụ thứ 5, tức trụ phút này thì môn dự đoán theo Tứ Trụ mới thật sự là hoàn hảo. Bởi vì như chúng ta thấy bốn trụ không có tính đối xứng mà trụ ngày phải ở giữa và mỗi bên phải có hai trụ mới hợp lý. Hơn nữa chúng ta thấy cách xác định trụ tháng và trụ giờ giống nhau bởi đơn vị 12 (12 tháng, 12 giờ), còn cách xác định trụ năm và trụ ngày giống nhau bởi đơn vị 60 (tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý) thì không có lý do gì để không sử dụng trụ phút cũng được xác định theo đơn vị 60 (cứ hai phút bình thường được tính thành một phút theo lịch Can Chi và nó cũng tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý).
    Theo sự suy luận của tôi thì cách xác định phút nó cũng giống như cách xác định năm và ngày của lịch can chi, nhưng chúng ta không biết Họ đã dựa vào nền tảng nào để xác định chúng. Bởi vậy muốn xác định phút theo lịch can chi, chúng ta phải có một vài ví dụ của những cặp sinh đôi chỉ cách nhau vài phút. Dùng phương pháp suy luận ngược, chúng ta dựa vào những sự kiện lớn đã phát sinh ra của các cặp sinh đôi này như tai nạn, ốm đau, ... , nhất là cái chết của họ và nếu chúng ta sử dụng phương pháp tính điểm hạn này để tính các điểm hạn thì may ra có thể xác định được chính xác can chi của phút sinh của mỗi người này. Sau đó các phút khác sẽ được xác định theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, hoàn toàn tương tự như xác định năm và ngày.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/15
    truongvanla, viethai89 and NAM CHINH like this.
  3. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày của trái đất
    Sao Thủy quay một vòng chung quanh Mặt Trời vào khoảng 88 ngày của trái đất
    Một điều quan trọng trong Tứ Trụ là chi của tháng sinh được gọi là lệnh tháng, vì nó quyết định sự vượng suy của mọi can và chi trong tứ trụ
    Theo môn Tứ Trụ thì các tháng mùa hè hành Hỏa là mạnh nhất ( vượng nhất) so với các hành khác, vì vậy ai được sinh ra vào mùa hè mà trong tứ trụ lại có nhiều can và chi là Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thì dĩ nhiên hành Hỏa quá vượng còn các hành khác thì lại quá yếu. Những người này nhẹ thì bệnh tật liên miên, nặng thì đoản thọ ......Các mùa khác cũng tương tự như vậy. Như mùa đông giá lạnh thì hành Thủy là vượng nhất, mùa xuân thì hành Mộc là vượng nhất, mùa thu thì hành Kim là vượng nhất. Nhưng giả sử sinh vào mùa hè, hỏa là vượng nhất nhưng tứ trụ lại ít can chi hành hỏa hoặc có can chi hành Thủy như Nhâm, Quý, Tý, Hợi thì không xấu. Nghĩa là căn cứ theo lệnh tháng để biết độ vượng suy của các can chi trong tứ trụ, sau đó tổng hợp xem độ lớn giữa các hành chênh lệch nhau như thế nào, từ đây mới có thể dự đoán được vận mệnh của con người.
    Để giải quyết vấn đề này người ta đã xác định trạng thái vượng suy của các can chi theo các tháng trong một năm theo bảng trường sinh ,mộc dục , quan đới,,,
    http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/
    từ Trường sinh tới Đế vượng là vượng (thường được gọi là được lệnh), còn các trạng thái từ Suy đến Dưỡng là suy nhược, hưu tù... (thường được gọi là thất lệnh).
    Ví dụ: Giáp hay Dần trong tứ trụ mà sinh vào các tháng từ Hợi tới Mão là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Thìn đến Tuất là thất lệnh (suy nhược, hưu tù).
    Ví dụ: Ất hay Mão trong tứ trụ sinh vào các tháng từ Dần đến Ngọ là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Mùi đến Sửu là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Các can chi khác cũng xác định tương tự như vậy.
    Bảng xác định lệnh tháng này của Trung Quốc nên nó được tính theo giờ Bắc Kinh, còn “Ngày giờ Sóc (New Moons) và Tiết khí (Minor Solar Terms) từ 1000 đến 2999“ trên Google là của Việt Nam theo giờ Hà Nội nên giờ giao lệnh ít hơn của Trung Quốc 60’. Hiện giờ tôi chưa biết xác định lệnh tháng theo giờ Bắc Kinh hay Hà Nội là đúng. Phải chăng căn cứ theo múi giờ quốc tế thì cứ ít hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì lệnh tháng phải giảm đi từng ấy tiếng, cũng như cứ nhiều hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì phải cộng thêm từng ấy tiếng theo bảng xác định lệnh tháng ở trên ?) .
    Ví dụ : Ngày 4/2 /1968 theo lịch can chi thuộc năm nào? Nó vẫn thuộc năm Đinh Mùi (1967) nhưng tới 2,08’ (1,08’ theo giờ Hà Nội) ngày 05/2/1968 nó mới thuộc năm Mậu Thân (1968).
    Ví dụ : Lúc 7,59’ngày 04/2/1969 dương lịch thuộc năm nào của lịch can chi ?. Đã thuộc năm Kỷ Dậu (1969) ,còn trước 7,59’ vẫn thuộc năm Mậu Thân (1968) .
    Qua đây chúng ta thấy theo lịch Can Chi thì năm mới được tính chính xác tới phút khi trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời (không như chúng ta thường tính lúc 0,00’ của đêm giao thừa).

    Nghĩa là chúng ta đã có một trụ đầu tiên, đó là trụ năm (tức năm sinh).
    Trong tứ trụ hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ.
    Cách xem đại hạn và tiểu hạn cơ bản trong tử vi
    http://choiphongthuy.com/xac-dinh-dai-van-tieu-van-2-338.html
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 3/4/16
  4. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    II - Thời gian bắt đầu đại vận
    http://choiphongthuy.com/xac-dinh-dai-van-tieu-van-2-338.html

    1 - Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
    Vậy thì khi nào các đại vận sẽ bắt đầu ? Phải chăng tất cả mọi người là như nhau? Hoàn toàn không phải như vậy, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ngày sinh của người đó so với ngày giao lệnh (tức là ngày thay đổi từ tháng này sang tháng khác của lịch Can Chi) của tháng trước hoặc tháng sau so với tháng sinh của người đó (lệnh ở đây nghĩa là chi của 1 tháng mang hành gì thì hành đó sẽ nắm lệnh trong tháng đó).

    Đối với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm, ta tính theo chiều thuận của bảng nạp âm từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng sau (theo lịch Can Chi) xem được bao nhiêu ngày, và bao nhiêu giờ. Sau đó cứ 3 ngày quy đổi là 1 năm, thừa 1 ngày được tính thêm là 4 tháng, thừa 2 ngày được tính thêm là 8 tháng, cứ thừa 1 tiếng được tính thêm là 5 ngày còn cứ thiếu 1 tiếng thì phải trừ đi 5 ngày. Cộng tất cả lại sẽ được bao nhiêu năm, tháng, ngày thì đó chính là sau khi sinh được từng đó thời gian sẽ bước vào đại vận đầu tiên.

    Ví dụ : Nam sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’ có tứ trụ:

    Năm Bính Thìn - Tháng Canh Dần - ngày Giáp Ngọ - Giờ Bính Dần

    Ta thấy đây là nam sinh năm BÍNH dương nên tính theo chiều thuận từ ngày sinh 12/2 lúc 3,01´ a.m. đến giao lệnh của tháng sau là ngày 5/3 lúc 18,48´ (tính tròn là 19,00’), thì được 22 ngày (vì đây là năm nhuận nên tháng 2 có 29 ngày ) và thêm 16 tiếng. 22 ngày quy đổi được 7 năm 4 tháng (vì thừa 1 ngày đổi thành 4 tháng), còn 16 tiếng quy đổi thành 2 tháng và 20 ngày (16.5 ngày = 80 ngày). Tổng cộng được tất cả là 7 năm 6 tháng và 20 ngày. Tức là sau khi sinh ra được 7 năm 6 tháng và 20 ngày thì người này bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên. Chính xác ngày 2/9 năm1983 người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão (từ 2/9/1983 đến 2/9/1993). Từ ngày 2/9 năm 1993 bắt đầu đại vận thứ 2 là Nhâm Thìn (2/9/93 đến 2/9/03). Các đại vận sau tính tương tự theo đúng chiều thuận của bảng nạp âm. Mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm.
    Có thể biểu diễn các đại vận và thời gian của chúng như sau:
    đại vận x72.jpg
    Năm 1983 bắt đầu đại vận trừ đi năm sinh là năm 1976 được 7 năm, tức là khi 7 tuổi người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão và được tính chính xác đến tháng 9 của năm 1983 .
    Nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.
    2 - Nam sinh năm âm và Nữ sinh năm dương
    Đối với nữ sinh vào năm dương và nam sinh vào năm âm thì chúng ta tính theo chiều nghịch từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng trước liền với tháng sinh xem được bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ và cũng quy đổi như trên ta sẽ biết được khi nào bắt đầu đại vận đầu tiên.

    Ví dụ : Nữ sinh ngày 12/3/1952 lúc 22,00’ có tứ trụ:

    Nhâm Thìn - Quý Mão - ngày Đinh Tị - Tân Hợi

    Vì là nữ sinh vào năm có can là Nhâm tức can dương nên ta phải tính từ ngày sinh ngược lại tới ngày giao lệnh của tháng trước (tức là tính theo chiều ngược). Cụ thể ta tính từ ngày sinh 12/3 lúc 22,00´ đến đến ngày giao lệnh của tháng trước là ngày 5/3 lúc 23,00´ ta được 7 ngày quy đổi được 2 năm 4 tháng và từ 22,00’ đến 23,00’ là thiếu 1 tiếng tức phải trừ đi 5 ngày (Chú ý: Nếu giờ giao lệnh là 21.00' thì ta phải cộng thêm 5 ngày). Ta quy đổi được 2 năm 3 tháng và 25 ngày. Vậy thì người này ngày 7 tháng 7 năm 1954 bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên là Nhâm Dần và các đại vận sau tính theo chiều ngược của bảng nạp âm như sau :
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 3/4/16
  5. Boyfear89

    Boyfear89 Thần Tài Perennial member

    Cho ra số đi ngừi ưi :134:
     
  6. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    mới học được vài chữ huynh ui
    có 100 số đây h xem thì mụi ghi hết ra :125:
     
  7. Boyfear89

    Boyfear89 Thần Tài Perennial member

    Hehe ngừi đẹp cố học thành tài cho a ôm eo nữa :135:
     
  8. NAM CHINH

    NAM CHINH Thần Tài Perennial member

    thấy gái là tơm tớp....:125:

    ôm đi, lãnh sẹo có ngày....:112:
     
    truongvanla, Bahoian and Tixiu like this.
  9. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ
    khoảng thời gian may rủi khác nhau cho các Tứ Trụ là 10 năm và chúng được gọi là các đại vận.
    1.Cách xác định các đại vận hoàn toàn phụ thuộc vào tháng sinh của người đó như sau :
    a – Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
    Người mà can năm sinh của người đó là dương đối với nam như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và can năm sinh của người đó là âm đối với nữ như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì được tính theo chiều thuận của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay sau lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, tiếp theo là đại vận thứ 2,...
    Ví dụ : Nam sinh vào năm Mậu Tý tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Mậu tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính theo chiều thuận theo bảng nạp âm là Kỷ Mùi, đại vận sau là Canh Thân, Tân Dậu,...
    Ví dụ : Nữ sinh vào các năm Quý Sửu tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên cũng tính theo chiều thuận như ví dụ trên là Kỷ Mùi, đại vận thứ hai là Canh Thân, Tân Dậu,...
    b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
    Người mà can năm sinh là âm đối với nam như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và người mà can năm sinh là dương đối với nữ như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì phải tính ngược lại đối với bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, sau là đại vận thứ hai,...
    Ví dụ : Nam sinh vào năm Quý Dậu tháng Mậu Ngọ, vì can năm của người này là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên phải tính ngược theo bảng nạp âm ngay trước lệnh tháng là Đinh Tị, đại vận thứ hai là Bính Thìn, Ất Mão ,....
    Ví dụ : Nữ sinh vào năm Mậu Thân, tháng Mậu Ngọ vì can năm là Canh tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính ngược với bảng nạp âm là Đinh Tỵ, sau là Bính Thìn, Ất Mão,...
    Nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.


    2 - Nữ sinh năm dương và nam sinh năm âm
    Đối với nữ sinh vào năm dương và nam sinh vào năm âm thì chúng ta tính theo chiều nghịch từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng trước liền với tháng sinh xem được bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ và cũng quy đổi như trên ta sẽ biết được khi nào bắt đầu đại vận đầu tiên.

    Ví dụ : Nữ sinh ngày 12/3/1952 lúc 22,00’ có tứ trụ:

    Năm Nhâm Thìn - Tháng Quý Mão - ngày Đinh Tị - Giờ Tân Hợi

    Vì là nữ sinh vào năm có can là Nhâm tức can dương nên ta phải tính từ ngày sinh ngược lại tới ngày giao lệnh của tháng trước (tức là tính theo chiều ngược). Cụ thể ta tính từ ngày sinh 12/3 lúc 22,00´ đến đến ngày giao lệnh của tháng trước là ngày 5/3 lúc 23,00´ ta được 7 ngày quy đổi được 2 năm 4 tháng và từ 22,00’ đến 23,00’ là thiếu 1 tiếng tức phải trừ đi 5 ngày (Chú ý: Nếu giờ giao lệnh là 21.00' thì ta phải cộng thêm 5 ngày). Ta quy đổi được 2 năm 3 tháng và 25 ngày. Vậy thì người này ngày 7 tháng 7 năm 1954 bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên là Nhâm Dần và các đại vận sau tính theo chiều ngược của bảng nạp âm như sau :

    đại vân 2.jpg
    Đối với nam sinh năm Âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/5/15
    truongvanla and NAM CHINH like this.
  10. Bahoian

    Bahoian Thần Tài


    II – Cách xác định Tiểu Vận
    1 – Tiểu vận
    Tiểu vận hoàn toàn phụ thuộc vào trụ giờ và thời gian của nó chỉ kéo dài đúng 1 năm (có thể gọi đây là tuổi ảo).
    a – Nam sinh năm dương và nứ sinh năm âm
    Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm thì tính thuận theo bảng nạp âm bắt đầu can chi ngay sau trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, tiếp là tiểu vận thứ hai.... Tiểu vận khác với đại vận là thời gian chỉ kéo dài 1 năm. Thời gian của tiểu vận đầu tiên bắt đầu tính ngay từ ngày và giờ sinh tại năm sinh của người đó cho đến đúng ngày và giờ đó của năm sau, sau đó mới sang tiểu vận thứ hai,...

    Ví dụ là nam như trên sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’am là năm Bính Thìn (1976), giờ sinh là Bính Dần (3,01’am) vì sinh năm dương nên tiểu vận đầu tiên tính theo chiều thuận của bảng nạp âm. Tức là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’a.m. ngày 12/2/1977 là tiểu vận đầu tiên Đinh Mão, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến ngày 12/2/1978 là tiểu vận thứ hai Mậu Thìn.... Nếu là nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.

    b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
    Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương thì tính theo chiều ngược của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước can chi của trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, sau là tiểu vận thứ hai,.....

    Ví dụ trên nếu là nữ thì phải tính tiểu vận ngược với bảng nạp âm. Cụ thể là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’am ngày 12/2/1977 người nữ này có tiểu vận đầu tiên là Ất Sửu, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến 12/2/1978 là tiểu vận Giáp Tý, cứ thế tính các tiểu vận tiếp theo theo chiều ngược của bảng nạp âm. Nếu là nam mà sinh vào năm âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.

    2 – Tính chất của tiểu vận
    Can, chi và nạp âm của tiểu vận chỉ có khả năng hình, xung, khắc, hại, hợp đối với can, chi và nạp âm của đại vận và lưu niên nhưng chúng không có khả năng tác động đến các can, chi và nạp âm trong tứ trụ và ngược lại.
    1 - Vì sao người ta phải đưa ra khái niệm Ðại Vận và xác định nó kéo dài đúng 10 năm cũng như khái niệm Tiểu Vận và xác định nó chỉ kéo dài đúng 1 năm ?

    Theo tôi thì Tiểu vận mới chính là tuổi thật của người có Tứ Trụ đó, còn lưu niên mới đúng là tuổi giả (tức một năm bất kỳ cần dự đoán), vì thường có mấy người nào sinh đúng vào ngày giao lệnh của tháng Dần (khoảng mùng 4 hay 5 tháng 2 dương lịch). Do vậy muốn dự đoán vận mệnh của con người thì thông tin Tiểu vận, tức tuổi thật này bắt buộc phải có là hợp lý. Như vậy thì tại mỗi năm (lưu niên) thường xuất hiện 2 Tiểu vận. Tiểu vận đầu tính từ giao lệnh của tháng Dần (khoảng mùng 4 hay 5 tháng 2 dương lịch).tới ngày sinh nhật của người đó. Tiểu vận thứ 2 bắt đầu từ ngày sinh nhật cho đến hết năm, tức tới giao lệnh của tháng Dần của năm sau.

    Giả sử muốn xác định 2 Tiểu vận tại năm 1995 của một người sinh năm 1963 ta lần lượt các bước:
    1 - Ðầu tiên ta lấy 1995 trừ đi 1963 còn 32. Ðây chính là tuổi tính theo dương lịch của người này vào năm 1995.
    2 – Giả sử trụ giờ của người này là Bính Tý chẳng hạn thì:
    a - Nếu tính theo chiều thuận của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm) thì Tiểu vận đầu tiên ngay sau Bính Tý là Ðinh Sửu. Ðinh Sửu được gọi là Tiểu vận 1, còn tiểu vận thứ 2 là Mậu Dần... cứ tính tiếp như vậy tới tiểu vận thứ 32 là Mậu Thân. Tiểu vận Mậu Thân chính là tiểu vận thứ nhất được tính từ ngày giao lệnh của tháng Dần năm 1995 tới ngày sinh nhật của người này ở năm 1995. Tiểu vận thứ hai là Kỷ Dậu (bắt đầu từ ngày sinh nhật tới ngày giao lệnh của tháng Dần năm sau). Ðây chính là 2 Tiểu vận của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này.
    b - Nếu tính theo chiều nghịch của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm Âm và nữ sinh năm Dương) thì ngay trước Bính Tý là Ất Hợi. Tiểu vận Ất Hợi được gọi là Tiểu vận 1, tiểu vận 2 là Giáp Tuất,... tiểu vận thứ 32 là Giáp Thìn và Tiểu vận thứ 33 là Quý Mão. Do vậy Tiểu vận Giáp Thìn là Tiểu vận đầu còn Tiểu vận Quý Mão là Tiểu vận thứ hai của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này.


    Theo tôi đại vận kéo dài đúng 10 năm có thể vì có 10 Thiên can nên mỗi đại vận phải xuất hiện đủ 10 can này tức mỗi can đại diện cho 1 năm của đại vận. Ðiều này đúng như theo phương pháp của cụ Thiệu là lấy can đại vận làm trọng chứ không theo các sách Tử Bình của các cổ nhân khác lấy chi làm trọng. Còn vì sao đại vận không bắt đầu từ khi mới sinh như Tiểu vận thì xin nhờ mọi người trả lời giúp tôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/16
    truongvanla and NAM CHINH like this.
  11. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    Vì sao đại vận không bắt đầu từ khi mới sinh như Tiểu vận thì xin nhờ mọi người trả lời giúp tôi.
    2 – Xác định các đại vận và thời gian của chúng qua các ví dụ sau:

    a – Nam sinh ngày 7/8/1963 lúc 2,00’ a.m. 2015-1963=52 tuổi

    Tứ Trụ : Quý Mão ( âm k nghịch ) - Kỷ Mùi – ngày Nhâm Ngọ - Tân Sửu

    Các đại vận và thời gian của chúng:
    Mậu Ngọ... Ðinh Tị...Bính Thìn.. Ất Mão...Giáp Dần..Quý Sửu...Nhâm Tý
    .....10...........20...........30............40............50............60..............0
    1/8/1973......8/83.......8/93..........8/03.........8/13.........8/23...........8/33


    b – Nữ sinh ngày 21/6/1960 lúc 20,59’.

    Tứ trụ : Canh Tý – Nhâm Ngọ- ngày Canh Thìn – Bính Tuất

    Các đại vận và thời gian của chúng:
    Tân Tị......Canh Thìn....Kỷ Mão...Mậu Dần... Ðinh Sửu...Bính Tý.. ...Ất Hợi
    ....5..............15.............25.............35..............45............55.............65
    1/10/1965....10/75........10/85.......12/95..........12/05........12/15........12/25


    c – Nam sinh ngày 14/13/1956 (tức 14/1/1957 dương lịch) lúc 17,00’.

    Tứ trụ : Bính Thân – Tân Sửu – ngày Bính Tuất – Ðinh Dậu

    Các đại vận và thời gian của chúng:
    Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn... Ất Tị...Bính Ngọ...Ðinh Mùi...Mậu Thân
    .......7...............17.............27...........37.........47.............57............67
    8/12/1963......12/73........12/83........12/93....12/03.........12/13.......12/23


    d - Nữ sinh ngày 17/5/1986 lúc 7,00’a.m.

    Tứ trụ : Bính Dần – Quý Tị - ngày Tân Dậu – Nhâm Thìn

    Các đại vận và thời gian của chúng:
    Nhâm Thìn...Tân Mão..Canh Dần...Kỷ Mùi...Mậu Tý... Ðinh Hợi...Bính Tuất
    ........4.............14............24...........34...........44............54............64
    ..1/2/1990.......2/00.........2/10.........2/20........2/30.......2/40...........2/50

    e - Nữ sinh ngày 30/10/1991 lúc 12,58’a.m.

    Tứ trụ : Tân Mùi - Mậu Tuất – ngày Quý Dậu - Mậu Ngọ

    Các đại vận và thời gian của chúng:
    Kỷ Hợi.......Canh Tý...Tân Sửu...Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn....Ất Tị
    .....3...............13...........23.............33..............43..............53...........63
    28/9/1994......9/04........9/14.........9/24.............9/34...........9/44.........9/54



     
    Chỉnh sửa cuối: 26/4/15
    truongvanla and NAM CHINH like this.
  12. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    Chương 5....Thân và mười thần của tứ trụ
    I – Nhật Can và Thân
    Can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó . Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) Thân vượng hay nhược. Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người.
    II - Mười thần của tứ trụ
    Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi
    a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2).
    b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) .
    c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi.
    d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8).
    e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10).
    Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ.

    Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có :
    Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn. Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu.
    Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần.
    Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan, Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát.
    Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài, Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài.
    Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ, Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp.
    Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy.

     
    truongvanla and NAM CHINH like this.
  13. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    2 – Tương sinh của 10 thần ...Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau:
    2 tương sinh.jpg
    Qua sơ đồ ta thấy sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành.

    3 – Tương khắc của 10 thần
    Mười thần là tài, quan, ấn, thực, thương….. của các can lộ ( hiện ) hay tàng ( ẩn ) trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào.

    Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy.

    Nếu Tân (hay Canh) là Nhật Can thì ta có sơ đồ tương khắc của 10 thần của nó như sau :
    3 tương sanh.jpg

    Qua sơ đồ trên ta nhận thấy sự tương khắc của mười thần hoàn toàn tương tự như sự tương khắc của ngũ hành (tương khắc cách 1 ngôi).

    Khi xét các thần trong tứ trụ và giữa tứ trụ với tuế vận ta phải căn cứ vào sự vượng suy của các thần (tức hành của nó), nếu thần nào quá vượng thì cần được xì hơi là tốt (tức là nó cần được sinh cho các thần khác), còn ngược lại nếu sinh hay giúp đỡ thêm cho nó thì dễ có tai họa. Tương tự nếu thần nào quá yếu thì nó cần được sinh hay được phù trợ cho vượng lên và dĩ nhiên nó rất sợ bị khắc. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết thần đó là mạnh hay yếu? Muốn biết, chúng ta phải dựa vào bảng sinh vượng tử tuyệt để xem nó có vượng hay nhược ở tuế vận, cũng như xem nó có xuất hiện nhiều hay ít ở trong tứ trụ và ở tuế vận (bởi vì nếu thần đó là nhược nhưng có nhiều thì nó cũng có thể trở thành mạnh).
    http://www.phuclaithanh.com
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 21/5/15
    truongvanla and NAM CHINH like this.
  14. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    4 - Tính chất của mười thần .
    Mười thần trong tứ trụ đại diện cho công năng, chức vụ, quyền lực, tình cảm, tính cách, nghề nghiệp,…..như sau :

    1 - Chính quan là cái khắc tôi, đại diện cho quan chức tốt, chính trực trong chính quyền điều hành xã hội, mà con người phải tuân theo pháp luật nhà nước, nói chung chính quan được coi là cát thần, nhất là khi Thân vượng. ( nhật chủ vượng thì bị chính quan khắc )
    Công năng của chính quan trong mệnh là bảo vệ tài, áp chế Thân, khống chế tỷ và kiếp. Thân vượng tài nhược thì nên có chính quan để bảo vệ tài. Thân vượng mà ấn nhược thì chính quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. Thân vượng kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế kiếp.
    Trong mệnh chính quan đại diện cho chức vụ, học vị, thi cử, bầu cử, danh dự, …. . Với nam Chính quan còn đại diện cho tình cảm với con gái. Vì nam lấy tài làm vợ, tài sinh quan và sát là con, nên nam lấy quan làm con gái, sát làm con trai (vì âm, dương khác với nhật can là con gái, giống là con trai).
    Tâm tính của chính quan : chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có đầu có đuôi. Nhưng dễ bảo thủ cứng nhắc, thậm chí là người không kiên nghị.

    2 - Thất sát (thiên quan) là cái khắc tôi, nó thường đại diện cho quan lại xấu trong chính quyền. Trong mệnh thất sát chuyên tấn công lại Thân, cho nên Thân dễ bị tổn thương, khi đó cần có thực thương tới để khắc chế thất sát thì lại trở thành tốt (nghĩa là bắt quan xấu phải phục vụ cho mình “thất sát hóa thành quyền bính“). Nói chung khi Thân nhược thất sát được coi là hung thần.
    Công năng của thất sát làm tổn hao tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế tỷ kiếp.
    Trong mệnh thất sát đại diện cho chức vụ về quân cảnh, hoặc nghề tư pháp, thi cử, bầu cử … Với nam thất sát còn đại diện cho tình cảm với con trai.
    Tâm tính của thất sát, hào hiệp, năng động, uy nghiêm, nhanh nhẹn ... .Nhưng dễ bị kích động, thậm chí dễ trở thành người ngang ngược, trụy lạc …

    3 – Chính ấn là cái sinh ra tôi, khi Thân nhược thường được coi là cát thần, ấn có nghĩa là con dấu, đại diện cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ …. Chính ấn là sao thuộc về học thuật và còn đại diện cho tình cảm của mẹ đẻ.
    Công năng của chính ấn, sinh Thân, xì hơi quan sát, chống lại thực thương.
    Tâm tính của chính ấn, thông minh, nhân từ, không tham danh lợi, chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ....

    4 – Thiên ấn (Kiêu)là cái sinh phù tôi, đại diện cho quyền uy trong nghề nghiệp như nghệ thuật, nghệ sĩ, y học, luật sư, tôn giáo, kỹ thuật, nghề tự do, những thành tích trong dịch vụ.... Nó còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ.
    Công năng của thiên ấn sinh Thân, xì hơi quan sát để sinh cho Thân, chống lại thực thương . Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn khi đó chỉ có thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người mà tứ trụ có Thân vượng, còn có kiêu, tài và quan tất là người phú quý. Mệnh có thiên ấn lại còn gặp quan sát hỗn tạp (có cả chính quan và thiên quan, không tính Quan và Sát là tạp khí ) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần.
    Tâm tính của thiên ấn, tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhậy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh...

    5 – Ngang vai là ngang tôi (là can có cùng cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là tỷ. Đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha ,… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em.
    Công năng của ngang vai có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có ngang vai nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của.
    Tâm tính của ngang vai, chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng ngang vai được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân).

    6 - Kiếp tài cũng là ngang tôi (là can cùng hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang.... Thân vượng mà có nhiều kiếp cũng giống như ngang vai ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em....
    Công năng của kiếp cũng giống như của ngang vai.
    Tâm tính của kiếp tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh....

    7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.
    Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần.
    Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?).

    8 – Thương quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can). Đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không chúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai.
    Công năng của thương quan làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm thương tổn quan. Sợ nhất là “thương quan gặp quan là họa trăm đường ập đến“. Nói chung thương quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược.
    Tâm tính thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ....
    Người thương quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa. Nhưng thương quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là thương quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến.

    9 – Chính tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam).
    Công năng là sinh quan và sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần làm hại chính ấn. Nói chung chính tài được coi là cát thần.
    Tâm tính cần cù, tiết kịêm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng....
    Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả chính quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành. Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái. Tài có kho (ví dụ : nếu ất là tài thì kho là dần và mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn). Thân vượng có chính tài còn gặp thực thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính tài và kiếp tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất.

    10 – Thiên tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ.
    Công năng của thiên tài: sinh quan sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần, làm hại chính ấn. Nói chung thiên tài được coi là cát thần.
    Tâm tính của thiên tài, khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhậy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm....
    Thiên tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên tài thấu can thì kỵ nhất gặp tỷ và kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam). Can chi đều có thiên tài là người xa quê lập nghiệp trở lên giầu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển (?). Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu. Thiên tài lâm mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm (?).
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/5/15
    truongvanla and NAM CHINH like this.
  15. NAM CHINH

    NAM CHINH Thần Tài Perennial member

    đọc mỏi cả mắt....ko biết mai té tiên té rồng ko....:125:

    :128:.............:banana::banana::banana::banana::banana:
     
    truongvanla and Bahoian like this.
  16. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    Chương 5....Thân và mười thần của tứ trụ
    Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi
    a - sinh ra tôi là mẹ Chính ấn , mẹ kế là thiên ấn = kiêu .
    b - tôi sinh ra con là : Thực thần , thương quan = sát .
    c - khắc tôi là : Chính quan , thiên quan , cấp trên của tôi.
    d - tôi khắc là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi , thiên tài là tiền hay là cha của tôi .
    e - ngang tôi là tỷ và kiếp = tài
    Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ.
    I – Nhật Can và Thân
    Can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó . Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) Thân vượng hay nhược. Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người.
    II - Mười thần của tứ trụ
    Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi
    a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2).
    b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) (sát ).
    c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi.
    d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8).
    e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10).
    Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ.

    Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có :
    Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn.
    Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu.
    Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho
    Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần.
    Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan,
    Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát.
    Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài,
    Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài.
    Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ,
    Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp.
    Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy.
    LỤC THẦN
    Do chỗ Sinh, Khắc, Xích (tiết đi, giảm đi), TRỢ mà phân thành LỤC - THẦN. Lấy
    LỤC - THẦN đó mà cân nhắc cho thăng bằng. Nay tham luận như sau: LỤC - THẦN có những tên sau đây:
    CHÁNH ẤN : Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, âm sinh dương.
    PHIẾN ẤN : Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, dương sinh dương.
    CHÁNH QUAN : Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, âm khắc dương.
    THẤT SÁT : Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, dương khắc dương.
    CHÁNH TÀI : Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc âm.
    PHIÊN TÀI : Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc dương.
    THỰC THẦN : Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh dương.
    THƯƠNG QUAN : Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh âm.
    TỶ : Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và dương.
    KIẾP : Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và âm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/16
    truongvanla and NAM CHINH like this.
  17. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN TỨ TRỤ CHO NGƯỜI MỚI NHẬP MÔN
    1. Thấu (lộ) Can : - Bất kỳ Chi nào trong Tứ trụ mà có Can cùng hành với nó gọi là Chi có Can lộ. Đó là 1 Chi mạnh.
    - Ví dụ: Năm Đinh sửu , tháng quí mão , ngày canh thân , giờ ất dậu
    - Chi tháng Mão Mộc có Can Ất Mộc lộ ở Can giờ.
    - Chi ngày Thân Kim có Can Canh Kim lộ ở Can ngày.
    - Chi giờ Dậu Kim có Can Canh Kim lộ ở can ngày.
    Tóm lại, tứ trụ này có 3 Chi mạnh là tháng Mão, ngày Thân và giờ Dậu.
    2. Can thông căn (Can có gốc)
    - Một Can nào đó nếu có Chi cùng hành với nó, cùng bản khí gọi là Can đó có thông căn ở Chi đó.
    - Ví dụ: Can Giáp Mộc nếu trong tứ trụ có Chi nào đó có Dần Mộc thì Can và Chi đó có thông căn. Can có thông căn là Can mạnh, vững chắc.
    - Nếu Can Giáp Mộc mà gặp Chi là Hợi, trong Hợi tuy có Giáp nhưng Giáp là dư khí, không phải bản khí nên cũng có thể gọi là thông căn nhưng không bền chặt.
    3. Tứ mộ, tứ khố, tứ mộ-khố
    - Đó chính là 4 Chi: Thìn-Tuất-Sửu-Mùi. Tứ trụ không nên có Mộ khố quá nhiều, ý nói không nên có Thìn-Tuất-Sửu-Mùi quá nhiều. Nếu có thì dường như là người hướng nội, co mình, thu mình, nép mình.
    - Nếu các sao (thần) gặp Tứ mộ như trên, ví dụ Quan ở Thìn-Tuất-Sửu-Mùi gọi là Quan nhập mộ; Tài ở Thìn-Tuất-Sửu-Mùi gọi là tài nhập mộ. Những trường hợp đó khi vận trình đến thì may ít rủi nhiều.
    4. Dụng thần
    - Xác định chính xác Dụng thần là tối quan trọng khi khảo sát Tứ trụ 1 người.
    - Trong Tứ trụ, sao Dụng thần là sao tối cần thiết để bổ cứu cho sự mất cân bằng của Tứ trụ.
    - Tôi yếu thì sao sinh Tôi: Ấn-Kiêu, sao phò tôi Tỉ-Kiếp là Dụng thần.
    - Tôi cường vượng thì sao khắc chế Tôi: Quan-Sát, Thực-Thương, xả bớt Tôi hoặc làm hao mòn, xì hơi Tôi: sao Tài, đều gọi là Dụng thần.
    - Nếu sao đóng vai trò Dụng thần có ngay trong Tứ trụ thì đẹp nhất. Nếu không có thì phải đợi nó xuất hiện qua vận trình của bạn. Đến vận trình đó, thời điểm đó Dụng thần mới xuất hiện, mới phát huy vai trò điều chỉnh Tứ trụ vốn mất cân bằng của bạn.
    - Dụng thần chỉ được phát huy khi không bị xung khắc hoặc gặp Không vong.
    - Dụng thần chỉ mạnh khi đóng ở trụ tháng và trụ giờ, thường gọi là Dụng thần có tình, có lực và đoàn kết. Nếu Dụng thần đóng ở trụ năm gọi là Dụng thần vô lực.
    - Khi Dụng thần bị xung, khắc, phá hoặc gặp Không vong mà có Thiên Ất Quý nhân, Thiên Đức, Nguyệt Đức… giải cứu thì không sao.

    5. Kỵ thần (Kỵ tinh)

    - Là sao khắc, phá Dụng thần.
    - Ví dụ: Tôi yếu, Dụng thần là Ấn sinh tôi, mà Tứ trụ lại có Tài khắc Ấn thì Tài tinh chính là Kỵ thần.


     
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/15
  18. thangkk92

    thangkk92 Thần Tài

    Mặc dù em không hiểu gì nhưng vẫn cứ thích đọc :)
     
    truongvanla, Bahoian and NAM CHINH like this.
  19. Bahoian

    Bahoian Thần Tài

    Thời gian 1 ngày tính theo giờ cũ hệ can chi chia làm 12 giờ. Bắt đầu từ 0 giờ gọi là giờ Tý (11h đến 1h khuya) đến giờ Hợi (9h đến 11hđêm). Đầu giờ thường ghi là Sơ, giữa giờ ghi là Chính.
    Một khắc tương đương 15 phân. Khắc đầu tiên trong 1 giờ thường gọi là Sơ khắc. Đo thời khắc xưa kia người ta dùng 1 cái bình đựng nước có lỗ nhỏ, trên có khắc từng độ, tính giọt nước rỉ ra ngay từng độ khắc để tính thời gian.
    1 phân tương đương với 1 phút.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 24/4/15
  20. NAM CHINH

    NAM CHINH Thần Tài Perennial member

    Anh 8 cũng chỉ tới chừ này......bài này thứ 8 còn 3 bài nữa qua trang....:125:
     
    truongvanla thích bài này.