song hỷ lâm môn 88-54 32-84 38-52 52-84 32-79 77-88 62-78 54-84 38-54 38-49 76-79 tam đa phước lộc thọ 38-68-88 44-52-64 32-66-79 59-57-48 tứ linh long lân quy phụng 97-78-41-01 nơi nào có màu đỏ thì quất màu đen còn lại nha ông tư
"Bức tranh vẽ cảnh 5 cô gái, trong đó có 4 cô đang ngồi chơi mạt chược – trò chơi mà người TQ rất thích chơi và chơi rất giỏi. Luật chơi là người nào thua phải lần lượt lột đồ. Canh bạc diễn ra trong một căn phòng có cửa sổ nhìn ra bên ngoài là bầu trời biển Đông mây đen vần vũ, báo hiệu một cơn bão đang kéo đến. Trên tường treo ảnh một người đàn ông vừa lạ lại vừa quen, bạn tự nghĩ xem giống những ai nhé! Bây giờ hãy xem 4 cô gái chơi chính. Người đối diện với tất cả, cao tráo, trắng trẻo, chính là Mỹ. Mỹ luôn trực diện, luôn rõ ràng và minh bạch đường lối đối ngoại của mình. Mỹ còn áo đầy đủ (phía trên) nhưng phía dưới chẳng còn gì, có thể thể hiểu bên ngoài Mỹ luôn tỏ ra giàu có, hùng mạnh nhưng thực ra đằng sau đã trống rỗng, đặc biệt hiện nay nước Mỹ lại đang gánh chịu sự suy kiệt của Đại khủng hoảng. Mỹ ngồi chơi bài trong tư thế mệt mỏi, tay xoa cổ, người ưỡng ra phía trước, rất oải! Nếu càng chơi ván bài này thì Mỹ càng bất lợi. Vấn đề của Mỹ là có nên chơi tiếp hay không chứ không phải là chơi để thắng. Và một điều lạ là, Mỹ đánh bài nhưng không tập trung nhìn bài mà lại nhìn vào “con bé” Đài Loan, lát nữa quay lại chuyện này sau. Bây giờ đến tay chơi đang đối đầu trực diện với Mỹ, chính là TQ nhưng TQ quay lựng và không lộ mặt. Trong tất cả 4 người chơi chỉ có một mình TQ là thực sự đang nhìn vào ván bài, chứng tỏ TQ rất quan tâm đến cục diện và kết quả của cuộc kỳ này. TQ vóc dáng trẻ trung, tóc cột cao gọn gàng, ngồi đánh bài trong tư thế chồm tới trước chứng tỏ TQ đang muốn thắng và thắng nhanh. TQ trên không còn áo nhưng bên dưới vẫn còn quần, cho thấy TQ luôn tỏ ra mình là một quốc gia đang phát triển nhưng thực sự tiềm lực kinh tế - quân sự là vô cùng to lớn, mặt bàn cao ngang bụng nên chẳng ai biết TQ đang có những gì ở đằng sau. Để ý sẽ thấy TQ xăm rồng xăm phượng trên lưng để cố chứng tỏ mình là một quốc gia Châu Á nhưng sự thực là TQ đang mặc váy ren của phương Tây. Cô gái tóc vàng, da trắng nằm bên tay phải TQ chính là Nga. Nga vừa nằm vừa chơi trong tư thế rất là thoải mái, ý rằng “chúng mày cứ sát phạt nhau đến sáng cũng được, bố không gấp!”. Một chân Nga gác lên đùi Mỹ nhưng một tay Nga đang lén trao cho TQ những quân cờ. Thật khâm phục tác giả bức tranh khi cách đây 7 năm ông đã lột tả được điều này. Rõ ràng trước đây Nga tỏ ra thân thiết với Mỹ qua những cuộc điện đàm song phương giữa hai tổng thống nhưng đằng sau Nga âm thầm đi đêm với TQ. Nga biết người TQ cần gì và đang trao cái đó cho họ. “Cái đó” là cái gì thì chẳng ai biết cả nhưng xin đừng suy diễn trong bối cảnh này dễ lên huyết áp lắm! Người TQ có một câu nói rất hay để chỉ ý đồ của Nga lúc này, đó là “tọa sơn quang hổ đấu”, ngồi trên núi xem hai con cọp cắn nhau, con nào thắng thì Nga cũng có lợi cả. Vì vậy mà đối với Nga, ván bài này đánh kiểu gì Nga cũng thắng. Tay chơi còn lại đương nhiên là Nhật Bản. Nhật Bản là tay chơi ngốc nhất và đang cháy túi, mình trần như nhộng, nude 100% nên chẳng còn gì để chơi cả. Tuy vậy miệng vẫn cười tươi cho thấy người Nhật quá tự mãn với những hào quang trong quá khứ. Họ được đặt vào canh bạc này đơn giản vì nói tới Châu Á thì phải có Nhật Bản. Sự thật là những gì người Nhật đang rất tự hào có nguy cơ bị Hàn Quốc vượt mặt. Một tay Nhật Bản bắt ấn tam muội, một tay bắt ấn (Tý) thì phải, không rõ là có ý gì bởi vì bức tranh này cho đến giờ vẫn còn nhiều ẩn ý. Đài Loan được xem là bé nhỏ để có thể tham gia vào canh bạc này. Đài Loan mặc một cái áo yếm thêu truyền thống của Trung Hoa cho thấy mình vẫn còn giữ gìn được bản sắc Á Đông. Một tay cầm giỏ trái cây, một tay cầm con dao nhỏ. Đài Loan muốn nói rằng họ không muốn can dự vào vấn đề biển Đông, họ chỉ quan tâm đến lợi ích đặc quyền và con dao này là tiềm lực quân sự để bảo vệ cho quyền lợi ấy. Nhưng có vẻ như Đài Loan đang nhìn thấu được cục diện ván cờ và Mỹ buộc phải nhìn Đài Loan để quyết định có nên chơi tiếp? Rồi ai sẽ thắng, sẽ thua? Ván bài này là ván cuối hay chỉ mới bắt đầu?"...
Tôi có cô bạn Trung Quốc, tên thị là Phấn, chuyên nghề buôn quặng sắt từ An-nam về quê hương. Năm thị ở An-nam nhiều hơn ở Trung quốc, ấy nhưng tiếng Việt rất chi là bập bõm, tiếng Anh biết mỗi câu " anh đông lâu"*, một lối phát âm ngọng nghịu kiểu Tàu phù. Bất đồng ngôn ngữ là thế nhưng tôi với thị khá thân. Mỗi bận từ Trung quốc sang thị đều thảy cho ít lon bia Thanh Đảo, vài hộp diệu cá ngựa Hải Nam hay mấy bao thuốc lá Hồng Kỳ. Đổi lại lúc rảnh việc tôi hay rủ thị đi uống bia. Thị thích mỗi bia hơi mới thịt chó. Một đặc tính bần nông tương đồng hiếm có với tạng người An-nam ta. Hai tuần nay thị không về Hà Nội mà cắm chốt trên mỏ quặng sắt tít tắp mạn Hòa Bình. Trước thị buôn nhưng tự đận nhà nước cấm xuất thô nên vác cả máy móc thiết bị vào làm tinh luyện dưới hình thức góp vốn cổ phần. Thị cùng với 20 đồng hương miệt mài đào bới kiếm ăn như những con con dòi con bọ. Mấy hôm nay thị điện thoại liên tục, ngày mấy chục cuộc, hỏi nhõn một việc là Hà Nội có biểu tình không, người Trung quốc có bị đánh không? Tôi hiểu ngay ra là thị đã hóng được tin gì đó ở mạn Hà Tĩnh, Bình Dương. Tôi bảo vẫn yên ổn. Sự việc xảy ra là rất đáng tiếc và đã được vãn hồi. Thị mừng rúm đít. Vốn dĩ chỉ là một con buôn đơn thuần nên mỗi khi diệu thịt tôi ít nói với thị về chính trị. Gái mú cũng không mấy hứng thú bởi thị đã quá già. Đàn ông nông nỗi diệu thịt chỉ chém hai món đó là hùng hồn thôi, là chính trị và gái. Tất nhiên gái phải đẹp và chính trị phải thật dã man, thêm thắt tí vỉa hè vào mới tanh tao chất chát. Nhưng thi thoảng tôi cũng đá với thị tý Trường Sa - Hoàng Sa cho ra vẻ yêu nước. Thị bảo tao Con cò xanh nhảy quanh hòn đá...Con cò xanh nhảy quanh hòn đá...Con cò xanh nhảy quanh hòn đá... quan tâm nhưng Trường Sa - Hoàng Sa là của Trung quốc. Tôi bảo lý ở đâu ra thế? Thị lại hề hề, "anh đông lâu.". Chiều qua thị về Hà Nội, hẹn tôi đi uống bia hơi. Thị nói tìm quán nào văng vắng. Tôi bảo hè rồi nên quán nào cũng đông, muốn vắng chỉ có cách mua về nhà. Mà cái anh bia hơi, uống ở nhà đắng như trà bồm pha cờ - lo - xít. Tôi tìm quán quen đông đúc, ngồi góc vắng đợi thị, không quên gắp theo cu em rành rẽ tiếng Hoa để ngồi chém cho chí chát. Thị đến cùng với một đồng hương nữa. Chửa an vị thị đã ghé tai bảo mai tao về. Tôi bảo đây với Hòa Bình mấy tí. Thị nghệt mặt, về Trung quốc. Và không đợi thị nói hết ý thì tôi cũng đã hiểu ra. Đồng hương thị thì thào với thằng cu em, bọn tao sợ và có khuyến cáo nên về. Bữa bia gặp mặt bỗng hóa thành buổi chia tay. Bọn tôi uống ác lắm, trạng thái thì thào bỗng chốc thành choang choang. Người Trung quốc và An-nam ta nốc vào đều như thế cả. Lại một sự tương đồng bần nông đáng quý xiết bao. Quán bia ngày mỗi đông và ồn ã. Góc vắng bọn tôi ngồi phút chốc chật chội mùi mồ hôi và những gương mặt hao hao gà chọi. Chúng đang xả cái nóng bức cuối ngày vào vại bia sùi bọt, mép chúng cũng đang bã ra bọt màu mắm tôm khi choang choác nổ về biển đảo mấy lị biểu tình. Câu tử tế tôi nghe được là, "địt mẹ bọn Trung quốc, cho chết mẹ chúng nó đi. Tham như chó." Tiếng tăm tôi không biết nên chỉ đạo thằng cu em chém cật lực với thị và đồng hương về chủ quyền và biển đảo. Đại khái như cách bọn tuyên huấn đang làm, nhưng lịch sự hơn tí là có tị xin lỗi về những hành vi mất dạy gây ra nỗi lo sợ và hoang mang. {***} biết thằng cu em chém những gì mà mặt mũi thị với đồng hương đỏ rực lên như tiết canh đánh vội. Tôi thì thi thoảng vẫn nghe thị nói cái câu " anh đông lâu" hehe. Tôi hiểu ngay ra là chả có Con cò xanh nhảy quanh hòn đá...Con cò xanh nhảy quanh hòn đá...Con cò xanh nhảy quanh hòn đá... gì khác cả. Điểm này người Trung quốc không giống với người An-nam ta, là họ nhất quán trong những vấn đề của quốc gia và đoàn kết trong mãi thương và kiếm ăn nơi đất khách. Sự ồn ã bỗng nhiên câm bặt khi những khuôn mặt đầy bức bối và tức tối ném những ánh mắt hình viên đạn sang bàn bọn tôi, kèm với câu chửi đổng, "địt mẹ bọn Trung quốc". Thị nín hẳn. Đồng hương thị dúm ró co người vào góc tường như cố làm nhỏ mọn đi cái hình hài Hòa Thân ú ụ. Không ổn rồi. Tôi nghĩ vậy. Và thị cũng rất tinh ý bấu nhẹ tay tôi, thì thầm, đưa tao về nhé. Tôi dặn thằng cu em ngồi lại, cố nở một nụ cười cầu tài với những bàn xung quanh rồi dẫn thị và đồng hương lách nhẹ như gió qua khe ra ngoài. Tôi gọi cho thị cái taxi, dặn dò cẩn thận anh tài xế. Và không quên nói lời xin lỗi cũng như hẹn gặp lại vào những ngày gần. Thị vo tay lên miệng, ném ra quả hôn gió " hảo lơ, ngộ chẩu à"*. Tôi trở vào trong. Mồm thằng cu em không hiểu ai đánh tiết canh lên mà đầy lạc rang và máu. . . . Ba ngày sau mới mở mồm được. Nó nói tôi, lúc anh ra ngoài em bị một thằng bàn bên đáp hẳn vại bia vào mõm. Một thằng khác khuyến mại hắt hết đĩa lạc rang vầu mặt. Chúng bảo em là người Trung quốc. Em là người An-nam nhưng mồm đau quá không nói được nên ngồi chịu trận. Hehe, chết mẹ mày đi. Và khi chưa đánh được người Trung quốc nào thì người An-nam đã " đánh tiết canh" nhau như thế đấy. Chú thích: "* anh đông lâu" - lối phát âm Tàu phù của "I don't known" trong tiếng Ăng - lê. "* hảo hơ, ngộ chẩu à" - tiếng Tàu phù, đại khái là: "được rồi, tao đi à".
Anh về đây chỉ nỗi niềm cay đắng Em theo chồng quên hết những ngày đông Thủa xa xưa bến đợi chẳng cạn dòng Sao giờ đây anh về đường lẻ bóng Anh đi xa một thời em trông ngóng Tưởng ngày về tay ấm lại mùa đông Mà sao em nỡ cất bước theo chồng Nỡ quên đi một thời xưa đã có Em đi rồi lòng anh còn bão gió Thủa yêu nào anh giấu hẳn vào tim Lật ký ức tìm kiếm những hình ảnh Mà giờ đây chỉ thấy toàn ảo ảnh Mùa đông về mình anh căn gác lạnh Thiếu thật rồi hơi ấm một vòng tay Lặng lẽ đêm rồi lại đếm sang ngày Mà chẳng biết hết bao ngày thế nữa Xưa yêu nhau đã bao lần em hứa Giờ ra đi sao chẳng có một lời Nơi xa xăm mãi tận cuối phương trời Mãi ấm êm bên người ta em nhé Một ngày đi anh không còn mạnh mẽ Như thủa nào em tiễn bước ngày đông Nước mắt thôi rồi cũng sẽ cạn dòng Tiễn chân cho một thời qua cay đắng
Canh khuya xâu sợi chỉ buồn Để khâu nỗi nhớ khơi nguồn thương đau Hắt hiu bên ngọn đèn dầu Khi mờ khi tỏ nỗi sầu nặng vai Niềm vui trả hết cho ai Gánh sầu mang nặng đường dài còng lưng Em về đổi hết bâng khuâng Cho anh tìm lại một lần vấn vương Chỉ hồng nối mộng yêu đương Chỉ xanh thêu cỏ cho đường ước mơ Chỉ vàng em dệt tình thơ Trắng đen hoà hợp đôi bờ cách xa Anh ơi giữ lấy mặn mà Tình chung một thuở thiết tha một lời Đừng mang cay đắng vào đời Cho tim quặn thắt cho môi héo sầu
Em sẽ quên những gì không muốn nhớ Khi giòng đời hai đứa đã buông xuôi Mai xa nhau xin chớ nói một lời Niềm nhung nhớ em đây thôi ôm lấy Em sẽ quên một mai mình thức dậy Tâm hồn em đã chán ngấy niềm đau Bận bịu chi cho ngày tháng thêm sầu Thà quên hết như chưa hề quen biết Trả cho anh những ân tình tha thiết Cõi lòng em chai đá kể từ đây Yêu thương kia ngày đó đã đong đầy Em trả hết cho tim mình trống rổng Còn lại đây con số không vô vọng Chẳng gì buồn..chẳng tiếc nuối vu vơ Đời buôn tênh..chỉ còn lại câu thơ Và mộng hảo bâng quơ làm dấu tích