Nghệ Thuật Điêu Khắc Gổ

Thảo luận trong 'Box Thơ & Nhạc - Ảnh & Clip' bắt đầu bởi chaubathong, 29/12/12.

  1. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Chaubathong xin BQT cho mở topic
    Nghệ Thuật Điêu Khắc Gổ
    *************

    Chỉ Xin ACE Đừng pos Những Hình Khác Vào Topic Nầy
    Thanks

    ______________________________
    Nghệ Thuật Điêu Khắc Phù Điêu
    Phật Giáo truyền vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 6, do các vị truyền giáo đại sư người Hàn Quốc và sau đó là các vị Tăng Trung Quốc, cho nên nghệ thuật điếu khắc, hội họa và kiến trúc của Phật Giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Phật Giáo của hai nước này,nhất là văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền Trung Quốc đời nhà Đường, nhiều nghệ nhân và Tăng sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc học hỏi và mang các tranh tượng cũng như văn bản về Nhật Bản, sau đó chính họ là những con người nền móng, hình thành và phát triển thành nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản. Thời kỳ nhà Đường, nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc mang nặng ảnh hưởng của vương triều Cấp-đa (sa.gupta) tại Ấn Độ, vì vậy ảnh hưởng này cũng được truyền sang Nhật Bản. Đây cũng chính là dòng nghệ thuật chính tạo nên phong cách nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Nhật Bản.
    Ban Biên Tập kính giới thiệu hình ảnh Nghệ Thuật Điêu Khắc Phù Điêu - Phật Giáo Nhật Bản:
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  2. bình minh 6868

    bình minh 6868 Thần Tài Perennial member

    đẹp thiệt..bái phục các nghệ nhân..đường nét tinh tế uyển chuyển..mỗi tác phẩm là sự
    sống động của thiên nhiên như bay bổng cùng con người..thả hồn vào cuộc sống thật muôn màu...dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân..từ khúc gỗ vô tri ,vô giác ...đã thành 1 tác phẩm lay động lòng người....:tea:.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/12
  3. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

  4. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

  5. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

  6. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Tượng Phật A Di Đà cao nhất Thế giới ở Nhật Bản

    [​IMG]
    một đất nước của Phật giáo, có nhiều tượng phật lớn, đặc biệt có bức tượng phật rất lớn mang tên Ushiku Daibutsu (Ngưu Cửu Đại Phật) đạt kỷ lục lớn nhất thế giới đã được ghi trong Guiness Book of Records, và là một trong những kỳ quan của thế giới.
    Bức đại tượng Phật Ushiku Daibutsu của Nhật Bản được xây dựng hơn 10 năm, và đạt kỷ lục là bức tượng Phật lớn nhất thế giới năm 1996. So với bức tượng Phật ở thành phố Lý Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, bức tượng dựa lưng vào vách núi, bề ngang 28m và cao 71m đã từng một thời được coi là bức tượng (bằng đá) lớn nhất thế giới thì bức tượng Ushiku Daibutsu của Nhật Bản hơn cả về độ cao lẫn sự hiện đại. Những thông số chính của đại tượng Phật Ushiku như sau:
    Tổng chiều cao: 120m
    Trọng lượng tổng thể: 4000 tấn
    Ðộ vươn của tay trái: 18.0m
    Chiếu cao của đầu: 20.0m
    Chiều dài của mắt: 2.5m
    Chiều dài của miệng: 4.0m
    Chiều dài của mũi: 1.2m
    Chiều dài của tai: 10.0m
    Chiều dài ngón tay trỏ: 7.0m

    [​IMG]
    Phật Ushiku nằm ở thành phố Ushiku của tỉnh Ibaraki, một tỉnh nằm về phía đông bắc của Tokyo.
    Đại tượng Phật Ushiku vĩ đại này được ghép từ 6000 phiến đồng thiếc (seido, thanh đồng) có độ bền cao. Trong lòng bức tượng được trang trí rất hiện đại có thang máy (lift) từ mặt đất lên đến độ cao 85 mét. Tượng Phật có 5 tầng với tên gọi như sau:
    Tầng 1: Thế giới ánh sáng (Quang Thế Giới,  Hikari no Sekai, Infinite Light and Infinite Life)
    Tầng 2: Thế giới đền ơn báo đức (Tri Ân Báo Đức Thế Giới, Chion Hodoku no Sekai, World of Gratitude and Thanksfulness)
    Tầng 3: Thế giới đài hoa sen (Liên Hoa Táng Thế Giới: Rengezo no Sekai, World of the Lotus Sanctuary)
    Tầng 4, 5: Không gian núi Linh Ưng (Linh Ưng Sơn Gian: Ryojyusen no Aida, Room of Mt. Grdhrakuta)
    Du khách vào trong lòng tượng phật ở tầng một sẽ gặp một cảnh ánh sáng mờ ảo với nhiều màu sắc và âm thanh du dương huyền diệu, bạn sẽ có cảm giác như đang đi vào cõi phật. Người hướng dẫn sẽ giới thiệu cho chúng ta về cấu trúc của tầng một và ý nghĩa của “Thế giới ánh sáng”, đó là không gian tạo nên cảnh quan “thế giới tịnh” của A Di Đà Như Lai (Ajidanyorai). Tiếp theo đó, người hướng dẫn sẽ dẫn ta vào thang máy để lên tầng trên.
    Tầng hai với tên là “Tri Ân Báo Đức Thế Giới”, đó là nơi bạn có cảm giác như đang cầu nguyện để đền ơn và cảm tạ tới A Di Đà Như Lai. Tiếp lên tầng ba, bạn sẽ như lạc vào “miền cực lạc” (Cực Lạc Tịnh Thổ, Kyokuraku Jodo) trong cõi phật. Và ở tầng bốn, tầng năm chúng ta sẽ được ngắm không gian “Linh Ưng Sơn”, chúng ta có thể nhìn quang cảnh xung quanh vùng Ushiku qua bốn cửa sổ ở bốn phương đông tây nam bắc.
    Gần đây Ấn Độ, quê hương của Phật tổ, đã quyết định chi ngân sách cho việc xây dựng một bức tượng phật bằng đồng thiếc cao to hơn bức tượng Ushiku của Nhật Bản. Theo báo AFP, pho tượng bằng đồng thiếc này dự kiến sẽ cao 152,4 mét, và được trưng bày trong một công viên ở thị trấn Kushinagar, bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ (nơi Đức Phật nhập đại niết bàn khoảng 2,5 nghìn năm trước). Sau khi bức tượng của Ấn Độ này được hoàn thành, sẽ lớn hơn đại tượng Phật Ushiku của Nhật. * M. Thông - chuaminhthanh, nghethuatphatgiao lược trích
     
  7. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Điêu khắc tinh xảo Nhật Bản
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

     
  8. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
     
  9. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Mẫu Đơn Chim Trĩ

    [​IMG]

    Mẫu đơn - Trĩ
    Mẫu đơn là cây hoa mẫu đơn, màu hoa phơn phớt đỏ, rất đẹp, cũng có loại mẫu đơn vàng, trắng, tía. Hoa mẫu đơn có dáng đài các, nên người ta cho mẫu đơn là vương giả chi hoa, và cũng là vua của loài hoa.
    Trĩ là con chim trĩ, thuộc loại gà, lông dài, đẹp.
    Sự tích về hoa mẫu đơn và con chim trĩ như sau :
    I. Mẫu đơn :
    Thời nhà Đường, vua Đường Cao Tông, có Hoàng Hậu là Võ Tắc Thiên, thường gọi là Võ Hậu. Võ Hậu thông minh, có đảm lược, thông kinh sử, nên thường thay thế vua Cao Tông (đang mắc chứng phong huyền) tài định các việc trong triều đình, được các quan trong triều kính phục.
    Khi vua Đường Cao Tông băng, Võ Hậu phế Thái tử Lý Trung, lập Lý Hoằng lên thay. Lý Hoằng làm trái ý Bà nên Bà giết đi (giết con của mình) , rồi lập Lý Hiền, lại phế Lý Hiền lập Lý Triết, tức là Đường Trung Tông. Năm sau Võ Hậu lại phế Đường Trung Tông, lập Lý Đán lên ngôi, ấy là Đường Duệ Tông.
    Năm 690, Võ Hậu phế vua Đường Duệ Tông, tự lập mình lên làm vua, tự xưng là Võ Tắc Thiên Hoàng Đế, đổi quốc hiệu là Châu.
    Bấy giờ mùa Đông vừa qua, Tết Nguyên đán đến, quan cận thần là Trương tôn Xương tâu với Võ Tắc Thiên :
    - Oai đức của Bệ hạ bủa khắp thế gian, trên thì Thần, Thánh thảy đều chiều lòng, dưới muôn dân đều phục. Mai đây là ngày Nguyên đán, xin Bệ hạ ra một sắc chỉ cho trăm hoa đua nở để giúp vui cho Đấng Cửu Trùng.
    Võ Tắc Thiên nghe lời nịnh hót thì rất đẹp ý, liền bảo quan hầu đem ra một bức lụa trắng để bà viết tờ sắc chỉ :
    Minh triêu du Thượng uyển,
    Hỏa tốc báo sơn chi.
    Hoa tu liên dạ phất,
    Mạc đãi hiến phong si.
    Nghĩa là : Ngày mai chơi Thượng uyển,
    Hạ sắc bảo trăm hoa.
    Nhứt luật đều đua nở,
    Không được trái lời ta.
    Sáng ngày, Võ Tắc Thiên ngự vườn Thượng uyển, thấy trăm thứ hoa đều đua nở đồng kính chào vua, chỉ có một mình hoa mẫu đơn là không chịu nở. Võ Tắc Thiên nổi giận, cho là hoa mẫu đơn không tuân lịnh của Bà, nên Bà bắt tội mẫu đơn khi quân, đày xuống đất Giang Nam.
    Vì vậy, ở Trường an không còn giống mẫu đơn nữa.
    Hoa mẫu đơn chống lại lệnh truyền của Võ Tắc Thiên Hoàng Đế, vì cho rằng Võ Tắc Thiên là kẻ gian, soán ngôi vua, không xứng đáng.
    Do đó, hoa mẫu đơn tượng trưng người chánh trực, trung can nghĩa khí, không khuất phục kẻ gian tà.
    II. Trĩ :
    Đời vua Hùng Vương nước ta, có đem cống qua nước Tàu một con chim trĩ, màu trắng, gọi là Bạch Trĩ.
    Khi Bạch trĩ được đưa lên xứ Bắc, Bạch trĩ luôn luôn tìm cành cây nào day ngọn về phương Nam thí nó mới chịu đậu, ý như muốn tỏ cho biết rằng nó luôn luôn nhớ về tổ quốc Việt Nam của nó.
    Kết hợp 2 điển tích trên, người ta vẽ lại khung cảnh hoa Mẫu đơn và con chim Trĩ để nói lên lòng thương nước (hoa mẫu đơn) và nhớ nhà (chim trĩ).

     
  10. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Mai-Lan-Cúc-Trúc
    [​IMG]
    Mai, lan, trúc, cúc là đề tài quen thuộc trong hội họa Trung Quốc. Bốn chủng loại này đều có tính cách cao nhã. Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Thế nên các văn nhân Trung Quốc ái mộ mà đặt tên cho bốn loại này là Tứ quân tử.

    Hơn hai ngàn năm trước, thi nhân Khuất Nguyên đã so sánh hoa lan với mỹ nhân rằng: «Thu lan hề thanh thanh, lục diệp hề tử hanh. Mãn đường hề mỹ nhân, hốt độc dữ dư hề thả thành.» (Thu lan ơi mườn mượt, cọng tía cùng lá xanh. Đầy nhà toàn người đẹp, riêng với ta đưa tình.)
    Hoa cúc trác việt siêu phàm. Đào Tiềm, thi nhân đời Tấn, từng thốt rằng: «Thu cúc hữu giai sắc, ấp lộ chuyết kỳ anh, phiếm thử vong ưu vật, viễn ngã di thế tình.» (Hoa cúc mùa thu có sắc đẹp, phơi lộ nét anh tú, khiến ta quên tình buồn, lánh xa tình đời.)
    Đời Tống có ẩn sĩ Lâm Bô yêu hoa mai đến độ không cần có vợ con, chỉ chuyên tâm trồng hoa mai và nuôi hạc. Người đời tặng cho ông câu «mai thê hạc tử» (hoa mai là vợ, chim hạc là con).
    Yêu trúc có thể kể đến Tô Thức. Ông nói: «Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc.» (Thà ăn không có thịt chứ không thể ở thiếu trúc). Như vậy đủ biết địa vị của trúc được đề cao như thế nào và các tao nhân mặc khách đều xem trúc là người bạn đường không thể thiếu được.
    [​IMG]Trúc mai : «Trúc là quân tử, mai là giai nhân.» – tranh của Thạch Đào đời Thanh

    Các họa gia cũng có cảm tình sâu đậm với tứ quân tử. Mai, lan, trúc, cúc và hội họa Trung Quốc quả có cái duyên không lìa. Trải bao tháng năm lịch sử, nhiều họa gia hậu bối đã cải tiến họa pháp, thể hiện nhiều nét tân kỳ bất tận.
    Chủ đề tứ quân tử có tự bao giờ vẫn là vấn đề còn tranh cãi. Theo quyển Thập Quốc Xuân Thu Ký một vị tướng quân của triều Nam Đường tên là Quách Sùng Thao khi chinh phạt nước Thục đã bắt nhiều người. Trong số ấy có Lý phu nhân bị ông ép làm vợ. Lý phu nhân thường u sầu ủ rũ, thích ngồi một mình dưới trăng, ngắm cành trúc la đà. Do xúc cảm, bà dùng bút và mực đen vẽ nên tranh. Người ta cho rằng mặc trúc (trúc vẽ bằng mực đen) bắt đầu từ dạo ấy. Nhưng vị tất mặc trúc bắt đầu từ Lý phu nhân. Người ta biết chắc chắn tranh hoa điểu bắt nguồn từ đời Đường vậy thì bảo mặc trúc có từ Hậu Đường cũng có thể tin được.
    Mai, lan, trúc, cúc bước vào hội họa chẳng qua vì chúng hàm hữu ý vị tượng trưng văn học, tiêu biểu đức hạnh của người quân tử. Đời Tống có Văn Đồng, Tô Thức nổi tiếng về mặc trúc, Thôi Bạch với mặc mai, Trịnh Tư Hữu, Triệu Mạnh Kiên với mặc lan, cho đến Triệu Xương, Hoàng Cư Bảo với mặc cúc. Tất cả nhưng danh họa gia này đã vun xới một mảnh đất, khai phóng một con đường giúp cho hội họa các triều đại kế tiếp được phát triển dễ dàng.
    [​IMG]Trúc - tranh của Từ Vị đời Minh

    Vào đời Nguyên mặc trúc đã thịnh hành với các danh gia như Cao Phòng Sơn, Lý Tức Trai, Kha Cửu Tư, Nghê Vân Lâm, Ngô Trọng Khuê, Cố Định Chi, Triệu Mạnh Phủ, Quản Trọng Cơ, v.v… Đặc biệt, Lý Tức Trai đã thâm nhập một ngôi làng trúc, nghiên cứu mọi tư thế của cây trúc, viết thành một quyển sách để đời gọi là Trúc Phổ. Kha Cửu Tư biên soạn quyển Họa Trúc Phổ nghiên cứu họa pháp về trúc đời Tống, có thể xem là sách gối đầu giường cho người sơ học.
    [​IMG]Trúc – tranh của Ngô Trấn đời Nguyên

    Đến đời Minh, tranh mai, lan, trúc, cúc cực thịnh, danh họa gia cũng nhiều như Tống Khắc, Vương Phất, Hạ Xưởng, Lỗ Đắc Chi, v.v… Nổi tiếng nhất là Hạ Xưởng. Ông tự Trọng Chiêu, bắt đầu học vẽ trúc và đá nơi Vương Phất. Về sau ông tự cải tiến lối vẽ trúc: thân trúc thẳng tắp ngạo nghễ, có sắc khói sương, chỗ đậm chỗ nhạt chỗ xơ xác cực kỳ ảo diệu. Thuở ấy có câu ca: «Hạ hương nhất cá trúc, Tây lương thập đĩnh kim.» (Một cành trúc nơi quê ông Hạ Xưởng trị giá mười nén vàng ở Tây Lương).
    Danh gia tiêu biểu về mặc mai có Vương Miện và Trần Hiến Chương.Vương Miện tự là Nguyên Chương vẽ mai thướt tha tiêu sái nổi tiếng đương thời. Vương Miện và Hạ Xưởng là cặp danh gia lừng lẫy; một người về mai, một người về trúc.
    Các họa gia đời Thanh vẫn tuân thủ họa pháp đời Minh. Nổi tiếng là Thạch Đào và Bát Đại Sơn Nhân, hai di thần triều Minh. Khi Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, Bát Đại Sơn Nhân giả điên giả câm chạy trốn vào núi lánh nạn, một thời làm hòa thượng, một thời làm đạo sĩ. Bát Đại Sơn Nhân thuộc giòng dõi hoàng tộc, tên là Chu Đáp. Bút hiệu của ông ngụ ý sâu sắc: Sơn Nhân có nghĩa là người ẩn dật nơi sơn dã, còn Bát Đại 八大 khi viết thảo theo hàng dọc, chữ bát 八 thành hai chấm đè lên chữ đại 大, chúng gần giống chữ tiếu 笑 (cười) hay chữ khốc 哭 (khóc), bày tỏ tâm trạng dở khóc dở cười. Ông dùng hội họa để tiêu sầu, họa pháp chủ về tả ý, đơn sơ mạnh bạo nhưng sống động, chất chứa nỗi lòng u ẩn. Họa pháp của Thạch Đào và Bát Đại sơn nhân phóng túng tiêu sái không tuân theo những qui tắc sẵn có, nên có thể đứng riêng thành một tân họa phái. Ngoài ra có thể kể thêm một số danh họa gia đời Thanh như Trịnh Tiếp nổi tiếng về lan trúc, Lý Phương Ưng, Kim Nông, Uông Sĩ Thận nổi tiếng về mặc mai. Các họa gia cận đại như Triệu Huy Thúc, Ngô Xương Thạc, Tề Bạch Thạch sáng tạo nhiều nét tân kỳ có thể gọi là cao thủ về mai, lan, trúc, cúc.
    [​IMG]Lan – tranh Kim Nông (1687-1764)

    Tứ quân tử chiếm một vị trí đặc biệt trong hội họa Trung Quốc. Qua từng thời đại các danh họa gia đã góp phần sáng tạo và thể hiện tứ quân tử thêm tân kỳ. Ngày nay các họa gia Trung Quốc đã mạnh dạn thâu hóa họa pháp Tây phương. Môn họa truyền thống này sẽ phát triển như thế nào vẫn còn là vấn đề thú vị mà người ta chưa tiên đoán được.
     
  11. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Vinh Quy Bái Tổ
    [​IMG]
    Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long. Trên mỗi bia đá, ngoài danh tánh, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tánh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập. Theo sử sách, tính cho đến năm 1800, nước ta đã có được 2266 vị tiến sĩ.
    tranh vinh quy bai to TD018 450x337 Ý nghĩa tranh Vinh quy bái tổ

    Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.

    Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.

    (Theo Khoa Cử Việt Nam, tập thượng
     
  12. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    La Hán Trường Mi
    [​IMG]
    Tên của Ngài là A-thị-đa(Ajita) thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết khi Ngài mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước Ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A-la-hán.

    Ngài cũng là một trong những thị giả Phật, khi chứng quả xong vẫn thường du hóa trong dân gian. Một hôm đến nước Đạt-ma-tất-thiết-đế, nhân dân nước này không tin Phật pháp, chỉ thờ quỷ thần sông núi. Thái tử nước này bệnh nặng, vua cho mời danh y trị bệnh và thỉnh giáo các nhà tu ngoại đạo. Các vị ấy bảo: “Đại vương chớ lo, bệnh của Thái tử không cần uống thuốc cũng khỏi.” Khi gặp tôn giả A-thị-đa, vua hỏi thử thì Tôn giả bảo rằng bệnh không qua khỏi. Vua rất tức giận bỏ đi. Một tuần sau, Thái tử chết thật, vua tạm thời không tổ chức tang lễ, ngày hôm sau vua đi gặp tôn giả A-thị-đa, Ngài chia buồn với vua, còn khi vua gặp các ngoại đạo thì lại nghe chúc mừng Thái tử hết bệnh. Điều này chứng tỏ các ngoại đạo không có dự kiến đúng đắn. Nhà vua từ đó quy ngưỡng Phật pháp. Nhờ sự hoằng dương của Tôn giả mà Phật pháp hưng thịnh ở nước này.

    Đã hơn 2.000 năm, nhưng tại Ấn Độ vẫn tin rằng tôn giả A-thị-đa còn đang trị bệnh cho người hay tọa thiền trên núi.
    Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La-hán thứ mười lăm, thường cùng 1.500 A-la-hán trụ trong Linh Thứu Sơn.
     
  13. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Chim Công Hoa Mẫu Đơn
    [​IMG]
    Đặc điểm: Nữ hoàng của các loài hoa; Chim Công tượng trưng cho cái đẹp

    Ý nghĩa: Tượng trưng cho cái đẹp, chuyện tình và tình yêu của tuổi trẻ; Nhà bạn có những cô con gái đẹp đã đến tuổi lập gia đình; Mẫu đơn sẽ thu hút những chàng trai đến cầu hôn; Hoa Mẫu Đơn là một loài hoa tượng trưng cho sự vương giả, giầu có, thịnh vượng và một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhiều con cháu. Sử dụng hình ảnh hoa mẫu đơn trong phòng ngủ để có tình yêu chung thủy, hôn nhân hạnh phúc, nhân duyên tốt đẹp. Đặt trong phòng khách để căn phòng rạng rỡ, tinh thần thoải mái, sức sống mãnh liệt và gắn kết tình cmr của các thành viên trong gia đình. Hoa Mẫu đơn - Chim Công tượng trưng cho tình yêu thủy chung, gia đình hạnh phúc, nhân duyên tốt lành.

    Vị trí: Đặt trong phòng Khách or phòng Ngủ ở góc Tây Nam ( Cung Nhân Duyên)
     
  14. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    Có một số chùa thờ đức Chuẩn Đề. Đức Chuẩn Đề là Thất Câu Chi, Ngài thường thuyết Kinh Đà La Ni. (Đà La Ni là Tổng trì, có nghĩa là nhiếp thụ tất cả, một câu Kinh ngắn mang sức mạnh siêu nhiên. Có thể là trạng thái tâm thức để khi hành giả niệm đến có thể đạt được). Ý nguyện cho tất cả thế gian, xuất thế gian đều thành tựu sự nghiệp tu tập.
    Vì lòng từ bi của Ngài đối với chúng sinh như mẹ thương con, nên gọi là Phật mẫu.
    Đức Chuẩn Đề là vị đại Bồ Tát ở cõi trang nghiêm, không ở cõi Ta Bà. Giáo pháp của Ngài rất bí mật, nhờ đức Phật Thích Ca nói ra hình tướng và chỗ lý nhiệm mầu của Ngài, nên người sau mới biết mà họa hình tạc tượng thờ vậy.

    2 )- Đặc điểm của Đức Chuẩn Đề:
    Đức Chuẩn Đề ngồi kết già trên bệ hoa sen có hai Long vương chầu, Ngài thân sắc vàng điển quang trắng, cổ đeo chuỗi Anh lạc, trước ngực có chữ “vạn”, đầu đội mũ Hoa quang, trên mũ có hình 5 vi Phật. Ngài có con mắt thứ ba ở chính giữa trán. Ngài có mỗi bên 9 tay, vị chi có 18 tay hết thảy như sau:
    Phiá trước 6 tay:
    - Hai tay trên: Tay phải cầm gươm, tay trái cầm hoa sen đều dơ cao ngang đầu.
    - Hai tay giữa: Hai bắt ấn tối thượng Bồ Đề trước ngực: Hai lòng bàn tay sát nhau, các ngón tay nọ nắm mu bàn tay kia, hai ngón trỏ duỗi thẳng lên song song và chạm nhau, hai ngón cái cũng vậy.


    Nam mô Chuẩn Đề Vương Bồ Tát

    - Hai tay dưới: Tay phải lần xâu chuỗi dài, tay trái cầm cuốn Kinh Bát Nhã.
    Phiá sau 12 tay đều dang ra hai bên:
    - Hai tay trên hết: Tay phải các ngón song song thẳng đứng dơ cao hơn đầu biểu tượng “không sợ” (Vô uý), tay trái cầm cán phướn dơ cao hơn đầu, lá phướn.
    - Hai tay thứ hai: Tay phải cầm xâu chuỗi Ma Ni , tay trái cầm bình nước cam lộ.
    - Hai tay thứ ba: Tay phải cầm qủa Ca na, tay trái cầm dây Kim cương.
    - Hai tay thứ tư: Tay phải cầm búa riù, tay trái cầm bánh xe luân hồi.
    - Hai tay thứ năm: Tay phải cầm thiết câu, tay trái cầm cái loa.
    - Hai tay thứ sáu: Tay phải cầm chày kim cương, tay trái cầm bình như ý.

    3 )- Tôn chỉ của Đức Chuẩn Đề:
    Đức Chuẩn Đề nói rằng: “Chân như thật tướng hay tánh chân thường của hết thảy chúng sanh xưa nay đều sẵn có trong bản giác như chư Phật, nên trong đó gồm đủ các đức dụng khắp cõi Hà sa. Nhưng vì nhiều người chẳng tin lời của Phật, hủy báng chính pháp, tự làm tổn hại mình, nên phải trầm luân đọa lạc, dẫu cho nghìn vị Phật ra đời cũng không thể cứu được người ấy”.
    Ngài thấy vậy, nên sinh lòng từ mẫn, lập phương tiện pháp môn, điều phục các trần cấu cho người nhập đạo để dứt vọng về chân.
    Nếu ai theo Ngài, hai việc chính phải làm là:
    1- Quán tưởng hình hoặc tượng Ngài (Đã diễn tả ở trên).
    2- Trì Chú Đà La Ni của Ngài, bài Chú:
    “Khể thủ quy y tô tất đế, đầu diện đỉnh lễ thất câu chi, ngã kim xưng tán đại chuẩn đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nam mô tát đá nẫm, tam diểu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha, án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha”.
    Trì Chú cho tới 90 vạn lần, dẫu cho tội từ vô lượng kiếp về thập ác, ngũ nghịch, đều tiêu diệt hết. Những ai muốn khỏi khổ não mau đến đạo vô thượng, phải quán tưởng chân dung đức Chuẩn Đề, trì Chú, thân tâm khế hợp, hễ có cảm thì có ứng, sinh tử nào mà chẳng khỏi, Niết Bàn nào mà chẳng được., .
    Copykinhsach is offline Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
     
  15. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Sư Tử Vờn Cầu
    [​IMG]
    Trung Quốc cổ đại phải chăng có Sư tử xuất hiện, giới học thuật vẫn còn đang tranh luận. Song trong phong tục tín ngưỡng của nhân gian đó là con thú tốt lành đã ổn định vững vàng. Bức vẻ “Sư tử hí cầu” lưu truyền rất rộng, đã là một hình tượng điển hình. Tương truyền nguồn gốc câu chuyện này bắt nguồn từ danh tướng Tôn Khác đời Nam Bắc Triều.

    Năm Nguyên Gia thứ 22 (tức là 445 sau Công Nguyên), nhà Tống Nam Triều cùng với nước Lâm Ấp ớ Phía Nam đã xảy ra một cuộc chiến tranh, thống soái quân Tống là Lưu Nghĩa Cung thấy Tôn Khác có dũng mãnh và mưu lược nên phái làm tướng tiên phong. Sau khi giao chiến, quả nhiên là đánh như gió lướt, sắc bén khó địch nổi, liên tiếp giành được 02 toà thành. Song sau đó nước Lâm Ấp đưa ra một đội quân Voi lớn, xông xáo Sa trường như vào chốn không người, quân Tống nói chung chẳng thể ngăn cản được.

    Tôn Khác sau mấy lần vấp ngã, liền nghĩ ra được diệu kế. Ông triệu tập các tướng sỉ rồi bảo: “Ta nghe nói oai của sư tử đủ trấn áp được trăm loài thú” rồi mau chóng cho người lấy gỗ đục đẻo, tạo ra đầu Sư tử với mặt mũi khá giống, lai cho khoát áo vàng sau đó củng đối trận với đội quân Voi. Đám Voi thấy Sư tử xông ra đều kinh hải bỏ chạy tan tác cả. Tôn Khác n6an cơ hội chỉ huy đợo quân chém giết, giành được toàn thắng.
    Sau này, Sư tử trong mắt của mọi người, còn có tác dụng đuổi tà trấn quỷ, cuối cùng hoá thành sư tử đá trông nhà, giữ của.

    Cũng lúc này, để tái hiện tình hình đội quân Sư tử dũng mãnh phá quân Voi, trong quân đội cũng sáng chế ra một loại múa Sư tử do người đội lốt làm Sư tử, dần dần lưu truyền vào dân gian, lại còn tăng thêm những động tác liếm lông, ngãi ngứa, lăn mình, biến hình tượng con mảnh thú hung ác trở thành khả ái. Thế rồi lại diễn ra thành tập tực Sư tử đem đến điềm tốt lành nữa.

    Để biểu thị sự cảm ơn Sư tử (thực tế là phần thưởng đối với người múa Sư tử) mọi người còn phát minh ra việc treo phong bao trên cao dưới hình thức quả cầu có đựng tiền thưởng, làm biện pháp hấp dẫn Sư tử đoạt lấy quả cấu đó.

    Đấy chính là lai lịch việc biễu diễn trò múa Sư tử vờn quả cầu lụa. Những người cả tin cho rắng sư tử thuận lợi ngậm được phong bao là điềm tốt lành đến nhà, cho nên lại có câu rắng: “Sư tử vờn tú cầu, việc tốt thấy trước mắt”.

    Ngoài ra, bởi chử “Sư” liền với chử “Sự” nên bức vẽ “Sự Sự như ý” có một đôi Sư tử cùng vờn múa; Lại còn bức hoạ “Hảo sự bất đoạn” vẽ Sư tử đeo dây thao đỏ hoặc như bức vẽ “Tử tự xương thịnh” hàm ý chúc con cái trưởng thành thì vẽ một đôi sư tử bố mẹ và một chú Sư tử con ở bên cạnh góp vui nửa

     
  16. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Phật di lạc có nguồn gốc từ đâu ?

    Phật Di Lặc hay Di Lặc Tôn Phật, là một hình tượng quen thuộc trong tín ngưỡng dân gian. Đó là một vị sư to béo, y áo không cúc, thường khoe cái bụng to tròn và nụ cười rạng rỡ khiến lòng người đều thấy hoan hỷ. Đó chính là nụ cười “Từ bi, Hỷ xả” có thể làm tiêu tan hết mọi thù hận, mọi khổ đau phiền não, triệt trừ hết ma vương quỷ dữ trong lòng dạ con người.

    Nguồn gốc Phật Di Lặc

    Theo kinh sách, Phật Di Lặc xuất thân từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thôn Kiếp Ba Lợi thuộc Nam Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại), có hiệu là A-Dật–Đa (Adijita) nghĩa là bô năng thắng (không gì có thể thắng nổi). Di Lặc là phiên âm từ Phạn ngữ có nghĩa là “Từ Thị” (cái nhìn từ bi, lòng từ bi). Phật Di Lặc là người cùng thời với phật Thích Ca, theo xuất gia, tu tập chính pháp.

    Tín ngưỡng Phật Di Lặc đã được lưu truyền rất sớm tại Trung Quốc thuộc dòng Đại thừa, sau này truyền sang nước ta và có ảnh hưởng rất sâu đậm. Ngay từ đời Tây Tần (265 – 316) đã có những bức tranh vẽ Phật Di Lặc, những bức tranh thời đó thường mô tả Phật Di Lặc cũng giống như các vị Bồ Tát khác, chỉ khác ở chiếc mũ đội trên đầu và trên tay có cầm một bình nước. Trong suốt các thời kỳ của Phật giáo Trung Quốc, Phật Di Lặc được mô tả ngồi trên một chiếc ghế hoặc một chiếc ngai với chân bắt chéo hoặc chân trái buông thõng xuống, tay phải chống cằm như đang suy nghĩ về tương lai.
    [​IMG]
    Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay

    Rất nhiều đời sau, vào thời Ngũ Đại (907-960), trong dân gian mới xuất hiện thêm một hình tượng Phật Di Lặc có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tính tình rộng rãi cởi mở, rong ruổi khắp nơi. Đó chính là hình tượng Phật Di Lặc thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện Phật giáo và được gọi là “Tiếu khẩu Di Lặc Phật”. Đây chính là một hình tượng mà các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là: “một biến đổi độc đáo trong sáng tạo, gây nhiều kinh ngạc” hay : “một sự biến thái kỳ diệu hoàn toàn của người Trung Hoa”.

    Tiểu Khấu Di Lặc Phật, trong dân gian còn gọi là “Tiếu Phật” hay “Di Lặc Phật bụng phệ” đã xuất hiện rất nhiều tại các tự viện tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) vào sau thời Ngũ Đại do người ta tạo hình tượng theo tướng mạo của một vị hòa thượng có tên là Khế Thử. Hòa thượng Khế Thử là người vùng Minh Châu (Triết Giang), hiệu là Trường Đinh Tử, ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi vừa hành khất vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là “Bố Đại Hòa Thượng” (hòa thượng túi vải).

    Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngôn ngữ hành vi đều khôg câu nệ tiểu tiết, có biệt tài dự đoán lành dữ, biết trước nắng mưa gió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Trinh Minh thứ 2 đời Hậu Lương (916), Bố Đại hòa thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, ông để lại một bài kệ viết rằng : “Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn. Mọi lúc đi dạy người đời mà người đời không biết”.

    Dựa vào bài kệ đó, người ta cho rằng Hòa thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế, bèn an táng thân thể của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự 2 dặm về phía Tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là “Am Di Lặc” và xây gác, đắp tượng... Dần dần, theo năm tháng, tượng Bố Đại hòa thượng được lưu truyền khắp mọi nơi với bụng lớn, miệng cười tươi tắn lạc quan, khi đứng, khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với 5 đứa trẻ quanh mình tạo nên hình tượng “Ngũ tử quấy Di Lặc” hoặc ngồi với 6 đứa trẻ tượng trưng cho “Lục tặc - Lục căn” đã được giáo hóa.

    Theo thời gian, hình tượng của Phật Di Lặc ngày càng phong phú, sinh động. Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay còn được nhân gian gắn liền với tiền tài, phú quý như những hình tượng Phật Di Lặc quảy bị tiền hoặc với tay nâng hoặc tung lên những nén vàng lấp lánh... Đây cũng chính là những mong ước thiết thực nhất, gần gũi nhất của tất cả mọi người
     
  17. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Chi Tiết Quan Trọng Và Khám Phá Về Những Bức Tượng

    [​IMG]
    Tượng cổ Việt Nam còn lại cơ bản là tượng ở trong các chùa, được chú ý nhiều là tượng Phật và các Bồ tát. Nghệ nhân xưa tạc tượng dù theo trực quan và kinh nghiệm làm nghề là chính, song càng về sau - nhất là ở thời Nguyễn, khi kinh sách về quy cách tạc tượng và những quy chuẩn về tượng Phật được nhập vào Việt Nam và được in ấn để phổ biến rộng, thì nếu có điều kiện vẫn là những sách tham khảo rất tốt cho các nghệ nhân tạc tượng. ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến quy cách tạo tượng theo sách và đặc điểm của tượng Phật.

    I. Một số quy định tạo tượng trong sách Phật học

    Thư viện Viện Hán Nôm còn giữ được một số sách liên quan đến việc làm tượng Phật. Bộ sách "Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu" có giới thiệu mang tính chỉ dẫn ba cuốn sách:

    1. Diên quang tam muội tạo tượng (ký hiệu A.3134)

    Do Tổ sư chùa Bích Động soạn, chép lại năm Quý Mùi niêm hiệu Bảo Đại tức năm 1943, dày 244 trang viết khổ 28x16, gồm 5 phần:

    - Tân biên Tam muội tạo tượng nghi quỹ: nói về cách dựng tượng và hủy tượng.

    - Diên Quang tập: nói về cách điểm nhãn.

    - An tâm phù thức: nói về cách thức làm bùa an thần.

    - Thỉnh Phật an tâm khoa: nói về các nghi thức trong thỉnh Phật an tâm

    - Thỉnh Phật an tọa khai quang khánh tán nghi: nói về các nghi thức tụng niệm Phật.

    2. Tạo tượng lượng đạc đồ dạng (ký hiệu 3104/ g), dày 51 trang in khổ 31x23. Nói về chân dung các Phật, Đế, Quân...dùng làm mẫu để tô (nặn), đúc tượng. Phân tích tượng theo đồ họa để hướng dẫn cách làm.

    3. Tạo tượng lượng đạc kinh (ký hiệu AC. 123), dày 138 trang khổ 31x22, có cả bản Nôm. Nói về cách thức làm tượng Phật, có bản vẽ mẫu và chú thích, trích yếu kinh và diễn Nôm. Sách của Trung Quốc bài Tựa và bài Tiểu dẫn đều ghi làm năm Nhâm Tuất niên hiệu Càn Long 7 tức năm 1742. Trong sách có cả phần TạO tượng lượng đạc tục bổ in tại chùa Xiển Pháp thôn An Trạch bên hữu Văn Miếu tỉnh Hà Nội.

    Dưới yêu cầu tìm hiểu công thức tạc tượng Phật, chúng tôi hoàn chỉnh bản Nôm (do Lê Quốc Việt đọc) để giữ đúng cách diễn tả của người xưa. Nguyên văn:

    Tạo tượng lượng đạc kinh trích yếu phật tượng diễn âm. Hễ phàm phép tô Phật tượng, thời chẳng cứ tượng lớn tượng nhỏ, cũng phải kể từ đỉnh đầu xuống đến bàn chân, chia làm 120 phần. Mỗi 1 phần gọi là một ngón. Trên đỉnh nhục kế 4 ngón. Từ chân tóc đến ấn đường 4 ngón. Từ ấn đường đến đầu mũi 4 ngón rưỡi. Từ mũi đến cằm 4 ngón. Từ cằm đến vai 4 ngón. Từ vai đến vú 12 ngón. Từ vú đến rốn 12 ngón. Từ rốn đến âm nang 12 ngón. Từ âm nang đến bẹn 4 ngón. Từ bẹn đến bánh chè đầu gối 24 ngón. Bánh chè 4 ngón. Từ bánh chè đến mắt cá 24 ngón. Từ mắt cá đến bàn chân 4 ngón. ấy là kể từ đỉnh nhục kế đến bàn chân 120 ngón.

    Từ đầu vai đến khuỷu cánh tay 20 ngón. Từ khuỷu đến cổ tay 16 ngón. Từ cổ tay đến đầu ngón tay giữa 12 ngón. Kể từ vai đến đầu ngón tay giữa, cả thảy 48 ngón. ấy là chiều dựng đứng đo đủ.

    Lại nói các phép đo trên đỉnh kế vòng tròn 15 ngón, đen kịt má bóng mà có cát, tóc xanh đen vòng về bên tay phải, không có cái nào rối với cái nào. Tai chiều ngang rộng 2 ngón. Tai rủ xuống 4 ngón rưỡi, thùy châu 5 ngón, đầu tai ngang bằng lông mi. Cửa lỗ tai dài một ngón, ở trong sâu nửa ngón, lá nhĩ ngoài che lỗ tai cao nửa ngón, rộng 1 ngón, mỏng chia tư một phần ngón. Lỗ tai kể vòng ngoài sâu 2 ngón rưỡi. Trong tai trên dưới chia tư một phần ngón. Lông mi dài 4 ngón, như mặt trăng mới mọc. Hai đầu lông mi ở trong có bạch hào tròn 1 ngón rưỡi, có lông trắng nhỏ thưa. Mí mắt to 3 ngón, dạng như cánh hoa sen. Mắt dài 4 ngón, lòng đen 1 ngón, lòng trắng mỗi bên 1 ngón, trong lòng mâu tử (con ngươi) nửa ngón. Mắt mở chia tư một phần ngón. Đầu mắt bên này qua mũi đến đầu mắt bên kia 2 ngón. Mũi rộng hơn 2 ngón. Từ nhân trung cao đến đầu mũi 1 ngón rưỡi. Trong cốt mũi nửa ngón. Hai lỗ mũi mỗi bên nửa ngón, vào trong rộng hơn. Nhân trung chia ba một phần ngón. Từ mũi đến môi trên 1 ngón rưỡi. Hai môi dày 1 ngón. Hai góc môi 1 ngón. Miệng rộng 4 ngón. Từ môi dưới đến cằm 1 ngón rưỡi, cằm rộng 4 ngón. Từ cằm đến cổ sâu 4 ngón. Mặt vòng quanh qua mũi qua gáy 36 ngón. Từ tai bên này qua mũi sang tai bên kia 18 ngón. Từ sau tai bên này qua gáy đến tai bên kia 14 ngón. Từ chân lá nhĩ trước đến chân tai sau 2 ngón. Cổ to 8 ngón, quanh tròn 24 ngón. Cổ từ giáp cằm xuống chia ba một phần ngón, là một ngấn, dưới hơn 1 ngón là 1 ngấn nữa, lại dưới 2 ngón là 1 ngấn nữa. Từ cổ ra vai mỗi bên 12 ngón. Cánh tay gần nách tròn quanh 16 ngón, đoạn dưới gần chậu tròn quanh 12 ngón. Lòng bàn tay duỗi 7 ngón, ngang 5 ngón. Ngón giữa dài 5 ngón, ngón chỏ kém nửa ngón, ngón vô danh cũng thế, ngón út 4 ngón, ngón cái 4 ngón. Các móng tay dài nửa ngón. Gốc ngón cái đến gốc ngón chỏ xa 3 ngón. Từ gốc



    H.45 - Tượng Phật ngồi thiền (cao 68/70 ngón, ngang 50 ngón)



    H. 46 - Tượng Phật đứng (cao 120, ngang 50 ngón)



    H.47 - Mặt Phật tròn trăng đầy. Mặt Bồ tát thon trứng gà.



    H.48 - Mặt Phật Mẫu hình hạt vừng. Mặt Minh Vương vuông vức.

    ngón út đến ngấn cổ tay 4 ngón rưỡi. Lòng bàn tay cái mài bằng phẳng. Ngón cái 2 đốt, các ngón đều ba đốt. Chít khăn tròn 56 ngón, rốn sâu rộng 1 ngón, quanh rốn 48 ngón. Đùi trên gần bẹn quanh tròn 32 ngón, gần bánh chè 28 ngón. Đùi dưới rộng giữa 21 ngón, quanh trên mắt cá 14 ngón, bên cạnh rộng 2 ngón. Gót tròn dài 3 ngón. Dưới bàn chân 12 ngón. Bên ngón cái bè ngang dày 2 ngón. Bên ngón út bè ngang dày 1 ngón. Dưới bàn chân có ngàn vòng, nhỏ nông như ngấn bàn tay. Bốn ngón đều 3 quặp. Móng chân già nửa ngón. Ngón cái vòng quanh 5 ngón, dài 3 ngón. Ngón chỏ 3 ngón. Ngón giữa, ngón út, ngón bên thấp hơn, cũng dày 1 ngón. ấy là trong kinh Lượng độ phép tô Phật tượng là thế. Dầu như tranh vẽ cũng theo phép thế mà làm, thì người ở chùa cùng dân làng với chủ hưng công đến con cháu cũng được hưởng phúc lâu dài. Nhân quả rồi nên đến vô thượng Bồ đề. Hễ làm sai rối chẳng cứ phép Kinh thì mang tội khổ lâu dài, con cháu sau nhiều tai họa, như Kinh Vọng Tạo đã nói rõ ràng, nên xem cho kỹ.

    Phép thước đo: Tượng đứng chia làm 120 ngón, tượng ngồi chia làm 68 ngón, không kể từ bẹn xuống đến bàn chân". Những chuẩn mực trên là ở phương diện lý thuyết. Tượng Phật có nhục kháo, còn nói chung các nhân vật khác không có nhục kháo. Như vậy đầu (không nhục kháo) là 16 ngón, còn mặt là 12 ngón. So với công thức khái quát mà các nghệ nhân truyền nhau thì Phật đứng cao 7 đầu rưỡi (120/16), Phật ngồi cao 4,25 đầu (68/16). Nếu chuyển sang các nhân vật không phải là Phật tức không có nhục kế, thì người đứng là 7,25 đầu (116/16), người ngồi đúng 4 đầu. Và khi lấy mặt làm đơn vị thì chiều dài của mặt đúng bằng một nửa khoảng cách giữa hai vai (12/24). Khi chia mặt làm ba khoảng từ chân tóc đến ấn đường, đến đầu mũi, đến cằm thì bằng nhau (đều 4 ngón).

    So với giải phẫu cơ thể người châu á và châu Âu được đề cập trong các sách khoa học thì người cỡ trung bình đẹp là 7 đầu rưỡi, khi tượng Phật dang hai tay thì chiều ngang đúng bằng chiều cao (120 ngón), chiều dài bàn tay cũng bằng chiều dài mặt (12 ngón), đường cắt ngang âm nang chia đôi thân (60 ngón). Tuy nhiên, về chi tiết cũng có chỗ khác, chẳng hạn theo khoa học giải phẫu thì từ cằm xuống vú cũng bằng từ vú xuống rốn và đều bằng 1 đầu, thì ở đây từ cằm xuống vú bằng 1 đầu (16 ngón), nhưng từ vú xuống rốn lại bằng 1 mặt (12 ngón). Các chi tiết trên mặt cũng không được chuẩn, chẳng hạn mắt dài 4 ngón bằng các khoảng của khuôn mặt chia ba thì quá dài, trong khi khoảng cách giữa hai mắt chỉ có 2 ngón thì lại quá ngắn. Riêng tai quá dài, kể cả thùy châu là 9 ngón thì đó là đặc điểm của tai Phật.

    Nói chung các tỷ lệ cơ thể trong sách về tạo tượng Phật được quy định khá tỉ mỉ, và cũng khá phù hợp với công thức trên, nó còn phụ thuộc vào tương quan với các đồ thờ và khoảng cách người chiêm bái, cốt sao khi nhìn thuận mắt. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung khi cảm nhận vẻ đẹp của tượng Hậu ở chùa Mật đã giải thích rất rõ rằng ngày nay dù "mặt phấn của tượng đã bị tô lại một cách tai hại, nhưng nó vẫn cho ta thấy một cách rõ ràng tại sao các cụ lại trau chuốt nó ở những nơi nhất định, tại sao đầu tượng lại to như vậy, chân lại ngắn, lưng lại sơ sài và thẳng sừng sững như vậy. Nếu không trông thấy những đồ thờ bày la liệt che lấp nó một phần thì sẽ có thể là không hiểu nó và tiếc rẻ cho nó là thiếu mất tỷ lệ cân đối về con người". (Nguyễn Đỗ Cung: Bàn về mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật, Hà Nội, 1993, trang 90). Trên thực tế, một pho tượng đẹp thuộc loại cân đối nhất, được xem là cổ điển với tính mẫu mực về tỷ lệ và mảng khối, là tượng Đức Phật Thế Tôn chùa Phật Tích Bắc Ninh) ở thế ngồi cao 186cm, đầu tượng cả nhục kế cao 55cm, trong đó nhục kế cao 11cm, chân nhục kế đến chân tóc 13cm, chân tóc đến ấn đường 10cm, ấn đường đến đầu mũi 11cm, mũi xuống cằm 10cm, cổ cao 19cm, hai vai cách nhau 71cm. Như vậy đầu tượng không kể nhục kế là 44cm, toàn tượng cao 4,25 đầu (186/44), tượng không kể nhục kế cao 4 đầu (175/44), các khoảng trên đầu kể cả nhục kế không chia 5 phần bằng nhau (11/13/10/11/10), cổ dài gần gấp đôi đoạn từ mũi đến cằm (19/10). ở đây mắt và miệng dài bằng nhau (đều 11cm) và gần gấp đôi khoảng cách giữa hai mắt (11/6), vai tượng dài hơn hẳn hai lần mặt tượng (71/31). Không theo đúng sách nhưng tượng lại rất thuận mắt.

    Các giai đoạn muộn hơn, tượng còn bị lùn đi hẳn. Và do đó chúng ta có phong cách khác nhau của các thời. Đấy là một thực tế nghệ nhân dù có học sách cũng không theo sách, khi hành nghề họ đã quên sách của tiền nhân, cứ làm theo kinh nghiệm cho đến khi thuận mắt nhất thì thôi.

    II. Các quý tướng của đức Phật.

    Theo các sách Từ điển về Phật giáo, đức Phật là thuộc hạng người siêu nhân, điều đó được biểu hiện bằng những quý tướng: 32 tướng tốt và và 80 vẻ đẹp. Các tượng Phật thể hiện đức Phật bằng hình khối để mọi người chiêm bái tượng có thể nhận ra nhân vật mà mình sùng kính, do đó nghệ nhân cần nắm bắt để biểu hiện lên tượng.

    a. Ba mươi hai tướng tốt (Tam thập nhị tướng).

    Gọi đầy đủ là "Tam thập nhị đại nhân tướng" tức 32 tướng của bậc đại nhân, như vậy 32 tướng này không riêng gì đức Phật mới có, mà là tướng chung của bậc đại nhân. Người có tướng này nếu tại gia thì là bậc Luân Vương, nếu xuất gia thì khai Vô Lượng Giác. Đức Phật vẫn căn dặn các Phật tử điều đó. Ba mươi hai tướng đó là:

    1. Bàn chân bằng bặn vững chãi

    2. Chỉ dưới bàn chân có xoáy tròn như hình bánh xe có ngăn nan hoa.

    3. Ngón tay thon dài, trước đầu ngón tay nhỏ và nhọn

    4. Tay chân đều dịu mềm

    5. Trong kẽ tay, kẽ chân có da mỏng như giăng lưới

    6. Gót chân đầy đặn

    7. Mu bàn chân nổi cao đầy đặn

    8. Bắp chân tròn như bắp chuối

    9. Khi đứng hai tay dài quá đầu gối

    10. Nam căn ẩn kín (Đó là các căn tính nam giới như hình dáng, âm thanh, hành vi, ý chí, lạc thú v.v... Đặc biệt là sinh thực khí của Phật giống như của ngựa giấu kín trong bụng gọi là mã âm tàng)

    11. Thân hình cao lớn và cân đối

    12. Những lỗ chân lông thường ánh ra sắc xanh

    13. Những lông trên mình uốn cong lên về bên phải

    14. Thân thể sáng chói như vàng thắm

    Quanh mình có hào quang chiếu ra một trượng

    16. Da mỏng và mịn

    17. Bảy chỗ là các lòng bàn tay, lòng bàn chân, hai vai và đỉnh đầu đều đầy đặn

    18. Hai nách đầy đặn

    19. Thân thể oai nghiêm như sư tử

    20. Thân thể chuông chắn ngay ngắn

    21. Hai vai tròn trịa cân phân

    22. Có bốn mươi cái răng

    23. Răng trắng, trong, đều nhau và khít

    24. Bốn cái răng cửa trắng trong và lớn nhất

    25. Hai gò má nổi cao đầy đặn như hai mép sư tử

    26. Nước bọt thơm ngon

    27. Lưỡi rộng, dài và mềm mỏng

    28. Giọng nói thanh nhã, vang xa như giọng nói của đức Phạm Thiên

    29. Mắt xanh biếc

    30. Lông mi dài đẹp

    31. Có chòm lông trắng thường chiếu sáng ở giữa hai lông mày (gọi là bạch hào)

    32. Trên đỉnh đầu có cục thịt nổi cao như hình búi tóc (gọi là nhục kế)

    Ba mươi hai tướng tốt ấy là do quả báo của lòng đại bi của đức Phật mà có được. Chuyển Luân Thánh Vương cũng có 32 tướng ấy, song không được rõ ràng như của đức Phật. Rất nhiều chúng sinh chỉ vừa thấy 32 tướng thắng diệu của Phật mà phát tâm tu hành theo Phật, thọ giới xuất gia hoặc tại gia.

    Ngoài 32 tướng chính, đức Phật còn có 80 vẻ đẹp phụ theo, phân tích tỉ mỉ thêm 32 tướng ấy, tất cả làm trang nghiêm cái thân thể ứng hóa của Phật, khiến cho chúng sinh thấy đem lòng tôn kính và hoan lạc.

    b. Tám mươi vẻ đẹp (Bát thập tùy / chủng hảo)

    Tám mươi vẻ đẹp này dựa theo ba hai tính tốt mà hiện ra, nên gọi là chủng hảo hoặc tùy hảo. Tuy nhiên mỗi Từ điển đều nêu đủ 80 nét tốt đẹp của đức Phật, nhưng sắp xếp không theo thứ tự và không trùng nhau, ngay trong một Từ điển lại có nét trùng nhau, bên cạnh đó giữa các Từ điển lại có nhiều nét khác nhau, vì thế nếu tổng hợp đầy đủ thì sẽ vượt số 80 khá nhiều. ở đây chúng tôi hệ thống lại dựa theo Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn, Sài Gòn, 1966) và Từ điển Phật học Hán Việt (Phân viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội, 1992) đi từ cái chung đến cái riêng với số 80:

    1. Tướng quý nhất của đức Phật là chữ Vạn ( ) ở ngực

    2. Thân mình tỏa hào quang dài 1 trượng

    3. Khi đi có hào quang chiếu trên thân

    4. Dáng điệu, dung mạo, cử chỉ như sư tử

    5. Đi đứng đằm thắm, oai nghiêm như voi chúa

    6. Tướng đi như ngỗng chúa

    7. Dung mạo ngay chính không lệch lạc

    8. Hình thể tốt đẹp đủ đều

    9. Khi trở mình, xoay người như voi chúa

    10. Thân không vật gì làm lu mờ hoặc lem luốc được

    11. Mọi thành phần cơ thể đều đầy đủ và hoàn thiện

    12. Thân trì trọng, không khuynh động

    13. Thân mình cao lớn, rắn chắc

    14. Coi chúng sinh bình đẳng như nhau

    15. Tuần tự ứng với nhân duyên mà thuyết pháp

    16. Thuyết pháp chẳng chấp trước

    17. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp

    18. Âm thanh tùy theo chúng sinh chẳng tăng chẳng giảm

    19. Pháp âm ứng với thanh của chúng sinh

    20. Tiếng nói vang trầm

    21. Thân trong sạch, mềm mại, không cong vẹo

    22. Thân bóng bẩy mượt mà, không uốn éo

    23. Trụ xứ yên không động

    24. Oai chấn hết thảy

    25. Mọi chúng sinh thấy đều vui mừng

    26. Chẳng khinh chúng sinh

    27. Chúng sinh có ác tâm khi thấy Ngài cũng đều hòa nhã, vui vẻ

    28. Chúng sinh ngắm thân tướng Phật mà chẳng thể ngắm hết

    29. Chúng sinh ngắm mãi không chán

    30. Nói năng hòa nhã vui vẻ với chúng sinh đúng theo ý thích họ

    31. Khi đi chân cách mặt đất 4 tấc và hiện ấn văn

    32. Khối xương chắc như móc khóa

    33. Lỗ chân lông tỏa ra mùi thơm

    34. Miệng tỏa ra mùi thơm tuyệt vời

    35. Lông mềm mại, sạch sẽ

    36. Lông xoắn theo chiều bên phải

    37. Lông màu hồng

    38. Mạch máu sâu ẩn kín

    39. Không thấy đỉnh tướng. Chỏm đỉnh đầu Phật ngẩng nhìn càng nhìn càng cao, nên không thấy đỉnh

    40. Đầu rất nở nang

    41. Tóc xoăn đẹp, có hình những chữ Thánh như chữ Vạn, chữ Kiết / Cát, chữ Đức

    42. Tóc màu ngọc xanh đen

    43. Tóc có hàng ngũ vén khéo, rất đều, không rối

    44. Tóc có mùi thơm, sợi không cứng

    45. Mặt và trán đối với nhau rất cân phân

    46. Mắt rộng dài, như cánh hoa sen xanh

    47. Mắt sáng, trong, vui

    48. Lông mày như trăng non

    49. Lông mày màu đen

    50. Cặp lông mày đều nhau, cân phân đều đặn

    51. Cặp lông mày châu vào nhau

    52. Mặt mũi thanh tịnh đầy đặn như vầng trăng tròn

    53. Mũi cao, lỗ mũi không lộ

    54. Dái tai rủ xuống

    55. Hai gò má đầy đặn

    56. Môi đỏ như quả tần bà

    57. Mấy răng cửa thì bầu tròn

    58. Mấy cái răng cửa trắng và sắc nhọn đằng đầu

    59. Mấy cái răng cửa đều với nhau hết

    60. Lưỡi màu đỏ hồng

    61. Lưỡi mềm

    62. Bụng thon

    63. Bụng chẳng lộ

    64. Bụng hình cây cung

    65. Rốn đều

    66. Rốn sâu tròn đẹp

    67. Tay chân trắng đỏ như màu hoa sen

    68. Tay chân tròn trịa

    69. Tay chân sáng bóng

    70. Tay chân mịn màng

    71. Tay chân rất cân phân với nhau

    72. Tay chân mềm mại, sạch sẽ

    73. Cánh tay dài

    74. Ngón tay tròn thon nhỏ

    75. Móng như màu đồng đỏ, mỏng và láng bóng

    76. Vân tay sáng thẳng

    77. Vân tay dài không dứt

    78. Xương đầu gối rắn chắc tròn đẹp

    79. Mắt cá ẩn sâu

    80. Gót chân rộng rãi

    Ba mươi tướng tốt và tám mươi nét đẹp của đức Phật là những gợi ý cho việc tạc tượng Phật. Nhưng thực tế sách Phật giáo xưa hiếm, phần lớn nghệ nhân chỉ nắm và thể hiện những nét lớn, và thật ra cũng có nhiều chi tiết không thể hiện trên tượng được, ở đây cũng chỉ là những tài liệu tham khảo để có cái nhìn đầy đủ.

    III. Nhận dạng tượng Phật

    Từ những nguyên tắc của lý thuyết về cách tạo tượng được các nghệ nhân xưa truyền miệng một cách khái quát và được kinh sách ghi lại tỉ mỉ, chúng ta có thể khảo sát và nhận ra thế chung của tượng Phật Việt Nam.

    Phật cũng như mọi người, trong cuộc sống luôn ở trong các tư thế: Đi - đứng - nằm - ngồi, và các nghệ sĩ điêu khắc xưa khi tạc tượng Phật cũng theo bốn tư thế này gọi là tứ oai nghi (hành - trụ - ngọa - tọa). Tuy vậy trong thực tế ít gặp các tượng Phật đi - đứng - nằm. Tượng Thích Ca sơ sinh về lý thuyết thì diễn tả khi Ngài mới sinh ra đã đi 7 bước trên 7 bông hoa sen, nhưng khi tạc tượng thì hầu hết ở thế đứng yên chụm chân. Phật A Di Đà đôi khi cũng có tượng Di Đà tiếp dẫn đứng (như ở chùa Tây Phương - Hà Tây), nhưng hầu hết ở thế ngồi. Tượng Phật nằm chỉ ở đề tài Phật nhập Niết Bàn, chỉ có ở một số chùa. Trong khi đó tượng Phật ngồi lại hết sức phổ biến, vì thế chúng tôi tập trung vào tư thế này. Khác các tượng không phải Phật có thể ngồi thoải mái, tượng Phật phải ngồi theo quy định chặt chẽ. Riêng Phật Di Lặc là Phật của tương lai, hiện tại chưa ra đời, do đó tượng Ngài có thể ở thế ngồi thoải mái để gợi ra một thế giới tương lai đủ đầy hấp dẫn mọi người. Các tượng Phật khác đều phải ngồi theo thế Kết Già Phu Tọa. Sách Luận Trí độ xác nhận: "Trong các phép ngồi, Kết Già Phu Tọa là cách ngồi yên ổn, không mỏi mệt. Đó là phép ngồi của người ngồi thiền (...). Cách ngồi của phép thủ pháp, ma vương thấy nó thì lòng sợ hãi (...). Thấy bức vẽ phép ngồi Kết Già, ma vương cũng sợ hãi. Phương chi con người đã đi vào đạo ngồi yên không lay động".

    Từ điển Phật học dẫn các sách Phật giáo, cho biết: Kết Già Phu Tọa có hai loại: Một là Cát Tường, hai là Hàng Ma.

    - Cách ngồi Hàng Ma: Dùng bàn chân phải đè lên bắp đùi trái, sau đem bàn chân trái đè lên bắp đùi phải, còn bàn tay thì cũng lấy tay trái đặt ngửa trên bàn tay phải.

    - Cách ngồi Cát Tường: Trước tiên đem bàn chân trái đè lên vế đùi phải, sau đem bàn chân phải đè lên vế đùi trái, khiến hai lòng bàn chân ngửa trên hai vế đùi. Bàn tay cũng tay phải đè tay trái, đặt trên nơi ngồi xếp bằng. Cách ngồi Cát Tường này còn được gọi là cách ngồi Hoa Sen (Liên Hoa tọa) như sách Bất tư nghị sở, còn cách ngồi Cát Tường chỉ cần đặt bàn chân phải trên đùi trái thì gọi là cách ngồi Bán (Kết) Già.

    Theo sách Trì minh tạng giáo Du - già pháp môn thì các thiền gia chủ yếu truyền cho nhau cách ngồi Cát Tường, tuy nhiên cách ngồi Hàng Ma cũng có lúc dùng. Trong cách ngồi Cát Tường có hai kiểu: Cát tường toàn phần gọi là cách ngồi Hoa Sen, trong thực tế không phổ biến lắm. Cát Tường cải biên gọi là cách ngồi Bán (Kết / Kiết / Cát) Già thì rất phổ biến. Tượng Phật Thế Tôn chùa Phật Tích - Bắc Ninh có vạt áo che kín lòng đùi nên không rõ chân nào ở trên chân nào, cũng không rõ dưới vạt áo hở cả hai bàn chân hay chỉ một bàn chân, nhưng quan sát cách để tay thì rõ ràng bàn tay trái đè lên lòng bàn tay phải, vậy hẳn là tọa thiền theo cách Hàng Ma. Và loại ngồi này quả hiếm.

    Dù ngồi theo cách nào thì gọi chung vẫn là Kết Già Phu Tọa, không chỉ ở thế chân tay mà còn phải ngồi ngay ngắn, dướn thẳng để lưng vuông góc với mặt sàn, mắt khép hờ nhìn xuống chóp mũi để vẫn gắn với ngoại cảnh nhưng tập trung soi rọi nội tâm, làm cho tinh thần minh mẫn để trở nên sáng suốt tốt lành. Sở dĩ được như thế là nhờ hệ thống các huyệt ở dọc xương sống lên đến đỉnh đầu được khai mở nhờ con thần xà lửa Kundalini đi dần từ dưới lên theo quá trình tu luyện của người ngồi thiền.

    Tổng hợp một số tư liệu đã công bố rải rác, nhất là cuốn Tọa thiền của Thích Tâm Giác (nhà in Việt Liên, Sài Gòn, 1963), chúng tôi (PGS - TS Trần Lâm Biền và tôi) nghĩ rằng người xưa đã gắn sự giác ngộ với thứ tự khai mở luân xa trong các trung tâm lực:

    1. ở đốt xương sống cuối cùng là trung tâm lực đầu tiên có một huyệt được tượng trưng bằng bông hoa sen 4 cánh màu đỏ, ở đó hội tụ tinh khí âm dương, cũng tiềm ẩn con thần xà. Khi con thần xà hoạt động, luân xa Muladhara khai mở thì tạo điều kiện để tu luyện tiếp sẽ vươn lên khai mở các luân xa phía trên.

    2. Ngang nơi bộ phận sinh dục là trung tâm lực thứ hai, được tượng trưng bằng bông hoa sen 6 cánh màu đỏ thắm. Tại đây, khi luân xa Savadis-chtana được con thần xà bò tới khai mở thì người đó cảm thấy thể phách và thể vía di chuyển lạ lùng, có được phép thần thông.

    3. Ngang nơi rốn là trung tâm lực thứ ba, được tượng trưng bằng bông hoa sen 10 cánh màu tím. Tại đây khi luân xa Manipura được con thần xà bò tới khai mở thì người đó biết được kiếp trước của mình cùng chúng sinh, biết cả quá khứ và vị lai cá nhân.

    4. Ngang với tim là trung tâm lực thứ tư, được tượng trưng bằng bông hoa sen 12 cánh màu hồng vàng. Tại đây khi luân xa Anahata được con thần xà bò tới khai mở thì người đó đoạt được phép thần Tha tâm thông, không cần hành động vẫn có thể hiểu được tâm niệm và tư tưởng chúng sinh. 5. Ngang nơi cổ là trung tâm lực thứ năm, được tượng trưng bằng bông hoa sen 16 cánh màu xám. Tại đây, khi con thần xà bò tới khai mở luân xa Vischuda thì người đó nắm được phép thần Thiên nhĩ thông, có thể nghe được những tiếng ở xa ngàn dậm, dù là tiếng động rất nhỏ của côn trùng.

    6. Ngang nơi sơn căn giữa hai lông mày là trung tâm lực thứ sáu, được tượng trưng bằng bông hoa sen 2 cánh màu trắng. Tại đây khi con thần xà bò tới khai mở luân xa Ajna, thì người đó đoạt được phép thần Thiên nhãn thông, có thể thấy vật ở xa ngàn dậm, dù là vật rất nhỏ.

    Về bông sen trắng hai cánh này, có người cho là con mắt thứ ba, nếu ai tập trung tư tưởng vào đây thì sẽ cảm nhận được sự tự chủ và sáng suốt. Có nhà nghiên cứu cho rằng khi bông sen nở là người ta có ý thức Yoga, hiểu được nội tâm của người và vật, có ý chí mạnh để gây ảnh hưởng tới nội tâm của người và vật.

    7. Cuối cùng hội vào đỉnh đầu là trung tâm lực thứ bảy, được tượng trưng bằng bông hoa sen 1.000 cánh màu xanh ở giữa ánh vàng bao bọc. Con thần xà bò tới tận đây sẽ khai mở luân xa Sahasrâra thì người đó đạt tới phép thần Lậu tận thông tức trí tuệ Phật: Sáng suốt cùng tận, hiểu lẽ huyền vi vũ trụ, nắm bắt đầy đủ quá khứ - hiện tại - vị lai với mọi vận động trong vũ trụ. Bông sen nghìn cánh này được xem là cái tướng tuyệt hảo ở đỉnh đầu Phật càng ngẩng cao không thể nhìn thấy được (Vô kiến đỉnh tướng), nó cũng đồng nhất với âm AUM mênh mang là câu thần chú ngắn gọn nhất mang ý nghĩa thiêng liêng trong việc giao tiếp với những lực lượng siêu hình có sức mạnh lớn lao.

    Cùng với những cách ngồi Kết Già Phu Tọa khác nhau, tượng Phật bao giờ cũng phải có tóc xoăn như con ốc (thông thường từ chân tóc uốn về bên phải ngược chiều quay kim đồng hồ), đỉnh đầu có nhục kế nổi lên như chiếc bát úp, đầu tóc xanh đen nhưng trên nhục kế lại có một mặt tròn nhỏ thếp vàng là biểu hiện của Vô kiến đỉnh tướng. Tai tượng dài gần chấm vai. Cổ cao ba ngấn. Tay tượng phần lớn kết ấn Tam muội hoặc ở các thế thuyết pháp và cứu độ, cổ tay đeo vòng. Ngực tượng thường có chữ Vạn (đúng ra phải quay ngược chiều kim đồng hồ, nhưng đôi khi cũng làm ngược lại). Hầu hết tượng Phật khoác áo cà sa che kín người hai nửa cân nhau , gọi là Tăng-già-lê gồm áo mặc trong, áo mặc giữa và áo mặc ngoài, nhưng đôi khi (như ở chùa Bà Tề - Hà Tây, chùa Côn Sơn - Hải Dương) lại mặc áo Tăng-kỳ-chi từ dưới nách phải vắt vòng qua vai trái (như vậy cánh tay phải để trần). Tương truyền áo Tăng-kỳ-chi do đức Phật sáng chế ra, nhưng khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, việc để lộ vai phải không phù hợp phong tục người Hán nên thay bằng áo cà sa. Tượng Phật thì cả da thịt và y phục đều thếp vàng ròng và bao giờ cũng ở trên đài sen. Nhờ những đặc điểm trên, trong chùa tượng Phật không thể lẫn với tượng Bồ tát và các nhân vật khác, nhưng cũng vì thế mà không được phong phú bằng các loại tượng khác. Nhưng nét trên mới chỉ thể hiện một phần nhỏ những quý tướng của Phật.
     
  18. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    Tôn giả Ca-diếp sống cùng thời với Phật, là người nước Ma-kiệt-đà tại Ấn Ðộ. Ngài được người đời sau đưa vào hàng mười tám vị La-hán.
    “Ca-diếp”, Trung Quốc dịch là Ẩm Quang, vì thân ngài có thể phát ra ánh sáng. Bất luận đi đến đâu, trên thân ngài luôn phát ra ánh sáng rực rỡ trang nghiêm. Ẩm Quang hoàn toàn không phải là uống ánh sáng mà ý nói ánh sáng phát ra trên thânngài thù thắng hơn ánh sáng trên thân người khác. Khi mọi người đứng trước ngài, ánh sáng ấy thường làm cho ánh sáng sáng trên thân họ tự nhiên trở nên u ám thất sắc. Vì sao thân ngài phát ra được ánh sáng? Câu chuyện tương truyền như vầy:
    Thuở quá khứ, ngài từng làm người thợ vàng, tuy nhà nghèo nhưng rất thâm tín Phật pháp.
    Có lần, ngài đem hiến một miếng vàng nhỏ, số vàng duy nhất mà ngài dành dụm được, để trang sức một bức tượng Phật, mọi người nhìn vào ai cũng khen rất đẹp. Nhờ công đức ấy nên đời này sanh làm người, thân ngài phát ra ánh sáng thù thắng hơn người khác.
    Lúc đầu, cha mẹ đặt tên cho ngài là Tất-bát-la-da, Trung Quốc dịch là “Thọ Hạ Sanh” (sanh dưới cây).
    Vào tháng nọ, khi Ca-diếp sắp ra đời, một hôm mẹ ngài đang ngồi hóng mát dưới gốc cây đại thọ thì bỗng nhiên từ trên trời bay xuống một tấm thiên y rất đẹp, che phủ cả thân cây. Liền khi ấy, ngài cất tiếng chào đời.
    Gia đình Ca-diếp rất giàu. Có người nói tài sản của họ còn nhiều hơn cả vua. Vì là con một nên song thân ngài luôn khuyên ngài sớm lập gia thất. Nhưng ý ngài lại muốn xuất gia học đạo.
    - Con à, con nên sớm lập gia đình đi! – Hầu như ngày nào ngài cũng nghe cha mẹ nói như vậy.
    Không nỡ trái ý cha mẹ, Ca-diếp đành nghĩ ra một kế, một mặt vừa an ủi cha mẹ, mặt khác để tránh việc kết hôn. Ngài cho người dùng vàng đúc tượng một mỹ nhân, rồi thưa với song thân.
    - Thưa cha mẹ, không phải con không muốn kết hôn, chỉ vì tìm chưa ra người con gái nào xứng với tượng mỹ nhân này. Nếu như có người nào đẹp như vầy thì con bằng lòng lấy người ấy.
    Vốn thương con tha thiết nên cha mẹ ngài lập tức sai người hầu trong nhà dùng xe chở tượng mỹ nhân đi khắp nơi trong cả nước, tuyên bố trước hàng vạn người náo nức đến xem:
    - Các chị em gái chưa chồng, mau đến đây chiêm ngưỡng lễ bái mỹ nhân vàng, các cô sẽ có niềm vui bất ngờ.
    Người hầu chở tượng mỹ nhân xuất phát từ thành Vương-xá vượt qua sông Hằng thẳng đến thành Tỳ-xá-ly phía bắc Ấn Ðộ.
    Trong thôn Ca Tỳ Ca thành Tỳ-xá-ly có một cô gái tên Diệu Hiền quốc sắc thiên hương, hoa nhường nguyệt thẹn. Diệu Hiền nghe nói trong thôn vừa có người chở đến một tượng mỹ nhân bằng vàng, trong lòng hiếu kỳ, sẵn có bạn rủ nên cô cũng đến đó xem.
    Khi đứng trước mặt tượng mỹ nhân, Diệu Hiền tợ như hoa, như ngọc. Một chuyện lạ xảy ra là nhan sắc của tượng mỹ nhân vàng kia bỗng nhạt dần, ánh sáng thường ngày biến mất.
    - Cô nương, xin dừng bước... Người hầu thấy cảnh đó vừa vui vừa sợ, liền hỏi rõ tên và chỗ ở của Diệu Hiền.
    Nghe được tin, cha mẹ ngài tức tốc đi cả ngày đêm đến dạm hỏi cho ngài. Do hai nhà đều môn đăng hộ đối nên hôn sự chỉ nói sơ qua là thành.
    Sau buổi hôn lễ chiều hôm nọ, khách khứa về hết, gian phòng chỉ còn lại Ca-diếp và Diệu Hiền. Hai người ngồi đối diện nhau, ai cũng tâm sự trùng trùng, dáng vẻ sầu muộn không vui. Gần sáng, Ca-diếp chịu không được cất tiếng hỏi:
    - Xin hỏi, vì sao em không vui?
    Diệu Hiền nức nở khóc:
    - Ôi, ước mơ của em đã tan thành mây khói rồi!
    - Ước mơ gì?
    - Em muốn xuất gia học đạo, nhưng bây giờ...
    - Thật sao? – Không đợi Diệu Hiền nói hết, Ca-diếp cao hứng tiếp lời: Em muốn xuất gia học đạo sao? Hay quá, tôi cũng có tâm nguyện ấy.
    Vì chí nguyện giống nhau nên sau mười mấy năm chung sống, Ca-diếp và Diệu Hiền đều xuất gia qui y Phật và lần lượt đắc quả A-la-hán.
    Ca-diếp là vị Ðầu đà đệ nhất, tu khổ hạnh danh chấn tôn phong trong hàng đệ tử Phật. Ngài không thích ở trong tịnh thất. Mỗi ngày ngoài thuyết pháp trì bát, Ngài thường tọa thiền dưới gốc cây hoặc ngoài đồng trống mặc cho gió táp mưa sa, nóng lạnh dãi dầu ngài luôn giữù như vậy.
    Khi về già, Ca-diếp vẫn giữ lối tu khổ hạnh ấy. Một hôm, không nỡ nhìn thấy cảnh tuổi già sức yếu mà cứ đêm ngày dãi nắng dầm sương, đức Phật cho người gọi ngài đến bảo:
    - Nào, Ca-diếp đến đây ngồi với ta. Sau này không nên khổ hạnh vất vả như thế nữa. Ông đã phụng sự quá nhiều cho Phật pháp rồi, giờ hãy tịnh dưỡng để mọi người tôn kính cúng dường.
    Ca-diếp khiêm hạ chắp tay cung kính thưa:
    - Bạch đức Thế Tôn! Bản thân con không thấy có gì vất vả cả. Con nghĩ làm một bậc trượng phu xuất trần đại sĩ cần phải sống một đời thanh bần, giản dị, mộc mạc, nếu không thì chí nguyện thú hướng Niết-bàn giác ngộ giải thoát sao thành tựu được!
    Nghe vậy, đức Phật càng quí trọng Ca-diếp bội phần. Một hôm, giảng kinh trên hội Linh Sơn, đức Phật không nói lời nào chỉ cầm một đóa sen đưa lên rồi im lặng nhìn đại chúng. Khi ấy, cả pháp hội không ai hiểu được tôn ý của Phật, chỉ có Ca-diếp nhìn Phật mỉm cười liễu ngộ (ý nói: Bạch đức Thế Tôn! Con đã hiểu tôn ý của Ngài. Ngài muốn đem giáo pháp vi diệu của Thiền tông trao cho con và bảo con tiếp tục lưu truyền đến đời sau).
    Thấy Ca-diếp liễu ngộ diệu lý, đức Phật vui mừng bảo:
    - Lành thay, này Ca-diếp! Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng vi diệu của Thiền tông trao cho ông. Ông phải dốc sức xiển dương để Phật pháp được huy hoàng rực rỡ!
    Và như vậy, Ca-diếp trở thành vị tổ sư khai sáng Thiền tông Phật giáo.
    Lúc đức Phật Niết-bàn ở thành Câu-thi-na-ca-la, chư đệ tử như rơi vào cảnh bầy ong mất chúa, không người lãnh đạo.
    Khi đó, Ca-diếp đang giáo hóa ở nước Ðạc-xoa-na-xa. Nghe tin Phật diệt độ, ngài tức tốc lên đường trở về bảo với mọi người:
    - Các vị! Xin chớ quá bi thương, muốn báo ơn Phật sau này chúng ta cần phải đoàn kết hòa hợp. Ðiều quan trọng trước mắt chúng ta là nghĩ cách làm sao đem thánh giáo một đời của đức Thế Tôn đã thuyết kết tập, chỉnh lý lại để bảo tồn đến đời sau.
    Chín mươi ngày sau khi đức Phật niết-bàn, Ca-diếp chủ trì cuộc đại kết tập Tam tạng thánh điển lịch sử tại thạch động nổi tiếng Tất-ba-la-diên. Ngày nay, chúng ta còn được xem Tam tạng giáo lý vĩ đại Kinh, Luật, Luận, thật sự không thể không cảm tạ ơn đức cao dày khó nhọc của ngài.
    Ðức Phật diệt độ, Ca-diếp lên thay Phật lãnh đạo Tăng đoàn. Ngài tiếp tục nỗ lực trong suốt gần ba mươi năm, khi ấy ngài đã hơn một trăm tuổi.
    Thấy Phật giáo đã hưng thịnh, tiền đồ rực rỡ huy hoàng, ngài đến chỗ Tôn giả A-nan bảo:
    - Này A-nan! Sau này ông là vị tổ thứ hai của Thiền tông, trách nhiệm hoằng dương chánh pháp sẽ do ông gánh vác.
    A-nan hỏi:
    - Thế còn ngài?
    Ca-diếp cười đáp:
    - Tạm thời tôi đến núi Kê-túc tọa thiền, tự mình muốn tinh tấn tu tập thêm.
    Cáo biệt A-nan xong, ngài vận thần thông bay lên không, đến tám ngôi bảo tháp thờ Xá-lợi của Phật, mỗi tháp đảnh lễ cúng dường một lần để bái biệt.
    Ðảnh lễ tháp Phật xong, ngài mang y bát lúc sanh tiền của Phật một mình đi về hướng núi Kê-túc, phía tây nam thành Vương-xá. Khi đến nơi, ba ngọn núi hình móng gà bỗng mở ra, giữa khoảng trống xuất hiện một bàn thạch, ngài nhẹ nhàng bước vào. Lúc ấy, hoa trời tung rơi ba ngọn núi tự nhiên khép lại.
    Ca-diếp muốn tọa thiền ở đó đợi đến năm mươi sáu ức năm sau, khi đức Phật Di Lặc hạ sanh, ngài sẽ trở ra tiếp tục phụng sự Phật pháp.
    Trước đây không lâu, ở Pháp có vị học giả bác sĩ Bách-cách-sâm (Bergson) đến Ấn Ðộ chiêm bái Thánh địa. Khi lên núi Kê-túc, ông còn tận mắt thấy Tôn giả Ca-diếp, đồng thời thỉnh vấn và qui y với ngài.
    Ðiều đó cho thấy, Tôn giả Ca-diếp vẫn còn lưu lại nhân gian hoằng dương Phật pháp.
     
  19. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Tứ Linh ( Long Ly Quy Phượng )


    [​IMG]
    LONG: Con rồng, biểu hiện quyền lực tối cao, dũng mãnh, nhân vật huyền thoại tưởng tượng
    LÂN: Con vật biểu hiện uy, trấn, cũng là con vật tưởng tượng
    QUY: Con rùa, biểu tượng sự vững bền, còn tồn tại
    PHỤNG (PHƯỢNG): Loài chim, biểu tượng tri thức, hạnh phuc, sản phẩm tưởng tượng.

    Xung quanh những điểm chính này thì có rất nhiều sự mô tả khác nhau và phong phú khiến cho 4 linh thú này càng huyền hoặc và bí ẩn. Ở góc độ của người tò mò và không thỏa mãn với các tư liệu và cố chấp, Phoenix rất trăn trở với 4 hình tượng linh thú này. Có rất nhiều băn khoăn;

    - 4 linh thú này do đâu mà mà xuất hiện?
    - 4 linh thú này thực sự là mang ý nghĩa gì?
    - Đó là thực thể của cuộc sống hay là hình tượng biểu hiện nguyên lý gì đó sâu sa hơn là ý nghĩa biểu tượng
    Lân ( Tứ linh )

    Lân, hay kỳ lân, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

    Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.



    Ph ượng ( Tứ linh )

    Phượng, hay Phượng hoàng, Phụng, là một trong 4 tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và các nước Á Đông khác. Phượng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phượng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phượng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phượng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phượng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà đẹp.

    Quy ( Tứ linh )

    Quy (hay rùa) là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nó đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần Visnou, một tối thượng thần của đạo Bà la môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc (hình chạm khắc trên bia chùa Láng, Hà Nội).

    Ở lĩnh vực tâm linh, người Việt coi Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian. Đến khi đạo đức Nho giáo nhìn Quy theo nghĩa xấu, coi là âm vật của đàn bà nên đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị không còn thấy bóng dáng rùa trên các mảng chạm khắc. Ở bia Văn miếu Huế thì Quy bị làm dày lên gấp đôi để tránh hình tượng gán ghép này. Trong quan niệm dân gian đất Bắc, Quy là cao quý , nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.

    Rồng ( Tứ linh )

    Rồng, còn có tên Hán Việt thường có mặt trong các từ ghép là long, là một loài sinh vật huyền thoại, là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, theo đó rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký (thiên Lễ Vận) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực, còn lại chỉ là những con vật huyền thoại, chưa ai từng thấy. Tuy xếp hàng thứ tư trong tứ linh nhưng rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.

    1. Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy. Sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ

    2. Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.

    3. Rồng luôn hiện hữu trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v...

    Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.» (Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực).

    4. Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá dã. Chước truyện viết: Long hoà dã. Trường phát đồng. Vị long vi ung hoà chi giả tá tự dã (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hoà. Đồng nghĩa với trường phát (bằng phát triển lâu dài). Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hoà (bằng hoà mục, hoà hiệp).

    5. Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn được dùng như chữ giả tá của sủng và hoà với các ý nghĩa đã nêu trên. ).
     
    Hương Tràm and hue1979 like this.
  20. chaubathong

    chaubathong Thần Tài Perennial member

    Tượng Cá Chép
    [​IMG]
    Truyền thuyết kể rằng: "Vào một năm nọ, nạn hạn hán hoành hành vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hoà cho cả nhân gian. Ngọc Hoàng thượng đế liền tổ chức một cuộc “Thi Rồng” nhằm tuyển chọn các con vật đủ khả năng, phẩm chất làm Rồng cứu nhân độ thế. Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thuỷ Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.

    Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba vì sức đã đuối nên bị ngã xuống, khiến lưng còng lại đến tận ngày nay.

    Đến lượt Cá Chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Chép ta vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, và lọt vào cửa Vũ môn. Khi đó, Cá Chép được hoá thân, vẩy, đuôi, râu, sừng mọc ra, vóc dáng bỗng trở nên oai linh, giống hệt thần Rồng. Sau khi hoá Rồng, Chép phun nước làm gió táp, mưa sa, cứu độ muôn loài thoát khỏi hạn hán, sự sống hồi sinh".

    Vì vậy, Cá Chép được coi như một biểu tượng cực kỳ may mắn. Nên nếu nhà có trẻ nhỏ bắt đầu đi học, nên tìm mua một con Cá Chép phong thủy bằng ngọc hoặc đồng để cầu may mắn thuận lợi cho bé trong con đường học hành, thi cử.

    Nếu nhà có trẻ nhỏ bắt đầu đi học nên mua Cá Chép về trưng trong nhà

    Theo học thuyết Phong Thủy, sự kích hoạt cho dòng "Thủy" tại căn nhà nơi ta sinh sống là một trong những điều tối quan trọng. Trong khi đó, Cá Chép được cho là linh vật số 1 trong việc kích thích “nguồn Thủy” tại nơi nó trấn giữ .

    Vì thế mà người đời cho rằng Cá Chép đem đến vận may, hoá giải sát khí, bệnh tật và tai hoạ. Cá Chép nếu để trong nhà sẽ mang lại sự may mắn, thịnh vượng, còn để ở bàn làm việc sẽ mang lại thành công sự nghiệp, thăng quan tiến chức.