Máy chủ là gì ? DHCP là gì ?

Thảo luận trong 'Các mặt hàng khác' bắt đầu bởi zozo212, 9/3/15.

  1. zozo212

    zozo212 Thần Tài



    Xin chào các bạn !
    Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu xem máy chủ là gì và có bao nhiêu loại máy chủ nhé các bạn

    [B]Máy chủ là gì ? [/B]

    Máy chủ ( Server) là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

    [B]Có những loại máy chủ nào?[/B]

    Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành ba loại: Máy chủ ảo và máy chủ riêng và máy chủ đám mây.

    Máy chủ riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ
    Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.
    Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.
    >> [URL="http://maychuvietnam.com.vn/cho-thue-may-chu/"]Thuê máy chủ[/URL] dùng riêng gía rẻ
    >> [URL="http://maychuvietnam.com.vn/thue-may-chu-ao-vps/"]Thuê máy chủ ảo[/URL] VDO

    [B]Phân loại theo hãng sản xuất máy chủ:[/B]
    [LIST]
    [*]Máy chủ IBM
    [*]Máy chủ Dell
    [*]Máy chủ SuperMicro
    [*]Máy chủ Cisco
    [*]Máy chủ HP
    [/LIST]
    [B]Các thành phần cấu tạo của máy chủ[/B]

    Một máy chủ vật lý có cấu tạo như một máy tính PC thông thường, tuy nhiên các thành phần cấu tạo của máy chủ và PC có sự khác biệt nhau khá lớn:

    Bo mạch máy chủ: Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,… thì các Chipset của các Board mạch chủ của Server thông dụng sử dụng các chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,…. với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,….

    Bộ vi xử lý (CPU): các PC thông thường bạn dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác… Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.

    Bộ nhớ (RAM): các loại RAM mà bạn thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,… trong khi đó RAM dành cho Server cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Error Corection Code) giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà bạn sẽ không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

    Ổ cứng (HDD): Khác với các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

    Bo điều khiển Raid (Raid controller): Đây là thành phần quan trọng trong một Server hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên bạn có thể không cần trang bị thêm.

    Bộ cung cấp nguồn (PSU): Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi.

    Nguồn : dichvumaychuao - VDO