Bảng Ngũ Hành Nạp ÂM - Quái Số

Thảo luận trong 'Phần Mềm Xổ Số - Phát Hiện - Phát Triển' bắt đầu bởi anhhoa22, 24/12/12.

  1. Iris_Goni

    Iris_Goni Thần Tài Perennial member

    Nguyên văn bởi hyvong [​IMG]

    Màu theo Phong THủy

    Kim=Trắng - bạc
    Mộc=Xanh Lá
    Hỏa= Đỏ
    Thủy=Đen - Xanh Dương
    THổ= vàng - Nâu
    [​IMG]
    trong Kinh dịch ==> Ngũ Hành thì tam hạp - tứ xung sẽ có:

    Tứ xung:
    Tứ sinh: Tý Ngọ Mão Dậu
    Tứ Bại: Dần thân tị hơi
    Tứ Mộ: Thìn tuất sửu mùi

    Còn tam hạp thì thìn tuất sửu mùi thiên về 4 tháng cuối từng mùa.

    trong bảng trên không tính đến THỔ.


    Màu HỒNG là màu của bộ số KÉP sẽ ra liền kề.
    Hãy kiểm tra lại kết quả sổ số 10 năm nay sẽ có 1 điều rất kỳ lạ:

    Nếu ngày Hôm qua ra AB= Số Cặp==> thì chắc chắn 95% ngày hôm sau hoặc chậm nhất trong 3 ngày sẽ ra 1 trong các số MÀU HỒNG.

    chứng minh: kết quả xổ số 10 năm nay. ace tự xem lại.

    Mình đã kết hợp và vận dùng rất nhuần nhuyễn bộ số màu HỒNG, rất hay, rất hiệu quả, ace có thể tự xem lại KẾT QUẢ XỔ SỐ. ==> chỉ đánh AB khi ngày hôm trước ra số cặp ( cũng đủ tiền dư dả xài - khỏi phải ngày nào cũng đánh cho mệt óc ).

    Mình không hiểu tại sao, ace lại có tư tưởng ngày nào cũng đánh???? thật sự không hiểu.???? mình chỉ đánh khi nào thuận lợi nhất, thấy khả năng thắng trận là sáng nhất. chứ không có tư tưởng đến giờ 3h-3h45 bằng mọi giá phải đánh.....

    CHIA SẼ ACE CÁCH ĐÁNH:

    1. Hãy đặt ra mục tiêu trong 1 tháng khả năng thua lỗ tối đa là bao nhiêu, mục tiêu thắng mong muốn là bao nhiêu.
    2.tổng tiền chia cho số lần đánh.
    3.lựa chọn số, theo dõi ngày tài lộc,==> phan liền
    4.KHÔNG NÊN CÓ TƯ TƯỞNG NGÀY NÀO CŨNG ĐÁNH.

    thân.
     
    langtu78, SocSoBay, Tuyet Son and 3 others like this.
  2. Iris_Goni

    Iris_Goni Thần Tài Perennial member

    THIÊN-CAN NGŨ-HỢP CŨNG CÓ PHÂN-BIỆT
    ÂM gặp DƯƠNG tương-khắc mà lại hợp thành 1 hành khác, cũng nên chia ra 24
    TIẾT-KHÍ có biến-hóa hay không, nay chúng tôi xin liệt-kê như sau :
    - Tháng giêng :TIẾT-LẬP XUÂN.
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
    BÍNH, TÂN không hóa-THỦY (vì THỦY BỆNH tại DẦN).
    GIÁP, KỶ không hóa-THỔ (vì KỶ THỔ TỬ-ĐỊA)
    ẤT hóa KIM.
    - Tháng 2 : TIẾT KINH-TRỰC.
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
    ẤT, CANH hóa KIM.
    BÍNH, TÂN không hóa-THỦY (vì THỦY BỆNH tại DẦN).
    GIÁP, KỶ không hóa-THỔ
    - Tháng 3 : TIẾT THANH-MINH.
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
    ẤT, CANH thành-hình (có nhiều CANH, TÂN, THÂN, DẬU hóa-
    KIM).
    BÍNH, TÂN hóa-THỦY.
    GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
    - Tháng 4 : TIẾT LẬP-HẠ.
    ĐINH, NHÂM hóa-HỎA (đặc biệt vì tháng 4 HỎA-vượng, THỦYTuyệt).
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
    ẤT, CANH hóa KIM.
    BÍNH, TÂN hóa-HỎA (đặc biệt vì tháng 4 HỎA-vượng, THỦYTuyệt).
    GIÁP, KỶ vô-vị không hóa.
    - Tháng 5 : TIẾT MAN-CHỦNG.
    ĐINH, NHÂM hóa-HỎA (đặc biệt vì tháng 5 HỎA-vượng).
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA phát-quý.
    ẤT, CANH vô-vị không-phát.
    BÍNH, TÂN đoan-chính (không hợp, chia nhau).
    GIÁP, KỶ không HÓA-THỔ.
    - Tháng 6 : TIẾT TIỂU-TRỮ
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ không hóa-HỎA.
    ẤT, CANH không hóa KIM.
    BÍNH, TÂN không hóa-THỦY.
    GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
    - Tháng 7 : TIẾT LẬP-THU.
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-THỦY (đặc biệt)
    ẤT, CANH hóa KIM.
    BÍNH, TÂN hóa THỦY.
    GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
    - Tháng 8 : TIẾT BẠCH-LỘ.
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA (nhưng rất yếu).
    ẤT, CANH hóa-KIM.
    BÍNH, TÂN hóa-THỦY.
    GIÁP, KỶ không HÓA-THỔ.
    - Tháng 9 : TIẾT HÀN-LỘ.
    ĐINH, NHÂM hóa-HỎA (vì TUẤT là khố HỎA).
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
    ẤT, CANH không hóa-KIM.
    BÍNH, TÂN không hóa-THỦY.
    GIÁP, KỶ HÓA-THỔ.
    - Tháng 10 : TIẾT LẬP-ĐÔNG.
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-THỦY (đặc biệt)
    ẤT, CANH hóa MỘC (đặc biệt).
    BÍNH, TÂN hóa THỦY.
    GIÁP, KỶ hóa-MỘC (đặc biệt).
    - Tháng 11 : TIẾT ĐẠI-TUYẾT.
    ĐINH, NHÂM hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-THỦY (đặc biệt)
    ẤT, CANH hóa MỘC (đặc biệt).
    BÍNH, TÂN hóa THỦY.
    GIÁP, KỶ hóa-THỔ.
    - Tháng 12 : TIẾT TIỂU-HÀN.
    ĐINH, NHÂM không hóa-MỘC.
    MẬU, QUÝ hóa-HỎA.
    ẤT, CANH hóa KIM.
    BÍNH, TÂN không hóa THỦY.
    GIÁP, KỶ hóa-THỔ.

    ĐỊA CHI TAM-HỢP TRONG 12 THÁNG TÍÊT-KHÍ
    - Tháng giêng :TIẾT LẬP-XUÂN.
    DẦN, NGỌ, TUẤT hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN không hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU phá-tướng.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI thất-địa.
    - Tháng 2 : TIẾT KINH-TRỰC.
    DẦN, NGỌ, TUẤT hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN không hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU thành-hình.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI Tiễu-Thất.
    - Tháng 3 : TIẾT THANH-MINH.
    DẦN, NGỌ, TUẤT hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI không hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU thành-hình.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI vô-tín.
    - Tháng 4 : TIẾT LẬP-HẠ.
    DẦN, NGỌ, TUẤT hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI không hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN thành-hình.
    TỴ, DẬU, SỮU hóa-KIM thành-KHÍ.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI nghèo túng.
    - Tháng 5 : TIẾT MAN-CHỦNG.
    DẦN, NGỌ, TUẤT hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI thất-Địa.
    THÂN, TÝ, THÌN hóa-khách (ở Đậu).
    TỴ, DẬU, SỮU hóa-KIM.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI bần-tiện.
    - Tháng 6 : TIẾT TIỂU-TRỮ.
    DẦN, NGỌ, TUẤT không hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI không hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN không hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU hóa-KIM.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI hóa-THỔ.
    - Tháng 7 : TIẾT LẬP-THU.
    DẦN, NGỌ, TUẤT không hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI thành hình.
    THÂN, TÝ, THÌN đại-quý.
    TỴ, DẬU, SỮU vô-dụng.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI quý-cách.
    - Tháng 8 : TIẾT BẠCH-LỘ.
    DẦN, NGỌ, TUẤT phá-gia (Bại sản).
    HỢI, MÃO, MÙI vô-vị.
    THÂN, TÝ, THÌN thanh-cao.
    TỴ, DẬU, SỮU hóa-KIM.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI chánh-vị.
    - Tháng 9 : TIẾT HÀN-LỘ.
    DẦN, NGỌ, TUẤT hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI không hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN không hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU không hóa-KIM.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI chánh-vị THỔ-Cục.
    - Tháng 10 : TIẾT LẬP-ĐÔNG.
    DẦN, NGỌ, TUẤT không hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU phá-tướng.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI không hóa-THỔ.
    - Tháng 11 : TIẾT ĐẠI-TUYẾT.
    DẦN, NGỌ, TUẤT không hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU hóa-KIM.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI không hóa-THỔ.
    - Tháng 12 : TIẾT TIỂU-HÀN.
    DẦN, NGỌ, TUẤT không hóa-HỎA.
    HỢI, MÃO, MÙI không hóa-MỘC.
    THÂN, TÝ, THÌN không hóa-THỦY.
    TỴ, DẬU, SỮU hóa-KIM.
    THÌN, TUẤT, SỮU, MÙI hóa-THỔ chánh-vị.



    TRONG 12 ĐỊA CHI ẨN TÀNG NHỮNG HÀNG CAN
    Tý ẩn chữ Quý (1 can)
    Sửu ẩn chữ Kỷ, Quý, Tân (3 can).
    Dần ẩn chữ Giáp, Bính, Mậu (3 can).
    Mão ẩn chữ Ất (1 can)
    Thìn ẩn chữ Mậu, Quý, Ất (3 can)
    Tỵ ẩn chữ Bính, Mậu, Canh (3 can).
    Ngọ ẩn chữ Đinh, Kỷ (2 can). Mùi ẩn chữ Kỷ, Đinh, Ất (3 can).
    Thân ẩn chữ Canh, Mậu, Nhâm (3 can).
    Dậu ẩn chữ Tân (1 can).
    Tuất ẩn chữ Mậu, Tân, Đinh (3 can).
    Hợi ẩn chữ Nhâm, Giáp (2 can).

    NHƠN NGƯƠN (Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng)
    Dần, tháng giêng Sau Tiết Lập Xuân, Mậu chiếm 7 ngày, Bính chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.
    Mão, tháng hai Sau Tiết Kinh Trực, Giáp chiếm 10 ngày, Ất chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.
    Thìn, tháng ba Sau Tiết Thanh Minh, Ất chiếm 9 ngày, Quý chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.
    Tỵ, tháng tư Sau Tiết Lập Hạ, Mậu chiếm 5 ngày. Canh chiếm 9 ngày, Bính chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.
    Ngọ, tháng năm Sau Tiết Man Chủng, Bính chiếm 10 ngày, Kỷ chiếm 9 ngày. Đinh chiếm 11 ngày.
    Mùi, tháng sáu Sau Tiết Tiểu Trử, Đinh chiếm 9 ngày, Ất chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày.
    Thân, tháng bảy Sau Tiết Lập Thu, Mậu và Kỷ chiếm 10 ngày, Nhâm chiếm 3 ngày, Canh chiếm 17 ngày. Cộng 30 ngày.
    Dậu, tháng tám Sau Tiết Bạch Lộ, Canh chiếm 10 ngày, Tân chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.
    Tuất, tháng chín Sau Tiết Hàn Lộ, Tân chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày.
    Hợi, tháng mười Sau Tiết Lập Đông, Mậu chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 5 ngày, Nhâm chiếm 18 ngày.
    Tý, tháng 11 Sau Tiết Đại Tuyết, Nhâm chiếm 10 ngày, Quý chiếm 20 ngày.
    Sửu, tháng 12 Sau Tiết Tiểu Hàn, Quý chiếm 9 ngày, Tân chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày.

    DỤNG-THẦN của DƯƠNG NHẬN CÁCH
    1. TÀI nhiều nên lấy QUAN, SÁT làm DỤNG-THẦN.
    2. QUAN, SÁT nhiều, nên lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.
    3. THỰC, THƯƠNG nhiều, nên lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.
    4. TỶ, KIẾP nhiều, nên lấy QUAN, SÁT làm DỤNG-THẦN.
    5. ẤN nhiều, nên lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.
    6. Nếu TÀI, QUAN, THỰC, THƯƠNG hổn lộn và nhiều, lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

    NHU YẾU của DỤNG-THẦN
    1. Có thể, có sức mạnh (như GIÁP MỘC làm DỤNG-THẦN thích ở mùa xuân).
    2. Có giúp trợ (như DỤNG-THẦN là GIÁP MỘC, có ẤT MỘC hoặc QUÝ THỦY giúp trợ).
    3. CAN nên đắc-khí, có CĂN (như DỤNG-THẦN là GIÁP MỘC, ĐỊA-CHI có DẦN có MÃO).
    4. DỤNG-THẦN ở THIÊN-CAN, không nên bị khắc-chế hoặc bị hợp đi (như DỤNG-THẦN GIÁP không có CANH khắc hay bị KỶ hợp).
    5. DỤNG-THẦN tại CHI được THIÊN-CAN sinh trợ (như DỤNG-THẦN là TỴ HỎA được GIÁP MỘC sinh hay có BÍNH HỎA trợ giúp).
    6. DỤNG-THẦN tại ĐỊA-CHI không gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI hợp (như DỤNG-THẦN là TỴ HỎA không gặp HỢI xung, DẦN hình, THÂN hợp).
    7. DỤNG-THẦN đã gặp phải Xung Khắc Hại, mà được THẦN khác cứu-giúp giải-trừ (như GIÁP MỘC DỤNG-THẦN bị CANH khắc, nhờ có ẤT MỘC cũng lộ trên CAN hợp chữ CANH, thì CANH sẽ không khắc GIÁP nửa. Nếu không có ẤT mà có BÍNH, thì BÍNH Hỏa khắc CANH để cứu giúp GIÁP MỘC. Nếu ở ĐỊA-CHI, DỤNG-THẦN chữ TỴ bị HỢI Xung, nhờ có MÃO hợp HỢI giải trừ cho HỢI Xung TỴ).

    KHU BIỆT của DỤNG-THẦN
    1. KIỆN-TOÀN, DỤNG-THẦN không có bị khắc, HỢP, HÌNH, XUNG, nên gọi là KIỆN-TOÀN, phú-quý vĩnh-cữu.
    2. TƯỚNG-THẦN. DỤNG-THẦN có sức lực yếu, có 1 chữ khác tương-trợ, DỤNG-THẦN bí HÌNH, XUNG phá hại, có 1 chữ khác cứu-giải. Chữ trợ hay cứu-giải đó gọi là TƯỚNG THẦN hay HỶ-THẦN. Tại Mệnh-cục TƯỚNG-THẦN cũng rất quan-trọng, thường đi đôi với DỤNG-THẦN.
    3. CÁCH-CỤC TƯƠNG-KIÊM. Như TÀI cách, DỤNG-THẦN là TÀI, thì cách-cục KIÊM DỤNG-THẦN, cho nên ảnh-hưởng càng mạnh, tốt thì phát trên tỷ-phú, còn phá hại DỤNG-THẦN lập tức phá sản hết sạch vậy.
    1. Mùa xuân vượng về hành Mộc, cho nên NGUYỆT-KIẾN có GIÁP-DẦN, ẤT-MÃO, GIÁP-THÌN, thì MỘC thêm cường mạnh.
    Gặp BÍNH-DẦN, ĐINH-MÃO, BÍNH-THÌN, thì MỘC và HỎA thịnh.
    Gặp MẬU-DẦN, KỶ-MÃO, THỔ bị MỘC khắc, 2 hành MỘC và THỔ cũng không kiện-toàn, ảnh hưởng cho DỤNG-THẦN. Nếu lấy THỔ, MỘC làm DỤNG-THẦN thì không tốt, không xấu.
    Gặp CANH-DẦN, TÂN-MÃO, CANH-THÌN, KIM yếu, MỘC mạnh, chỉ lấy hành MỘC làm chủ động.
    Gặp NHÂM-DẦN, QUÝ-MÃO, NHÂM-THÌN, THỦY yếu MỘC mạnh, lấy hành MỘC làm chủ động.
    2. Mùa-Hạ vượng về hành HỎA.
    Gặp ĐINH-TỴ, BÍNH-NGỌ, ĐINH-MÙI, HỎA them cường mạnh.
    Gặp KỶ-TỴ, MẬU-NGỌ, KỶ-MÙI, THỔ mạnh Gặp TÂN-TỴ, CANH-NGỌ, TÂN-MÙI, KIM yếu, HỎA là chủ động.
    Gặp QUÝ-TỴ, NHÂM-NGỌ, QUÝ-MÙI, THỦY yếu, HỎA mạnh.
    Gặp ẤT-TỴ, GIÁP-NGỌ, ẤT-MÙI, MỘC sinh HỎA, HỎA rất mạnh.
    3. Mùa Thu vượng về hành KIM.
    Gặp CANH-THÂN, TÂN-DẬU, CANH-TUẤT, thêm cho KIM càng mạnh.
    Gặp NHÂM-THẦN, QUÝ-DẬU, NHÂM-TUẤT,KIM, THỦY cả 2 đều mạnh.
    Gặp GIÁP-THÂN, ẤT-DẬU, GIÁP-TUẤT, KIM làm chủ, vì MỘC bị khắc.
    Gặp BÍNH-THÂN, ĐINH-DẬU, BÍNH-TUẤT, HỎA yếu, KIM mạnh.
    Gặp MẬU-THÌN, KỶ-DẬU,THỔ bị KIM rút khí, nên hành-KIM làm chủ-động.
    4. Mùa-Đông vượng về hành-THỦY.
    Gặp NHÂM-TÝ, QUÝ-HỢI, QUÝ-SỮU, Thêm cho THỦY càng mạnh.
    Gặp ẤT-HỢI, GIÁP-TÝ, ẤT-SỮU, MỘC được THỦY sinh, MỘC làm chủ-động.
    Gặp ĐINH-HỢI, BÍNH-TÝ, ĐINH-SỮU HỎA bị THỦY khắc, THỦY làm chủ-động.
    Gặp KỶ-HỢI, MẬU-TÝ, thổ yếu, THỦY làm chủ động.
    Gặp TÂN-HƠI, CANH-TÝ, TÂN-SỮU, KIM bị THỦY rút khí. THỦY làm chủ-động.
    5. Trước TỨ-LẬP 18 ngày (LẬP-XUÂN, LẬP-HẠ, LẬP THU, LẬP-ĐÔNG), vượng về Hành –THỔ.
    Gặp MẬU-THÌN, KỶ-MÙI, MẬU-TUẤT, KỶ-SỮU, THỔ-TINH hành quyền mạnh lắm.



    Bản Quyền : Từ Thứ - Copy ra

     
  3. Iris_Goni

    Iris_Goni Thần Tài Perennial member

    Hợp hóa giữa các CAN


    Giáp - Kỷ hóa Thổ
    Ất - Canh hóa Kim
    Bính - Tân hóa Thủy
    Đinh - Nhâm hóa Mộc
    Mậu - Quý hóa Hỏa

    Những trường hợp trên có khi hóa thật, có lúc hóa giả, tùy theo Chi. Nếu Can được thông gốc thì hóa thật, ngoài ra là hóa giả. Khi 2 can được yểm trợ đúng từ gốc thì sự hợp hóa hữu tình, thuận lý; hóa giả là chỉ có bề ngoài. Khi can đại vận hợp hóa với 1 can trong tứ trụ mà hóa giả, nên cẩn thận trong quan hệ với nhau, vì hình thức bề ngoài sẽ không phản ánh đúng bản chất đối xử. Mức độ nặng nhẹ tùy theo tứ trụ, tùy theo hóa ra dụng thần hay kỵ thần, hóa ra Quan hay Tài.

    Cụ thể hóa hợp thật và giả như sau:
    1- Giáp Kỷ
    Giáp phải có chi thuộc Thổ hay Hỏa. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất và Kỷ Mùi: hóa thật

    Nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tí với Kỷ Tỵ: hóa giả

    2- Ất Canh
    Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Thí dụ: Ất Sửu và Canh Thìn.

    Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Thí dụ như Ất Mão và Canh Tí. Đấy là "giả nhân giả nghĩa".

    3- Bính Tân
    Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim hoặc Thìn. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn và Tân Hợi.

    Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ và Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng.

    4- Đinh Nhâm
    Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần.

    Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tí.

    5- Mậu Quý
    Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ.

    Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình.

    Qua các thí dụ và kiểm nghiệm thực tế sẽ hiểu được tính chất thật của quan hệ hợp hóa; không giống như trong sách chỉ viết ngắn gọn và không giải thích tại sao. Tóm lại, quan trọng là có Chi trợ đúng lực nên Can mới vững. Sự hợp hóa nào cũng thành, tức là có xảy ra, nhưng chỉ khác nhau ở sự phân biệt hóa hữu tình hay hóa vô tình mà thôi.
     
    cantiennuoivo, langtu78 and Vinhak like this.
  4. Iris_Goni

    Iris_Goni Thần Tài Perennial member

    Trước đây mọi người đều hiểu là chọn 1 trong 5 cách thường được nhắc tới: Phù, Ức, Điều hầu, Thông quan, Bịnh dược.

    Hầu như tất cả đều lạc lối và phải mò mẫm vì làm sao mà nhận định ngay cách nào mà xét? Thật ra là không hiểu ý. Phải dò đủ hết các cách, sau đó mới thấy cách nào hợp lý nhất. Tức là lúc nào cũng phải nhứt thiết xem cả các trường hợp nêu ra sau đây một loạt để có cái nhìn đầu tiên chung về tứ trụ. Bước tiếp theo là xét ĐẠI VẬN, nếu thuận theo ý nghĩ đầu tiên ta chọn dụng thần thì lấy cách đó, còn không thì phải xét lại cách khác.

    Khi trước có bạn cũng hỏi tôi tại sao phải chọn dụng thần mà không tìm kỵ thần? Tôi đã trả lời rằng trong cuộc sống nên tìm "bạn" chứ ai lại tìm "kẻ thù", nhưng các bạn đọc những bước sau đây thoạt nhìn thì sẽ tưởng như tìm kỵ thần vậy. Thật ra chính là phương pháp loại trừ kỵ thần để tìm cái hữu dụng nhất.

    1. Xem Hành nào yếu nhất trong trụ. Lưu ý là nếu khuyết hẳn hành đó thì không tính là yếu. "Yếu" tức là trong trạng thái từ Suy đến Dưỡng, là dư khí, không nhiều nhưng có mặt trong tứ trụ.

    2. Tài và Quan là hai đối tượng khắc nhật chủ, tạm gọi là phe "nghịch". Ấn Kiêu sinh cho Tỉ Kiếp, tạm gọi là phe "bạn". Nếu trong trụ Tài Quan nhiều hơn, đắc địa và thấu lộ ra thì Tỷ Kiếp là dụng. Nếu Tài Quan quá yếu, Tỷ Kiếp mạnh hơn thì đảo lại, lúc này "phe bạn" là Tài Quan.
    Thân vượng hay nhược là ở điểm này.

    3. Hãy xem hai cán cân của Kim (Canh Tân Thân Dậu) và Thủy (Nhâm Quý Tý Hợi) như thế nào. Nếu chúng thịnh vượng quá mức thì tứ trụ bị "lạnh"; dụng thần là Hỏa. Ngược lại nếu Hỏa (Bính Đinh Tỵ Ngọ) và Thổ (Thìn Tuất Sửu Mùi) nhiều hơn thì tứ trụ quá "nóng", cần phải có Thủy để cân bằng.

    4. Nếu Quan Sát áp đảo Tỷ Kiếp (vừa vượng lại nhiều) thì Ấn phải có mặt để giúp thân và làm cho Quan tiết khí được. Cũng vậy, nếu Tỷ Kiếp thịnh vượng hơn Tài, thì Thực Thương là dụng thần để tiết khí Tỷ Kiếp và sinh cho Tài.

    Như vậy, khó nhất là tứ trụ mất thăng bằng quá nhiều mà không hẳn Thuần hay Tòng. Lúc này gọi là tứ trụ có "bịnh" (đọc thêm bài "Luận ngũ hành sanh khắc chế hóa"). Thí dụ như nhật chủ Kim (Canh Tân) có những trường hợp gặp phải:

    - Kim gặp quá nhiều Kim và Thổ thì kỵ thần là chính nó, dụng thần có thể là Mộc, Hỏa, Thủy.
    - Kim yếu đuối là Kim và Thổ không có gốc, suy nhược; kỵ thần là Mộc, Hỏa, Thủy.
    - Kim bị chôn vùi, tức là quá nhiều Thổ, lấy Mộc làm dụng, kỵ thần là Hỏa Thổ.
    - Kim bị chìm là Kim gặp Thủy quá nhiều nên dụng thần là Thổ và Mộc, kỵ thần là Kim và Thủy.
    - Kim khuyết (trụ hoàn toàn không có) là khi Mộc quá nhiều thì nên lấy dụng thần là Kim và Thổ, kỵ gặp Mộc và Thủy.
    - Kim mất hình tướng là Kim ngộ Hỏa vượng nên chảy ra, cần có Thổ và Thủy, kỵ gặp Mộc Hỏa.

    Ngũ hành vượng khí:
    Kim vượng đắc Hỏa,phương thành khí mãnh
    (thí dụ Canh Tân trong mùa Thu là vượng khí, cần có Hỏa mới được luyện thành đồ dùng, ý là thành danh)
    Hỏa vượng đắc Thủy,phương thành tương tể
    (Bính Đinh vượng cần có Thủy mới nên công nên việc, có nghĩa là cần được chế hãm bớt sức mạnh để không quá kiêu căng)
    Thủy vượng đắc Thổ,phương thành trì chiểu
    (Nhâm Quý mùa đông cần có Thổ ngăn lại thành ao hồ, không thì trôi chảy không có bến bờ vô định)
    Thổ vượng đắc Mộc,phương năng sơ thông
    (Mậu Kỷ cần Mộc chế bớt thì mới mong hiển đạt)
    Mộc vượng đắc Kim,phương thành đống lương
    (Giáp Ất cần có Kim bao bọc, tài năng phi thường)


    Cường Kim đắc Thủy,phương tỏa kì phong
    (khí thế dữ dội, biến trá ghê gớm)
    Cường Thủy đắc mộc,phương tiết kì thế
    (hành động, thế lực vô song)
    Cường Mộc đắc Hỏa,phương hóa kì ngoan
    (làm càn bậy, tham lam, chơi đùa quá mức)
    Cường Hỏa đắc Thổ,phương chỉ kì diễm
    (lửa cháy cao, khí thế nồng nàn)
    Cường thổ đắc Kim,phương chế kì hại
    (gặp tai hại, bị ghen ghét)

    Ngũ hành tương sanh
    Kim lại Thổ sanh,thổ đa kim mai
    (Kim nhờ Thổ sinh cho nhưng Thổ nhiều quá thì Kim bị vùi lấp trở thành ngu muội)
    Thổ lại Hỏa sanh,hỏa đa thổ tiêu
    (Thổ là con của Hỏa, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị cháy khét)
    Hỏa lại Mộc sanh,mộc đa hỏa sí
    (Mộc nhiều thì hỏa càng cháy lớn; ý nói đạo tặc thêm mạnh)
    Mộc lại Thủy sanh,thủy đa mộc phiêu
    (Mộc là do Thủy sinh, nhưng thủy quá nhiều thì mộc trôi)
    Thủy lại Kim sanh,kim đa thủy trọc
    (Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì nước không trong, thủy đục)

    Kim năng sanh Thủy,thủy đa kim trầm
    (Thủy nhiều Kim chìm đắm sâu dưới nước)
    Thủy năng sanh mộc,mộc thịnh thủy súc
    (Mộc quá thịnh thì thủy co rút lại, hình thể tiêu tàn)
    Mộc năng sanh Hỏa,hỏa đa mộc phần
    (Hỏa nhiều Mộc cháy khét)
    Hỏa năng sanh Thổ,thổ đa hỏa mai
    (Thổ nhiều hỏa bị chôn vùi)
    Thổ năng sanh Kim,kim đa thổ biến
    (Kim nhiều Thổ biến đổi hình dạng)

    Ngũ hành tương khắc
    Kim năng khắc mộc,mộc kiên kim khuyết
    (Kim khắc Mộc nhưng mộc cứng quá thì kim sứt mẻ)
    Mộc năng khắc thổ,thổ trọng mộc chiết
    (Mộc đi khắc Thổ nhưng thổ quá nặng thì mộc gẫy)
    Thổ năng khắc thủy,thủy đa thổ lưu
    (Thổ khắc Thủy nhưng nếu thủy lại quá nhiều thổ sẽ trôi giạt, như đất bùn)
    Thủy năng khắc Hỏa,hỏa đa thủy nhiệt
    (Thủy đi diệt Hỏa nhưng gặp hỏa mạnh thì thủy nóng sốt, ý nói mất cả bản chất lạnh của thủy)
    Hỏa năng khắc Kim,kim đa hỏa tức
    (Hỏa khắc Kim nhưng kim nhiều hơn thì hỏa tắt; ý nói mất tích hay bị tiêu mòn)

    Kim suy ngộ Hỏa,tất kiến tiêu dong
    (Kim đang suy mà gặp Hỏa sẽ bị tiêu tan)
    Hỏa nhược phùng Thủy,tất vi tức diệt
    (Hỏa yếu gặp thủy tất nhiên là tắt)
    Thủy nhược phùng thổ,tất vi ứ tắc
    (Thủy ít mà Thổ nhiều là bế tắc)
    Thổ suy ngộ Mộc,tất tao khuynh hãm
    (Thổ suy gặp mộc sẽ bị vùi lấp, hãm hại)
    Mộc nhược phùng kim,tất vi khảm chiết
    (Mộc đã yếu lại gặp kim thì gãy nát)

    Sách "Tích Thiên Tủy" cũng nói đến sự cân bằng cần thiết của ngũ hành:

    - Thổ sinh Kim, nhưng trong mùa Hạ hành Thổ táo khô, cần phải có Thủy nhuận thì Thổ mới sinh Kim được.

    - Kim sinh Thủy, nhưng cuối Thu sang mùa Đông hàn lạnh, chi Kim thành đống băng nên không thể sinh Thủy được, cần phải có Hỏa ôn.

    - Mộc sinh Hỏa, mùa Xuân cường tráng, cũng cần có Thủy nhuận có căn là mộc hỏa vừa phải không phát tán khí lực quá sớm.

    - Thủy sinh Mộc, nếu hàn đóng băng thành đống, thủy chẳng sinh được cho Mộc, cần Hỏa cho Mộc được tiết khí thì mới phồn vinh.

    Tức là về thể chất mà nói thì Hạ lệnh không thể không có Thủy, Đông lệnh không thể không có Hỏa. Vì thế mới nói rằng, Sinh chẳng phải là Sinh, Khắc Tiết cũng là Sinh.

    Cần phải tỏ rõ sinh vượng khắc chế là nắm được cơ bản của sự vận động ngũ hành.
     
    cantiennuoivo, langtu78 and Vinhak like this.
  5. Love số đề

    Love số đề Thần Tài

    Độc ko hiểu gì hết. Anh hướng dẫn kỉ lại cho AE tham khảo. Thank
     
    cantiennuoivo and cubin1234567 like this.
  6. misasa

    misasa Thần Tài

    xin cho mình hỏi chút. số kép là những số nào vây . xin cam ơn
     
    cantiennuoivo thích bài này.
  7. Lúa ngon đẹp

    Lúa ngon đẹp Thần Tài

    yyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/8/13
    cantiennuoivo thích bài này.
  8. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Lùi lại bài của Hy vọng mới hiểu
     
    cantiennuoivo and langtu78 like this.
  9. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Khi xem xét "ngũ Hành nạp Âm", cũng có thuyết đề nghị cần xem xét tới mức độ mạnh, yếu của trong các mối quan hệ của từng Mệnh (Hành); Ví như "Mộc khắc Thổ" thật, nhưng không nhất thiết mộc nào cũng khắc được Thổ. Tương tự "Thuỷ khắc Hoả", nhưng Thuỷ dưới khe làm sao khắc được Hoả trên trời? Do đó có sự suy luận dưới đây, tôi chép lại đây để bạn đọc suy xét, vận dụng, kiểm nghiệm:
    Mệnh "Mộc":
    a- "Mộc đồng bằng" không sợ Kim, trái lại còn phối hợp Kim để thành dụng cụ.
    b- "Mộc cây dâu" cần "Thổ trong cát" (chứ không khắc), cần "Thuỷ trên trời"; còn đều làm giảm hiệu lực của các Thổ, Thuỷ còn lại.
    c- "Mộc tùng bách " ưa "Thuỷ trên trời", "Thuỷ khe lớn"; sợ "Hoả trong lò".
    d- "Mộc rừng lớn" cần nhiều Thổ và "Hoả mặt trời"; ưa "Kim lưỡi kiếm" và "Thuỷ trên trời". Rất sợ "Thuỷ biển lớn" và "Thuỷ khe lớn".
    e- "Mộc dương liễu" cần "Thổ trong cát"; sợ "Thuỷ biển lớn" và "Thổ bên đường".
    f- "Mộc thạch lựu" ưa "Thổ đầu thành" và "Thổ mái nhà – ngói".
    g- "Mộc đồng bằng" cần "Thuỷ trên trời" và "Kim lưỡi kiếm".
    Mệnh "Hoả":
    a- "Hoả ngọn đèn", "Hoả trong lò" và "Hoả trên núi" đều kị "Thuỷ Mệnh". Các Hoả khác đều "hợp" Thuỷ (càng rạng rỡ).
    b- "Hoả sấm sét" cần cho các loại Mộc (thêm chất vi lượng cho đất nuôi cây).
    c- "Hoả trong lò" ưa "Kim giá đèn" (để thể hiện uy quyền!).
    d- "Hoả ngọn đèn" ưa "Thuỷ trong suối - dầu hoả".
    e- "Hoả chân núi" ưa Thuỷ để phản chiếu hào quang!
    f- "Hoả trên núi" cần "Thuỷ trên trời", "Mộc rừng lớn" và "Mộc tùng bách". Với Thổ, "Hoả trên núi" thành vô dụng (?).
    Mệnh "Thổ":
    a- "Thổ đầu thành", "Thổ mái nhà", "Thổ trên vách" đều rất kị Mộc. Các Thổ khác thì không.
    b- "Thổ trên vách" sợ "Hoả mặt trời" và "Thuỷ biển lớn".
    c- "Thổ đầu thành" ưa "Thổ bên đường", ưa Hoả và Thuỷ (tăng sự oai nghiêm của "Thành".
    d- "Thổ trong cát" cần các loại Kim nuôi dưỡng, ưa "Hoả trên trời".
    e- "Thổ bên đường" cần "Thuỷ dưới khe", "Thuỷ trong suối" và "Thuỷ trên trời". Rất sợ "Thuỷ biển lớn".
    f- "Thổ bãi rộng" cần "Thuỷ sông dài" bao quanh.
    g- "Thổ mái nhà" cần "Hoả trong lò" và "Hoả đầu núi" để thành (ngói). Còn cần "Thổ bãi rộng" và "Mộc rừng lớn".
    Mệnh "Kim":
    h- "Kim lưỡi kiếm" và "Kim trong cát" cần Hoả, nhất là "Hoả trong lò" để thành hữu dụng.
    i- "Kim dát mỏng" sợ "Hoả trong lò" (sẽ cháy thành than). Ưa "Hoả mặt trời" để chiếu sáng.
    j- "Kim lưỡi kiếm" ưa "Thuỷ khe lớn" và cần "Hoả sấm sét" để tôi luyện.
    k- "Kim trang sức" ưa "Thuỷ trong suối" và "Thuỷ dưới khe". Sợ "Thuỷ trên trời" và "Thuỷ biển lớn".
    Mệnh "Thuỷ":
    a- "Thuỷ biển lớn" và "Thuỷ trên trời" không sợ Thổ.
    b- "Thuỷ dưới khe" cần "Kim trong cát", "Thổ trong cát". Sợ "Thổ bên đường", "Thổ bãi lớn".
    c- "Thuỷ khe lớn" cần "Thuỷ biển lớn" để chẩy về; cần Kim để nuôi dưỡng. Sợ "Hoả sấm sét.
    d- "Thuỷ sông dài" cần Kim nuôi dưỡng, cần "Thổ trong cát" để thành sông.
    e- "Thuỷ trên trời" vô ích với Kim; đi với "Hoả sấm sét" thì hơn.
    f- "Thuỷ biển lớn" cần Thuỷ khác và "Hoả mặt trời".
    g- "Thuỷ trong suối" cần "Mộc bãi rộng", ưa "Kim dát mỏng", "Kim giá đèn".
     
    cantiennuoivo and langtu78 like this.
  10. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Phép xem nguyệt tướng
    Chính cửu tầm ngưu ngũ nguyệt kê Nhị bát tý thượng xuất nga my Tam thất hợi cung tu kí thiết ...

    Nguyệt tướng tầm thời
    Chính cửu tầm ngưu ngũ nguyệt kê
    Nhị bát tý thượng xuất nga my
    Tam thất hợi cung tu kí thiết
    Tứ lục cung tầm tuất thượng suy
    Thập dữ thập nhị dần cung khởi
    Thập nhất sơn trung đả thỏ quy





    Đông phương Thanh long (青龍):

    Giác (角)
    Cang (亢)
    Đê (氐)
    Phòng (房)
    Tâm (心)
    Vĩ (尾)
    Cơ (箕)


    26 - 66



    Tây phương Bạch hổ ([FONT=&quot]白虎[/FONT]):
    Khuê ([FONT=&quot]奎[/FONT])
    Lâu ([FONT=&quot]婁[/FONT])
    Vị ([FONT=&quot]胃[/FONT])
    Mão ([FONT=&quot]昴[/FONT])
    Tất ([FONT=&quot]畢[/FONT])
    Chủy/Tuy ([FONT=&quot]觜[/FONT])
    Sâm ([FONT=&quot]參[/FONT])

    06 - 46 - 86


    Nam phương Chu tước ([FONT=&quot]朱雀[/FONT]):
    Tỉnh ([FONT=&quot]井[/FONT])
    Quỷ ([FONT=&quot]鬼[/FONT])
    Liễu ([FONT=&quot]柳[/FONT])
    Tinh ([FONT=&quot]星[/FONT])
    Trương ([FONT=&quot]張[/FONT])
    Dực ([FONT=&quot]翼[/FONT])
    Chẩn ([FONT=&quot]軫[/FONT])

    04 - 44 - 84

    Bắc phương Huyền vũ (玄武):
    [FONT=&quot]Đẩu ([/FONT][FONT=&quot]斗[/FONT][FONT=&quot])[/FONT]
    [FONT=&quot]Ngưu ([/FONT][FONT=&quot]牛[/FONT][FONT=&quot])[/FONT]
    [FONT=&quot]Nữ ([/FONT][FONT=&quot]女[/FONT][FONT=&quot])[/FONT]
    [FONT=&quot] ([/FONT][FONT=&quot]虛[/FONT][FONT=&quot])[/FONT]
    [FONT=&quot]Nguy ([/FONT][FONT=&quot]危[/FONT][FONT=&quot])[/FONT]
    [FONT=&quot]Thất ([/FONT][FONT=&quot]室[/FONT][FONT=&quot])[/FONT]
    [FONT=&quot]Bích ([/FONT][FONT=&quot]壁[/FONT])

    27 - 67


    __________________
     
    cantiennuoivo and langtu78 like this.
  11. Tuyet Son

    Tuyet Son Thần Tài

    anhhoa22 cho mình xin tài liệu nào mà có ghi ngày nào là mạng gì đc ko ? vd như vậy nè >hôm qua ngày quí dậu-> kiếm phong kim. hôm nay ngày giáp tuất -> sơn đầu hỏa.
     
    tvanhoan, cantiennuoivo and langtu78 like this.
  12. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    http://www.thoigian.com.vn/
     
  13. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    :128: 26 B - 66 lô

    p/s : tất cả là pp đối chiếu ...
     
    anhvu292, phuchb80, tvanhoan and 6 others like this.
  14. Tuyet Son

    Tuyet Son Thần Tài

    up ko nó trôi mất
     
  15. Tuyet Son

    Tuyet Son Thần Tài

    up ko nó trôi mất:140:
     
  16. Em Trai Tay Do

    Em Trai Tay Do Thần Tài Perennial member

    :128::128::128::128:
     
  17. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    NHỮNG CÂU PHÚ TỬ VI VIỆT VẪN LÀ BẤT HỦ

    ....thai phụ kim đới thổ tinh
    việt khôi, tả hữu đỉnh sinh công hầu
    triệt tuần kỵ phá linh riêu
    lưỡng hao thủy thể phưu lưu bần cùnG
    lộc tồn hỏa đới thổ phong
    cự cơ quyền lộc vượng công phú hào
    kiếp không tuần triệt lưỡng hao
    nguyên thần thủy thể tài hào chẳng xinh
    thiên mã hỏa đới mộc tinh
    khoa quyền khôi việt tinh hành vũ văn
    dương riêu kỵ đà triệt tuần
    long tà hổ phản yểu bần đãng dâm.....

    :132: chả liên quan số má nhưng để đây có khi lại hữu dụng ... tạm thời làm ve chai biết có ngày thành mỏ vàng ko chừng
     
    M58, anhvu292, phuchb80 and 3 others like this.
  18. nhangheo13

    nhangheo13 Thần Tài

    ở đây có ai biết coi kinh dịch hay gkhong676 . E sinh Tân Mùi đáng tháng 10 Tam Hạp mà sao nó còn thảm hơn cả chử thua nữa. Rõ bị ám hay gì luôn chứ không phải kiêu không ra số vì đánh ít quá hay lọc không kĩ
     
    M58, anhvu292 and cantiennuoivo like this.
  19. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    Trong hôn nhân phần xem tuổi vợ chồng qua Ngũ Hành sinh khắc của “Bản mệnh”, nhiều người thường lo lắng như trai mệnh Thổ lấy gái mệnh Mộc (Mộc khắc Thổ) sẽ yểu thọ, vì cây sẽ hút hết chất màu mở của đất v.v…
    Tuy nhiên, trong 5 hành đều có tính chất riêng là phần nạp âm, như Thổ có Lộ bàng Thổ, Sa trung Thổ, Đại trạch Thổ v.v… Sau đây là tính chất sinh khắc của nạp âm :
    HÀNH KIM :
    Kiếm, Sa Kim phong lưỡng ban kim
    Nhược cư chấn địa tiện tương xâm
    Ngoại hữu tứ Kim tu kỵ Hỏa
    Kiếm, sa vô Hỏa bất thành hình.

    Giải thích :
    Hai thứ ngũ hành nạp âm là sa trung kim và kiếm phong kim, nếu gặp mộc là chúng khắc ngay
    Ngoài ra, 4 thứ kim khác là hải trung kim, bạch lạp kim, kim bạch kim, xoa xuyến kim nếu gặp hỏa thì chúng bị khắc ngay.
    Còn kiếm phong kim và sa trung kim chẳng những không kị hỏa, mà trái lại còn nhờ hỏa mới nên hình (thành món khí cụ). Nhưng nếu can chi gặp thiên khắc địa xung (ví dụ như nhâm thân, quý dậu là kiếm phong kim gặp bính dần đinh mão là lư trung hỏa) thì phải tránh là tốt hơn.
    HÀNH HỎA :
    Phúc Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu
    Tam Hỏa nguyên lai phạ Thủy lưu
    Ngoại bửu tam ban bất phạ thủy
    Nhất sinh y lộc, cận vương hầu.

    Giải thích :
    Ba loại Phúc Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.
    Còn Thiên Thượng Hỏa, sơn hạ hỏa và Tích Lịch Hỏa lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy) gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét, một đời y lộc, gần vương hầu.
    HÀNH MỘC :
    Bình Địa Mộc trung chỉ nhất sinh
    Bất phùng Kim giả bất năng thành
    Ngũ ban biệt Mộc kỵ Kim loại
    Nhược ngộ đương nhiên bất đắc sinh

    Giải thích :
    Trong Lục Mộc chỉ có Bình Địa Mộc không sợ Kim, mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẻo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn, ghế).
    Những loại Mộc còn lại như Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc và Đại Lâm Mộc đều sợ Kim, nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời (Hưu Tù Tử). Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bá), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt, khai quang.
    HÀNH THỦY :
    Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy lưu
    Nhị ban bất dữ Thổ vi cửu
    Ngoại giả đô lai toàn kỵ Thổ
    Phùng chi y lộc tất nan cầu.

    Giải thích :
    Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy (Thủy hao Thổ lợi) vì đất không ở biển lớn hay trên trời, cả hai phối hợp cùng Thổ càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt đường công danh phú quý.
    Còn Trường Lưu Thủy, Giang Hà Thủy, Tuyền Trung Thủy và Đại Khê Thủy đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo khó, vì nước mất mát cho đất thêm màu mở.
    HÀNH THỔ :
    Lộ Bàng, Đại Trạch, Sa Trung Thổ
    Đắc Mộc như đạt thanh vân lộ
    Ngoại hữu tam ban phách Mộc gia
    Phùng chi tất mệnh tu nhập mộ.

    Giải thích :
    Lộ Bàng Thổ, Đại Trạch Thổ và Sa Trung Thổ không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.
    Thành Đầu Thổ, Bích Thượng Thổ và Ốc Thượng Thổ đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. 3 hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bá Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.

     
    langtu78, cantiennuoivo and anhvu292 like this.
  20. langtu78

    langtu78 Thần Tài

     
    cantiennuoivo and anhvu292 like this.