Thế Giới Vòng loại World Cup 2010: Úc và Nhật Bản tiến về đích

Thảo luận trong 'Box Dự Đoán Bóng Đá' bắt đầu bởi Administrator, 29/8/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT

    Nhật và Úc đang có cơ hội rất lớn để trở thành hai đội đầu tiên (không tính chủ nhà) giành vé đến Nam Phi tham dự vòng chung kết (VCK)World Cup 2010 nếu thắng ở lượt đấu chiều nay 6-6.

    [​IMG]Các tuyển thủ Nhật sẽ đoạt vé đầu tiên đến Nam Phi? - Ảnh: AP

    Ở bảng A vòng loại World Cup 2010 khu vực châu Á, Úc đang dẫn đầu với 13 điểm (hơn đội xếp sau Nhật Bản 2 điểm). Cả Úc và Nhật chỉ mới thi đấu 5 trận, ít hơn 1 trận so với các đối thủ cùng bảng là Bahrain (7 điểm), Uzbekistan (4) và Qatar (4).
    Do được xếp đá sớm hơn Úc nên Nhật có thể trở thành đội đầu tiên trên thế giới đoạt vé vào VCK nếu vượt qua chủ nhà Uzbekistan tại Tashkent. Về lực lượng, tuy chưa phải là đối thủ xứng tầm với Nhật nhưng Uzbekistan đang có quyết tâm cao, bởi chiến thắng có thể giúp họ nuôi hi vọng giành suất đá vé vớt dành cho đội hạng 3 của bảng.
    Tiền vệ Server Djeparov (Uzbekistan), người đã vượt qua nhiều ngôi sao như Park Ji Sung (Hàn Quốc), Shunsuke Nakamura (Nhật)... để giành danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á 2008”, nói: “Uzbekistan là đội bóng mạnh với nhiều cầu thủ giỏi. Vì vậy, tôi không nghĩ Uzbekistan kém hơn Nhật. Chúng tôi đã chờ cơ hội dự VCK World Cup từ rất lâu và nó đang đến rất gần”.
    Hiểu rõ khó khăn đang chờ đợi mình, HLV Takeshi Okada (Nhật) nói: “Đây sẽ là một trận đấu khó và tuyển Nhật đã sẵn sàng”. Điểm mạnh của Uzbekistan là hàng công sắc bén với chân sút dẫn đầu danh sách vua phá lưới Maksim Shatskikh (8 bàn). Tuy nhiên, Nhật lại nổi tiếng với hàng tiền vệ xuất sắc bậc nhất châu Á. Ngoài ra, những quả sút phạt của nhạc trưởng Nakamura cũng là thứ vũ khí lợi hại của tuyển Nhật.
    Trong khi đó, tuyển Úc chỉ cần hòa chủ nhà Qatar là có thể lấy suất đến Nam Phi. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi Qatar là đội yếu nhất bảng với bốn trận thua, một hòa và chỉ thắng một trận. Dù vậy, HLV Pim Verbeek (Úc) vẫn không thể chủ quan khi lực lượng trong tay thuộc dạng “chắp vá”.
    Cụ thể, tuyển Úc sẽ vắng nhiều trụ cột như Luke Wilkshire, Brett Emerton, Craig Moore vì chấn thương. Ngoài ra, nhạc trưởng Tim Cahill cũng có thể vắng mặt do bị thương trong trận chung kết Cúp FA vào tuần trước. Chân sút Mark Viduka không được triệu tập. Nhưng đối thủ lớn nhất của đội khách Úc chính là cái nóng có khi lên đến gần 450C tại Doha, Qatar.
    Tại bảng B, Hàn Quốc sẽ đến Dubai gặp đội đã chắc chắn bị loại là tuyển UAE. Hàn Quốc đang dẫn đầu bảng xếp hạng với 11 điểm (hơn CHDCND Triều Tiên và Saudi Arabia 1 điểm nhưng đá ít hơn một trận). Với quyết tâm giành chiến thắng để sớm đoạt vé vào vòng chung kết, đội hình tuyển Hàn Quốc sang Dubai có bảy cầu thủ đang chơi bóng tại châu Âu. Tiền vệ Park Ji Sung nói: “Chúng tôi đến Dubai để giành chiến thắng bởi Hàn Quốc muốn sớm giành vé đến Nam Phi”.
    Trong khi đó, CHDCND Triều Tiên sẽ gặp nhiều khó khăn trước đội khách Iran. Hiện Iran (6 điểm) đang khát khao giành chiến thắng để tiếp tục đeo bám các đối thủ trên bảng xếp hạng. Ngược lại, nếu CHDCND Triều Tiên thắng, viễn cảnh hai đại diện của bán đảo Triều Tiên cùng có mặt tại một VCK World Cup sẽ ngày càng gần hơn.
    TẤN PHÚC (Theo Reuters)
     
  2. trumc0bac

    trumc0bac Thần Tài Perennial member

    Trường đua khốc liệt!

    Ngoảnh đi ngoảnh lại, chặng đua đến Nam Phi đã trôi qua được 2/3, nhưng những chiến mã vẫn miệt mài rướn mình tìm kiếm cơ hội bứt phá. Nhưng khổ nỗi, càng gắng gượng chúng càng cảm thấy mình... ì ạch!
    Thần mã trong năm

    Vòng loại World Cup 2010 đang có 3 ngựa chiến hướng tới danh hiệu toàn thắng là Hà Lan (7 trận), Anh (7 trận), Tây Ban Nha (6 trận). Sẽ chẳng ai có đủ quyền năng để cản bước họ, nhưng cách mà bộ ba này toàn thắng lại tạo nên một trào lưu mới, vừa ảm đạm lại vừa huy hoàng chẳng kém ai. Những trận đấu kéo dài bất tận cùng các CLB đã hút hết sinh khí của các ngôi sao. Điều đó được thừa nhận rộng rãi, và đương nhiên cũng được chấp nhận ở các ĐTQG như một điều tất yếu. Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha với đầy rẫy những ngôi sao, bản lĩnh, kinh nghiệm chiến đấu tuyệt vời, chiến thắng trước những đối thủ dưới cơ là điều chẳng có gì ngạc nhiên, nhưng hãy xem cách họ thắng mới thấy, những cú bứt tốc của những “siêu chiến mã” mới ì ạch làm sao. Nhà ĐKVĐ châu Âu đã trải qua 3 trận thắng liên tiếp với cách biệt 1 bàn (Bỉ và 2 trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ), trong đó có 2 trận họ phải đợi đến những phút cuối cùng mới có bàn quyết định. Tam Sư đang bắt nạt những đối thủ nhược tiểu như Andorra (6-0), Kazakhstan (4-0) như cách người ta lấy rìu chặt đầu... bọ ngựa, còn khi gặp Ukraine họ may mắn lắm mới có 3 điểm (2-1). Và khi Premiership, Champions League bắt đầu nhận lệnh xuất phát, Tam sư sẽ ra sao khi những ngôi sao lại bắt đầu với căn bệnh cũ mang tên... “virus CLB”? Thực tế đã khẳng định, ĐT Anh luôn thi đấu yếu kém hơn vào dịp cuối năm. Với Hà Lan, họ đã chắc ngôi đầu bảng nên chuyện đá hay không chẳng còn quan trọng nữa.

    [​IMG]

    Trong đua ngựa, giải Triple Crown (hay còn gọi là giải Thần mã trong năm) được dành cho ngựa thắng cả 3 giải Preakness, Belmont và Kentucky Derby trong 1 năm, nhưng từ năm 1978, chưa có ngựa đua nào đoạt được danh hiệu này. Cũng giống như vậy, bộ ba ngựa chiến của châu Âu chưa chắc đã đủ khả năng đoạt giải Thần mã trong năm dù họ đang toàn thắng!

    Trường đua khốc liệt

    Năm 1972, ngựa chiến Secretariat đi vào lịch sử khi về đích mà bỏ xa đối thủ thứ 2 tới... 31 thân ngựa với tốc độ 2’24’’. Nhưng 2 năm sau, Secretariat giải nghệ để làm... ngựa giống trước khi thua thê thảm khi tái xuất. Một tên tuổi lớn chưa chắc đã được coi là kẻ chiến thắng trong mọi cuộc chơi, Secretariat đã chứng minh điều đó, cũng giống như thực tế đã khẳng định chẳng có quyền lực nào bất biến. Tây Ban Nha đã nếm mùi thất bại. Anh vươn lên từ đống đổ nát. Hà Lan cũng trải qua những cay đắng để hóa thân thành Secretariat như bây giờ. Còn lại, Đức, Italia, Pháp, Romania, Bồ Đào Nha hay Thụy Điển... vẫn giống như Secretariat huyền thoại sau khi đã trở thành... ngựa giống. Họ chưa thể lấy lại truyền thuyết cho chính mình với những khó khăn đang ngày càng nhiều. Có thể hầu hết những cái tên này đều sẽ vượt qua vòng loại, nhưng sẽ chẳng dễ dàng gì. Đức vẫn bị Nga áp sát với quá nhiều vấn đề trong nội bộ. CH Czech đang đuối dần trong cơn bão tố lại phải đến sân Slovakia (đầu bảng). Pháp và Romania sẽ lao vào cuộc đấu tàn khốc mà kẻ thua sẽ đi vào ngõ cụt. Bồ Đào Nha cũng phải làm khách trên sân đội đầu bảng với hy vọng cuối cùng về một phép màu... Nhưng cũng giống như Secretariat, thời hoàng kim của họ đã qua. Cũng qua luôn thời kỳ... làm giống và bây giờ là lúc thử thách sự kiên nhẫn, bản lĩnh và đẳng cấp của những cái tên một thời lừng lẫy!

    Những trận đấu đang chú ý

    Scotland - Macedonia

    Ukraine - Andorra

    Azerbaijan - Phần Lan

    Bulgaria - Montenegro

    Đan Mạch - Bồ Đào Nha

    Georgia - Italia

    Hungaria - Thụy Điển

    Thổ Nhĩ Kỳ - Estonia

    Áo - Đảo Faroe

    Croatia - Belarus

    Đảo Síp - CH Ireland

    Ba Lan - Bắc Ireland

    Slovakia - CH Czech

    Thụy Sĩ - Hy Lạp

    Iceland - Na Uy

    Pháp - Romania

    Tây Ban Nha - Bỉ


    Con số

    Còn 6 đội tuyển đang có thành tích bất bại ở vòng bảng cho đến thời điểm này (Anh, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Hà Lan, Đan Mạch). Nếu 6 đội tuyển tiếp tục bất bại, họ sẽ tạo ra vòng loại World Cup khu vực châu Âu đầu tiên có 6 đội tuyển bất bại sau 2/3 chặng đường.

    Tổng số trận đấu còn lại của vòng loại World Cup 2010 là 99 trận (kết thúc ngày 14/10/2009).

    Tổng số bàn thắng tính đến thời điểm này của vòng loại World Cup 2010 là 446 bàn (150 trận), tỷ lệ 2,97 bàn/trận. Anh là ĐT ghi nhiều bàn thắng nhất với 26 bàn, Đức thứ 2 với 20 bàn.
    Chân sút hàng đầu
    8 bàn: Rooney (Anh)

    7 bàn: E.Dzeko (Bosnia)

    6 bàn: W.Sonck (Bỉ)

    5 bàn: S.Larsen (Đan Mạch)

    4 bàn: Z.Misimovic (Bosnia), M.Klose, L.Podolski (Đức), A.Charisteas (Hy Lạp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/9/09

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.