Gần đây, thông tin về những loài bọ xít hút máu người được phát hiện ở Hà Nội và một số tỉnh miền Trung khiến dư luận cả nước lo lắng. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về những loài bọ xít này, PV được PGS.TS Nguyễn Văn Châu (Viện Sốt rét - kí sinh trùng - côn trùng Trung ương) cho biết, ngoài muỗi là loài côn trùng đặc biệt nguy hiểm đã được nghiên cứu nhiều, phổ biến đến đông đảo người dân thì còn rất nhiều loài chân đốt khác thực sự là những “sát thủ máu lạnh”, nguy hiểm hơn cả một số loài bọ xít trên. PGS.TS Nguyễn Văn Châu: "Còn nhiều loài chân đốt khác nguy hiểm hơn bọ xít hút máu người". Dưới đây là nhận dạng đặc điểm một số loại ký sinh trùng "máu lạnh" được PGS.TS Nguyễn Văn Châu phác họa. Cùng với đó là những dẫn chứng người thật, việc thật mà trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, PGS.TS Châu trực tiếp theo dõi và điều trị. Bị ve chó đốt tưởng nhiễm HIV Có nhiều loài ve ký sinh trên chó, nhưng thường thấy nhất là loài Rhipicephalus sanguineus, có hình dáng quả lê và màu nâu đen. Chiều dài ve từ 3 - 4,5 mm. Con trưởng thành có 4 đôi chân. Ấu trùng và thiếu trùng 3 đôi chân. Khi hút máu no, kích thước cơ thể ve tăng lên nhiều lần và rơi xuống đất đẻ trứng. Mỗi lần ve cái có thể đẻ lên tới hàng vạn trứng, trứng nở ra hàng vạn ấu trùng. Sau đó ấu trùng lột xác thành thiếu trùng, qua hai lần lột xác trở thành ve trưởng thành. Ấu trùng và thiếu trùng bò đi khắp nơi, trên tường, giường tủ, quần áo … trong và ngoài nhà tìm vật chủ chính là chó mèo để hút máu, nếu không gặp vật chủ chính thì sẵn sàng đốt người. Ở nước ta, ve chó có nhiều ở vùng núi đá như TP.Hạ Long (Quảng Ninh), Hải Phòng, Tam Điệp, Cúc Phương (Ninh Bình). Vết cắn của ve tạo nên vết thương cục bộ, dễ gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, độc tố do ve tiết ra, kèm theo răng ve cắm vào sẽ làm da sưng tấy, đau nhức hàng năm (1-3 năm). Khi ve bám nhiều hút máu, con vật sẽ bị mất máu, gầy mòn và luôn luôn ở trong trạng thái bị kích thích. Ve chó, loài chân đốt đáng sợ hàng đầu. Đầu tháng 5/2010, hai mẹ con cô Đặng Thị Lan (Hải Phòng) không may trở thành nạn nhân của ve chó mà không hề hay biết. Người hai mẹ con nổi mẩn đỏ lớn, tâm trạng luôn cảm thấy bực bội. Ngồi hay ngủ không yên, ngứa ngáy khắp người; càng gãi càng sưng, xước da, viêm nhiễm. Gia đình chồng chị Lan cho rằng hai mẹ con chị bị ma nhập nên mới ngứa ngáy đến thế. Ngay lập tức, họ mời thầy cúng về đuổi tà ma. Thầy cúng sau khi đến lập đàn trừ ma rồi nhìn chằm chằm vào chị Lan phán: “Hiện cô này đang bị ma nhập rất nặng, nếu không trừ sớm chẳng mấy chốc mà chết”. Thậm chí, người nhà còn nghi ngờ hai mẹ con bị nhiễm HIV giai đoạn cuối do có một số biểu hiện giống như có nhiều nốt thâm, đỏ… trên da. Hàng xóm bắt đầu cũng cảnh giác hơn với hai mẹ con chị Lan, họ không còn dám đứng gần chị vui vẻ trò chuyện như xưa. Hai mẹ con chị Lan gần như bị cô lập vì những tiếng ác do căn bệnh quái lạ này gây ra. Dù biết rằng sự thật không phải như thế nhưng chị Lan cũng không biết làm cách nào để minh oan. Chị Lan ngày càng lo lắng và hoảng loạn. Tình cờ một lần chị gặp anh bạn làm việc ở Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế Hải Phòng tên N. và kể về căn bệnh kì lạ của mình. Bằng kinh nghiệm, anh N nghi vết thương đó do côn trùng đốt nên giới thiệu mẹ con chị Lan lên Viện Sốt rét – Kí sinh trùng – côn trùng Trung ương nhờ PGS.TS Châu giúp đỡ. Sau khi nghe chị Lan kể tỉ mỉ diễn biến bệnh của mình, ông Châu xác định là do côn trùng gây ra và đã hướng dẫn cho gia đình phun hóa chất diệt côn trùng. Sau đó chị Lan quét hết những xác loài côn trùng cho vào túi bóng gửi về Viện xem xét. Qua mẫu vật thu thập, ông Châu đã xác định đó là loài ve chó Rhipicephalus sanguineus. Sau đó, không cần dùng đến các bài đuổi tà ma của vị thầy cúng chị Lan đã có thể chữa khỏi bệnh và sống vui vẻ với gia đình cũng như chứng mình cho bà con chòm xóm rằng chị không bị nhiễm HIV. Thỉnh thoảng chị Lan vẫn lên thăm ông Châu và các cán bộ ở Viện rồi nhắc lại câu chuyện cười ra nước mắt nhưng lại rất đáng sợ đã qua của mình. Chị cũng cho biết thêm, không chỉ mình chị mà ở khu nhà của chị cũng có nhiều rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười này Ghẻ thân dài (thuộc họ demodicidae): Loài vật đáng sợ PGS.TS Châu cho biết, chị T. gần 50 tuổi, hiện đang định cư bên Đức, mắc một bệnh lạ ở Đức nhiều năm trước nhưng chữa chạy không khỏi. Cuối năm 2008, chị T về Việt Nam thăm gia đình và kể cho mọi người nghe căn bệnh kỳ lạ của mình với các triệu chứng: người lúc nào cũng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, có cảm giác như có nhiều con gì đang bò trong da thịt mình và mỗi khi gãi đều tưởng như bắt được một cái gì đó. Quá sợ hãi, chị T đã đi khám ở các bệnh viện bên Đức nhưng bác sĩ cũng không thể phát hiện ra bệnh. Về Việt Nam, chị T có tới khám ở viện Da liễu, bệnh viện Bạch Mai nhưng các bác sĩ tại đây cũng kết luận chị T mắc bệnh ghẻ và cho thuốc bôi. Chưa thỏa mãn với kết quả đó, chị T tìm đến viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để khám tại khoa Khám bệnh chuyên ngành của Viện. Sau đó, khoa khám bệnh chuyên ngành giới thiệu chị lên PGS.TS Nguyễn Văn Châu, làm việc tại phòng nghiên cứu chân đốt y học của Viện. Tại đây, ông Châu phát hiện trên chân, tay, lưng của chị T đều có những nốt đỏ lấm chấm sâu theo lỗ chân lông và chị T thường xuyên gãi. Khi gãi, chị T vê ngón tay đưa cho ông Châu những mẩu nhỏ như bụi than. Lúc đầu, ông Châu đưa lên kính hiển vi xem nhưng chỉ thấy đó là những mẫu bụi than đen. Chị T vẫn tiếp tục gãi và đưa mẫu cho ông Châu. Ghẻ thân dài (Loài này thuộc họ demodicidae) Ông Châu cho những mẫu bụi đó vào hóa chất xử lý và soi trên kính hiển vi độ phóng đại 300 lần, cuối cùng đã phát hiện được loài ghẻ dài rất nguy hiểm. Loài này chuyên ký sinh, đẻ trứng và nở ra con sâu trong túi nhờn của gốc lông, thuộc giống Demodex, bộ ghẻ Sarcoptiformes. Sau đó, PGS. TS Châu đã tư vấn cách điều trị cho chị T. Dịp tết Canh dần, chị T thông báo bệnh tình đã giảm nhưng chưa khỏi hoàn toàn. Sau đó, ông lại tiếp tục tìm kiếm những phương thuốc mới tư vấn cho chị, từ đó tới nay ông chưa nhận được thông tin từ chị T.. Bọ xít hút máu người “nguy hiểm nhưng không đáng sợ" Về thông tin bọ xít hút máu người xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc, trong đó có Hà Nội. TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết: "Mọi người phải hết sức bình tĩnh vì hiện tại chưa có công bố nào về khả năng truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người này. Người dân cũng chưa nên dùng các loại thuốc diệt côn trùng để phun trong nhà vì hiện tại đang là mùa hè oi bức, dùng thuốc diệt côn trùng sẽ gây ra nhiều phản ứng không tốt cho da. Khi phát hiện ra các vết đốt, người dân nên dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương để tránh nhiễm trùng da. Đây là một loài côn trùng nguy hiểm nhưng không đáng sợ”. Qua đó, TS Lam cảnh báo: “Nếu phát hiện loài bọ xít khả nghi, người dân có thể mang cho chúng tôi để nhờ giúp đỡ, kiểm tra”. PGS.TS Nguyễn Văn Châu - Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cũng khẳng định: “Ở Việt Nam cũng có loại bọ xít này nhưng khả năng truyền bệnh của nó rất thấp và hầu như không có vì thế các vết đốt của loài bọ xít này cũng chỉ như các vết muỗi đốt hoặc ong châm”. Ông Châu cũng cho biết, hiện ông cũng đang làm báo cáo để gửi lên Bộ Y tế để trả lời về vấn đề này.
Bà già 77 tuổi là "chủ nhân" ổ bọ xít ngàn con Bà Lưu Thị Ninh xóm 3 Cổ Nhuế, Hà Nội (77 tuổi) sợ hãi cho biết: “Giật miếng gỗ mục lên, đàn bọ xít nhung nhúc bò ra. Từ khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu này, mấy ngày nay chúng tôi mất ăn mất ngủ, chỉ sợ nó cắn người”. >> Phát hiện thêm ổ bọ xít hút máu khổng lồ Tá hỏa khi phát hiện ổ bọ xít khổng lồ Ngày 17/9, người dân địa phương vô cùng hoảng hốt khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu khổng lồ hơn 1.000 con tại kho chứa củi của gia đình bà Lưu Thị Ninh, xóm 3, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Nhưng đến sáng ngày 20/9, ổ bọ xít này mới được 3 cán bộ của phòng côn trùng thực nghiệm thuộc Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện Công nghệ và Khoa học Việt Nam) tiến hành tiêu diệt. Một nhóm bọ xít hút máu đã bị diệt trừ Nhà chị Nguyễn Thị Thơm nằm ngay sát kho chứa củi của bà Ninh – nơi phát hiện ổ bọ xít cho biết, cách đây một tháng chị đã bắt được một vài con bọ xít to bằng đốt tay út bay vào nhà, nhưng không nghĩ đó là bọ xít hút máu người. Chị Thơm bắt lại và cho vào một cái hộp nhựa. Chị kể: “Tôi đậy nắp thật kín lại, sau 10 ngày, nó vẫn không chết còn lột xác nữa. Tôi đưa cho nhiều người trong xóm xem, nhưng vẫn nửa tin nửa ngờ là bọ xít hút máu người”. Sau đó, chị Thơm tiếp tục bắt được nhiều con nữa. Trong số đó, rất nhiều con bị giết còn có máu đỏ tươi, số còn lại có cả máu đen lẫn máu đỏ. Khi chắc chắn đây là loại bọ xít hút máu người, chị vội vàng gọi điện thông báo cho Trạm Y tế xã Cổ Nhuế, đồng thời sang vận động bà Ninh đi tìm ổ bọ xít. Đàn bọ xít khổng lồ này với hơn 60% là bọ xít trưởng thành và hiện tại có rất nhiều ổ trứng. Con lớn nhất to hơn một đốt ngón tay. Giở những thanh gỗ mục ở kho chứa củi ra mọi người kinh hoàng khi thấy đàn bọ xít nhung nhúc trong từng khe gỗ. Song không ai dám động đến kho củi vì số lượng quá nhiều, sợ khi tác động sẽ làm bọ xít phát tán ra xung quanh. "Một số con bị xít bị giết còn có máu đỏ tuơi” – chị Thơm cho biết Kho chứa củi này chỉ rộng khoảng hơn 2m, được nhà bà Ninh xây cách đây 3 năm. Từ năm 2009, gia đình bà chỉ dùng nó để đựng củi mục, gỗ nhóm lò, các đồ dùng bị hư hỏng và không hề mở ra. Có nhiều thanh củi đã bị mục ruỗng, môi trường ẩm thấp, là điều kiện cho các côn trùng sinh sôi, nảy nở. Đó có thể là nguyên nhân khiến cho kho củi này của nhà bà Ninh trở thành ổ của loài bọ nguy hiểm. Đàn bọ xít sinh sôi trong kho chứa củi và chúng bò theo đường cửa sổ vào nhà các hộ lân cận. Tuy nhiên, điều may mắn là chưa có người dân nào bị đốt. Dù đã được phun thuốc kĩ càng, nhưng đến 3h chiều qua, vẫn còn nhiều con bọ xít sót lại trong các ngóc ngách. Gia đình bà Ninh, chị Thơm và các hộ còn lại phải nghỉ việc để giết thủ công từng con một.. Chị Thơm vẫn chưa hết kinh hoàng: “Mở một thanh củi ra cả đàn bọ xít nhung nhúc chúng tôi không giết kịp mà cho phun thuốc. Tôi đang sợ nó vẫn còn trên các khe mái tôn vì trên đó chưa được phun thuốc”. Sống trong phập phồng lo sợ Từ khi xuất hiện loại bọ xít này gia đình chị Thơm rất hoảng sợ. Đặc biệt thời gian đầu chưa phát hiện được ổ của nó, nhà chị thay nhau dùng đèn pin săm soi từng ngóc ngách để tìm bọ xít. Chị còn nghĩ đến việc để dỡ từng thanh giường ngủ, cửa gỗ để… tìm bọ. Khi phát hiện, người dân ở khu vực vẫn không dám chắc chắn đấy có đúng là loài bọ xít hút máu người không, nên dù đã có nhiều con chui vào nhà dân nhưng đến tận một tháng sau ổ bọ xít mới được phát hiện. Bà Ninh vẫn chưa hết hoảng hồn với ổ bọ xít khổng lồ hơn 1000 con Bên cạnh ổ bọ khổng lồ này là gia đình ông Tạ Văn Thọ có trẻ nhỏ, nhà ông cũng lo sợ sự nguy hiểm đối với các cháu mình. Bà Ninh năm nay đã 77 tuổi, lại ở một mình, bà chia sẻ: “Bây giờ tôi vẫn còn sợ lắm. Người ta mắt tinh còn nhìn được mà diệt, tôi già rồi mắt kém nhìn mãi mới thấy được”. Mấy ngày hôm nay bà cũng chỉ quanh đi quẩn lại ở kho chứa củi để diệt thủ công từng con bọ xít còn sót lại. Sáng mai con gái bà ở làng bên sẽ về nhà giúp mẹ phun thuốc thêm một lần nữa. Bà chia sẻ thêm: “Bây giờ bọ xít lớn đã diệt gần hết, nhưng chắc chắn còn sót lại trứng của nó”. Trong khi người dân vô cùng lo lắng khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu người trong khu vực sống của mình thì chính quyền địa phương hầu như “im hơi lặng tiếng”. Những người dân ở đây cho biết, từ khi phát hiện ra ổ bọ xít ngay cạnh nhà mình, họ đã thông báo cho trạm y tế xã để tiến hành xử lý. Tuy nhiên, cơ quan chức năng ở thôn và xã hầu như không xuống xem xét và giúp đỡ bà con để tiêu hủy số bọ xít hút máu người này. “Ngay cả thuốc phun diệt trừ bọ xít, tôi cũng được một nhân viên của trạm thú y cho 6 bình thuốc Hantox-200 về phun diệt trừ, chứ chưa có những hỗ trợ thuốc phòng chống nào khác” – bà Ninh cho biết.
Teen mình cẩn thận nhé, hiện tượng bọ xít hút máu người đã quay trở lại rồi đấy. Được biết, từ đầu tháng 7, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận một vài bệnh nhân nghi ngờ bị bọ xít hút máu đốt. Ngoài ra, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng đã phát hiện 7 ổ bọ xít từ 30 đến 50 con, rải rác ở Hà Đông, Thanh Xuân, Gia Lâm… Qua giám sát của viện thì đây vẫn là loài bọ xít lưu hành giống năm trước. Trước những thông tin này, chúng mình phải hết sức cẩn thận khi lũ bọ xít hút máu vẫn đang rình rập đâu đó. Cách nhận biết Bọ xít “hút máu người” thuộc họ bọ xít ăn thịt (Reduviidae) của bộ cánh nửa: Hemiptera, lớp côn trùng (Insecta), có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Bọ xít "hút máu người" dài 9,5 đến 33mm, phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu... và đặc biệt không có mùi hôi. Loại côn trùng này thường đẻ trứng trên thành ngoài của giường, tủ, trứng to, chùm, màu trắng ngà. Chúng thường có màu nâu và đặc biệt không hôi Khi bị đốt, teen nên làm cách nào? Vết cắn sưng tấy Sau khi bị bọ xít hút máu đốt, chúng mình có thể dùng những biện pháp dân gian để trung hòa axít do bọ xít tiết ra như bôi vôi, kem đánh răng hay rửa sạch vết đốt bằng xà phòng. Lưu ý, người bị bọ xít hút máu đốt không nên gãi nhiều làm xây xát da gây bội nhiễm. Nếu các vết do bọ xít đốt sưng to hay bị sốt cao, người dân cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Cách diệt Ban ngày bọ xít hút máu người thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới xuất hiện. Với loại bọ xít này, chưa phát hiện ra một loài thiên địch nào có thể khống chế cũng như chưa có thuốc đặc chủng tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, biện pháp đơn giản nhất để phòng ngừa loài này trước mắt vẫn là các cách thức cổ điển. Đó là nhận dạng loại côn trùng này, cả cá thể trưởng thành lẫn trứng và ấu trùng bằng cách quan sát, rọi đèn pin vào ban đêm tại các khe hở, dùng kẹp để bắt và giết chúng đi. Hãy tìm và diệt tận ổ của chúng
Loại bọ xít hút máu người đang gây hoang mang ở Việt Nam được cả thế giới biết đến với một cái tên kinh hoàng: Bọ ám sát. “Bọ ám sát” (assasin bug) là tên gọi phổ biến dành cho một nhóm gồm 9 chi bọ xít hút máu người đã được phát hiện trên thế giới. Chúng có tên lần lượt là Melanolestes, Platymeris, Pselliopus, Rasahus, Rezduvius, Rhiginia, Sinea, Triatoma, và Zelus. Là vật của chủ của ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi, "bọ ám sát" có thể truyền loại ký sinh trùng nguy hiểm này vào cơ thể con người qua đường máu, gây nên bệnh ngủ Chaga. Cơ chế truyền ký sinh trùng từ "bọ ám sát" với các chú thích: 1.Vết đốt của "bọ ám sát" xuyên vào mạch máu, mang theo ký sinh trùng. 2. Ký sinh trùng sinh sôi trong cơ thể "bọ ám sát". 3. "Bọ ám sát" bái tiết ra phân chứa ký sinh trùng, cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc. 4. Ký sinh trùng phân tán khi con người gãi vì cảm thấy ngứa ngáy. 5.Ký sinh trùng "bám rễ" trong cơ thể và sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt. Bệnh chaga đã từng trở thành cơn ác mộng của khu vực Trung, Nam Mỹ và một số nước châu Phi. Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Tình trạng này có thể kéo dài hàng chục năm. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong. Không chỉ lây lan qua các vết đốt của loài bọ xít hút máu, bệnh chaga còn có thể lây truyền qua đường truyền máu và từ mẹ sang trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, tiến sỹ Trương Xuân Lam, trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về loài bọ xít hút máu. Tiến sỹ chính là người đã phát hiện và lên tiếng cảnh báo về sự hiện diện của loài côn trùng nguy hiểm này tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng trong thời gian gần đây. Các mẫu bọ xít hút máu được thu thập ở Việt Nam. Ảnh: KH & ĐS. Trả lời Đất Việt, tiến sỹ Trương Xuân Lam cho biết, hiện tại việc nghiên cứu vệ bọ xít hút máu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả hình thái và phân bố loài. Việc thí nghiệm tổng thể để tìm ra biện pháp đối phó hữu hiệu chưa được tiến hành. Những trở ngại trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt về mặt kinh phí là một nguyên nhân dẫn đến thực tế này. "Trong tương lai, chúng tôi sẽ cố gắng tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm, tập tính sinh học, quá trình sinh trưởng, phát triển của bọ xít hút máu, đồng thời sẽ kết hợp với cơ quan y tế, vệ sinh dịch tễ để có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho người dân", tiến sỹ Lam nói. Sau đây là những hình ảnh nhận dạng về các chi của “bọ ám sát”, theo các tư liệu khoa học quốc tế: Chi Triatoma. Chi Melanolestes. Chi Platymeris. Chi Pselliopus. Chi Rasahus. Chi Reduvius. Chi Rhiginia. Chi Sinea. Chi Zelus.
Hà Nội xuất hiện rệp hút máu (Dân trí) - Sau hơn một tháng thông tin bọ xít hút máu được tìm thấy ở nhiều địa phương thì nay tại Hà Nội, các nhà chuyên môn phát hiện một loại rệp giường chuyên hút máu. Loại rệp này nhỏ bằng hạt gạo. Bình thường cơ thể chúng có màu vàng nhạt, khi hút no máu chúng chuyển thành màu nâu đỏ. Nơi trú ngụ ưu thích là kẽ giường, tủ. Ảnh cá thể rệp phát hiện tại Hà Nội, do Viện vệ sinh phòng dịch quân đội cung cấp. Loại rệp này thường trú ngụ, lẩn trốn trong kẽ giường, chăn đệm và cắn người gây mẩn ngứa, khó chịu. Đáng nói, loại côn trùng này rất nhỏ (kích thước chỉ khoảng bằng hạt gạo), không to như bọ xít hút máu người nên việc phát hiện khó khăn hơn, chưa kể, loại rệp này đẻ trứng rất khỏe nên có thể “nhân” đàn lên nhanh chóng. Chảy máu, mẩn ngứa vì bị “côn trùng lạ” đốt Mới đây, một khách sạn tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội đã gọi điện đến Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội thông báo, do hành khách ở đây bị loại côn trùng lạ đốt gây mẩn ngứa, khó chịu đến mức không ngủ được. Những vết đốt này cũng chảy một ít máu, thấm thành những nốt ti li trên ga trải giường. Khi tới “mục sở thị” tại căn phòng được phản ánh, cán bộ của Viện đã lật đệm lên, soi kẽ giường thì phát hiện nhiều con côn trùng Bedbug, thường gọi là rệp giường vì chúng rất ưa lẩn trốn trong kẽ giường, chăn đệm. Đáng nói, không riêng chỉ phòng của vị khách nói trên, mà toàn bộ các tầng của khách sạn đều xuất hiện nhiều cá thế rệp giường. Ngay sau khi xác định loại rệp này, các phòng khách sạn đã được phun bằng nhiều loại hóa chất diệt côn trùng như Fendona, Icon nhưng vẫn không hiệu quả, nhiều con rệp giường vẫn sống, bò đi bò lại khắp đệm và trứng của rệp giường cũng không bị tiêu diệt bởi các hóa chất này. Ông Nguyễn Quang Thái, Trưởng Phòng thí nghiệm động vật y học, Khoa côn trùng - ký sinh trùng - động vật y học (Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội), cho biết: Rệp giường không phải là loại côn trùng mới phát hiện. Chúng có thể lưu giữ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như dịch hạch, hồi quy, sốt Q, Tularemia, viêm gan B... song đến nay chưa phát hiện chúng gây lây truyền cho con người, động vật bị đốt. Cách đây khoảng 10 năm, loại rệp này cũng đã được phát hiện tại khu dân cư nhưng việc tiêu diệt bằng hóa chất DDT rất hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay, DDT đã bị cấm sử dụng do gây hại đến môi trường và sức khoẻ con người. Việc sử dụng một số hóa chất hiện tại không có tác dụng tiêu diệt rệp, nên các chuyên gia đã phải sử dụng nhiệt để diệt rệp, bằng cách nâng nhiệt độ phòng lên tới 500C. Đồng thời tiến hành luộc, giặt chăn đệm trong nước nóng, phơi nơi khô ráo. Để ngừa lây lan rộng rệp ra ngoài, các nhân viên khác sạn phải tắm gội, thay quần áo trước khi ra về. Việc vệ sinh chăn đệm, giường chiếu bệnh viện sẽ phải tiếp tục duy trì trong vài tháng nữa để diệt cả lớp rệp non từ trứng nở ra. Dễ lây lan nhanh Qua điều tra dịch tễ, các chuyên gia cho rằng, nguồn rệp tại khách sạn này có thể từ hành lý của một vị khách người Ấn Độ vừa nghỉ và rời đi khỏi khách sạn 3 ngày trước khi ở khách sạn có hiện tượng bị côn trùng lạ tấn công trên. Rệp giường là loài côn trùng thuộc bộ bọ xít (Hemiptera), có mùi hôi, cơ thể dẹt, kích thước khoảng 4-5mm. Chúng hút máu người và động vật để sinh trưởng và phát triển. Bình thường cơ thể chúng có màu vàng nhạt, khi hút no máu chúng chuyển thành màu nâu đỏ. Thời gian đốt máu người của rệp trưởng thành khoảng 5-10 phút. Sau 2-3 ngày, rệp lại hút máu một lần, gây ra nốt mẩn đỏ, đau, ngứa ngáy khó chịu trên da. Rệp đẻ trứng có màu trắng sữa hoặc trắng xanh, dài khoảng 1mm. Một con rệp cái đẻ trung bình 5 trứng một ngày và đẻ khoảng 125 - 500 trứng trong vòng đời kéo dài 6 tuần đến vài tháng. Do đó, khả năng sinh sôi, “nhân” lên của rệp giường là khá mạnh. Theo ông Thái, hiện nay trên thế giới, dịch rệp đang hoành hành tại Phần Lan, đặc biệt là ở Mỹ và các nước Châu Âu… nên việc rệp giường bất ngờ xuất hiện trở lại ngay tại Hà Nội có thể do sự giao lưu, đi lại của người dân. Tuy không truyền bệnh nguy hiểm, nhưng rệp đốt rất ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế, việc phát hiện nguồn lây và xử lý ngay là rất quan trọng để rệp không nhân rộng, lan nhanh ra cộng đồng. Để phát hiện rệp, mọi người cần thường xuyên kiểm tra giường đệm, quần áo, vệ sinh giường ngủ thường xuyên. Phát hiện dấu hiệu nghi ngờ có đun nước sôi, hoà với thuốc diệt rệp tưới vào các khe kẽ có rệp, đun chăn, ga vào nước nóng, phơi ra chỗ nắng…
Những con rệp chuyên hút máu người và vật nuôi đang khiến nhiều người dân Trung Quốc hoang mang. Trung tâm y tế dự phòng Bắc Kinh đã tiến hành họp báo và công bố hình ảnh cũng như tình hình liên quan đến hiện tượng rệp hút máu người và vật nuôi đang xuất hiện tại một số khu vực của Trung Quốc. Thông tin về rệp hút máu người và gia súc nuôi bùng nổ sau một bài báo có tựa đề “Khu vực Xướng Bình Hồi Long Quan xuất hiện rệp hút máu người và động vật”, kèm theo đó là những bức ảnh khiến người xem phải nổi da gà về loại kí sinh trùng này. Trước sự kiện trên, phó chủ nhiệm của trung tâm y tế dự phòng Bắc Kinh đã cho biết: “Cho đến hiện giờ, trung tâm y tế dự phòng Bắc Kinh vẫn chưa nhận được bất cứ một báo cáo nào về hiện trạng rệp hút máu người. Có khả năng cũng có trường hợp này xảy ra nhưng bệnh tình không nghiêm trọng để đi khám chữa bệnh”. Các loại rệp hút máu người và động vật. Ngoài ra ông cũng cho biết thêm, có thể tâm lý hoang mang lo sợ về dịch bệnh này xuất phát từ căn bệnh “rệp cắn người”, xuất hiện tại một số địa phương của Trung Quốc từ năm 2009 đến 2010 như Hà Nam, Sơn Đông… do tỷ lệ bệnh nhân bị rệp cắn tương đối cao và cũng liên quan đến rệp nên khiến dân chúng hoang mang khi liên tưởng đến dịch bệnh “rệp hút máu người”. Cận cảnh quá trình rệp hút máu người từ lúc chỉ bé bằng hạt đậu đến khi phình to. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, để phòng ngừa bị côn trùng sâu bọ cắn trong mùa hè, người dân nên tránh nghỉ ngơi, hóng mát gần những bụi rậm hoặc cây cối rậm rạp. Nếu tới những nơi như vậy bạn cần phải có biện pháp bảo vệ với áo dài tay và quần dài, mũ. Khi phát hiện ra rệp đang bám c tắnrêan d có thể dùng cồn bôi lên chúng khiến chúng phải nhả ra hoặc bị chết, không nên dùng tay kéo rệp rút ra khỏi da, tránh cho vết thương lan rộng. Sau khi nhổ được rệp ra hãy dùng cồn sát trùng lại vết thương và chú ý tới những biến đổi của cơ thể. Nếu có hiện tượng sốt hoặc khó chịu trong người cần phải tới khám tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.