Phần lớn ung thư tai ngoài thuộc loại ung thư biểu mô (epithiliuma). Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên. Khối u thường có nguồn gốc từ vành tai, ít gặp hơn ở dái tai và ống tai ngoài. Người bệnh phát hiện thấy một khối cứng, to bằng nốt ruồi, sần sùi ở vành tai, dái tai hoặc ở ống tai ngoài, hoặc thấy vướng vướng, ngứa ngứa nên hay cho tay vào tai để gãi, cậy làm cho khối này rất dễ chảy máu. Khối u tiến triển chậm trong giai đoạn đầu, lúc này khối u chưa loét nhưng khi bắt đầu loét thì khối u phát triển rất nhanh và biến thành khối sùi lan khắp vành tai, xâm nhập vào ống tai ngoài rồi tiến vào tai giữa. Hệ thống hạch bạch huyết quanh tai, thậm chí cả hạch thuộc dãy cảnh ở cổ cũng bị ung thư tấn công. Thầy thuốc chuyên khoa phải lấy một phần khối u (sinh thiết) chẩn đoán mô bệnh học, cho biết tế bào ung thư biểu mô gai hoặc ung thư tế bào đáy. Loại ung thư tế bào gai phát triển nhanh, di căn sớm và cũng là loại hay gặp, ngược lại, loại ung thư tế bào đáy tiến triển chậm và ít di căn vào hạch nên tiên lượng tốt hơn. Đọc thêm; ung thư vòm họng là gì Triệu chứng: Khởi phát triệu chứng thường nghèo nàn, không được biết đến. Lúc đầu chỉ là một hay hai sùi nhỏ ở vành tai, dáy tai hay ở nắp tai. Sùi ngày càng to, lan rộng ra gây thâm nhiễm ở quanh, sau thành sùi loét, hoại tử kèm theo bội nhiễm. Đau tai: ban đầu đau, không rõ, khi đã sùi loét đau là triệu chứng chính: đau dữ dội, lan ra gây nhức ½ đầu, nặng nhất là khi u lan vào ống tai gây đau dữ dội, ảnh hưởng đến nhai. U cũng dễ chảy máu, hiếm thấy di căn hạch. U ở vành tai tiến triển chậm, lành hơn u ở ống tai. U thường lan vào thùng tai, vùng chẩm, cổ và vào nội sọ. Ung thư tai có dự phòng được không? Phòng bệnh trong bệnh ung thư tai rất khó khăn do chưa biết được nguyên nhân chính xác của bệnh này nhưng một số nghiên cứu thấy rằng ung thư tai xuất hiện chủ yếu trên cơ sở một bệnh lý viêm nhiễm mạn tính vùng tai ngoài hoặc tai giữa, chính vì vậy điều trị sớm khi bệnh nhân bị viêm tai là vấn đề đặt ra hàng đầu. Nếu phát hiện có những biểu hiện bất thường vùng tai, bạn cần đi đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bạn nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần nếu có nghi ngờ.