Tìm hiểu về HỆ THỐNG LỌC trong bể cá cảnh

Thảo luận trong 'Tứ Đổ Tường' bắt đầu bởi Kjbinhbay, 27/6/11.

  1. Kjbinhbay

    Kjbinhbay Thần Tài Perennial member

    Hệ thống lọc trong bể cá cảnh

    Máy lọc có vai trò quan trọng trong bể cá cảnh, không chỉ giúp làm trong sạch nước mà còn cải thiện chất lượng nước. Có ba phương pháp lọc chính là lọc cơ học, lọc sinh học và lọc hóa học. Ngoài ra, có nhiều thiết bị khác có tác dụng như bộ lọc là lọc protein, đèn cực tím, ozone và ống xiphon…
    Có 3 loại lọc chính trong bể cá cảnh nước ngọt:
    [​IMG]

    1. Lọc sinh học
    Đây là loại lọc quan trọng nhất trong bể cá vì nó loại những chất thải độc hại như amonia và nitrite. Amonia và nitrite hình thành chủ yếu từ chất thải của cá. Cả hai đều có tính độc rất cao đối với cá. Lọc sinh học thực hiện cả quá trình khử nitơ trong bể cá, chuyển nitrate thành khí nitơ. Nitrate được hình thành bởi những vi khuẩn nitrat hóa từ nitrite.
    Hệ thống lọc sinh học phổ biến được đặt ngầm dưới nền sỏi và là hệ thống hiệu quả nhất. Tấm lọc nên được kiểm tra sau mỗi 2 tuần.
    2. Lọc cơ học
    Loại lọc này giúp nước sạch và không có chất bẩn. Nó loại bỏ các vật chất lơ lửng qua những hộp lọc. Dòng nước từ máy bơm sẽ qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn được giữ lại. Nhiều hệ thống lọc cơ học đặt ngầm có thể loại bỏ các chất bẩn trên sỏi. Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và có loại có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Tuy nhiên hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị nghẽn.
    3. Lọc hóa học
    Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong bể cá của bạn. Những chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước nên lọc cơ học không thể loại bỏ chúng, nhưng lọc hóa học làm được điều này. Loại lọc hóa học phổ biển nhất là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, iodine, thủy ngân, coban, sắt, xanh methylen, malachite green, thuốc nhuộm hữu cơ, thuốc có gốc sulfa và nhiều nguyên tố cũng như hợp chất khác. Và khi bạn muốn sử dụng hóa chất để điều trị bể cá bạn phải loại bỏ lọc hóa học ra. Than bùn dùng để làm giảm pH và độ cứng của nước nhưng làm nước bị đen đi.
    Cũng có nhiều thiết bị khác có tác dụng như là bộ lọc. Phổ biến nhất là:
    - Lọc protein: Nhiều bọt protein tập trung bề mặt bể và cần được loại bỏ. Loại lọc này loại bỏ những chất hữu cơ có hại đi vào chu trình nitơ và làm giảm hàm lượng nitrite và làm tăng oxy trong nước. Tuy nhiên loại lọc này cũng loại bỏ nhiều nguyên tố như iodine nên cẩn thận khi sử dụng.
    - Đèn cực tím: giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và ký sinh trùng.
    - Ozone: là một yếu tố oxy hóa mạnh và có khả năng oxy hóa những chất hữu cơ ô nhiễm và các sinh vật có hại. Tuy nhiên sau khi sử dụng cần loại bỏ ozone còn trong nước vì có thể gây hại cho cá.
    - Ống xiphon: cần cho quá trình thay nước và làm sạch nước.
    nguồn : sưu tầm
    [​IMG]




    [​IMG]


     
    xonack, Miss Cool and Administrator like this.
  2. Kjbinhbay

    Kjbinhbay Thần Tài Perennial member

    NƯỚC NUÔI CÁ KIỂNG
    Ai cũng biết, cá sống nhờ nước. Nước là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sống của cá kiểng, mà chất lượng nước thì gần như không phải vùng nào cũng giống nhau; ngay mùi vị cũng khác nhau. Trong khi đó đa số cá kiểng lại rất mẩn cảm mùi và vị của nước. Do đó nếu được nuôi trong môi trường nước tốt thì sức khoẻ cá tốt. Ngược lại, gặp nước không thích hợp thì cá khó sống và bị chết.
    Nói cách khác, cá nước ngọt thích hợp với nước ngọt; cá nước lợ thì chỉ thích hợp với nguồn nước lợ…
    Chọn được nguồn nước thích hợp cho cá, còn phải lo gạn lọc để nước được trong sạch, không bị ô nhiễm mới dùng được. Mặc khác, nước trong hồ nuôi cá kiểng còn đòi hỏi phải có lượng dưỡng khí hoà tan đầy đủ, có độ pH bảo đảm yêu cầu sinh trưởng tốt cho cá và có nhiệt độ thích hợp…
    Nước dùng cho hồ cá kiểng có thể dùng nước mưa, nước máy, nước giếng và cả nước ao hồ, sông suối, miễn hợp sinh là được.
    Nước mưa: Nước mưa vừa mới hứng được, hay chứa trong lu, trong khạp lâu ngày được coi là loại nước tốt nhất để nuôi cá kiểng. Nếu chứa vào lu khạp thì phải đậy kín để tránh bụi bặm, đồng thời cũng tránh chuột bọ sa chân rơi vào…
    Nước máy: Nước máy nuôi cá kiểng cũng không thua gì nước mưa, được đánh giá là thứ nước vừa trong sạch vừa vô trùng. Không nên dùng nước máy mới hứng để nuôi cá kiểng, mà phải hứng trữ vài ba ngày để nồng độ Clor tan hết mới nuôi cá sống được.
    Lượng thuốc khử trùng trong nước máy rất nhỏ vô hại đối với con người, nhưng lại có hại cho cá, có thể làm cho cá chết. Ngày nay, nước máy được coi là nguồn nước chính để nuôi cá kiểng, nhất là ở vùng thành thị, một điều dễ hiểu là nước máy lúc nào cũng có sẵn, dù mua cũng giá rẻ.
    Nước giếng: Nước giếng dùng nuôi cá kiểng cũng tốt. Giếng nào có nước ngọt và trong vùng có người ăn uống thì nuôi cá rất tốt. Tốt nhất là nên múc nước giếng lên đổ vào lu khạp một vài ngày để nước lắng trong rồi mới bơm vào hồ nuôi cá.
    Nước ao, hồ, sông suối: Nước ao hồ sông suối nếu không bị tù đọng, không bị ô nhiễm, độ pH thích hợp lại trong sạch vẫn có thể cho vào nuôi cá kiểng được. Tuy vậy, tốt nhất phải cho lắng đọng và lọc kỹ lại mới dùng.
    Nếu nuôi cá kiểng với số lượng ít, nuôi trong hồ nhỏ thì vấn đề nước không mấy quan trọng, nhưng nếu nuôi với số lượng cá nhiều để kinh doanh thì nước là chuyện đáng lo. Thường thì những nơi này đều có lập hồ lớn để chứa nước sạch, để khi dùng đến là có sẵn với số lượng nhiều.
    Thay nước hồ cá
    Tuỳ theo kích thước hồ lớn hay nhỏ, tuỳ theo mật độ cá kiểng trong hồ cao hay thấp mà nước trong hồ cá lâu hay mau bẩn. Hồ nhỏ mà cá nuôi nhiều thì nước mau nhiễm bẩn. Nước hồ dơ là do chất thải của cá, do những thức ăn dư thừa của cá, do những thức ăn dư thừa của cá còn sót lại trong hồ khiến nước bị bẩn đục, thậm chí hôi hám. Sống trong môi trường nước nhiễm bẩn như vậy lâu ngày cá sẽ kiệt sức dần mà chết, vì vậy ta phải thay nước mới vào hồ cá. Trong trường hợp hồ quá bẩn, ta còn phải kết hợp việc thay nước dơ bằng nước sạch với việc vệ sinh hồ, cọ rửa đáy hồ, thành hồ cho sạch sẽ.
    Dụng cụ lọc nước dù có cũng không bảo đảm cho hồ có nguồn nước sạch lâu dài. Máy lọc chỉ hỗ trợ một phần mà thôi, giúp nước hồ bớt bẩn mà thôi. Oáng xi phong cũng vậy. Tuy vậy nếu được trang bị máy lọc và ống xi phong vẫn đỡ hơn.
    Thời gian thay nước
    Thời gian thay nước cũ trong hồ bằng nước mới dài ngày hay ngắn ngày là còn tuỳ vào mức độ ô nhiễm của nước trong hồ ít hay nhiều. Tuy vậy, dù nước hồ có hệ thống lọc làm sạch, thì tối đa vài tháng cũng phải thay nước cho hồ một lần. Không nên để cho nước hồ cá thật bẩn mới thay, vì như vậy là vô tình làm hại đến sức khoẻ cá nuôi, vừa làm giảm vẻ mỹ quan cho hồ cá. Hồ cá là vật trang trí cho phòng khách, mà để nước quá bẩn thì còn tạo được vẻ hấp dẫn gì nữa.
    Muốn cho nước hồ đỡ nhiễm bẩn, ta có nhiều cách:
    - Dùng hệ thống lọc: Nhờ có máy lọc nên nước trong hồ bớt ô nhiễm. Các chất dơ bẩn mà ta thải ra hằng ngày là thức ăn thừa được máy lọc rút bớt.
    - Dùng ống xi phong: Nhờ ống xi phong rà khắp đáy hồ để tìm hút ra ngoài những chất bẩn, nên thực hiện bất cứ giờ giấc nào trong ngày hễ thấy vật dơ là lập tức rút ra. Nhờ đó mà nước trong hồ lúc nào cũng trong và sạch.
    - Nếu siêng, cứ vài ba ngày thay từ 10 đến 20% nước trong hồ một lần, thì nước cũng lâu bẩn. Nếu áp dụng cách này theo đúng chu kỳ như vậy thì ba tuần thay nước một lần cũng không hại gì đến sức khoẻ của cá.
    Trong trường hợp, không làm theo nhưng cách trên thì nước hồ rất mau bẩn. Nếu mật độ cá kiểng trong hồ cao thì có thể mỗi tuần phải thay nước. Dù lượng nước mới đã được lắng trong trước có vài ngày thì mỗi lần thay cũng phải chừa lại ba phần tư nước trong hồ. Nói cách khác, mỗi lần thay nước, ta dùng ống xi phong rút nước bẩn ra ngoài khoàng 3/4, sau đó bơm nước mới vào cho đầy hồ trở lại mới tốt. Điều cần là giữa nước mới và nước cũ trong hồ có độ pH và nhiệt độ phải ngang nhau mới tốt, sự sai lệch của nhiệt độ cho phép chỉ một hai độ.
    Cách thay nước
    Như trên đã đề cập đến, mỗi lần cần thay nước hồ, dù chỉ thay một phần nhỏ hay thay hết, ta cũng cố tránh cho cá khỏi sợ hãi. Tốt nhất ta không nên dùng vợt vớt hết cá nuôi ra ngoài, chờ đến khi bơm nước mới vào đầy hồ, lại thêm một lần nữa vớt cá cho vào hồ trở lại. Việc di cá “thô bạo” như vậy, ngoài việc làm cho cá sợ hãi, còn có thể gây cho cá những thương tật ở vi kỳ, ở vây hoặc đuôi. Con cá khi đã sợ thì cứ… chúi đầu chạy… như ma đuổi, do đó không tránh khỏi tà mỏ (do đụng mạnh vào vách kiếng của hồ), bị rách đuôi (điều này thường gặp ở cá tàu…). Đó là chưa nói đến việc quá sợ, cá kiểng có thể nhảy vọt ra khỏi hồ, không chết cũng trầy vi trốc vảy, không còn giá trị gì nữa.
    Cách tốt nhất khi thay nước hồ là cứ để cá sống tự nhiên trong hồ, rồi dùng ống xi phong rà khắp bề mặt đáy hồ để rút bớt độ sáu bảy chục phần trăm nước cũ trong hồ ra… Nước rút đến đâu thì bầy cá nhởn nhơ bơi lội trong phần nước hồ còn lại, gần như không hay biết một điều gì khác lạ xảy ra trong môi trường sống của chúng. Sau đó ta lại từ từ bơm nước mới vào cho đầy đủ trở lại.
    Việc thay nước nên thực hiện lúc bên ngoài trời ấm áp, nắng ráo. Những lúc mưa to gió lớn, khí hậu bên ngoài thay đổi bất thường ta không nên thay nước hồ, trừ trường hợp nước quá bẩn, và cá nuôi đang có hiện tượng bị ngộ độc bởi nguồn nước dơ bẩn này…
    Xin nhắc lại, chỉ khi nào nước trong hồ quá bẩn, thậm chí có mùi khó ngửi, đáy hồ thành hồ bị rêu bám do lâu ngày không cọ rửa, thì ta mới nghĩ đến việc dùng vợt để vớt hết cá nuôi ra khỏi hồ để dễ bề làm vệ sinh hồ, sau đó thay nước mới hoàn toàn vào hồ. Nên tránh để cá kiểng nhát người…

    sưu tầm
     
    SAO BĂNG, xonack, Miss Cool and 2 others like this.
  3. Tổng kho nệm

    Tổng kho nệm Thành Viên

    Mình có dùng cái lọc mà hình như cái bơm mạnh quá, nếu dùng tấm lọc thường thì lúc nào cũng tràn ở trên phần lọc