Góc Nhỏ •°*”˜ƹӝʒ˜”*°• Tài * Sắc * Một * Thời •°*”˜ƹӝʒ˜”*°•

Thảo luận trong 'Box Thơ & Nhạc - Ảnh & Clip' bắt đầu bởi hugolina, 27/1/13.

  1. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Chỉnh sửa cuối: 6/9/20
    song vui, julie and HoaAnhTúc like this.
  2. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Nhan sắc của “tứ đại mỹ nhân” Sài Gòn xưa qua bộ ảnh quý: Kiều Chinh – Thanh Nga – Thẩm Thúy Hằng – Kim Cương


    [​IMG]

    Làng nghệ thuật Sài Gòn trước năm 1975 có 4 nữ nghệ sĩ được công chúng và báo giới xưng tụng là “tứ đại mỹ nhân”, đó là Kiều Chinh, Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương. Họ không chỉ là những giai nhân tuyệt sắc, mà còn là những tài năng xuất chúng trong vườn hoa nghệ thuật đa dạng ở miền Nam xưa.

    Hãy cùng xem lại những hình ảnh xưa của 4 mỹ nhân này do chúng tôi sưu tầm được.

    KIỀU CHINH
    [​IMG]
    Kiều Chinh là minh tinh điện ảnh nổi tiếng, cũng là diễn viên người Việt đầu tiên và có thể nói là duy nhất đạt được nhiều thành công ở Hollywood – mảnh đất nghệ thuật khắc nghiệt nhất thế giới. Cuộc đời của Kiều Chinh đã trải qua nhiều sóng gió vì biến cố của đất nước, nhưng tựu trung lại thì tất cả các đoạn đời đó của bà đều gắn bó với điện ảnh, với vai trò và ảnh hưởng vươn tầm ra khỏi biên giới của Việt Nam.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
    julie and HoaAnhTúc like this.
  3. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    THANH NGA

    Thanh Nga là một nghệ sĩ có tài sắc vẹn toàn đạt tới đỉnh cao của sân khấu và điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975, được xưng tụng các danh xưng là đệ nhất minh tinh Sài Gòn và nữ hoàng sân khấu. Sở hữu nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” và tài năng hơn người, cố nghệ sĩ Thanh Nga được coi là một trong những tài nữ bậc nhất trên sân khấu Việt thuở bấy giờ.


    Cùng ngắm nhìn lại nhan sắc tuyệt trần của cô hồi 50-60 năm trước trong bộ sưu tập hình ảnh hiếm:

    [​IMG][​IMG]

    [​IMG][​IMG]


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
    dungbaokhang, julie and HoaAnhTúc like this.
  4. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
    NHẤT-ĐAO-885, julie and HoaAnhTúc like this.
  5. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG][​IMG]

    Một số tấm ảnh Thanh Nga trong bộ sưu tập của bạn Hoàng Long:


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and julie like this.
  6. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG][​IMG]
    THẨM THÚY HẰNG:

    Thẩm Thúy Hằng là minh tinh điện ảnh và kịch nghệ nổi tiếng, được xem là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970, bà đã đóng vai chính trong rất nhiều phim, trong đó có cả phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản… Tên tuổi của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được biết tới tại các nước trong khu vực.

    Ngoài ra Thẩm Thúy Hằng còn sở hữu đoàn kịch nói nổi danh cả trước và sau năm 1975.

    [​IMG]

    Thẩm Thúy Hằng (trái) và tài tử Kim Vui
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
  7. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    KIM CƯƠNG

    Kim Cương là nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam trong các lĩnh vực sân khấu cải lương – kịch nói và điện ảnh. Bà được mệnh danh là “Kỳ nữ” trong giới sân khấu.

    Nghệ sĩ Kim Cương được sinh ra trong gia đình nghệ thuật, bà cố, bà nội và cha đều làm bầu gánh. Gia đình bên ngoại của bà có 11 người cậu dì thì có 4 người nổi danh là Năm Phỉ, Chín Bia, Mười Truyền và Bảy Nam (mẹ của Kim Cương). Bà đến với sân khấu từ lúc mới sinh được 10 ngày tuổi trong vai con của Quan Âm Thị Kính.

    [​IMG][​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
  8. rooney1956

    rooney1956 Thần Tài

    [​IMG]


    [YOUTUBE]VprB2B8Be7w[/YOUTUBE]

    [​IMG]
     
    NHẤT-ĐAO-885 and hugolina like this.
  9. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Một số hình chụp chung của các “mỹ nhân”:

    [​IMG]

    Tnẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and ba nha like this.
  10. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]

    Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương

    [​IMG]


    Thẩm Thúy Hằng và Thanh Nga chụp cùng quái kiệt Trần Văn Trạch

    Đông Kha – nhacxua.vn (sưu tầm và biên soạn)


    (f)(f)(f)

    Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975

    Cùng nhìn lại những hình ảnh so sánh “xưa và nay” của các ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước năm 1975. Đến nay, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ, không ai có thể tránh khỏi được quy luật của thời gian. Tuy nhiên cũng có một số ca sĩ vẫn còn mang phảng phất nét đẹp quý phái của một thời vàng son.

    [​IMG]

    Ca sĩ Thanh Lan

    Thanh Lan sinh năm 1948, là ca sĩ, diễn viên của Việt Nam. Bà là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu. Ca sĩ Thanh Lan nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nhạc trẻ ở Sài Gòn.

    [​IMG]

    Ca sĩ Phương Hồng Quế

    Ca sĩ Phương Hồng Quế sinh năm 1953, là một trong những giọng hát tiêu biểu thuộc thế hệ sau cùng của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Cô được báo chí Sài Gòn gọi danh hiệu là “Tivi chi bảo”.

    [​IMG]

    Ca sĩ Kim Loan

    Ca sĩ Kim Loan sinh năm 1948, nổi tiếng khắp làng nhạc miền Nam xưa với nhan sắc khả ái với ca khúc được mến mộ nhất là Căn Nhà Ngoại Ô của nhạc sĩ Anh Bằng

    [​IMG]

    Ca sĩ Trúc Mai

    Ca sĩ Trúc Mai sinh năm 1942, thuộc thế hệ đầu tiên của nhạc vàng miền Nam. Cô không chỉ có giọng hát ngọt ngào, ấm áp mà còn chinh phục khán giả với vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Giọng hát Trúc Mai gắn liền với bài hát “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.


    [​IMG]

    Ca sĩ Anh Khoa

    Ca sĩ Anh Khoa sinh năm 1948, là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước 1975 ở dòng nhạc trữ tình. Giọng hát truyền cảm và nhẹ nhàng của ông đã gây ấn tượng với khán giả cho đến ngày nay.

    [​IMG]

    Ca sĩ Phương Dung

    Ca sĩ Phương Dung sinh năm 1946 (có thông tin cho rằng năm sinh thật của cô là 1942), là ca sĩ thuộc thế hệ đầu của dòng nhạc vàng, được khán giả mến mộ trong suốt 60 năm qua. Cô được đặt biệt danh là “Nhạn Trắng Gò Công”, rất thành công với những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như Nỗi Buồn Gác Trọ, Tạ Từ Trong Đêm, Những Đồi Hoa Sim… Cho đến nay Phương Dung vẫn còn đi hát ở Việt Nam

    [​IMG]

    Ca sĩ Thiên Trang

    Ca sĩ Thiên Trang sinh năm 1951, là một trong những ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng. Cô có giọng hát ngọt ngào và gương mặt rất hiền từ, dễ gây thiện cảm với khán giả.

    [​IMG]

    Ca sĩ Hương Lan

    Ca sĩ Hương Lan sinh năm 1956, được xem là 1 trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của nhạc vàng trước và sau năm 1975. Giọng hát của Hương Lan nổi tiếng với sự ngọt ngào đặc trưng, đặc biệt là khi hát nhạc quê hương âm hưởng dân ca Nam Bộ. Hương Lan cũng là 1 trong những ca sĩ có nhiều bản thu âm nhất với hàng ngàn ca khúc được phát hành trong hơn 50 năm ca hát.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and rooney1956 like this.
  11. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    Ca sĩ Ngọc Đan Thanh

    Ca sĩ Ngọc Đan Thanh sinh năm 1952, là nghệ sĩ thành công trong cả 3 lĩnh vực là cải lương, nhạc vàng và MC của chương trình Asia. Sau khi sang định cư tại Mỹ năm 1990, cô còn tham gia lồng tiếng một số bộ phim Hong Kong, Hàn Quốc.


    [​IMG]

    Ca sĩ Thái Châu
    Ca sĩ Thái Châu sinh năm 1951, nổi tiếng với dòng nhạc vàng, trữ tình với giọng hát ấm áp nhưng cũng rất ngọt ngào.

    [​IMG]

    Ca sĩ Giáng Thu
    Ca sĩ Giáng Thu là học trò của nhóm tác giả Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng). Người bạn đồng môn của cô trong lớp nhạc Lê Minh Bằng còn có ca – nhạc sĩ Mạnh Quỳnh, người đã song ca ăn ý với Giáng Thu, đặc biệt là với bài hát Tuyết Lạnh, Hai Đứa Giận Nhau…

    [​IMG]

    Ca sĩ Bạch Yến
    Danh ca Bạch Yến sinh năm 1942, là 1 trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn từ cuối thập niên 1950. Cô là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất trình diễn cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon… và là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood The Green Berets (Mũ nồi xanh).

    [​IMG]

    Ca sĩ Thanh Thúy
    Ca sĩ Thanh Thúy sinh năm 1943, là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975, là thế hệ ca sĩ đầu tiên của dòng nhạc vàng miền nam. Tên tuổi của cô đã gắn liền với nhạc sĩ Trúc Phương và những tình khúc tiền chiến. Cô cũng là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn truyền hình nổi tiếng… ca ngợi hết lòng với rất nhiều mỹ danh, trong đó nổi tiếng nhất là Tiếng hát liêu traiTiếng hát lúc 0 giờ.

    [​IMG]

    Ca sĩ Băng Châu
    Ca sĩ Băng Châu sinh năm 1950, ngoài sở hữu giọng hát ngọt ngào, cô còn là một trong những ca sĩ có nhan sắc khả ái nhất trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 1975


    [​IMG]

    Ca sĩ Thanh Mai
    Ca sĩ Thanh Mai sinh năm 1955. Trong làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, dù Thanh Mai không phải là ca sĩ thuộc hàng nổi danh nhất, nhưng tên tuổi của cô vẫn được rất nhiều người biết đến, đặc biệt trong dòng nhạc trẻ.

    [​IMG]

    Ca sĩ Khánh Ngọc
    Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, là minh tinh điện ảnh Sài Gòn thuộc thế hệ đầu tiên. Trong lĩnh vực âm nhạc, bà sở hữu giọng hát nhiều nội lực, từng là thành viên của ban Thăng Long danh tiếng, và cũng là vợ cũ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

    [​IMG]

    Ca sĩ Lệ Thu
    Ca sĩ Lệ Thu sinh năm 1943, thường được nhắc đến như là 1 trong 3 nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, cùng với Khánh Ly và Thái Thanh

    [​IMG]

    Ca sĩ Giao Linh
    Ca sĩ Giao Linh sinh năm 1949, là một trong những ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất trước năm 1975. Cô thường được báo chí Việt Nam gọi là “Nữ hoàng sầu muộn” do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn trong các ca khúc nhạc vàng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and rooney1956 like this.
  12. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    Ca sĩ Thanh Tuyền

    Ca sĩ Thanh Tuyền sinh năm 1947, là một trong những nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

    [​IMG]

    Ca sĩ Khánh Hà

    Ca sĩ Khánh Hà sinh năm 1952. Cô đã đi hát trước năm 1975, nhưng chủ yếu là hát nhạc trẻ. Từ sau khi sang hải ngoại, Khánh Hà được yêu mến với dòng nhạc trữ tình từ thập niên 1980 với giọng hát rất điêu luyện và được so sánh với các diva nước ngoài.

    [​IMG]

    Ca sĩ Elvis Phương

    Ca sĩ Elvis Phương sinh năm 1945, là ca sĩ nổi danh với nhiều thế loại nhạc: nhạc trẻ, tiền chiến, nhạc vàng, trữ tình, rock Việt. Sự nghiệp của ông trải dài trên 50 năm và thường được nhắc đến cùng với tên tuổi của ban Phượng Hoàng trước năm 1975.

    [​IMG]

    Ca sĩ Khánh Ly

    Ca sĩ Khánh Ly sinh năm 1945, được đánh giá là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Tên tuổi của cô thường được xếp bên cạnh 2 nữ danh ca khác là Thái Thanh và Lệ Thu.

    [​IMG]

    Ca sĩ Hoàng Oanh

    Ca sĩ Hoàng Oanh sinh năm 1946, là một trong những ca sĩ tiên phong hát dòng nhạc vàng từ thập niên 1960. Số lượng bài hát nhạc vàng gắn liền với tên tuổi Hoàng Oanh rất nhiều, có thể liệt kê những bài nổi tiếng nhất là Ai Ra Xứ Huế (Duy Khánh), Chuyến Đò Vỹ Tuyến (Lam Phương), Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao (Lê Dinh), Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy (Trầm Tử Thiêng), Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Hoài Linh), Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An), Một Người Đi (Mai Châu), Mưa Trên Phố Huế (Minh Kỳ & Tôn Nữ Thụy Khương), Sao Chưa Thấy Hồi Âm (Châu Kỳ)… Hoàng Oanh cũng là ca sĩ hiếm hoi của dòng nhạc vàng học lên đến đại học thời đó. Cô tốt nghiệp Cử nhân (Ban Sử Địa) ở Đại Học Văn Khoa.

    [​IMG]

    Ca sĩ Phương Đại (tam ca Sao Băng)

    Ca sĩ Phương Đại được biết nhiều nhất trong ban tam ca Sao Băng. Ngoài ra ông cũng thường song ca với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế

    [​IMG]

    Ca sĩ Phương Hoài Tâm

    Ca sĩ Phương Hoài Tâm thường được gọi là “tiếng hát học trò”, được biết đến tên tuổi thật sự không phải nhờ giọng hát xuất sắc, mà là ở khuôn mặt xinh tươi khả ái với đôi má lúm đồng tiền và một mái tóc cắt úp, một thời đã được nhiều nữ sinh coi như kiểu tóc thời trang.

    [​IMG]

    Ca sĩ Trung Chỉnh

    Ca sĩ Trung Chỉnh sinh năm 1943, là ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước năm 1975 và thường song ca với Hoàng Oanh, Phương Dung. Nghề nghiệp chính của ông là bác sĩ quân y

    [​IMG]

    Ca sĩ Chế Linh

    Ca sĩ Chế Linh sinh năm 1942, là một huyền thoại của dòng nhạc vàng. Ông vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ với bút danh Tú Nhi, được công chúng xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng. Hiện nay ở tuổi gần 80, ông vẫn còn đi hát, là giọng hát bền bỉ nhất của nhạc Việt mọi thời đại.

    [​IMG]

    Ca sĩ Mạnh Quỳnh

    Ca sĩ Mạnh Quỳnh sinh năm 1951, là học trò của nhóm Lê Minh Bằng. Ông thường song ca với ca sĩ Giáng Thu, và được biết đến với ca khúc Gõ Cửa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and rooney1956 like this.
  13. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
    Ca sĩ Mai Lệ Huyền

    Ca sĩ Mai Lệ Huyền sinh năm 1946, được xem là một ca sĩ huyền thoại của Sài Gòn trước năm 1975, trở thành hiện tượng chưa từng có trong dòng nhạc kích động khi kết hợp cùng Hùng Cường. Mai Lệ Huyền sở hữu vẻ đẹp lạ, giúp cô luôn nổi bật trong đám đông. Cô có đôi mắt to và sâu thăm thẳm, khuôn mặt tròn như búp bê. Ở thời đỉnh cao của mình, cô đã đốt cháy các sân khấu và vũ trường bằng giọng ca đầy ma lực và vẻ bề ngoài quyến rũ, trở thành cái tên có độ phủ sóng rộng rãi trong công chúng miền Nam.

    [​IMG]
    Ca Sĩ HỌA MI

    Ca sĩ Họa Mi sinh năm 1955, là cô học trò nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Ca sĩ Họa Mi được nhận xét có “giọng hát trong và thánh thót ở những nốt cao, ấm áp và tình cảm ở những nốt trầm”.

    Sau đây là hình ảnh xưa và ảnh sau này của các ca sĩ đã về khuất núi:

    [​IMG]
    Danh Ca THÁI THANH

    Danh ca Thái Thanh sinh năm 1934 và qua đời năm 2020. Bà được mọi tầng lớp khán giả, các nghệ sĩ và giới nghiên cứu âm nhạc xưng tụng là tên tuổi lớn nhất trong số những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam. Bà được nhà văn Mai Thảo gọi là “Tiếng hát vượt thời gian”, và danh hiệu này đã đi liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà. Nhiều người cũng gọi Thái Thanh là “đệ nhất danh ca” của âm nhạc Việt Nam.

    [​IMG]
    Ca Sĩ DUY QUANG

    Ca sĩ Duy Quang sinh năm 1950, là con trai đầu của nhạc sĩ Phạm Duy và danh ca Thái Hằng. Ông được coi là một trong những ca sĩ nổi bật của tân nhạc Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, với chất giọng ngọt ngào, tình cảm.


    [​IMG]
    Ca Sĩ HÀ THANH

    Ca sĩ Hà Thanh sinh năm 1937 và đã qua đời năm 2014. Bà là giọng nữ trung thành danh ở Sài Gòn từ đầu thập niên 1960, sở trường hát nhạc thính phòng cổ điển, nhạc tiền chiến, và cả nhạc vàng.

    [​IMG]
    Ca Sĩ DUY KHÁNH

    Cố ca sĩ – nhạc sĩ Duy Khánh sinh năm 1936 và qua đời năm 2003, ông được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng, và có thể xem là “cánh chim đầu đàn” của dòng nhạc vàng được khai sinh vào thập niên 1950-1960 ở miền Nam.

    [​IMG]
    NHẬT TRƯỜNG - TRẦN THIỆN THANH

    Ca sĩ Nhật Trường, cũng là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 và qua đời năm 2005. Hiếm có người nào lên đến đỉnh vinh quang với cả 2 lĩnh vực ca sĩ và nhạc sĩ như ông. Nhật Trường Trần Thiện Thanh cũng được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng.

    [​IMG]
    Ca Sĩ HÙNG CƯỜNG

    Ca sĩ Hùng Cường sinh năm 1936, qua đời năm 1996, được công chúng yêu nhạc xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng cùng với Duy Khánh, Chế Linh và Nhật Trường. Đó là 4 danh ca vừa có khả năng hát, vừa có khả năng sáng tác nhạc vàng, và là những nam danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc miền Nam vào thập niên 1960 – nửa đầu thập niên 1970. Nếu chỉ xét riêng trong dòng nhạc vàng thì tên tuổi của Hùng Cường có phần yếu thế nhất trong 4 cây “đại trụ” này, nhưng nếu xét về sự đa tài, mức độ tài hoa thì Hùng Cường lại nổi trội hơn cả, vì ông không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc, mà còn là tài tử điện ảnh nổi tiếng, một kép chính cải lương lừng danh và là một trong những nghệ sĩ kịch đầu tiên của miền Nam.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and rooney1956 like this.
  14. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Sau 2 năm bà Đặng Tuyết Mai qua đời, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tái hiện hình ảnh mẹ

    Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

    [​IMG]

    Đầu thập niên 1970, ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Duy phổ nhạc thơ Phạm Thiên Thư, với ca từ trong sáng và tinh khôi, đã được khán giả yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. Thời đó ai cũng yêu và thuộc lời bài hát này, đặc biệt là giới học sinh trung học, vì hình như là ai cũng có một nàng Hoàng Thị của riêng mình:

    Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
    Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
    Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay…


    Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
    Chim non lề đường nằm im giấu mỏ
    Anh theo Ngọ về, gót giầy lặng lẽ đường quê…


    [​IMG]

    Hình ảnh cô nữ sinh đi học về ôm nghiêng tập vở tóc dài tà áo cùng vờn bay theo làn gió, đã làm xao xuyến bao trái tim của những chàng trai “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” ngày xưa. Bờ vai nhỏ dịu dàng, gót giày lặng lẽ của người em học trò trong từng buổi chiều tan trường làm ngơ ngẩn kẻ si tình trên bước đường đi theo.


    Gót giày kia lặng lẽ cũng giống như mối tình thơ không dám ngỏ, chỉ có bầy chim non giấu mỏ và hàng cây bên đường mấy mùa thay lá mới biết và cảm thương cho tâm tình của chàng trai, đã bao nhiêu ngày anh âm thầm gõ dấu giày của mình trên con đường tình học trò trong suốt thời trẻ dại với cuộc tình thinh lặng và ngây ngô.



    NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - THÁI THANH (PHẠM DUY)

    Em tan trường về, anh theo Ngọ về
    Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở
    Mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…


    Em tan trường về, mưa bay mờ mờ
    Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở

    Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương

    Chiều nay, cũng ở trên con đường quen thuộc, cũng với bước chân ngần ngại theo người, sao chân anh bỗng nghe “nặng nề”, lòng anh nghe “nức nở”. Ca từ cũng là lời thơ biến đổi sự khác biệt của cảnh vật với lòng người khiến tâm trạng, cảm xúc của người nghe nhạc dâng cao, cảm nhận được tấm lòng sâu nặng và chân tình của chàng trai từ từng bước nặng nề và tiếng lòng nức nở. Chỉ là tình đơn phương thôi mà dạt dào thiết tha đến như vậy, đây mới chính là tình yêu chân thành dành hết cho “Ngọ” mỗi buổi tan trường, để mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ…


    [​IMG]

    Em tan trường về, trên bước đường có mưa bay mờ mờ làm cho khung cảnh càng thêm thi vị, dễ khắc sâu vào hoài niệm dấu yêu cái thuở ban đầu. Và khúc hát “Anh trao vội vàng chùm hoa mới nở. Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương” là điệp khúc thân quen của những mối tình thời áo trắng nhiều ngượng ngập, e dè nhưng tha thiết dài lâu. Chùm hoa mới nở như cuộc tình mới nở trao cho người muôn thuở còn thương, hoa đã ép vào giấy vở học trò rồi như tình yêu trong trắng ép mãi vào lòng biết thuở nào mới quên.

    Em tan trường về, anh theo Ngọ về
    Em tan trường về, anh theo Ngọ về
    Môi em mỉm cười mang mang sầu đời tình ơi


    Bao nhiêu là ngày theo nhau đường dài
    Trưa trưa chiều chiều, Thu Ðông chẳng nhiều

    Xuân qua rồi thì chia tay phượng nở sang Hè.

    Em tan trường về, anh theo Ngọ về. Có đôi khi thấy môi em mỉm cười bâng quơ một mình mà anh lại nghe được nỗi “mang mang sầu đời”. Nghe như dự cảm về một một tình sầu mang mang thiên cổ từ môi người tươi thắm, đem đến cho chàng trai si tình một “nỗi buồn thơm lâu” vương vấn dư hương mãi mãi về sau này..


    “Bao nhiêu là ngày theo em đường dài”. Con đường em tan trường về, anh theo nàng về ngày vẫn theo ngày, con đường tình học trò anh đã theo em hết trọn cả bốn mùa xuân hạ thu đông. Rồi cũng đến mùa chia tay, phượng nở màu tan vỡ theo những cuộc tình e ấp thơ ngây của thuở ban đầu.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Rồi ngày qua đi,
    qua đi…
    qua đi…


    Như phai nhạt mờ đường xanh nho nhỏ
    Như phai nhạt mờ đường xanh nho nhỏ
    Hôm nay tình cờ đi lại đuờng xưa, đường xưa


    Cây xưa còn gầy nằm phơi dáng đỏ
    Áo em ngày nọ phai nhạt mấy mầu
    Âm vang thuở nào bước nhỏ tìm nhau, tìm nhau.


    Chia tay kể từ mùa hè cuối cùng, rồi ngày tháng qua đi, tình cờ anh về lại đường xưa “như phai nhạt màu đường xanh nho nhỏ”. Hình ảnh “cây xưa nằm phơi dáng đỏ” thật buồn, từ cảnh vật còn đó mà người xưa nay ở đâu, được phớt nhẹ nét vẽ nhẹ nhàng “còn gầy nằm phơi dáng đỏ” sao nghe sâu lắng cả nỗi niềm hoài nhớ.

    Đường xanh nho nhỏ, và bước nhỏ tìm nhau nghe u hoài về nỗi tình xa vắng âm vang một thuở tìm nhau. Thời gian phũ phàng đi qua và chàng trai trở về lại đường xưa lối cũ, nhìn hàng cây xưa còn gầy nằm ghi dấu từng kỷ niệm bên đường, tự hỏi: “áo em ngày nọ phai nhạt mấy màu”.

    Áo ngày xưa chỉ một màu trắng đơn sơ nguyên mộng trắng trong, còn áo em bây giờ chắc đã phai mấy màu qua dập vùi dâu bể nổi trôi theo bóng sắc mù bụi cuộc đời.

    Xưa tan trường về anh theo Ngọ về
    Nay trên đường này đời như sóng nổi
    Xóa bỏ vết người chân người tìm nhau, tìm nhau


    Ôi con đường về,
    ôi con đường về
    Bông hoa còn đẹp lòng sao thấm mệt
    Ngắt vội hoa này nhớ người thuở xưa, thuở xưa


    Xưa tan trường về anh theo Ngọ về bình yên và thơ mộng bao nhiêu, thì nay cũng trên con đường này đời như sóng nổi bấy nhiêu. Sóng nổi ở ngoài đời và sóng cũng nổi trong lòng, khi dấu chân người tìm nhau ngày nào bây giờ đã mất hút.

    “Bông hoa còn đẹp lòng sao thấm mệt”, nghe như trên bước bôn ba cuộc đời, chàng trai nhận ra tuổi hoa niên của mình đã đánh mất, thời hoa mộng chỉ còn trong tưởng tiếc. Dòng đời đổi thay, duy chỉ bông hoa đầu đời kia mãi còn đẹp như chuyện tình Ngày xưa Hoàng thị.

    Xưa tan trường về anh theo Ngọ về
    Xưa tan trường về anh theo Ngọ về
    Ðôi chân mịt mù theo nhau bụi đỏ đường mơ.


    Xưa theo Ngọ về mái tóc Ngọ dài
    Hôm nay đường này cây cao hàng gầy
    Ði quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi?
    Ai mang bụi đỏ đi rồi?


    “Xưa tan tường về anh theo Ngọ về”, còn bây giờ một mình anh về lại cây cao hàng gầy xưa để mà nhớ để mà thương hình bóng cũ. Ngỡ như “đôi chân mịt mù theo nhau bụi đỏ đường mơ”. Con đường xưa vẫn còn đó, người xưa đã xa vắng rồi, nhưng “đường mơ” vẫn mãi còn trong ký ức dẫu năm tháng phai nhòa đi một thời theo nhau, tìm nhau.

    “Đi quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi” – giai điệu tưởng nhớ thương tiếc chùng xuống, chậm buông nỗi “mang mang sầu đời” về hình bóng của người con gái ôm nghiêng tập vở ngày xưa đã mang những dấu chân kỷ niệm đi vào huyền thoại.

    Và đúng như vậy, ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị đã trở thành huyền thoại trong lòng của những trái tim của các chàng trai từ ngày xưa cho đến bây giờ, cứ lẩm nhẩm hoài khúc ca “Em tan trường về anh theo Ngọ về” như khúc nhạc lòng của mình âm vang qua bao ngày tháng, vẫn mãi xanh dấu ngày xưa.

    [​IMG]

    Bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư này bắt đầu được phổ biến vào đầu thập niên 1970, được giới học sinh rất yêu thích và thường chép tặng nhau trong những cuốn sổ học trò. Khi đó trên báo chí Sài Gòn, người ta thường nghi vấn và đặt dấu hỏi nhân vật chính trong “Ngày xưa Hoàng Thị” là ai. Có một vài người tự nhận là mình, gây ra những cuộc bàn tán xôn xao, sau đó thi sĩ Phạm Thiên Thư chính thức lên tiếng về tung tích người đẹp trong ca khúc, đó là cô gái mang tên Hoàng Thị Ngọ.

    Theo ông, Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Trong những năm Tú tài, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương và ở gần nhà ông. Sau này, Phạm Thiên Thư tìm lại cố nhân nhưng người hàng xóm cho biết, bà Ngọ đã bán nhà và dọn sang Hoa Kỳ từ lâu.

    [​IMG]

    Ngày ấy, mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau: “Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”. Và một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị”.

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and rooney1956 like this.
  15. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Nữ sĩ Lệ Khánh và chuyện tình ngang trái trong bài hát “Vòng Tay Nào Cho Em”

    [​IMG]

    Vào những năm thập niên 60, trên thi đàn xuất hiện một nữ sĩ làm xôn xao dư luận trong giới văn nghệ cũng như ở ngoài giới độc giả, đó là Lệ Khánh. Cô đang sống ở thành phố sương mù mộng mơ Đà Lạt, thành phố của tình yêu, nhưng tình yêu ngoài đời của Lệ Khánh đã đem lại cho cô nhiều khổ lụy, ngang trái. Và cũng chính nhờ vào nỗi éo le bi thiết của mối tình “Yêu một người không phải là của mình” này mà Lệ Khánh đã có những bài thơ để lại cho đời:

    Tác phẩm đã xuất bản:
    • Em là gái trời bắt xấu (thơ tập 1, 2, 3, 4, 5) – Khai Trí Sài gòn xuất bản: 1964- 1965- 1966.
    • Vòng tay nào cho em (thơ 1966)
    • Nói với người yêu (thơ 1967)
    [​IMG]

    Nhà thơ Lệ Khánh tên thật là Dương Thị Khánh sinh năm 1944 tại Thừa Thiên Huế. Tựa đề tập thơ Em Là Gái Trời Bắt Xấu đã gây hấp dẫn cho bạn đọc và càng làm cho Lệ Khánh nổi tiếng thêm. Người ta tìm đọc thơ của Lệ Khánh để xem thử tác giả “xấu cỡ nào”. Nhưng thật ra nữ sĩ không xấu, trái lại nhan sắc của cô đã làm bao nhiêu chàng trai thuở ấy ngẩn ngơ, chân bước không đành.

    Một tiểu thư con của phó thị trưởng Đà Lạt, một nhà thơ nổi tiếng, một hoa khôi của xứ sở sương mù. Ngang trái thay cô lại phải lòng với nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm sinh năm 1932 tại Bắc Việt, ông đã lập gia đình từ năm 1956.


    [​IMG]
    Nhạc sĩ Thục Vũ

    Vốn cùng là nghệ sĩ, họ đã đồng cảm đồng điệu nhau qua lời thơ tiếng nhạc. Mối tình ngang trái nhưng đẹp và thơ mộng của hai người đã dấy lên cơn bão dư luận của một thời. Năm ấy cô vừa tuổi 20, nhạc sĩ Thục Vũ đã phổ nhạc bài Vòng Tay Nào Cho Em, thơ của Lệ Khánh. Giới yêu nhạc yêu thơ xôn xao, có người thì thương cảm cho cặp nghệ sĩ này, còn có người thì khắt khe lên án không tiếc lời.



    Vòng Tay Nào Cho Em - Thanh Tuyền 1988

    Lời bài hát Vòng Tay Nào Cho Em chứa đựng những ân tình chất chứa dành cho người con gái mang phận trái ngang, lỡ yêu một người đã có vợ hiền và một đàn con:

    Vòng tay anh đã lỡ ôm cả một đàn con
    Ôm cả người vợ hiền
    Còn vòng tay nào nữa anh dành lại cho em
    Như lời anh thường nói khi chúng mình yêu nhau


    Anh hãy về đi với vợ hiền
    Và đàn con nhỏ còn ngây thơ
    Phần em chỉ sống bơ vơ

    Tình ta đành lỡ duyên nhau
    Thì xin hãy hẹn mai sau…

    Nguyên tác bài thơ Vòng Tay Nào Cho Em của Lệ Khánh:

    “Lỡ yêu người có vợ con
    Thì đừng nói chuyện sắt son mà buồn”
    “Vòng tay này ôm vợ
    Còn vòng tay nào anh ôm em?”


    Mấy ngày đi qua trong hạnh phúc êm đềm
    Chừ trả lại để mai về xứ lạnh


    Vẫn vòng tay với tình yêu hiu quạnh
    Buốt giá nào trong tâm sự nhớ thương
    Còn gì đâu ngoài những nụ hôn buồn
    (Cho nhau đó, có bao giờ miễn cưỡng?)


    Em chợt hiểu nhưng bằng lòng tận hưởng
    Ái ân này sao ngắn ngủi yêu đương?
    Đây, cho anh nguồn hạnh phúc trong hồn
    Đẫm nước mắt nhưng tròn câu chân thật


    Vòng tay anh chắc giờ đây quá chật?
    Ôm vợ hiền, ôm con dại còn đâu
    Vâng, còn đâu người con gái đến sau
    Thương, nhớ, tiếc sao ngỡ ngàng biết mấy?


    Mối tình của nhạc sĩ và nhà thơ vẫn thắm thiết bất chấp dư luận. Họ đã có với nhau một đứa con tên là Vũ Khánh Thục. Người vợ của nhạc sĩ Thục Vũ tuy biết nhưng không làm lớn chuyện, ngược lại bà còn đến bệnh viện để thăm nom và chăm sóc trong ngày Lệ Khánh sinh đứa con đầu lòng.

    Vượt ra ngoài vòng luân lý và dư luận của xã hội, tình yêu của họ quyện vào nhau như thơ với nhạc, những bài thơ diễm tình của Lệ Khánh được viết lên trong khung cảnh thơ mộng của Đà Lạt:

    “Hôm nay trời vào thu
    Đà Lạt lắm sương mù
    Cây khô buồn trút lá
    Gió ven hồ bay xa


    Mây thu lờ lững trôi
    Lồng lộng gió lưng đồi
    Xin anh đừng giận dỗi
    Viết thư về thăm em…”


    Nhạc sĩ Thục Vũ đã phổ nhạc bài này lấy tên là “Tình Người Hậu Tuyến”. Lúc đó Thục Vũ đang là sĩ quan quân đội VNCH.




    Tình người hậu tuyến - Lệ Khánh & Thục Vũ - Thanh Tuyền

    Sau năm 1975 ông đã đi học cải tạo và đã bị bịnh mất một năm sau đó, để lại cho bà Thục Vũ 5 đứa con và Lệ Khánh 1 đứa con.

    Đã gian nan với cuộc tình, Lệ Khánh còn gian truân nhiều với cuộc đời sinh kế. Nhà thơ đã từng tảo tần ngược xuôi buôn bán ở Sài Gòn, đã từng đi kinh tế mới, kiếm từng gánh củi về bán lấy tiền nuôi con. Sau này khi con đã lớn khôn, Lệ Khánh quay về Đà Lạt, quay về với nơi một thời đã chứng kiến tình yêu của “Em Là Gái Trời Bắt Xấu”.

    Mọi thứ đều bể dâu, còn tình yêu và thơ thì mãi ở lại. Những bài thơ da diết tình sầu của Lệ Khánh nếu có lần tìm đọc lại thì cảm xúc về mối tình yêu ngang trái của người Đà Lạt, đã bất chấp thời gian để đưa chúng ta về lại với những ngày thơ mộng đẹp đẽ tha thiết yêu đương. Nỗi đam mê như mây hồng tuổi trẻ vẫn quấn quýt với núi đồi sương khói, như nắng chan hòa vẫn tô thắm màu môi hoa anh đào của thiếu nữ Đà Lạt.

    Dù là trái ngang, nhưng mối tình của Lệ Khánh và Thục Vũ được giới văn nghệ cho là đẹp và nên thơ. Tình yêu nghệ sĩ của họ kết tinh từ những giọt sương mai lóng lánh sau sương mù của trời Đà Lạt để đi vào thi ca và âm nhạc.

    “Bao giờ em hết làm thơ
    Để mà đừng khóc duyên hờ chị ơi
    Mấy lần… bài cuối đây rồi
    Mà sao chưa cuối những lời thơ đau”


    Và tất nhiên là nét đẹp tuyệt cùng của nghệ thuật cũng kết tinh từ đoạn trường khổ ải của mối tình nghệ sĩ, đã được vận vào tình duyên của nữ sĩ, trước đó đã lấy bút danh là Lệ Khánh, nước mắt nhiều hơn nụ cười.

    Bài thơ “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” cũng được Thanh Ngọc & Hồng Lâm phổ nhạc thành bài hát cùng tên và nổi tiếng trước 75 qua tiếng hát danh ca Thanh Thúy.



    Em Là Gái Trời Bắt Xấu - Thanh Thúy Thu Âm Trước 1975


    Bài thơ Em Là Gái Trời Bắt Xấu của Lệ Khánh:

    Chiều chúa nhật đợi chờ anh mãi mãi
    Sao trễ giờ cho chua xót anh ơi
    Hẹn hò chi? Chừ lỡ dở cả rồi
    Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt


    Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
    Liệu người ta đáp trả lại hay không
    Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng
    Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới


    Anh hẹn đúng hai giờ anh sẽ tới
    Nhưng sao chừ trời đã tối… anh đâu
    Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu
    Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó


    Tôi gục mặt khóc thầm bên cửa sổ
    Mà cô đơn trời hỡi vẫn cô đơn
    Nơi xa xôi, anh có biết tôi buồn
    Anh có biết tôi cười mắt ngấn lệ


    Anh lỗi hẹn hay là anh đến trễ
    Cho chiều nay đường phố lạnh mưa thu
    Và đêm nay thành-thị ướt sương mù
    Người con gái gục đầu thương mệnh bạc


    Chuyện thủy-chung biết lấy gì đổi chác
    Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay
    Sao yêu anh cho đau khổ thế này
    Thà câm nín như ngày xưa anh nhỉ ?


    Vì Thượng-Đế đày tôi làm Thi-Sĩ
    Nên tâm tình trào ngọn bút thành thơ
    Dâng riêng anh anh nhận lấy, hững hờ
    Tôi hổ thẹn bực mình đem đăng báo


    Thiên hạ đọc bảo nhau rằng tôi láo
    Đẹp như tiên vờ nói xấu vô duyên
    Buồn không anh? Một số kiếp truân chuyên
    Làm con gái không bạc vàng nhan sắc


    Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
    Người ta sao? Không nói chuyện ân tình
    Hẹn hò rồi còn nỡ để một mình
    Tôi đứng đợi suốt chiều mưa chúa nhật


    Lần sau nhé bận gì anh cứ khất
    Xin sẵn sàng đứng đợi vạn mùa đông
    Bạn bè đi qua trao vội thiếp hồng
    Tôi vẫn mặc để chờ anh trọn kiếp.


    Nói thêm về nhạc sĩ Thục Vũ, ông sinh năm 1932 vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, Trực Ninh, Bắc Việt). Ông tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiến Geneva chia đôi đất nước. Do đó, Thục Vũ kẹt lại ở miền Nam Việt Nam, bỏ lại phía bên kia bờ Bến Hải người vợ chưa cưới. Lúc còn học ở trường Chu Văn An, ông đã sáng tác bản nhạc đầu tiên có tên là “Duyên em” để tặng người yêu. Đến năm 1955, người vợ chưa cưới này di cư được vào miền Nam và họ chính thức tổ chức lễ cưới vào năm 1956. Nhạc sĩ Thục Vũ có một bài hát nổi tiếng khác nữa là Tình Mùa Chinh Chiến, được Minh Hiếu, Anh Khoa… hát trước năm 1975.

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and rooney1956 like this.
  16. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

    Giai thoại về những chuyện tình của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên trong các bài thơ/nhạc nổi tiếng

    [​IMG]

    Thi sĩ tài hoa bạc mệnh Nguyễn Tất Nhiên là tác giả của rất nhiều bài thơ được phổ thành các ca khúc nổi tiếng: Thà Như Giọt Mưa, Hai Năm Tình Lận Đận, Em Hiền Như Masoeur (nhạc sĩ Phạm Duy), Vì Tôi Là Linh Mục (Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang), Trúc Đào (nhạc sĩ Anh Bằng).

    [​IMG]

    Trong những bài ca đó luôn có thấp thoáng những mối tình của người thi sĩ, mà nổi tiếng nhất là Duyên, là người tình học trò khi học chung với nhau lúc mới 14 tuổi. Người tên Duyên này đã đi vào nhạc Phạm Duy và nổi tiếng khắp cả nước.

    Có thể có ít người biết rằng ngoài Duyên ra thì trong thơ Nguyễn Tất Nhiên còn có một số bóng hồng khác, trong đó có “em xưa còn thắt bính” trong bài “Hai Năm Tình Lận Đận” đã nên duyên vợ chồng với ông sau này.

    Thà như giọt mưa, vỡ trên mặt Duyên…


    Tuy mối tình không thành, nhưng “người thiếu nữ tên Duyên” đã là nguồn cảm hứng cho Nguyễn Tất Nhiên sáng tác nhiều tác phẩm trong tập thơ mang tên Thiên Tai, đặc biệt là bài Khúc Tình Buồn, sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc nổi tiếng Thà Như Giọt Mưa:

    người từ trăm năm
    về qua sông rộng

    ta ngoắc mòn tay
    trùng trùng gió lộng…




    Thà Như Giọt Mưa - Elvis Phương

    Nguyễn Tất Nhiên đã nói về mối tình này như sau:

    “Thuở ấy, tôi yêu người con gái tên Duyên, ngồi cùng lớp. Tình yêu học trò thời trung học tôi trong sạch, ngu ngơ, dễ thương quá. Bây giờ, nghĩ lại, tiếc hoài”.

    Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, thuở nhỏ ông theo học trường trung học Ngô Quyền ở Biên Hòa. Năm 14 tuổi, ông học đệ ngũ (lớp 8), có cô bạn chung lớp xinh xắn người Bắc tên là Duyên. Tình cảm học trò ngây thơ như những cơn mưa rào thoáng qua nhanh nhưng cũng để lại niềm day dứt dài lâu cho chàng thi sĩ si tình.

    Mối tình vô vọng với cô Duyên, nỗi đam mê, niềm đau khổ đã tạo nên phong cách thơ rất riêng của Nguyễn Tất Nhiên. Ông đã làm thơ tặng Duyên từ năm lớp 8 cho đến tận khi lên đại học.

    Như là một mối hận tình nông nỗi của thời trai trẻ hoang đàng, nên thơ dành cho Duyên thường là sự trách móc có phần chua chát:

    em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
    nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
    nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
    nhớ duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt


    ta sẽ nhớ dặn dò lòng nên tha thiết
    nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
    nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ
    nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt!


    nghe nói em vừa thi rớt Luật
    môi trâm anh tàn héo nụ-xa-vời
    mắt công nương thầm khép mộng chân trời
    xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!


    (dù thật sự cũng đáng đời em lắm
    rớt đi Duyên, rớt để thương người!)


    (Trích bài thơ “Duyên Của Tình Ca Con Gái Bắc”)

    Ở Biên Hoà thời ấy có rất nhiều nhà thờ. Là người theo đạo, Duyên thường đi lễ, và những buổi sáng hay chiều, anh chàng làm thơ si tình thường ngồi trong quán cà phê bên đường để ngắm nhìn người đẹp đi ngang qua. Ông đã viết thành bài Linh Mục, sau này được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ thành ca khúc Vì Tôi Là Linh Mục với những ca từ ấn tượng:

    Vì tôi là linh mục
    Tưởng đời là hạnh phúc
    Nên tin lời thiếu nữ
    Như tin vào nước Chúa


    Câu kinh sớm chưa yêu
    Câu kinh tối chưa mê
    Vẫn mất mát ê chề


    Mất vì tin tín đồ là người tình
    Có ngờ đâu người tình là ác quỷ

    Ác quỷ đầy quyền năng
    Giam tôi trong tín đồ…



    Vì tôi là linh mục - Ca sĩ Don Ho

    Trước đó, ngay từ năm 14 tuổi, Nguyễn Tất Nhiên làm bài thơ đầu tiên cho Duyên tên là Khúc Tình Buồn, cũng là bài thơ đầu tiên sau này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc nổi tiếng với những câu chữ gọi đích danh người con gái:

    Thà như giọt mưa
    Vỡ trên mặt Duyên
    Để ta nghe thoáng
    Tiếng mưa vội đến


    Những giọt run run
    Ướt ngọn lông măng
    Khiến người trăm năm
    Đau khổ ăn năn


    Khiến người tên Duyên
    Đau khổ ăn năn

    Khiến người tên Duyên
    Đau khổ muôn niên.

    Vì thất tình, vì hận tình, nên những bài thơ mà Nguyễn Tất Nhiên dành cho Duyên đều là những lời trách móc, phẫn uất đôi khi là phi lý, không giống như những lời thơ mà ông viết cho người con gái tên là Minh Thủy sau đây.

    Em xưa còn thắt bính…

    Cũng trong thời kỳ Nguyễn Tất Nhiên học đệ nhất (lớp 12) và xuất bản tập thơ “Thiên Tai”, ông có chú ý đến một cô bạn học chung trường khác tên là Nguyễn Thị Minh Thuỷ, xinh xắn và học giỏi, đặc biệt là rất dịu dàng, như trong chính những vần thơ ông viết tặng:

    Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
    Ta thèm hôn lên mắt tiểu thư buồn

    Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường
    Em khó chịu mà thư nào cũng nhận

    Mối tình với Duyên đã hầu như tuyệt vọng nên Nguyễn Tất Nhiên săn đón Minh Thủy. Lúc này cũng không còn là thời trẻ con 14-15 tuổi nữa mà họ đã trở thành những nam nữ thanh niên 18 tuổi. Với bản tính dịu dàng, cô Thủy cũng không tỏ ra xa lánh sự vồn vã của chàng thi sĩ.

    Tuy nhiên thật trớ trêu, ngay lúc đó mối tình Nhiên – Duyên lại rộ lên khắp trường, chỉ vì những ca khúc phổ thơ như Thà Như Giọt Mưa đã nổi tiếng khắp cả nước. Dù lúc đó thì Nhiên – Duyên đã chấm dứt, nhưng Minh Thuỷ trở nên dè chừng hơn. Có lần cô Thuỷ quyết định gom hết tất cả quà cáp, thư tình của Nguyễn Tất Nhiên lâu nay gửi cho mình đem đến nhà bạn, nhờ bạn trả lại hết. Sự kiện đó đã làm cho nhà thơ si tình chấn động. Ông viết ngay bài thơ “Kẻ tự đóng đinh tim” cho Minh Thuỷ:

    Chiều em đi học về, thơm tóc thả
    Áo eo suông trinh bạch cả giáo đường

    Ta ngọt ngào gọi khẽ, người đi luôn.

    Cũng là thơ hờn trách nhưng có gì nhẹ nhàng, đằm thắm hơn chứ không “phẫn uất” như thơ viết cho Duyên, có lẽ vì Nguyễn Tất Nhiên nhận ra vẻ dịu dàng “Em Hiền Như Ma soeur” của Minh Thuỷ.

    Hầu hết những bài thơ ông viết cho Minh Thuỷ đều tình tứ, cảm động, dù “chuyện tình” này không ồn ào như với Duyên. Hình ảnh thắt bính tóc của Minh Thuỷ đi vào thơ ông rất thơ mộng, ngay cả khi có nguy cơ hai người chia tay:

    Em không còn thắt bính
    Nuôi dưỡng thời ngây thơ
    Anh không còn luýnh quýnh
    Giữa sân trường trao thư.


    Em thường hay mắt liếc
    Anh thường ngóng cổ cao
    Ngoài đường em bước chậm
    Quán chiều anh nôn nao


    Hai năm tình lận đận
    Hai đứa cùng xanh xao.

    Hai năm trời mùa lạnh
    Hai đứa cùng hư hao.

    Bài thơ này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát nổi tiếng Hai Năm Tình Lận Đận.




    Hai Năm Tình Lận Đận - Duy Quang

    Lên đại học, Nguyễn Tất Nhiên vào học Luật khoa, Minh Thuỷ vào Viện Đại Học Vạn Hạnh. Từ đó, hai người hầu như không còn gặp nhau. Nhưng thỉnh thoảng trên báo, ông vẫn có thơ cho Minh Thuỷ:

    Trời mưa không lớn lắm
    Nhưng vẫn ướt đôi đầu
    Tình yêu không đáng lắm
    Nhưng đủ làm… tiêu nhau.


    Em tính còn ham chơi
    Lưng ngoan dòng tóc bính

    Môi trinh hay thích cười
    Chiều chiều ra giỡn nắng
    Tình trôi kệ tình trôi?

    Cuộc tình của họ phải trải qua sóng gió một thời gian dài có phần cũng vì tính nết bốc đồng và có chút ngông cuồng của Nguyễn Tất Nhiên thời trai trẻ.

    Sau năm 1975, thời cuộc biến động và đổi thay, tính cách của chàng thi sĩ hoang đàng kia cũng đằm lại và cam chịu hơn. Cuối năm 1980, Nguyễn Tất Nhiên được gia đình bảo lãnh sang Pháp, khi đó ông 28 tuổi, một thân một mình.

    Năm 1983, cô bạn học Minh Thủy năm xưa từ bên Mỹ đi du lịch Âu châu và sang Pháp. Như một định mệnh, họ gặp nhau rồi tái hợp khi đã trưởng thành, đã trải đời và hiểu đời hơn. Ít lâu sau Nguyễn Tất Nhiên sang Mỹ làm đám cưới với nàng và ở lại Mỹ, sống ở Quận Cam, California.

    Tuy nhiên, với một tâm hồn nghệ sĩ quá nhạy cảm, thậm chí là khác thường, ngay cả khi chuẩn bị trở thành chồng của người ta, Nguyễn Tất Nhiên vẫn có những bài thơ dự cảm rằng mình không xứng với sự dịu dàng, hiền ngoan của Minh Thuỷ. Ông viết:

    Phu thê nếu đã nợ rồi
    Thì tôi đâu ngại ngỏ lời yêu em
    Như con chim mới tập chuyền
    Bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra


    Mặt trời rực rỡ phương xa
    Ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương
    Phu thê nếu đã buộc ràng

    Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng

    Tôi quanh năm sống hoang đàng
    Cũng xin nhỏ lệ hoàn lương, khóc tình.


    Với những bài thơ viết cho người vừa thành vợ của mình, có thể thấy Nguyễn Tất Nhiên yêu Minh Thuỷ thật tình thứ tình yêu không còn ai oán, hờn trách, hơn thua như xưa nữa, mà đong đầy những mặc cảm, lo lắng, kiểu như là ông chỉ biết yêu, biết làm người tình thôi, chứ làm chồng thì còn bỡ ngỡ lắm. Nên dù có ăn năn hay sám hối như thế nào, thì với bản tính hoang đàng cố hữu như Nguyễn Tất Nhiên đã từng thừa nhận, thì cuộc hôn nhân của họ không được hạnh phúc, dù đã có với nhau được 2 người con trai.

    Sau khi ly hôn, Nguyễn Tất Nhiên sống cô độc trên chiếc xe hơi cũ, lang thang vô định. Trong xe của ông lúc nào cũng có một bịch khoai tây sống để ăn tạm khi đói. Rồi một ngày người ta tìm thấy ông tự kết liễu đời mình trên xe đậu trong sân một ngôi chùa.

    Minh Thuỷ cũng có làm thơ, cô đã viết cho mối duyên nợ mỏng với người chồng nổi tiếng bài thơ này:

    trên xa lộ, thoáng bàng hoàng
    khói xe như loãng giữa làn thu phong
    hoa lau nở, trắng một vùng
    phất phơ gió sớm mịt mùng heo may


    nắng, mưa dệt nối tình dài
    một mùa thu vẫn còn hoài dấu xưa
    ơn ai, trời biếc, mây đưa
    ơn ai, hơi giá cho vừa nhớ nhau


    nhớ ai, sáng biển dạt dào
    chiều vàng nắng núi, đêm sao lưng đèo
    một mùa yêu đã cho nhau

    nụ cười chia, sớt khổ đau cũng nhiều

    nợ tình mỏng, mà nặng đeo
    mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời

    hơi may gợn, nhắc bồi hồi
    một bờ mây, đã, cuối trời quan san…

    Ngoài 2 mối tình với Bùi Thị Duyên và Minh Thủy khởi nguồn từ ngày còn đi học. Đến khoảng năm 1972, sau khi chia tay Minh Thủy, cũng như đã đoạn tình xong với Duyên, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên còn thoáng qua những mối tình khác, đều là với những người con gái Bắc, đó là “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ” tên là Bùi Thị Kim Oanh, gia đình có quán cafe nổi tiếng một thời tên là “Ca Dao”.

    Cô Oanh có một thời để tóc demi garcon (kiểu tóc ngắn hơi giống con trai là mode một thời), nên trong bài hát mang tên Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ của nhạc sĩ Phạm Duy mượn tựa đề của bài thơ Nguyễn Tất Nhiên được mở đầu là:

    Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ
    Này cô em tóc demi garcon,

    Chiều hôm nay xuống đường đón gió,
    Cô có tình cờ nhìn thấy anh không?


    https://www.youtube.com/watch?v=hkmVhPR1oo4

    CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ (Phạm Duy, thơ Nguyễn Tất Nhiên) - Duy Quang

    Ngoài bài hát này, Phạm Duy còn viết bài khác mang tên Anh Vái Trời để phổ nhạc cho bài thơ mang tên Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ của Nguyễn Tất Nhiên đã được Duy Quang hát sau đây:

    https://www.youtube.com/watch?v=F_3PkOx030A

    Anh Vái Trời , Nhạc Phạm Duy Thơ Nguyễn Tất Nhiên , Ca sĩ: Duy Quang

    Biết Kim Oanh thích đọc sách, Nguyễn Tất Nhiên tặng nhiều quyển sách bìa cứng bọc gáy vàng rất đẹp. Ông cũng tặng Kim Oanh nhiều cánh thiệp xinh xinh vào những dịp lễ, hoặc thậm chí là không nhân dịp gì cũng tặng. Đặc biệt là nhà thơ luôn tặng cô Oanh những bài thơ tình đăng trên báo học trò. Tuy nhiên có lẽ mối tình với Duyên quá nổi tiếng nên sẽ có nhiều cô gái nhút nhát không dám chấp nhận tình cảm của Nguyễn Tất Nhiên. Tình cảm kết thúc khi nó còn chưa kịp thành hình.

    Cô Oanh kể lại là sau này, năm 1980, khi Nguyễn Tất Nhiên chuẩn bị sang Pháp, vì không thể đem theo nhiều đồ đạc nên ông đến đưa cho cô Oanh một vali sách quý nhờ giữ giùm.

    Sau khi Nguyễn Tất Nhiên ra đi, một phụ nữ trẻ tìm đến và đưa cho cô Oanh bức thư tay, bảo do Nguyễn Tất Nhiên gửi. Nội dung thư, ông nhắn cô Oanh giao vali sách cho người cầm thư. Cô thoáng băn khoăn, vì nét chữ trong thư không giống nét chữ nhà thơ thường xuyên gửi. Nhưng vốn cả tin, cô đã giao va-li sách cho người phụ nữ – mà đến tận bây giờ, cô vẫn chưa biết rõ người là ai và từ đâu đến? Cô đã để lạc mất những quyển sách quí, như món quà từ biệt của Nguyễn Tất Nhiên trước ngày ông xa xứ.

    Ngoài ra, Nguyễn Tất Nhiên còn một mối tình với cô gái tên Hằng quê ở Nam Định, dáng người rất cao so với con gái Việt Nam. Người người cùng cao lêu nghêu thường đèo nhau trên chiếc xe máy Honda nhỏ xíu vốn dành cho nữ trông rất ngộ. Một hôm có người quen hỏi là vì sao cô Hằng lại yêu nỗi một anh chàng bề bộn, luộm thuộm mà tâm hồn lúc nào cũng đang ở trên mây như vậy, cô Hằng hồn nhiên đáp: “Em đâu có yêu anh ấy. Em chỉ đi theo anh ấy đi chơi thôi…”.

    Với cô gái người Nam Định này, Nguyễn Tất Nhiên đã tặng cho bài thơ mang tên Hồng Trần:

    Em mùa thi diện cũng xênh xang
    Áo mới còn bay mùi tơ hàng
    Ta tiếc dùm ai từng sợi tóc
    Rụng lẻ loi sầu trên vai ngang


    Em mùa thi mơn như trái cam
    Con mắt kiêu kỳ rất Việt Nam
    Ta đợi hôm nào em chợt khóc
    Dù đượm u hoài hay hân hoan


    Em mùa thi ưng ửng phấn hồng
    Đôi má làm duyên cùng bướm ong
    Ta lo ngàn cánh môi tàn nhẫn
    Chờ gió giông nào rớt nụ hôn


    Em mùa thi khua đôi guốc cao
    Bàn chân Nam Định rất chiêm bao
    Ta sợ bùn đen vây nếp chỉ
    Bởi vì tháng bảy có mưa mau


    Em mùa thi xanh màu lá non
    Ve vẩy cười trên cành lộc thơm
    Toan ghé tay phàm, ai trộm ngắt
    Đau buốt trong ta mấy trận đòn.



    Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và một đời thơ bi thiết

    [​IMG]

    Nguyễn Tất Nhiên là một trong những thi sĩ nổi tiếng nhất của làng văn nghệ Sài Gòn trước năm 1975. Cho dù ảnh hưởng của ông trên văn đàn thời đó không được đánh giá cao, nhưng các bài thơ – đặc biệt là thơ học trò – rất được giới trẻ yêu thích. Đó là những tâm tình của thanh niên thời mới lớn, những yêu đương khổ lụy thường tình được Nguyễn Tất Nhiên chép lại bằng một giọng thơ rất khác lạ, có phần “nổi loạn” không giống ai đã thu hút được rất nhiều độc giả là học sinh – sinh viên.

    Có một điều đặc biệt và hơi ngược đời, đó là thơ của Nguyễn Tất Nhiên không được biết đến đầu tiên nhờ các trang thơ – là con đường gần như duy nhất lúc đó để các thi sĩ giới thiệu tác phẩm của mình. Thơ của Nguyễn Tất Nhiên chỉ được đông đảo công chúng biết đến khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, với bài đầu tiên là Thà Như Giọt Mưa.


    Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952 ở Biên Hòa. Ông cũng sống tại đây trong phần lớn thời gian ở Việt Nam, cho đến năm 1980 thì sang định cư ở Pháp, sau đó là Hoa Kỳ.

    Nguyễn Tất Nhiên theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc mới vừa lên trung học đệ nhất cấp, ông đã bắt đầu làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường lúc đó, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã rất hay từ nhỏ. Năm 14 tuổi, ông cùng một người bạn học xuất bản chung tập thơ đầu tiên mang tên Nàng Thơ Trong Mắt, lúc này ông lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thy.


    Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên là Duyên và có với cô này một tình cảm học trò nhẹ nhàng. Tuy mối tình không thành nhưng “Duyên” đã là nguồn cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác nhiều bài thơ trong tập thơ mang tên Thiên Tai, đặc biệt là bài Khúc Tình Buồn, sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc nổi tiếng Thà Như Giọt Mưa.:

    người từ trăm năm
    về qua sông rộng
    ta ngoắc mòn tay
    trùng trùng gió lộng…


    [​IMG]
    Trong một bài phỏng vấn trên báo Tuổi Ngọc trước năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên nói rằng ông phải bỏ học gần trọn 1 năm để toàn thành tập thơ này, và cũng là “chỉ vì Duyên”. Ông nói:

    “Thuở ấy, tôi yêu người con gái tên Duyên, ngồi cùng lớp. Tình yêu học trò thời trung học tôi trong sạch, ngu ngơ, dễ thương quá. Bây giờ, nghĩ lại, tiếc hoài”

    Những bài thơ này được tác giả gửi đến các báo ở Sài Gòn, nhưng không một tờ báo nào chịu đăng.

    Cố thi sĩ Du Tử Lê có thể xem là người góp công làm cho Nguyễn Tất Nhiên thành danh, và chính cái bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên này cũng là do Du Tử Lê đặt cho.

    Trong một bài viết của mình, Du Tử Lê kể lại, vào một buổi sáng năm 1970, ông ngồi ở quán La Pagoda như thường lệ, thì thấy một cậu học sinh khẳng khiu, lênh khênh bước thẳng vào để tìm ông. Sau khi nói chuyện một hồi lâu, cậu học sinh kia đánh bạo nhờ vả Du Tử Lê gửi những bài thơ trong tập Thiên Tai cho báo Văn, vì nhà thơ trẻ tuổi kia đã gửi nhiều lần nhưng không được đăng một lần nào.

    Du Tử Lê cầm tập thơ mỏng dạng photocopy bìa đóng kim, lật vài trang và nói rằng chính cái bút hiệu Hoài Thi Yên Thy chính là lý do làm cho không tờ báo nào chịu đăng thơ. Cái tên này thể hiện tính cách văn nghệ học sinh, của thi văn đoàn tỉnh lẻ, làm cho những người phụ trách việc chọn thơ đăng báo không tin tưởng. Do đó, Du Tử Lê đề xuất chọn một bút danh khác.

    Xin trích lại một đoạn của Du Tử Lê viết:


    Tôi nói ra ý nghĩ của mình với Hải. Tôi bảo, tốt nhất Hải nên chọn tên thật. Vì cái tên “Hoài Thi Yên Thy” nghe cải lương, học trò. Không ổn.

    Tôi chờ đợi Hải sẽ tỏ ý khó chịu trước lời nói thẳng của mình. Nhưng không, Hải mím môi im Lặng. Bất ngờ Hải nói:

    “Vậy anh nghĩ cho em một cái tên đi!”

    Tôi cho Hải biết, cách tốt nhất là nên lấy tên thật của mình. Hay, dở gì, nó vẫn là cái tên bố mẹ đặt. Còn đã chọn bút hiệu thì, việc đầu tiên, bút hiệu đó phải lạ; dù vô nghĩa. Bút hiệu lạ sẽ dễ gây nhiều chú ý cho người đọc – tôi giải thích.

    Nêu bút hiệu và nghệ danh vài nhà văn, ca sĩ làm thí dụ, tôi nói:

    “Đó là những cái tên vô nghĩa. Nhưng trước khi trở thành quen thuộc thì, nó là những cái tên lạ, có khi nó lạ ở chính sự… vô nghĩa của nó!”

    Hải bật cười lớn. Tiếng cười của hải khá đặc biệt. Nó có thể khiến người chung quanh giật mình. Hải nói ngay:

    “Vậy anh nghĩ cho em một cái tên lạ đi. Không có nghĩa cũng được…”

    “Em để vài bữa nữa được không?”

    Hải năn nỉ:

    “Không anh. Em ở tuốt Biên Hòa, lại không có xe, đâu thể chạy lên, chạy xuống thường xuyên được. Em nói rồi, một cái tên không có nghĩa gì cũng được…”

    Tôi nhìn đồng hồ. Đã hơn 10 giờ. Tôi biết tôi phải có mặt ở chỗ làm việc, trước 11 giờ là chậm nhất. Nhưng Hải không cho tôi cảm tưởng Hải sẽ buông tha tôi sớm. Như thể việc tôi phải nghĩ cho cậu một cái tên là chuyện đương nhiên. Chẳng biết có phải hai chữ “đương nhiên” thoáng hiện ra, đã dẫn tôi tới hai chữ… “tất nhiên”?

    Tôi hỏi Hải:

    “Em họ gì?

    “Em họ Nguyễn.”

    Tôi mượn Hải cây bút, viết ba chữ xuống bìa sau tập “Thiên Tai”:

    “Nguyễn-Tất-Nhiên”

    Sau đó, Nguyễn Tất Nhiên thường đến ở nhà của Du Tử Lê những lúc từ Biên Hòa lên Sài Gòn. Đó là một căn phòng nhỏ trong cư xá Bưu Điện trên đường Hồng Thập Tự, nơi vợ chồng Du Tử Lê thuê ở tạm trong thời gian chờ mua nhà ở làng báo chí. Căn phòng chỉ rộng chừng vài chục mét vuông từ đó thành chỗ trú thường xuyên cho một vị khách không mời mà theo lời Du Tử Lê – là ăn ở rất bề bộn. Không biết đó có phải là tính cách đặc biệt của một Thiên Tài – Thiên Tai – như Nguyễn Tất Nhiên hay không. Hãy xem Du Tử Lê kể lại:

    “Nhiên là người cực kỳ bừa bãi. Những khi bận làm… thơ, Nhiên dùng hết tất cả 5 chiếc phin pha café có sẵn trong nhà, xong vứt chúng vào bồn rửa mặt. Tàn thuốc lá và “bản thảo”, những tờ giấy viết nháp của Nhiên thì… khỏi nói, không chỉ vung vãi khắp bàn viết của tôi mà, còn phủ đầy sàn gạch…”

    Thuở đó, nhạc sĩ Phạm Duy đang ở đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác. Đặc biệt, ông không chỉ nổi tiếng như là một người sáng tác thông thường, mà còn là một chuyên gia phổ nhạc cho thơ. Bằng những nốt nhạc thiên tài của mình, ông có thể phù phép để những bài thơ và những thi sĩ tương đối lạ lẫm được cả nước biết tới cho đến tận ngày nay. Đó là Phạm Thiên Thư với Ngày Xưa Hoàng Thị, Huyền Chi với Thuyền Viễn Xứ, Vũ Hữu Định với Còn Chút Gì Để Nhớ, hay là Phạm Văn Bình với Chuyện Tình Buồn…

    Vì vậy, một hôm Nguyễn Tất Nhiên có đề nghị rất táo bạo: Nhờ Du Tử Lê ngỏ lời giúp để Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên, là một tên tuổi vô danh, sáng tác ra những bài thơ học trò mà không báo nào muốn đăng.

    Vì cùng ở trong làng văn nghệ, Du Tử Lê có nhiều dịp tiếp xúc và làm việc chung với nhạc sĩ Phạm Duy, nên ông nhận lời.

    Sau khi nhận tập thơ Thiên Thai, chỉ 3 ngày sau, Phạm Duy thông báo với Du Tử Lê là sắp hoàn thành xong ca khúc Thà Như Giọt Mưa được phổ từ bài thơ Khúc Tình Buồn, và nhắn Nguyễn Tất Nhiên đến gặp ông. Phạm Duy còn nói rằng với kinh nghiệm nhiều năm viết nhạc, thì đó sẽ là một ca khúc “ăn khách”, vì mang những triết lý phù hợp với giới trẻ đương đại, như là: có còn hơn không…

    Ngay hôm sau, Nguyễn Tất Nhiên gần như là bay thẳng từ Biên Hoà đến nhà của Phạm Duy ở cư xá Chu Mạnh Trinh, kể lại cho nhạc sĩ nghe chuyện tình với nàng thiếu nữ tên Duyên trong bài thơ Khúc Tình Buồn. Bài hát được hoàn thành với những chi tiết không có trong bài thơ, như là câu “Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên”, cùng nhiều câu khác là phần lời thêm vào do nhạc sĩ tự viết dựa theo lời kể của Nguyễn Tất Nhiên.

    Đúng như nhạc sĩ Phạm Duy tiên đoán, chỉ trong một thời gian rất ngắn, bản nhạc đã trở thành “top hit” với giọng hát Duy Quang. Được đà tấn tới, ông phổ thơ thêm một loạt bài Hai Năm Tình Lận Đận, Em Hiền Như Masoeur, Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ… Với những ca khúc này, Phạm Duy vừa lăng xê được giọng hát của con trai đầu là ca sĩ Duy Quang, vừa giúp cho Nguyễn Tất Nhiên từ một tên tuổi vô danh trở thành thi sĩ trẻ sáng giá nhất thời đó.

    Tuy nổi tiếng, nhưng Nguyễn Tất Nhiên vẫn nghèo, vẫn ăn mặc lôi thôi lết thết không giống ai. Những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên tuy rất ăn khách, nhưng nhà thơ lại không nhận được đồng bản quyền nào. Nghe theo lời bạn bè, mà cụ thể là kịch sĩ Lê Cung Bắc, cùng với nhà thơ Chu Tử (một người vốn có hiềm khích với Phạm Duy), Nguyễn Tất Nhiên đòi Phạm Duy phải trả tiền tác quyền phổ thơ, nếu không sẽ kiện ra toà.

    Không phủ nhận là nhờ nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Tất Nhiên mới được thành danh, và trong phần lời nhạc cũng có tới 50% công sức của Phạm Duy (bên cạnh 100% phần giai điệu thuộc về nhạc sĩ), nhưng ít nhất Nguyễn Tất Nhiên cũng có quyền đòi 25% giá trị tiền thu được từ việc bán tờ nhạc. Vụ việc này lùm xùm trong giới văn nghệ một thời gian.

    Ít lâu sau đó, người ta thấy Nguyễn Tất Nhiên sắm được một chiếc honda mới tinh nhờ tiền bản quyền nhạc Phạm Duy, và tiền đó là được Nhà Xuất Bản tờ nhạc trả cho êm chuyện.

    Như là một định mệnh, những người con gái mà Nguyễn Tất Nhiên yêu, rồi viết thơ tặng, đều là con gái Bắc, như Duyên (bài thơ Khúc Tình Buồn, Gái Bắc…), rồi sau đó là những cô gái tên là Hằng (bài thơ Hồng Trần), Oanh (bài thơ Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ), nhưng cuối cùng người kết tóc se duyên cùng ông lại là một thiếu nữ miền nam tên là Minh Thuỷ, nhân vật chính trong Em Hiền Như MasoeurHai Năm Tình Lận Đận.

    Cũng như Duyên, cô Minh Thuỷ là cô bạn chung trường xinh xắn ở Biên Hoà, học rất giỏi. Sau khi tuyệt vọng vì bị Duyên từ chối tình cảm, chàng thi sĩ học trò bắt đầu săn đón Minh Thuỷ, và được người đẹp đáp lại một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên ngay lúc đó, mối tình Nhiên – Duyên lại rộ lên khắp trường, chỉ vì những ca khúc phổ thơ như Thà Như Giọt Mưa đã nổi tiếng khắp cả nước. Dù lúc đó thì Nhiên – Duyên đã chấm dứt, nhưng Minh Thuỷ trở nên dè chừng hơn. Có lần cô Thuỷ quyết định gom hết tất cả quà cáp, thư tình của Nguyễn Tất Nhiên lâu nay gửi cho mình đem đến nhà bạn, nhờ bạn trả lại hết. Sự kiện đó đã làm cho nhà thơ si tình chấn động và trách trong thơ:

    Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
    Ta thèm hôn lên mắt tiểu thư buồn

    Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường
    Em khó chịu mà thư nào cũng nhận!.

    Lên đại học, Nguyễn Tất Nhiên vào học Luật khoa, Minh Thuỷ vào Viện Đại Học Vạn Hạnh. Từ đó, hai người hầu như không còn gặp nhau.

    Cuộc tình của họ phải trải qua sóng gió một thời gian dài có phần cũng vì tính nết bốc đồng của Nguyễn Tất Nhiên thời trai trẻ.

    Năm 1973, hăm mốt tuổi, ông từng được gọi vào nhập ngũ, vào học ở trường Thủ Đức, nhưng chỉ được vài tháng thì bị cho về với lý do “tâm thần bất ổn”. Đầu óc của ông được kể lại là lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn học thường gọi đùa ông là Hải Ngáo hay Hải Khùng. Tương truyền, có một buổi sáng, Nguyễn Tất Nhiên đứng giữa ngã tư ở Biên Hòa như chỗ không người, bỏ tay trong túi quần nhìn lên trên trời.

    [​IMG]
    Nguyễn Tất Nhiên là người thứ 2 từ trái sang

    Sau năm 1975, thời cuộc biến động và đổi thay, tính cách của chàng thi sĩ hoang đàng kia cũng đằm lại và cam chịu hơn.

    Lúc đó ai cũng khổ, nhưng Nguyễn Tất Nhiên may mắn xin được một chân làm nhân viên điều hành trong Hợp tác xã xe lam ở bến xe Tam Hiệp, Biên Hòa, đồng lương tuy chẳng bao nhiêu nhưng dù sao cũng có việc làm tử tế. Ngoài ra, ông cũng có một người anh và một người chị ở bên Pháp làm ăn từ trước rất khá giả, luôn luôn gửi quà về giúp đỡ nên gia đình không đến nỗi nào. Không phải lo cho chuyện gia đình, buổi tối ông đi học đàn ghi-ta và học sáng tác âm nhạc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa và sáng tác được ca khúc Chiều Trên Đường Hồng Thập Tự, sau này ca sĩ Khánh Ly có hát.

    Cuối năm 1980, Nguyễn Tất Nhiên được gia đình bảo lãnh sang Pháp, khi đó ông 28 tuổi, một thân một mình.

    Năm 1983, cô bạn học Minh Thủy năm xưa từ bên Mỹ đi du lịch Âu châu và sang Pháp. Như một định mệnh, họ gặp nhau rồi tái hợp khi đã trưởng thành, đã trải đời và hiểu đời hơn. Ít lâu sau Nguyễn Tất Nhiên sang Mỹ làm đám cưới với nàng và ở lại Mỹ, sống ở Quận Cam, California.

    Tuy nhiên, với một tâm hồn nghệ sĩ quá nhạy cảm, thậm chí là khác thường, ngay cả khi chuẩn bị trở thành chồng của người ta, Nguyễn Tất Nhiên vẫn có những bài thơ dự cảm rằng mình không xứng với sự dịu dàng, hiền ngoan của Minh Thuỷ. Ông viết:

    Phu thê nếu đã nợ rồi
    Thì tôi đâu ngại ngỏ lời yêu em
    Như con chim mới tập chuyền
    Bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra


    Mặt trời rực rỡ phương xa
    Ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương

    Phu thê nếu đã buộc ràng
    Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng


    Tôi quanh năm sống hoang đàng
    Cũng xin nhỏ lệ hoàn lương, khóc tình.


    Với những bài thơ viết cho người vừa thành vợ của mình, có thể thấy Nguyễn Tất Nhiên yêu Minh Thuỷ thật tình thứ tình yêu không còn ai oán, hờn trách, hơn thua như xưa nữa, mà đong đầy những mặc cảm, lo lắng, kiểu như là ông chỉ biết yêu, biết làm người tình thôi, chứ làm chồng thì còn bỡ ngỡ lắm. Nên dù có ăn năn hay sám hối như thế nào, thì với bản tình hoang đàng cố hữu như Nguyễn Tất Nhiên đã từng thừa nhận, thì cuộc hôn nhân của họ không được hạnh phúc, dù đã có với nhau được 2 người con trai.

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 and rooney1956 like this.
  17. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member



    Em Hiền Như Ma Soeur - Phạm Duy - Thơ: Nguyễn Tất Nhiên - Duy Quang

    Sau khi ly hôn, Nguyễn Tất Nhiên sống cô độc trên chiếc xe hơi cũ, lang thang vô định. Trong xe của ông lúc nào cũng có một bịch khoai tây sống để ăn tạm khi đói. Rồi một ngày người ta tìm thấy ông tự kết liễu đời mình trên xe đậu trong sân một ngôi chùa vào ngày 3 tháng 8 năm 1992. Mộ Nguyễn Tất Nhiên nằm trong Vườn vĩnh cửu thuộc nghĩa trang Westminster phía tây Little Saigon (California), và thường được những người du khách Việt đến thăm viếng.

    [​IMG]


    Thi sĩ Nhất Tuấn, “truyện chúng mình” và bài thơ – bài hát Hoa Học Trò: “Bây giờ còn nhớ hay không…”

    [​IMG]

    Trước năm 1975, lứa tuổi học trò mới lớn hầu như ai cũng quen thuộc với những vần thơ lai láng trữ tình trong tập Truyện Chúng Mình của nhà thơ áo lính Nhất Tuấn.

    Trong tập thơ này, Nhất Tuấn đã viết hộ những đôi tình nhân những trang nhật ký tình yêu thắm thiết. “Truyện Chúng Mình” thoạt nghe thì tưởng rằng đó là chuyện riêng tư chỉ có “hai người” biết với nhau thôi, vậy mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu lứa đôi của các thế hệ học trò trước năm 1975.

    Nhà văn Thanh Nam nói rằng không biết là thi sĩ Nhất Tuấn đã đã nhận được bao nhiêu lời cám ơn của những lứa đôi nên vợ thành chồng nhờ vào mối duyên tơ đến từ những bài thơ “truyện chúng mình” ấy…

    Những bài thơ tình này, dù ở bất cứ tuổi nào, bất cứ thời nào, đọc lên cũng nghe rưng rưng cảm xúc, vì là những bài thơ tình muôn thuở, kể về những câu “chuyện chúng mình” muôn thuở, muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai…

    [​IMG]
    Thi sĩ Nhất Tuấn

    Trong tập thơ này, có một bài đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ bài nhạc dành cho lứa tuổi học trò và rất được yêu thích cho đến nay, đó là Hoa Học Trò:

    Bây giờ còn nhớ hay không?
    Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa
    Ngây thơ em rủ anh ra
    Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung
    Bây giờ còn nhớ hay không? Bây giờ còn nhớ hay không?



    HOA HỌC TRÒ - Nhật Trường và Hoàng Oanh hát trước 1975

    Màu hoa phượng trong thơ Nhất Tuấn còn gọi là màu “hoa học trò”, màu hoa thắm tươi và đẹp như mối tình đầu vụng dại của những cô cậu học trò. Tình đầu là những xao xuyến, những rung động của trái tim vừa chớm biết yêu. Tình đầu là mộng ước, là giấc mơ tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ.

    “Bây giờ còn nhớ hay không” là câu hỏi vừa nuối tiếc, vừa day dứt cho một thời đã qua không thể nào tìm lại.

    Bây giờ còn nhớ hay không?
    Anh đem cánh phượng bôi hồng má em
    Để cho em đẹp như tiên
    Nhưng em không chịu Sợ phải lên trên trời


    Sợ phải lên, sợ phải lên trên trời
    Sợ phải lên, sợ phải lên trên trời


    Lên trời hai đứa hai nơi
    Thôi em chỉ muốn làm người trần gian
    Hôm nay phượng nở huy hoàng
    Nhưng từ hai đứa lỡ làng duyên nhau


    Rưng rưng phượng đỏ trên đầu
    Tìm em anh biết tìm đâu bây giờ


    Bây giờ tìm kiếm em đâu?
    Bây giờ tìm kiếm em đâu?
    Bây giờ còn nhớ hay không?
    Bây giờ còn nhớ hay không?

    Kết thúc bài hát là lời tự hỏi và cũng là tự trả lời. Một nỗi buồn dâng lên chất ngất. Tình học trò trong sáng, thơ ngây và rất dễ phai phôi. Bởi vì khi chia xa mái trường để bước trên đường đời thăm thẳm về sau, mấy ai đoán biết trước sẽ có điều gì đang đón đợi mình. Cuộc đời mong manh như vậy, nên cuộc tình học sinh cũng hóa thành nhỏ bé và dễ rơi khỏi tầm tay.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trong một dịp nói chuyện về bài thơ “Hoa Học Trò”, Nhất Tuấn kể lại như sau:

    “Tôi làm bài thơ Hoa Học Trò vào thập niên 1960. Thành thật mà nói, tôi bị ảnh huởng bởi mấy câu thơ của nhà thơ đàn anh, thi sĩ Nguyễn Tố, đại khái là tôi thích mấy câu lục bát này của Nguyễn Tố như sau:

    Nàng rằng hoa rụng mình ơi
    Nhặt cho đầy giỏ rồi chơi vợ chồng
    Thế mà khi tới loan phòng
    Thì ai? tôi có là chồng nàng đâu…


    Và tôi làm bài thơ của tôi khi nhớ lại là cái thuở ngày xưa còn bé cũng chơi với mấy đấng bạn nhi đồng nam nữ xoa hoa dâm bụt, hoa phượng vào má nhau cho đỏ cho đẹp như cô dâu ngày đám cưới. Chỉ có vậy thôi. Rồi cái số của tôi là ngay từ những bài thơ đầu, tự dưng ưa làm thơ mà nhiều xui xẻo khi vào đoạn kết những bài thơ, để cho có vẻ lâm li bi đát buồn vơi trong các tập “Truyện Chúng Mình” của những ngày xa xưa đó lại có bài thơ “Hoa Học Trò”.

    [​IMG]

    Sau đây xin ghi lại nguyên tác bài thơ Hoa Học Trò của Nhất Tuấn:

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 thích bài này.
  18. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

     
    Chỉnh sửa cuối: 5/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 thích bài này.
  19. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

     
    Chỉnh sửa cuối: 5/9/20
    NHẤT-ĐAO-885 thích bài này.
  20. hugolina

    hugolina Thần Tài Perennial member

     
    Chỉnh sửa cuối: 5/9/20