Khi nhắc tới bếp từ, chắc hẳn các nhà nội trợ không còn cảm thấy xa lạ nữa. Đây là thiết bị được khách hàng tin dùng nhất cho căn bếp điện đại của mình. Song không ít khách hàng thắc mắc, tò mò về quy trình hoạt động và cấu tạo của bếp từ. Xin mời quý khách cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về chiếc bếp từ của mình nhé. Bép từ đôi Capri CR 801-KT Sơ đồ khối của bếp từ Sơ đồ tổng quát của bếp từ và các chức năng của các khối trên mạch điều khiển bếp từ. - Power Source And Rectifier - Nguồn điện và mạch chỉnh lưu. Đây là bộ phận đầu vào của mạch điều khiển bếp từ, bộ phận này có các linh kiện như cầu chì bảo vệ quá dòng, mạch lọc nhiễu cao tần, cầu đi ốt chỉnh lưu đổi sang điện áp DC. - SMPS (Switch Mode Power Supply) - Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung. Khối nguồn xung có nhiệm vụ tạo ra các mức điện áp DC cung cấp cho các bộ phận khác của máy hoạt động, bao gồm: + Điện áp 5V DC cấp cho khối Vi xử lý MCU. + Điện áp 12V cấp cho quạt làm mát. + Điện áp 15V đến 18V cấp cho tầng khuếch đại xung (IGBT Drive) - Coil Panel - Cuộn dây Panel của bếp. Cuộn dây Panel làm việc của bếp là nơi phát ra từ trường, từ trường này sẽ tạo ra dòng điện Foucault trên đáy xoong giúp cho đáy nồi sinh nhiệt. - IGBT - Đèn công suất có chân là G-C-E Đèn công suất là thành phần tiêu hao công suất chính của bếp, đèn được điều khiển đóng mở ở tần số cao và tạo ra dòng điện cao tần chạy qua cuộn dây của bếp, từ đó sinh ra từ trường để làm nóng đáy xoong. - IGBT Drive - Tầng khuếch đại thúc. Tầng này có nhiệm vụ khuếch đại xung điện lên biên độ 15 đến 18V trước khi đưa đến chân G đèn công suất. - MCU (Khối vi xử lý). + Khối vi xử lý hoạt động theo các chương trình phần mềm đã lập trình sẵn. + Khối này nhận các dữ liệu mà người sử dụng thiết lập rồi phát ra xung điện để điều khiển cho đèn công suất hoạt động + Các xung có độ rộng và thời gian phát xung có thể thay đổi, các xung điện này phát ra là do phần mềm đã lập trình sẵn. + Vi xử lý cũng thực hiện chức năng phát hiện có xoong trên bếp để đóng ngắt hoạt động của đèn công suất, nếu như trên bếp không có xoong mà đèn công suất vẫn hoạt động, đèn sẽ bị hỏng ngay. + Vi xử lý cũng theo dõi nhiệt độ của xoong, nhiệt độ của đèn công suất, dòng tiêu thụ của máy để ra lệnh cho đèn công suất nghỉ khi nhiệt độ tăng cao hoặc dòng tiêu thụ tăng cao, nhằm bảo vệ đèn công suất và các linh kiện của bếp. - Keyboard - Các phím bấm. Cho phép người sử dụng thiết lập các thông số cho bếp, khi chúng ta thiết lập chế độ hoạt động nó giống như ta chọn một bản nhạc và nhiệm vụ của CPU là chạy bản nhạc đó. - Temp - Các cảm biến nhiệt độ. Thông thường bếp từ có 2 cảm biến nhiệt độ. + Một cảm biến gắn ở đáy xoong để theo dõi nhiệt độ của xoong, nếu như xoong bị cạn nước, lập tức nhiệt độ tăng nhanh khi đó CPU phải ngắt không cho đèn công suất hoạt động để an toàn cho người sử dụng. + Một cảm biến gắn ở ốc bắt đèn công suất nhằm theo dõi nhiệt độ của đèn công suất, nếu đèn công suất bị quá nhiệt thì CPU sẽ ngắt dao động đưa đến đèn công suất để cho đèn công suất nghỉ. - AN - Quạt làm mát Có nhiệm vụ làm mát cho đèn công suất và các bộ phận bên trong bếp. - Buzzer - Chuông. Chuông phát ra thông báo cho người sử dụng biết mỗi khi bếp chạy hay ngắt, hoặc khi bấm các nút chỉnh. - Display - Hiển thị. Là hệ thống các đèn Led hoặc đèn Led 7 đoạn để hiển thị các chế độ đun, nấu và nhiệt độ của bếp. - Synchronous Signal - Tín hiệu đồng bộ. Đây là hai tín hiệu lấy ra từ hai đầu cuộn dây làm việc của bếp nhằm giúp cho CPU phát hiện ra sự có mặt của xoong trên bếp. - OC (Over Curren) - Báo quá dòng Đây là tín hiệu báo về CPU cho biết tình trạng quá dòng của bếp, để CPU cho bếp nghỉ, bếp không bị hỏng. - OV (Over Voltage) - Báo quá áp. Đây là tín hiệu báo tình trạng quá áp trên cuộn dây làm việc báo về CPU để CPU cho bếp nghỉ, tránh tình trạng hư hỏng bếp do điện áp tăng CÔNG TY CỔ PHẦN TM XNK KHÂU THỊ Showroom: 232 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP. HCM Tel: (08) 62 64 71 73 - 0932 939 039 - Fax: (08) 38630944 Website: www.capri.vn - www.capri.com.vn - Email: khauthi@gmail.com