Ghép xương tự thân trồng răng implant có nên không

Thảo luận trong 'Các mặt hàng khác' bắt đầu bởi haido92, 15/3/16.

  1. haido92

    haido92 Thần Tài

    Thưa bác sỹ . Em muốn hỏi về cấy ghép implant ạ. Em có mấy chiếc răng hàm bị mất do sâu răng đã khá lâu nên muốn đi làm implant cho chắc chắn nhưng em nghe nói muốn làm implant thì phải ghép xương tự thân. Em không biết ghép xương theo phương pháp này là như thế nào và ghép xương tự thân có ảnh hưởng gì không thưa bác sỹ? nên lựa chọn cấy ghép răng implant ở đâu tốt khi vực Hải Dương. Mong bác sỹ tư vấn giúp ạ. Cảm ơn bác sỹ. (Hồng Ngọc – Hải Dương).

    [​IMG]

    Trả lời :
    Chào bạn Hồng Ngọc !

    Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Ghép xương tự thân có ảnh hưởng gì không trong quá trình trồng răng implant có đau không” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.

    Ghép xương trong làm răng implant là phương pháp lấy vùng xương tự thân ghép vào vùng xương hàm làm implant để làm tăng kích thước xương hàm, giúp cho implant được neo giữ tốt trên cung hàm mà không bị đào thải sau khi cấy ghép.

    Không phải tất cả các trường hợp làm implant đều phải ghép xương. Ghép xương chủ yếu được áp dụng trong trường hợp xương hàm bị thiếu chiều rộng, chiều cao và khối lượng, không đủ để giữ được trụ implant được chắc chắn. Tình trạng xương hàm thiếu mật độ để cấy ghép răng có thể do cấu trúc xương kém nhưng chủ yếu là do mất răng lâu ngày nên phần xương hàm chỗ răng mất không còn lực tác động để duy trì nên sẽ bị tiêu hõm dần dần. Nếu để tình trạng mất răng xảy ra quá lâu mà không được trồng răng giả thì chỗ xương hàm đó chắc chắn sẽ bị tiêu đi và các răng kế cận sẽ có xu hướng đổ xiên vào vùng răng mất.

    Trường hợp của bạn bị mất răng đã lâu có cần phải ghép xương hay không sẽ qua thăm khám cụ thể của nha sỹ. Một số vị trí trên cơ thể có thể lấy để ghép xương cho xương hàm là vùng xương sườn, xương mào chậu, xương sọ.

    Ghép xương tự thân khi làm implant về cơ bản chỉ có tác dụng làm tăng mật độ xương hàm nên không có biến chứng nào xảy ra khi làm răng bằng phương pháp cấy ghép. Tuy nhiên, khi ghép xương tự thân ít nhiều cũng sẽ gây ra đau nhức trong quá trình phẫu thuật. Có lưu ý cơ bản trong việc thực hiện ghép xương là phần xương ghép phải phù hợp với chỗ xương hàm nhận cấy ghép implant. Người sử dụng xương tự thân để ghép răng phải ở tuổi trưởng thành tức là trên 18 tuổi, không mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng hay các bệnh lý toàn thân như bệnh về gan thận, bệnh về máu…Do đó, trước khi thực hiện ghép răng bạn sẽ được xét nghiệm máu, kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng, chụp :-@quang để xác định rõ lượng xương cần để thực hiện cấy ghép ra sao.

    Ghép xương hay làm implant cần nha sỹ phải là người có kinh nghiệm để hạn chế rủi ro cũng như giúp cho ca cấy ghép không bị đào thải. Tốt nhất bạn nên thực hiện cấy ghép theo công nghệ Implant 4S của Hoa Kỳ – công nghệ ghép implant đã được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đánh giá là giải pháp hàng đầu cho việc ghép răng. Công nghệ sử dụng kỹ thuật cấy trụ trực tiếp vào xương hàm nên hạn chế tối đa phải tách nướu, giảm đau nhức và giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Với Implant, cấy ghép implant sẽ có độ tích hợp xương nhanh chóng, hoàn toàn không có hiện tượng đào thải.