Truyện Ngắn và Thơ!

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi Phúc Thịnh, 19/4/12.

  1. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Gió
    Phần 1
    ===========================================
    Ông vừa khúc khắc ho vừa lẩm bẩm, tệ quá, chẳng gió máy gì mà cũng viêm họng, rồi nhoài người ra bên ngoài cửa sổ, nhìn kìa, cây cối im phắc như đã chết vậy. Vợ ông, một phụ nữ mảnh mai, tóc bạc búi lại thành búi nhỏ sau gáy, bưng một tách trà còn nóng, đến bên ông, nhỏ nhẹ, ông có nhìn thấy dãy cờ xanh, đỏ, tím vàng trước cổng công ty BM bên kia đường không. Ông hơi giật mình, quay lại, tại sao không.

    Gần đây, ông vẫn có cách trả lời bằng một câu hỏi như vậy. Bà bảo, mấy lá cờ đang bay phần phật trong gió đấy, lá màu xanh kia còn muốn tơi tả ra vì sức gió quá mạnh. Ông đáp, giọng bất bình, mắt tôi còn tốt mà. Làm gì có chút gió nào. Bà cười nhẹ, tôi biết, chỉ có mắt tôi dạo này tệ quá. Thôi, ông vào đi kẻo... Bà dừng lại, không thốt ra chữ “gió máy” để tránh một cuộc cãi cọ, ông uống chút trà gừng cho đỡ ho. Ông đỡ lấy tách trà, mắt gườm gườm nhìn vợ rồi bỏ đi sang phòng bên cạnh. Thấy máy tính của bà đang mở, ông ghé mắt nhìn. Trong hộp thư có hàng lô hàng lốc những thư mời hội thảo: Đánh thức con người vĩ đại trong mỗi chúng ta, Khai thác sức mạnh tiềm tàng trong mỗi cá nhân, Cách thức thu phục nhân tâm, Phương pháp tiếp cận đối tượng hiệu quả nhất, Cách học tiếng Anh siêu tốc... Ông chồm người tới, vừa di chuột delete vừa hầm hừ, điên hết cả rồi. Hội thảo, hội thảo cái... ông dừng lại một chút rồi nói to, vô bổ. Bà chạy vội đến, quả thật hội thảo nhiều quá, tốn tiền quá. Ông quay lại, vẻ thách thức, vấn đề không phải là nhiều, không phải là tốn tiền mà là vô bổ. Một đống người chen chúc trong những phòng họp kín mít thì chỉ nói ra được những lời của kẻ ốm dở, của kẻ sắp chết ngạt mà thôi. Bà nhắc, ông uống trà đi kẻo nguội. Ông nhấm một ngụm trà rồi đặt đánh cạch chiếc tách xuống bàn, cầm lấy cái điện thoại di động đang nhấp nháy sáng với hàng chục lời mời chào: xin chúc mừng bạn, bạn đã có người bầu bạn, xin hãy gọi... bạn sẽ trúng hai trăm triệu nếu tham gia vào cuộc chơi này, hãy gọi ngay kẻo tuột mất cơ hội... bạn đang đứng trước thời khắc vàng, gọi ngay... Ông mạnh tay xóa sạch các tin nhắn, lặp lại câu nói quen thuộc, điên hết cả rồi, lúc nào cũng tiền, ở đâu cũng tiền, rồi mạnh tay vứt điện thoại vào góc nhà. Ông quay lại khi nghe tiếng bước chân vợ, bà có nghĩ vậy không. Bà mỉm cười, ra dấu thuận theo ông. Nhiều tháng nay câu chuyện giữa họ chỉ quẩn quanh vậy và bà bao giờ cũng thuận theo ông. Họ quen nhau khi ông đến thư viện, nơi bà làm thủ thư. Bữa đó, sau hai lần tìm cuốn sách đại cương địa - vật lý của một học giả người Pháp mà không được, ông ghé hú họa một lần nữa thì gặp bà. Bà cầm phiếu đề nghị của ông, đi rất lâu rồi mang cuốn sách trở về, đặt trước mặt ông. Ông cảm động nói, cám ơn cô nhiều lắm. Bà đáp, không có chi. Sau câu chào từ biệt, ông đã bước ra đến cửa, bỗng quay lại, cô là người thủ thư tuyệt vời nhất mà tôi từng biết. Bà đỏ mặt, không đáp. Ông nhiều lần mượn sách, trả sách, thường vào đúng giờ làm việc của bà. Mỗi lần, ông nán lại một chút, lần sau lâu hơn lần trước, cho đến khi họ cùng ra về trên con đường phủ đầy bóng mát những cây xà cừ, cây sấu. Hóa ra họ gần như ở đối diện với nhau, qua một mặt hồ. Ông sống trong căn phòng nhỏ ở khu tập thể của viện nghiên cứu bên này hồ. Bà sống cùng cha mẹ tại một trong những căn phòng của ngôi nhà lớn do ông bà nội để lại, phía bên kia hồ. Căn nhà đẹp đẽ, sang trọng thời trước giờ đã trở nên bề bộn, chật chội bởi cha của bà, rồi lần lượt các cô chú đều đã có gia đình riêng và họ cùng nhau tề tựu dưới mái nhà đó, mỗi người mỗi phòng, rồi người thì cơi nới thêm cái bếp, kẻ che thêm gian phòng trên sân thượng, người lại chiếm chỗ làm sân phơi. Mỗi lần ông đến thăm, gần như phải giáp mặt gần hết các cô chú, dì dượng và lũ em họ. Sau khi cưới, họ dọn từ căn nhà tập thể của gia đình sang căn phòng tập thể của viện nghiên cứu. Căn phòng mười lăm mét vuông, chỉ đủ kê một chiếc giường, một chiếc bàn làm việc. Các công trình nghiên cứu quan trọng của ông đều được viết tại đó, bên cạnh chiếc bếp dầu đầy muội khói, trong tiếng khóc của đứa con trai. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, bà vẫn thấy mình chỉ là cô thủ thư nhỏ bé trước ông, nhà khoa học tài năng. Có lẽ, chính cách nghĩ đó của bà đã giúp cho cuộc sống gia đình họ trôi qua yên ấm, ngay cả trong những ngày tháng khó khăn, vất vả. Mười mấy năm trước, sau khi tiễn đứa con trai duy nhất đi du học, hai vợ chồng trở về nhà, ngồi trong căn phòng bỗng chốc đã thành trống trải, vắng lặng. Khi bà mang đến cho ông một tách trà, ông bảo, bà ngồi xuống đi. Rồi ông nói thêm, bà biết không, nhược điểm lớn nhất và duy nhất của bà chính là ở chỗ bà không ý thức được vị thế của mình. Bà không biết rằng bà vô cùng quan trọng với tôi, với con, với gia đình này. Ông đi vòng ra sau lưng bà, vỗ nhè nhẹ vào vai vợ. Bà khóc lặng lẽ, đôi vai hơi rung lên. Giờ đây, bà cũng khóc lặng lẽ khi nhìn ông đi đi lại lại qua những căn phòng như một kẻ mộng du.


    Bà không thể trả lời câu hỏi tại sao và từ khi nào về cảm giác “không có gió” của ông. Chiều nọ, ông từ viện nghiên cứu trở về, ở rất lâu trong phòng riêng rồi bỗng chạy ra mở tung hết các cánh cửa lớn bé trong nhà, kêu to lên, sao chẳng có chút gió nào thế này, giữa lúc mùa đông chớm về, gió đang lay động tất cả các cánh rèm và nhiệt độ đang xuống thấp.

    Theo thói quen, bà không gặng hỏi, không cãi lại, bà nghĩ chắc ông đang bực bõ điều gì, rồi mọi thứ sẽ qua. Nhưng bà đã nhầm. Cảm giác thiếu gió đã thành một căn bệnh, mỗi lúc một mạnh hơn, giống như những ngọn gió đã hợp thành cơn bão vậy. Mà là một cơn bão không thuyên giảm, không tan. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng đó là một trạng thái tâm lý và nhất thiết cần phải biết nguyên cớ thì mới mong có thể chữa chạy. Thế nhưng ông không bao giờ hé lộ chuyện gì đã xảy ra trong buổi chiều đó hay trong những ngày tháng đó. Ở viện nghiên cứu, một số người cho rằng có thể do thất bại của một công trình nghiên cứu về địa chấn mà ông đã mất nhiều công sức, số khác lại suy đoán có lẽ do sự bất đồng sâu sắc trong quan điểm làm khoa học giữa ông và viện trưởng. Bà không nghĩ vậy. Ông là một người từng trải, những sai sót, những khó khăn, những thất bại trong công việc cũng như sự bất hòa triền miên giữa ông và những người lãnh đạo là điều quá bình thường với ông, chúng không thể quật ngã ông theo một cách khốc liệt thế này.
    Theo lời khuyên của bác sĩ, bà đưa ông về quê, hy vọng sự thay đổi cảnh quan sẽ giúp ông thoát khỏi những ám ảnh. Bà đặt ghế trước hiên nhà cho ông ngồi, mắc võng vào thân hai cây xoài lớn để ông nằm nghỉ rồi đưa ông đi dạo dọc bờ sông nhỏ... Bà nói dè dặt, dễ chịu quá, gió ở quê mới thực là gió. Ông lim dim, gật gù vẻ như lắng nghe vợ rồi bất thần mở to mắt, nhìn bà, tôi đâu phải là đứa trẻ lên ba để bà dỗ dành, phỉnh nịnh. Đâu, gió đâu, ông hỏi dồn dập, giọng thách đố. Thấy vợ im lặng, ông cười đắc thắng, rõ ràng là chẳng có tí gió nào. Rồi vừa đưa tay vò rối mái tóc chớm bạc ông vừa càu nhàu, bức bối không chịu nổi.
    Trở lại thành phố, bà đành an phận với cuộc sống có phần bất thường của mình. Trong từ điển của bà không có từ gió. Mỗi khi có khách đến chơi nhà, bà thì thầm dặn dò để tránh những kích động không cần thiết. Lần nọ, người em trai của ông ở xa về, ghé thăm, đã làm nổ tung cả căn nhà vì một câu nói vô tình. Vừa bước vào nhà, ông em đã cất giọng hào hứng, ở thành phố mà có được mảnh vườn, nắng gió tràn trề thế này thì quá hạnh phúc, quá may mắn. Bà vừa đưa tay ngăn lại, ông đã từ trong phòng xăm xăm bước ra, chẳng kịp chào hỏi, chú bảo sao, gió hả, gió đâu chú chỉ tôi xem. Bà nhẹ nhàng, chú ấy nhầm. Thôi hai anh em uống nước chanh cho mát.
    Người em nghe chuyện, bất bình, không thể sống như vậy được, phải có cách thoát khỏi tình cảnh này chứ. Anh ấy hao mòn đi mà chị cũng cạn hết sức lực rồi. Bà hỏi, giọng mệt mỏi, chú bảo cách nào đây. Người em ngồi thần người một lúc rồi bật kêu lên, đưa anh ấy sang Pháp, chỗ cháu T. đang sống ấy. Thời buổi người ta có thể dùng nhịp tim để điều khiển điện thoại di động, người ta có thể sản xuất ra Graphene (1) mà một chứng tật khơi khơi thế này đành bó tay sao.
    Sau gần cả tháng trời chạy đôn chạy đáo, lo các thủ tục cần thiết cả ở Pháp và Việt Nam, ông bà cùng người con trai ra phi trường. Ông có vẻ hơi ngơ ngác nơi chốn đông người qua lại nhưng không có phản ứng gì đặc biệt. Chỉ đến khi bước vào khoang máy bay mọi chuyện mới xảy ra. Ông đứng chắn ngay cửa ra vào, chỗ cô hướng dẫn viên mặc áo dài đỏ xinh đẹp đang tươi cười đón khách. Ông kêu lên, giọng khản đặc, ngột ngạt quá, làm sao mà chịu nổi, cô làm ơn đi. Cô nhân viên nhã nhặn, dạ, cháu có thể giúp gì cho bác ạ. Ông vẫn không hạ giọng, giúp gì ư, giúp đưa tôi ra khỏi chỗ ngột ngạt này. Cô nhân viên đỏ bừng mặt, nhìn vợ ông và người con trai cầu cứu, thế này là sao ạ. Sau lưng ông, hành khách đã dồn đống lại, vài người nghển cổ lắng nghe câu chuyện. Có ai đó nói nhỏ, giáo sư K. kìa. Chắc ông ấy đi dự hội nghị khoa học. Có ai đó chép miệng, ủa, tôi mới thấy ông ấy nói chuyện trên TV mà sao hôm nay lại gầy yếu thế kia nhỉ. Bà và con trai bối rối xin lỗi rồi đưa ông trở lại nhà ga. Người phụ trách lịch sự lắng nghe câu chuyện của họ nhưng từ chối nhận một hành khách như ông, để bảo đảm an ninh cho chuyến bay. Người con trai hỏi, có cách chi khác không. Người phụ trách cười, không rõ là đùa hay thật, phải thuê một chuyên cơ.
    Cả bà và con trai, không ai ngờ rằng chuyến đi bất thành lại là dấu mốc cho sự thay đổi tâm tính của ông.
    Ông không còn nói đến sự thiếu gió nữa mà là nói đến việc có gió, rất nhiều gió ở một nơi nào đó. Đương nhiên, đó không phải là một quốc gia có tên tuổi, có vị trí, có ngôn ngữ, có diện tích, có số dân... trên bản đồ thế giới mà ai cũng biết. Ông ngồi bên máy tính, gõ vào tất cả các trang mạng, hy vọng có thể tìm thấy dấu vết của xứ Gió - ông đặt tên cho vùng đất mơ ước của mình như vậy. Ông để bên cạnh một cuốn sổ nhỏ, một cây bút và ghi lại những dấu hiệu, những chi tiết, những chỉ số có liên quan đến gió. Ông vào xem cả cuốn phim hoạt hình Gió có họ hàng với mèo, chăm chú nghe lời thoại của con cáo và con mèo khi gió cuốn phăng những con cá của mèo đến chỗ cáo và gió lại cuốn phăng mấy miếng xúc xích của cáo tới chỗ mèo. Ông ghi vào sổ tay: Gió - cáo - mèo. Ở trang bên cạnh, là một số câu thơ, được ghi cách đoạn để đánh dấu những tác giả khác nhau: Khi tôi về qua khu phố nhỏ/gió mùa cũng trở về... Ngồi đây nhớ gió muôn trùng/nhớ em mọi nhỏ trên rừng xưa kia... Mây trắng bay đi cùng với gió/Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ... Đêm thẫm tối dịu dàng chỉ có gió là tự do trong khu vườn rộng... Gió phần phật bất ngờ bứt tung lá úa/và bẻ hướng đàn chim như những mũi tên bay... Ôi buồn sao trên bến bờ này/anh chỉ một thân cây không cành lá... Ở một ga lẻ/Tôi thấy mình bước ra khỏi vở kịch... (2)Có hôm bà mang sữa vào phòng, thấy ông đang chăm chú xem những bức tranh vẽ cảnh gió bão trên biển của một họa sĩ Nga nổi tiếng. Không biết có vợ bên cạnh, ông vừa xem tranh vừa ngâm nga, Đi đến đó dường như ta có hẹn/hẹn cùng ai, không nhớ rõ là ai (3)... Bà lẳng lặng đặt ly sữa rồi đi ra. Bà không biết trước năm 25 tuổi, tức là trước ngày quen bà, ông đã đọc, đã xem những gì nhưng từ bấy đến giờ, bà chỉ thấy ông đọc các loại sách chuyên ngành hẹp và một số ngành khoa học tự nhiên có liên quan. Việc ông đọc tiểu thuyết, đọc thơ, xem tranh, xem phim khiến bà thấy ngỡ ngàng. Bà có cảm giác một con người khác đã nhập vào ông hay ông đã bỗng dưng thay đổi thành một con người khác. Bà thấp thỏm chờ đợi một kết cục, theo linh cảm của bà, một kết cục không mấy vui vẻ.
    Chiều nọ, sau mấy tháng ở lì trong nhà, ông bắt đầu ra phố, đi dạo dưới hàng cây bằng lăng đang nở hoa tím. Ông hào hứng, hoa bằng lăng đẹp quá bà ạ, cả dãy phố rực rỡ hẳn lên, sáng sủa hẳn lên. Ông đi chậm rãi, đầu hơi cúi xuống như chăm chú đếm bước chân của chính mình, hoàn toàn không để ý đến dòng người ồn ã, tấp nập dưới lòng đường. Đi hết đoạn vỉa hè xuôi xuống con dốc nhỏ, ông quay trở lại chỗ góc đường có cửa hàng bách hóa lớn, rồi lại trở về lối cũ. Cứ như vậy, mỗi chiều ông lại ra phố và chỉ trở về khi trời đã xâm xẩm tối với vẻ bồn chồn trong ánh mắt, trong cử chỉ. Ông nói, như để trấn an bà, đi bộ là cách tập thể lực tốt nhất cho người cao tuổi nhưng ông không rủ bà cùng đi. Bà biết ông đang chuẩn bị cho một việc nào đó nhưng không thể biết đích xác là việc gì. Trong một buổi chiều như vậy, khi quay gót, ông vấp phải thanh sắt chìa ra từ một tảng bê tông của ngôi nhà đang phá vứt ra ngoài lề đường. Ông tập tễnh về nhà, vẻ lo lắng, tệ quá, sao lại xảy chuyện vào lúc này chứ. Bà nghe hai chữ lúc này có vẻ gì rất đặc biệt nhưng chỉ lẳng lặng rửa vết đau và băng bó cho ông, nói nhỏ nhẹ, vài bữa là ông sẽ đi lại được thôi. Thế nhưng vết thương sưng tấy khiến ông phát sốt và phải đưa vào viện vì sợ trùng uốn ván. Ông nằm đó mê man trong cơn sốt, mặt đỏ bừng bừng, mắt nhắm nghiền, đôi lần thốt lên những câu nói rời rạc khó hiểu: Hãy tin vào cơn đau của mình... Cây cầu hay dòng sông... Trước ta hay sau ta... Bà ngồi trên chiếc ghế nhỏ, nhìn từng giọt, từng giọt dung dịch trong suốt truyền vào cơ thể ông. Nước mắt của bà cũng rơi từng giọt từng giọt mặn chát qua đôi môi đã se khô.
    Rồi cơn sốt qua đi. Ông về nhà, chiều chiều lại ra phố. Bà thường đứng bên ô cửa nhỏ nhìn ông, cảm thấy hết sự bất lực của mình. Dù không nói ra, cả hai đều ý thức họ đang từ từ tách biệt khỏi nhau và đều biết rằng đó là điều không thể cứu vãn. Chiều nọ, lúc bà đi thăm một người bạn bị ốm trở về, ông đã đi khỏi. Trên bàn làm việc của ông, bà nhìn thấy bức thư viết tay: Anh đi đây. Anh tin là em hiểu anh như đã từng hiểu anh mấy chục năm qua. Với số tiền chúng ta dành dụm cho tuổi già, em hãy chăm lo việc ăn uống, thuốc thang. Em có thể thu xếp sang sống với con. Phần dưới bức thư, ông ghi lại câu thơ của Paul Eluard: Dans l’amour la vie a toujours/Un coeur léger et renaissant/Rien n’y pourra jamais finir/Demain s’y allege d’hier (Trong tình yêu cuộc sống mãi mãi có/ một trái tim nhẹ tênh đang hồi sinh/ở đó không có gì kết thúc bao giờ/ở đó ngày mai nhẹ bớt gánh nặng hôm qua) (4). Rồi lại viết thêm một đoạn nữa: Anh không nhớ đã đọc hay đã nghe ở đâu đó câu nói này: văn chương là thứ tuyệt nhất được phát minh ra để tránh bất hạnh. Bấy giờ anh không để ý lắm nhưng giờ đây thì anh thấy đó là một nhận xét xác đáng. Văn chương bày cho ta một cách sống khác, đem cho ta những hy vọng khác. Đem toàn bộ tài liệu của anh tặng lại viện nghiên cứu hoặc thư viện khoa học tự nhiên và hãy đặt trên giá sách của em những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ của Dostoievxki, Camus, Paul Eluard, Kawabata... Anh. Bà đọc bức thư một lần nữa, dừng lại một chút chỗ mấy câu thơ của P. Eluard rồi gấp thư, đặt vào cuốn album gia đình. Bà không khóc. Bà không tin rằng ông ra đi mãi mãi. (Còn nữa)

    Truyện ngắn của Ý Nhi
    ===============================================================================
    (1) Vật liệu công nghệ cao, được tạo thành từ một nguyên tử carbon, cứng hơn thép, nhẹ hơn lông chim. Vật liệu siêu nhẹ này sẽ làm nên cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, nghiên cứu vũ trụ, y tế...
    (2) Thơ của Nguyễn Xuân Thiệp, Bùi Giáng, Xuân Quỳnh, Đinh Thị Như Thúy, P. Neruda, G. Lorca, Vũ Thành Sơn.
    (3) Thơ Tô Thùy Yên
    (4) Thơ Paul Eluar, Huỳnh Phan Anh chuyển ngữ.
     
  2. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Gió
    Phần 2
    ===========================================
    Hằng ngày, bà chỉ quanh quẩn trong nhà. Đi đâu xa, bà luôn để chìa khóa dưới tấm thảm chùi chân mà ông từng quen thuộc.

    Rồi bà bắt đầu cuộc tìm kiếm của mình bằng việc đi coi thầy theo lời khuyên của người bạn học cũ. Từ trước đến giờ bà chưa từng làm việc này nên trống ngực bà đập thình thịch khi bước vào căn phòng nhỏ hẹp tăm tối, nơi ông thầy mù ngồi tựa lưng vào bức tường màu xám nhạt. Ông ta cất giọng, nghe xa xôi như vọng lên từ cõi nào, bà nói đi, ngày tháng năm sinh. Nghe bà nói xong, ông ta bấm bấm vào những đốt tay to bè, miệng lẩm nhẩm, Canh Dần, cao số đây, bà đã qua hai lần đò phải không. Thay vì phản đối hay giận dữ, không hiểu sao bà lại nói lí nhí, dạ không, không phải ạ.

    Ông thầy có vẻ phật ý, cao giọng, thế bà cần gì. Một lần nữa, thay vì đứng dậy ra về, bà lại run run kể câu chuyện và hỏi thầy chồng mình đang ở đâu. Ông thầy cười phá lên, ở gần ngay đây thôi, vui vẻ, khỏe mạnh, đi dã ngoại ấy mà. Dăm bữa nửa tháng sẽ lại quay về. Bà đặt tiền vào chiếc hộp gỗ cáu bẩn rồi vội vã đi ra, lòng phân vân, nửa tin nửa ngờ. Nhưng nhiều ngày qua đi vẫn chẳng có tin chồng, bà lại theo lời người hàng xóm tìm đến một ông thầy khác, trú ngụ trong túp lều bên chân cầu. Tiếng nước đập ì oạp vào bờ đất ngay bên ngoài vách lá khiến người ta có cảm giác như đang ngồi trên một con thuyền chòng chành giữa dòng nước. Ông thầy đeo kính râm nhưng các cử chỉ đều rất lanh lẹ, chính xác. Bà vừa bước vào, chưa kịp định thần, chưa kịp mở lời, ông thầy đã cất tiếng, chồng bà đang sống ở một nơi rất xa và đang cảm thấy yên ổn trong tâm hồn, bà không cần lo lắng.

    Đó chẳng qua chỉ là ý muốn nhất thời bồng bột của đứa trẻ còn sót lại trong mỗi con người thôi. Bà biết đấy, bọn trẻ sau khi chơi đùa chán chê với những trò do chúng tưởng tượng ra, sẽ quay lại với thực tại. Ông ấy sẽ về. Nhưng rồi một lần nữa, lời tiên đoán của ông thầy đã không thành hiện thực. Giữa lúc bà định thôi hẳn chuyện thầy bà thì một nhân viên ở viện nghiên cứu của ông ghé thăm rồi đưa bà đến ngôi đền lớn ở ngoại ô thành phố. Hồi ông còn làm việc, anh ta là cộng sự gần gũi nhất. Theo lời anh ta, bà thầy này là một nhà ngoại cảm. Khác với hình dung của bà về nhà ngoại cảm, bà thầy mặc áo lụa nâu, đầu vấn khăn nhung đen như một phụ nữ nền nếp của thế kỷ trước, ngồi đĩnh đạc sau một chiếc bàn thấp trong gian phòng nhỏ trống trải bên trái ngôi đền. Đôi mắt tinh anh của bà thầy nhìn xoáy vào bà khi nghe bà hỏi nguyên cớ sự thay đổi tâm tính của chồng. Gần như bất động, chỉ khẽ nhíu đôi mày thanh tú, bà thầy quả quyết, giọng trong vắt như chuông, chẳng có lý do trực tiếp nào đâu.
    Đó chỉ là giờ phút phải đến sau bao nhiêu tháng năm, là kết cục tất yếu của một quá trình. Đó là một quá trình bí ẩn, ngay chính người đó cũng không thể ý thức hết, chỉ có thể cảm biết mà thôi. Người ngoài, dù là người vợ, cũng không thể hiểu được sự diễn biến của quá trình đó. Người ta vẫn có câu: các sự việc không để cho ta lần ra dấu vết của chúng. Chớ tin vào vẻ ngoài của sự vật. Người ta gọi quyết định ra đi của ông ấy là thời khắc giác ngộ. Bà đừng buồn mà nên vui vì không phải ai cũng có thể giác ngộ, phần đông chúng sinh chìm trong cõi u mê cho đến khi từ giã cõi đời này. Dứt lời, bà thầy lại ngồi im phắc, hai bàn tay trắng xanh áp lên mặt bàn như một cử chỉ của cuộc hành lễ, báo hiệu sự kết thúc. Bà thầy không nhận tiền, chỉ dặn bà vào đền thắp nén nhang tạ ơn trời phật. Mặc dù thoáng có ý nghĩ về sự sắp đặt của người nhân viên cho cuộc gặp này, bà vẫn cảm thấy được an ủi vì cung cách và lý lẽ trong lời phán của nhà ngoại cảm.
    Khi đầu óc có phần tỉnh táo, bà bắt đầu sắp xếp lại căn phòng của ông, nơi sách vở bừa bộn, chồng chất lên nhau, nơi những cuốn sách được mở ra chưa kịp đóng lại, nơi bà gần như không dám chạm tới vì sợ làm mất dấu những trang viết, làm thất lạc những tài liệu ông đang tra cứu.
    Lúc xếp lại sách vở trên bàn, bà tìm thấy khá nhiều những trang giấy kẻ ô đã được đánh dấu cho cuộc chơi cờ ca rô một mình của ông cùng những quân cờ rơi vãi ngả nghiêng trên bàn cờ vua. Đặc biệt, có khá nhiều những ghi chép lạ lùng, ví như đoạn ghi lại câu chuyện về con sư tử bị cho là đần độn, không thể làm trò đã bị đoàn xiếc đem tặng cho sở thú.
    Chính nó, một ngày nọ bỗng diễn được tất cả các trò người ta đã dạy nó từ ngày trước, với dòng ghi chú có gạch dưới: cái hạt bị đánh mất chợt nảy mầm trong gió hoặc những ghi chép tỉ mỉ về lối sống, về các lề luật, các phong tục… của tộc người Amish (5), về những tảng đá xếp chồng lên nhau giữ thế cân bằng hàng ngàn năm ở Bernadino, về màu mây xanh lá cây trên bầu trời Moscow vào đầu mùa hạ… Không hiểu do đâu, bà lại chú tâm vào đoạn ghi chép về cuốn tiểu thuyết Đảo xanh của nhà văn H. Ông tô đậm chữ gió và viết hoa hai chữ Đảo xanh với một dấu chấm hỏi lớn (?).
    Gần như ngay sau đó, bà tìm thấy một tin nhắn còn lưu lại trong điện thoại của ông: nếu bạn muốn đến Đảo xanh, xin hãy gọi… Số điện thoại dài bất thường, gồm 17 chữ số này gửi đúng vào ngày ông bắt đầu ra phố vào mỗi buổi chiều. Bà đứng sững giữa căn phòng, đưa tay chặn lên ngực, nơi tim bà đang đập loạn xạ, linh cảm đã tìm ra một manh mối. Bà lục tung chỗ sách để tìm cuốn tiểu thuyết nhưng không thấy. Có thể ông đã đem cuốn sách đi cùng như kiểu người ta mang theo một tấm bản đồ để dò đường khi đến một nơi xa lạ.
    Bà thử bấm vào số điện thoại trong máy, chỉ nghe thấy những tiếng tít tít tít vọng tới về cõi xa xăm nào. Bà tìm đến các tòa soạn báo, các trung tâm nghiên cứu để hỏi về Đảo xanh với hy vọng được biết ít nhiều về nơi ông có thể đến. Mọi nơi đều hứa hẹn, chỗ thì một tuần, chỗ thì nửa tháng, chỗ cả tháng trời nhưng khi quay lại, người vồn vã, kẻ hững hờ đều có một câu trả lời gần giống nhau: không thể tìm thấy. Vài người nhận ra vẻ thất vọng trên gương mặt bà nên ái ngại, tìm cách giải thích thêm, có hàng vạn hòn đảo trên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương… có tên gọi là Đảo xanh, những Green Island này nhiều vô kể, không sao có thể xác định đâu là hòn đảo bà cần tìm. Một cô gái ở viện nọ, sau khi nghe câu chuyện đã an ủi bà, bà ơi, làm sao có thể xác định được một nơi chốn do nhà văn tưởng tượng ra, nó cũng giống như việc ta không thể nào tìm được một ai đó ngoài đời giống hệt nhân vật của họ vậy. Bà sực tỉnh, có cảm giác mình vừa ra khỏi một giấc mơ dài dặc, rối rắm, nặng nề. Bà quyết định ra đi cùng con trai.
    Năm năm sau, trong một lần sắp xếp lại các sách báo trên bàn làm việc của con trai, bà nhìn thấy bài bút ký của một nhà báo Pháp. Hai chữ Đảo xanh trong tựa đề bài báo đập thẳng vào tâm tưởng khiến bà choáng váng, muốn khuỵu ngã. Bà vội vã ngồi xuống, đầu tựa vào thành ghế, khép mắt lại, tay chặn lên nơi ngực trái. Đảo xanh trong bài báo là một hòn đảo nhỏ bé, xinh đẹp và quyến rũ nằm giữa biển Ấn Độ Dương.
    Đó là một đảo quốc vừa mới giành độc lập và do một vị tổng thống còn rất trẻ có tinh thần dân chủ lãnh đạo. Vị tổng thống, trong những lần khác nhau, từng có những câu nói làm cho các cư dân của mình, nhất là những người trẻ tuổi mãn nguyện: mức độ tôn trọng trí thức là thước đo của một nền dân chủ hay một quốc gia phát triển không phải là nơi người nghèo có xe riêng mà là nơi người giàu dùng phương tiện giao thông công cộng hoặc Steve Jobs là thần tượng của tôi, ông đã sáng tạo nên một thế giới, một thế giới huyền diệu...
    Theo truyền thống, đảo quốc này đón các vị đại sứ đến trình quốc thư vào mùa hạ hằng năm với những loạt đại bác vang dội. Dân trên đảo gọi đó là mùa đại bác. Cùng với những tiếng đại bác vang rền như sấm, dân đảo tổ chức các cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Vì vậy, mùa hạ cũng là mùa lễ hội lớn nhất trong năm của họ. Nguồn lợi chủ yếu của đảo quốc là dầu lửa và thủy hải sản. Là một vùng đất nhỏ, cách quy hoạch của đảo rất độc đáo. Dinh tổng thống nằm ở chính giữa, vòng tiếp theo là các cơ quan hành chính, vòng ngoài nữa là những ngôi chùa, những nhà thờ, những ngôi đền, là ngọn tháp Bình yên… và vòng ngoài cùng với nhà hát xây theo kiểu Pháp, trung tâm thương mại theo mô hình khép kín, bao gồm cả việc mua sắm, vui chơi, ăn uống và khu khách sạn, quán bar, những quầy bán đồ lưu niệm…
    Đây cũng chính là nơi dân cư đông đúc nhất, sinh động nhất. Các ngôi nhà ở đảo xây theo kiểu cách hiện đại nhưng không quá cao, không quá đồ sộ và tất cả đều quét sơn màu trắng, nổi bật trên màu xanh cây cối, núi đồi. Nhìn từ máy bay, quần thể kiến trúc gồm các vòng tròn đồng tâm này trông rất lạ mắt, rất độc đáo. Nhưng theo nhà báo, điều đặc biệt nhất, điều hấp dẫn nhất ở đảo quốc chính là cộng đồng cư dân đa sắc tộc sống trên đảo.
    Người Mỹ, người Anh, người Nhật, người Tây Ban Nha, người Nam Phi, người Pháp, người Brazil, người Malaysia, người Ấn Độ... sống cùng nhau, yên vui, hòa hợp. Có thể gọi đây là một hợp chủng quốc, một vùng đất hứa của thời hiện đại. Nhà báo ghi lại một số cuộc gặp gỡ các cư dân nơi đây: một nhà văn đồng thời là nhà ngoại giao đang làm cố vấn văn hóa cho vị tổng thống trẻ - người am hiểu sâu sắc văn hóa phương Đông, một cô chủ khách sạn - nơi nhà báo cư trú - thường mặc váy áo màu đen, đi xe Ford màu đen và rất ít lời, dường như vừa trải qua một câu chuyện tình cảm không như ý, một ông chủ quán bar có hàng ria mép được cắt tỉa cẩn thận, vẻ xởi lởi, biết tới năm thứ tiếng, hỏi tất cả các vị khách đến quán chỉ với một câu duy nhất, có gì mới không nhưng chẳng mấy để tâm đến câu trả lời vì còn bận chào đón, hỏi han người tiếp theo, một vị giáo sĩ không hiểu vì lẽ gì đã tịch khẩu, trò chuyện bằng cách viết lên tấm bảng nhỏ rồi xóa đi hoặc viết trên giấy rồi ngay lập tức bật lửa đốt, nheo nheo mắt nhìn chỗ tàn tro tan ra trong gió như đang thực hiện một nghi lễ…
    Nhà báo dành một đoạn khá dài cho một người đàn ông châu Á mà ông gặp tại đền thờ Đa giáo khi ông ta đang cùng giáo sĩ cầm từng nhúm cát màu rải xuống nền đất tạo nên những hình tròn, hình vuông kỳ bí mà họ gọi là mandala. Ông ta có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Pháp và một phần tiếng Anh. Ông ta cũng biết một ít thổ ngữ và các phong tục lễ lạt của dân trên đảo như lễ tạ ơn cá voi, lễ thiên táng người chết… Theo miêu tả của nhà báo, đó là một người đàn ông tầm thước, tóc đã bạc nhưng dáng đi còn nhanh nhẹn và có đôi mắt rất sáng, ánh nhìn tinh anh, thấu hiểu. Ông ta cho biết đã đến đảo trên thuyền đánh cá. Ông đưa cho các ngư dân một ít tiền rồi theo họ ra khơi. Lênh đênh cả tháng trên biển, khi họ ghé vào đảo mua thực phẩm, ông đi bộ dọc theo bờ biển và đã quyết định ở lại khi gặp một chàng trai trẻ khỏe mạnh, nước da ngăm ngăm, mái tóc quăn dày dặn và có đôi mắt đen ưu sầu.
    Ông tin rằng đây chính là chàng trai có tên Con trai cá ông và nơi ông dừng chân chính là Đảo xanh mà ông từng nghĩ tới. Chàng ta hỏi ông vài câu tiếng Anh sơ sài kiểu như ông ở đâu tới, ông làm nghề gì. Ông trả lời qua loa, cậu ta cũng không để tâm, chân vẫn bước dọc theo bờ cát, thỉnh thoảng lại nhảy lên tránh một con sóng lớn. Không hiểu vì sao ngay từ phút sơ giao chàng ta đã tin cậy rủ ông về căn nhà của mình, nằm bên cạnh một ngôi đền. Chàng ta cho biết mình là trẻ mồ côi, không tên tuổi, lang thang trên đảo, giúp người này một chút, người kia một chút để sống qua ngày, mới được nhà nước cấp cho ngôi nhà này vì chàng là người đầu tiên nhìn thấy con cá voi lớn trôi dạt vào bờ biển của đảo quốc. Từ ngày có tên, có nhà, cuộc sống của chàng đã ổn định.
    Dù vậy, chàng vẫn buồn, nghe đâu chàng vẫn mòn mỏi chờ đợi cô gái xinh đẹp nhất đảo quốc trở về dù không biết vì sao cô ra đi và hiện cô đang ở nơi đâu. Chàng ta thường rủ ông ra biển, lặn xuống đáy sâu để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rặng san hô mềm mại lả lướt theo nhịp sóng. Có lần, ông còn theo chàng bơi cùng những chú cá mập voi hiền lành, thân thiện. Ông bảo, mình đã không sao trấn áp được nỗi sợ khi nhìn tận mắt những chú cá to lớn, khi vây của chúng chạm vào mình, khi chúng há miệng khoe những chiếc răng nhọn hoắt. Chàng trai này là một hướng dẫn viên du lịch tài giỏi, am hiểu mọi ngóc ngách, mọi điều lý thú, mọi tập quán, thậm chí nhiều bí mật của đảo quốc.
    Thỉnh thoảng ông qua đền thờ trò chuyện với giáo sĩ, một cuộc trò chuyện có phần bất thường. Dù vậy, chỉ qua những dòng ngắn ngủi trên tấm bảng nhỏ, ông vẫn hiểu đạo sĩ là người đã sống ở rất nhiều nơi, đã đọc rất nhiều sách và có một tấm lòng quảng đại, nhân ái. Đôi lần, giữa chừng câu chuyện, ông thoáng có ý muốn hỏi han về nhà tù bí mật trên đảo, về cuộc giải cứu những con người vĩ đại mà đạo sĩ có tham dự nhưng rồi chỉ im lặng nhìn vào chiếc mandala huyền bí. Ông biết đạo sĩ đang lắng nghe, không chỉ là lời nói mà cả tâm tưởng của ông. Khi ngẩng lên, ông nhìn thấy trên tấm bảng nhỏ có dòng chữ “rút mũi tên ra”.
    Theo ông, đền thờ đa giáo không chỉ chứng minh quan niệm tôn giáo của đạo sĩ mà còn là chỉ dấu của một xứ sở dân chủ. Thảng hoặc, ông cũng ghé lại quán bar, mỉm cười trước câu hỏi của chủ quán, uống một ly bia, ngồi nhìn ra miền biển thăm thẳm trước mắt, mặc cho bao sự ồn ào qua lại của đám khách du lịch. Theo nhà báo, người đàn ông châu Á này có một sức lôi cuốn rất đặc biệt, gần như không thể lý giải. Nhà báo kể rằng mình đã giở một chút mẹo của nghề để thử dò tìm về ông ta. Qua câu chuyện bâng quơ về trời đất, sông núi, trăng sao, bão gió, động đất, sóng thần… nhà báo đồ rằng ông từng là một chuyên gia trong ngành vật lý, nhiều khả năng là vật lý địa cầu. Thế nhưng khi đến nơi này ông chỉ quẩn quanh bên vài ba người bạn ở vòng tròn thứ tư trên đảo quốc. Khi nghe nhà báo hỏi về cuộc sống và công việc trước khi đến đảo, ông cười nhẹ, việc đó đâu có chi quan trọng.
    Ông hơi cúi xuống như nghĩ ngợi điều gì rồi ngẩng lên, khuôn mặt bừng sáng, gió, điều quan trọng nhất chính là gió, vâng, bạt ngàn gió. Nhà báo viết, không hiểu vì sao, anh ta thấy nổi gai ốc khi nghe từ gió thốt ra từ người đàn ông nọ. Ngoài ảnh phong cảnh, nhà báo ghi được khá nhiều chân dung, trừ hai người là đạo sĩ và ông. Đạo sĩ mỉm cười, đưa tấm bảng có hai chữ xin lỗi ra trước mặt, còn người đàn ông châu Á nhã nhặn từ chối, xin để lần khác. Bài báo kết thúc: “Tôi ngờ rằng có nhiều bí mật bên trong con người này và trong cảm thức đặc biệt của ông ta về gió. Tôi không hỏi tên ông, quê quán của ông vì nghĩ rằng điều đó không còn quan trọng nữa, với ông và có thể cả với tôi. Còn bạn, người đang đọc bài báo này, bạn có quyền mong mỏi nhiều hơn thế. Tôi lưu trong máy tính chữ Gió để nhớ đến ông. Chắc chắn tôi sẽ quay lại Đảo xanh ít nhất là một lần nữa và hy vọng tôi có thể khiến bạn vừa lòng hơn”. Bà có cảm giác đây là những lời viết cho riêng bà. Bà gấp tờ báo, nắm chặt nó trong tay như sợ có ai cướp đi mất, thì thầm, là ông, chắc chắn là ông.
    Bà không đưa bài báo cho con trai. Bà cất nó trong cuốn album gia đình, bên cạnh bức thư từ biệt, rồi lần xem lại các bức ảnh ngày còn trẻ của ông, những bức ảnh đen trắng đã hơi ngả vàng, đôi chỗ có những đốm nổ nho nhỏ. Bà đưa ngón tay run run sờ nhẹ lên ảnh, cố nhìn sâu vào đôi mắt của ông. Lần đầu tiên bà nhận ra ánh phiêu lãng trong đôi mắt đang đăm đăm đáp lại cái nhìn của bà.
    HẾT

    Truyện ngắn của Ý Nhi
    ================================================== ===========================
    (5) Một tộc người sống ở Mỹ nhưng chối bỏ những thành quả của công nghệ và kỹ thuật. Họ giữ những lề thói riêng, không đi bầu cử, không nhận trợ cấp, con cái không học trường công, không giao dịch với ngân hàng…
     
  3. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Thơ... Thẫn... Thẫn... Thờ... Thơ với thẫn!

    Khoảng gió Nắng
    Bùi Việt Mỹ
    [​IMG]
    Ta vẫn nghe thấy những điều gió hát
    Mà chưa nhận ra hình gió bao giờ
    Có thể gió còng như thân tre
    Ngày đốn dưới bão giông, xóc gù gánh lúa
    Có thể gió tròn như vỏ ốc
    Ngày cát xoáy trơ gốc rạ ven sông
    Thì vẫn hòa chung cái nắng nặng nồng
    Nhưng chưa thấy nắng hiện thân củi lửa
    Có thể nắng hình cánh núi cong vênh
    Ngày chiếc bi đông khát khô vòng trận mạc
    Có thể nắng tròn như cái mũ
    Ngày sốt cao, con vẫn đội đến trường
    Ta đâu nhận ra điều bất bình thường
    Cứ lăn lộn, gửi tin vào nắng, gió
    Rồi không gian già nua, rạc rời lối phố
    Khoảng mông lung hụt hẫng bước chân mình.
    [​IMG]
     
  4. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Thơ... Thẫn... Thẫn... Thờ... Thơ với thẫn!

    TỰ KHÚC
    ĐINH THU HIỀN
    [​IMG]
    thì khóc một dòng sông
    Bỏ quên một mảnh trăng lồng trên đê
    Cũ đi thì mới lại về
    Đắm say đi, những hẹn thề chết theo

    Hờn ghen gom được bao nhiêu
    Cái lam lũ, cái nuông chiều đã xưa
    Vòng ôm giờ cũng như thừa
    Trái tim giờ đập mau thưa lần hồi

    Em mang nặng tuổi hai mươi
    Hồn nhiên không đủ trả người vô tâm
    Gọi tên hàng vạn lỗi lầm
    Ngọt trong gian dối cũng cầm bằng không

    Chiều nay chuẩn bị cưới chồng
    Sáng nay ngồi khóc dòng sông đã đầy...
    [​IMG]
     
  5. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Tình yêu - Cuộc sống!

    Nói với công chúa
    ĐẶNG HÙNG

    Em thường tuyên bố một cách cao ngạo và hết sức cá tính giữa đám đông người: Em chờ một hoàng tử thật sự đến với mình. Rằng người đó phải đẹp trai, phải thông minh, phải tài năng và phải giàu có. Và em cười bằng đôi mắt đẹp, cái miệng đẹp, thân hình siêu đẹp của em. Em nghĩ rằng mình là một công chúa.
    Những khen tặng, những ngưỡng mộ của bao người khiến em đã tưởng rằng mình là một công chúa. Em tưởng mình là công chúa bởi nhà cửa, xe hơi, tiền bạc của cha mẹ. Em tưởng mình là công chúa bởi quần áo, trang sức, điện thoại, mỹ phẩm đắt tiền của em. Em tưởng mình là công chúa bởi cuộc sống em chưa bao giờ phải vướng lo toan, phiền muộn và em nghĩ rằng trước mắt mình sẽ luôn là thảm hoa hồng dành cho riêng em.
    [​IMG]

    Em tưởng mình là công chúa khi em có thể dễ dàng mang tiền của cha mẹ đến cho trẻ mồ côi nhân một lần đi du lịch phương xa. Câu chuyện Nàng công chúa và hạt đậu của Andecxen đã khiến em hiểu sai về ý nghĩa của từ Công chúa. Em thường hãnh diện khoe khoang: Em biết đâu là hàng hiệu thực chất, em biết đâu là nơi chốn vui chơi tuyệt vời, em không bao giờ có thể ngủ trên tấm nệm có hạt đậu phía dưới.

    Thế nhưng sao chẳng bao giờ em chịu hiểu, để thực sự là một nàng công chúa em sẽ phải có những phẩm chất tuyệt vời. Đó là sự trong trẻo của trái tim, là những suy nghĩ, cách xử sự nhân hậu với con người và sự vật xung quanh, là lòng chung thủy, là khả năng nhận biết, gìn giữ tình yêu… tất cả những cái đó không bao giờ là quà tặng đi kèm với một ngoại hình chuẩn mà tình cờ em có được. Nếu em muốn chàng hoàng tử của em không phải là người luôn khó chịu, luôn nhăn nhó và quạu cọ khi đi bên em thì chính em cũng phải tỏa sáng niềm vui, em cũng phải biết bỏ qua những vặt vãnh khó chịu đời thường và học cánh mang đến cho mọi người sự bình yên, hạnh phúc.

    Để có được tình yêu, trước tiên em hãy học cách yêu thương với đúng nghĩa của từ này. Và khi nào em có thể tỏa sáng thật sự, những tia sáng của niềm vui, lòng nhân nhậu, sự chia sẻ chan hòa với con người thì khi đó em mới có thể đặt những bước chân đầu tiên trên con đường rực rỡ hoa hồng dành cho những nàng công chúa.
    [​IMG]

    Em có biết rằng em là con người thế nào thì thế giới xung quanh em sẽ là như thế. Và như vậy, để có bên mình một hoàng tử đúng nghĩa, chính em hãy trở thành nàng công chúa đúng nghĩa. Bởi nếu em là một người có những phẩm chất đáng yêu thì chắc chắn là em sẽ tìm ra được hoàng tử của mình dễ dàng hơn bởi chắc chắn rằng chàng hoàng tử đó cũng đang đi tìm một nàng công chúa như em, chứ không phải tìm một cô gái có bộ mặt cau có, khó chịu và sầu não. Chàng hoàng tử sẽ không đến với cô gái có trái tim ích kỷ, nhìn con người và vạn vật xung quanh bằng con mắt khinh khi, coi thường. Và chàng cũng sẽ không đến với cô gái đặt mình lên ngai vàng chót vót xa cách với tất cả mọi người xung quanh.
     
  6. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Người đẹp ở tầng trệt
    Đỗ Trí Dũng
    ====================

    Ban đầu chính anh cũng không nhận ra sự bất thường này, chỉ tới khi có việc với nhân viên, anh mới nhận ra. Anh viết sẵn những câu hỏi, những việc cần làm ra giấy rồi đưa cho họ, những nhân viên thuộc quyền. Có vấn đề cần trao đổi, nhân viên trình bày, anh chỉ gật và lắc, những nội dung mà gật và lắc không thể chuyển tải, anh viết, khi thì ra giấy, khi trên laptop.

    Ngược với anh, đám nhân viên thuộc quyền cũng như các đồng nghiệp đồng cấp, họ nhận thấy ngay sự thay đổi ở anh. Anh vốn là người vui tính, hoạt ngôn. Những bữa trưa, dù là ra ngoài hay ăn ngay trong công ty, anh luôn là trung tâm, những câu pha trò hóm hỉnh của anh gây ra hàng tràng cười. Vậy mà gần cả tuần lễ nay, anh không hề mở mồm lấy một lần, thậm chí chào hỏi xã giao với đồng nghiệp, anh cũng chỉ gật gật cùng với ánh mắt thờ ơ. Tới giờ nghỉ trưa, anh lại đóng cửa phòng, ngả người trên ghế và nhắm mắt. Chỉ nhắm mắt, không ngủ.

    Cuối tuần, trao đổi công việc với sếp, anh cũng chỉ ậm ừ, gật lắc. Tất nhiên khi ậm ừ gật lắc không tác dụng, anh buộc phải nói chứ không thể viết, dù sao người đối thoại cũng là sếp.
    Anh nói chậm, nhát gừng, vẻ rất khó khăn.
    Anh có vấn đề về cổ họng, lưỡi, hay mở miệng? Không, anh không nghĩ thế. Anh chẳng có vấn đề với những thứ đó, chỉ đơn giản là anh không muốn nói gì, với bất cứ ai. Cái ý muốn không nói ấy nó thôi thúc một cách tự nhiên, tự sâu thẳm trong anh mà không vì bất cứ lý do gì. Khi những suy nghĩ trong anh muốn thốt ra thành lời thì chưa tới miệng, mới tới cuống họng, thậm chí mới tới ngực là chúng cuồn cuộn quay ngược vào trong. Anh không lý giải được và cũng không hề muốn lý giải. Có lẽ anh còn chẳng quan tâm.

    Công ty anh là một công ty truyền thông lớn, ngoài chuyện làm hợp đồng PR cho các đối tác, công ty còn là chủ của năm cuốn tạp chí vào loại sang trọng và thời thượng bậc nhất, những cuốn tạp chí mua bản quyền của nước ngoài, từ trình bày tới nội dung, chúng rập khuôn bản gốc. Nói chung, công ty anh là một công ty thành công
    Anh là nhân vật chính, là xương sống, là linh hồn của công ty. Ngoài việc giỏi chuyên môn, anh còn thành thạo ba ngoại ngữ, toàn những ngôn ngữ thực dụng và thời thượng, Anh, Hoa, và Nhật. Bởi vậy, anh cũng là người thành công
    Như phần lớn những người thành công trẻ tuổi, anh vẫn chưa lập gia đình dù đã bước vào tuổi ba mươi. Lập gia đình vẫn là ý tưởng xa lạ với anh.

    Anh tỉnh giấc, không khí trong phòng vẫn nồng nàn mùi son phấn, mùi da thịt, mùi thơm dịu nhẹ của nước hoa Dolce&Gabbana
    phiên bản Light Blue. Thậm chí chúng, những mùi hương ấy lẩn quất ngay trong sống mũi anh, trong mồm anh.
    Lúc ấy là 3 giờ sáng. Nàng đã đi rồi.
    Anh không phải loại người thiếu trải nghiệm về tình dục. Những mối tình chớp nhoáng, gặp nhau nhìn nhau thích nhau ngủ với nhau rồi nhanh chóng chia tay, không toan tính, ràng buộc. Những cuộc tình sâu đậm và lâu dài, thậm chí đã sống chung…, anh đều trải qua. Nhưng mọi trải nghiệm kinh nghiệm của anh dường như trở thành con số không khi gặp nàng. Anh như một thanh niên mới lớn thử trái cấm lần đầu. Nụ hôn dài và sâu khiến anh cảm nhận rõ hơi thở của nàng, nó có mùi ngầy ngậy ngai ngái đặc trưng của con gái mới dậy thì. Cặp đùi dài thon, cặp mông tròn lẳn, cặp vú đẫy tay, cái bụng thon không một chút mỡ…, tất cả đều săn chắc. Điều đó cho thấy chủ nhân của chúng là một thiếu nữ chăm thể thao. Anh như chết chìm với cơ thể ấy.
    Anh không thể đoán tuổi nàng, và đương nhiên anh cũng không dám hỏi.
    Gương mặt tuyệt đẹp của nàng rõ ràng là gương mặt thiếu nữ, khóe miệng, khóe mắt, vầng trán, đôi má, làn da đều cho thấy sự trẻ trung, nhưng lạ lùng làm sao, ánh mắt và nụ cười nhè nhẹ thi thoảng của nàng lại không cho anh thấy điều đó. Anh dự cảm rất rõ ràng, ánh mắt và nụ cười ấy thể hiện hồn vía của một thiếu phụ. Một thiếu phụ già dặn hơn anh rất nhiều. Anh nghĩ về điều đó, nhưng ý nghĩ ấy chỉ xuất hiện lúc này, khi nàng đã đi rồi.
    Anh không nghĩ mình mơ. Không có giấc mơ nào thật được đến như thế. Nàng là ai? Nàng từ đâu đến? Phải chăng nàng là tổng hợp của những hình ảnh mối tình trước kia, chúng tương tác với ham muốn và trí tưởng tượng của anh rồi phóng chiếu thông qua một siêu giấc mơ? Anh tự đặt câu hỏi rồi tự gạt chúng đi, ngoài việc khó trả lời, có vẻ anh đã chấp nhận đây là sự thật, một sự thật trừu tượng như nhiều sự thật cũng rất trừu tượng trên đời này, nhất là khi dư vị của cuộc làm tình vẫn ngọt ngào dâng đầy trong anh. Và anh biết mình đúng chỉ chưa đầy nửa ngày sau đó.
    Sự việc này xảy ra vài tuần trước khi anh trở nên khó chịu khó hiểu trong mắt các nhân viên các đồng sự trong công ty.

    Chiều tối hôm đó, nàng xuất hiện sau khi anh đi làm về chừng nửa tiếng, tức là khoảng sáu rưỡi. Họ lao vào vòng tay nhau như thể đã yêu nhau từ lâu lắm. Những nụ hôn đắm đuối ngọt ngào bất tận tưởng chừng như không thể tách rời, hai cơ thể cũng vậy, quấn chặt lấy nhau. Từ phòng khách vào phòng ngủ, họ cứ quấn chặt nhau, không rời, dù chỉ một giây.
    Khi hai cơ thể rời nhau, đồng hồ đã chỉ tám giờ. Đói không, nàng hỏi. Anh cười cười gật đầu. Nàng đi vào bếp rất nhẹ nhàng, như nhún nhẩy trên mười đầu ngón chân, như một nghệ sĩ
    ballet. Anh nhìn hút theo nàng, cặp chân dài thon, vòng eo thắt trình diễn một đường cong tuyệt tác, suối tóc nàng vắt qua vai xõa đổ về phía trước lộ đôi bờ vai xuôi và chiếc cổ cao cùng tấm lưng thanh mảnh…, khi nàng đã khuất hẳn, anh nhắm mắt và thấy mình như đang ở thiên đường
    Lát sau nàng trở lại với khay đựng đồ ăn, có một hai món gì đó cùng một ly nước lạnh. Anh ăn thun thút và thấy ngon vô cùng dù chẳng biết, chẳng ý thức đó là món gì.

    Sáng hôm sau, khi anh tỉnh dậy thì nàng lại đi rồi.
    Có lẽ nàng cũng chỉ vừa đi khỏi, mùi của nàng vẫn sóng sánh trong phòng. Anh nhớ đêm qua, anh và nàng đã nói chuyện rất nhiều, lời qua lời lại liên tục không ngắt quãng, có chăng là bởi những nụ hôn và những lần làm tình tiếp sau. Nhưng anh tuyệt nhiên không nhớ anh và nàng đã nói những gì.
    Chỉ còn hai thông tin đọng lại trong anh. Nàng tên H., và nhà nàng ngay cùng lô với anh. Hình như nàng ở tầng trệt, trong khi anh ở tầng lầu mười hai.
    Chiều hôm ấy, khi anh đi làm về, nàng đã có mặt, một bữa cơm tươm tất đã chờ sẵn. Vẫn như đêm hôm trước, nàng không ăn mà chỉ ngắm anh ăn và tiếp đồ ăn đồ uống cho anh. Anh ăn rất ngon miệng và cũng vẫn không hề biết mình ăn cái gì. Rồi những nụ hôn và vòng tay siết chặt suốt đêm.
    Sáng ra, chỉ còn lại mùi hương, sóng sánh.

    Một năm trôi qua. Một năm, ba trăm sáu lăm ngày với nàng, anh luôn có cảm giác như ngày đầu. Anh ngập chìm trong hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc không thể diễn tả.

    Bữa đó là ngày lễ Tình nhân, nàng đón anh với nến và hoa hồng trải đầy từ phòng khách tới phòng ngủ, như một tác phẩm sắp đặt. Cơ thể nàng cũng nồng nàn mùi hoa hồng, thứ mùi này khiến anh nhớ tới mẹ anh, bà cũng dùng loại nước hoa này, không thường xuyên, chỉ thi thoảng, vào những dịp trọng đại. Nó là thứ nước hoa của một quốc gia Đông Âu sản xuất. Ngày nay có lẽ họ không còn sản xuất, nó đã hoàn toàn biến mất trên thị trường.
    Căn phòng rung lắc mạnh khiến anh choàng tỉnh, đồng hồ chỉ ba giờ sáng. Nàng đã đi rồi, dù trước đó ít giây, nàng vẫn trong vòng tay anh. Mọi thứ yên ắng, không gian chỉ còn lại mùi hương của nàng. Anh dụi mắt, nghĩ mình vừa mơ. Nhưng chỉ chục giây sau thì anh biết không phải mơ, căn phòng lại rung lắc, lần này dữ dội hơn nhiều, chao đảo điên cuồng. Anh chạy ra ban công nhìn xuống. Dân tình túa ra khuôn viên, người ta chỉ trỏ, có người bỏ chạy. Tòa nhà chao đảo mạnh hơn, anh quay vào xỏ vội quần áo rồi lao ra thang máy, đúng lúc đó thì mất điện, anh dò dẫm cầu thang bộ bằng ánh sáng của chiếc điện thoại di động.
    Căn hộ của anh nằm trong một khu chung cư cao cấp mới xây ở ngoại vi thành phố, dĩ nhiên bây giờ không còn ai nghĩ nơi đó là ngoại vi. Thành phố của anh đang bành trướng ra cả bốn hướng. Người ta hối hả xây cất, hối hả bành trướng; người ta có tham vọng biến thành phố thành một siêu đô thị tầm cỡ thế giới.
    Như đã nói, anh ở tầng lầu mười hai trong tòa nhà cao mười lăm tầng. Nàng ở tầng trệt, theo lời kể của nàng.
    Anh xuống tới khuôn viên. Lúc đầu, anh chưa để ý tới tình trạng của tòa nhà vì mải tìm nàng trong đám đông đứng đầy khuôn viên, tìm mãi không thấy nàng, anh mới để ý nhìn tòa nhà. Lúc này, có vẻ như mặt đất đã ổn định, không còn rung lắc, tòa nhà mười lăm tầng của anh nghiêng xẹo về một phía theo chiều đông - tây, trông tựa như tháp nghiêng Pisa.
    Sáng ra, tòa tháp nghiêng của anh thu hút rất nhiều phóng viên, họ tới chụp ảnh, đưa tin. Hóa ra trận động đất đêm qua chỉ là trận động đất cục bộ, cụ thể, nó chỉ xảy ra trên khoảnh đất mà tòa nhà mười lăm tầng tọa lạc. Ở góc nhà phía đông, nơi tòa nhà nhấc móng gần như rời mặt đất khiến khoảng đất đó sụt xuống và làm lộ ra nhiều nấm mộ, có cái còn nguyên kết cấu, có cái tanh bành, nhiều bia mộ lô nhô, xiêu vẹo. Điều này cũng bình thường, trong cơn cuồng say xây cất, người ta không quá bận tâm tới việc di chuyển mồ mả, hay nói cách khác, không cần tôn trọng người chết khi điều đó tốn tiền và mất thời gian, nhưng điều đặc biệt khiến anh chú ý và choáng váng, những cái tên trên bia mộ đều mang họ H., và trong đó, có một cái mang tên nàng.
    Đâu đó vẳng lại giai điệu ca khúc Take Me to the Heaven, rồi bản Do that to Me One More Time, những giai điệu thường ngày anh không để ý nhưng lúc này dường như nó ngọt ngào tha thiết và nhức nhối hơn.
    Chỉ ba ngày sau, câu chuyện tòa nhà của anh biến thành tháp Pisa đã không còn là chuyện thời sự. Người ta giải quyết rất nhanh. Đám mồ mả vô thừa nhận kia được bốc dỡ di chuyển tới nghĩa trang thành phố. Và tháp nghiêng Pisa đã hết nghiêng bằng những kỹ thuật xây dựng hiện đại. Sự việc xảy ra và kết thúc nhanh gọn, tối giản như một chuyện tiếu lâm hiện đại.

    Một tuần sau khi sự việc xảy ra, nàng không xuất hiện, mặc kệ anh hoài công trông ngóng.
    Một tuần sau khi sự việc xảy ra, anh nghỉ làm không lý do, không báo cáo.
    Ngay sau khi sự việc xảy ra, mọi người trong công ty nhận ra rằng anh đã hoàn toàn im lặng.
    Hai tuần sau khi sự việc xảy ra, trên con đường dẫn tới nghĩa trang thành phố có một vụ tai nạn giao thông. Điều này đáng kể không khi mà cũng trên con đường ấy hằng ngày có ít nhất hai chục vụ tai nạn giao thông? Nó có đáng kể, vì nạn nhân là anh.
     
    kieuphong, Miss Cool and Lâm Vân like this.
  7. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Tình yêu - Hôn nhân - Lời trái tim!

    Em và Mộc Miên
    LƯU ĐÌNH LONG

    Tháng Ba về, mộc miên bắt đầu lốm đốm như những đóm lửa đốt cháy một mảng trời, nhất là nơi những miền quê ta qua, trong cái lạnh hắt hiu, thương nhớ. Ta yêu màu mộc miên chín đỏ, em cũng vậy. Vì sở thích chung ấy mà có lần ta đã “gặp nhau” qua một “entry” về mộc miên, về tháng Ba và màu lửa cháy.
    Cái nhấp like (thích, quan tâm) cùng lời comment (bình luận) em ưu ái dành cho kẻ si mê màu mộc miên năm cũ là một sự đồng cảm chân thành. Rằng, “bạn cũng thích mộc miên à, một sắc đỏ kiêu kỳ, một vẻ đẹp mạnh mẽ, vì để hoa nở thì lá cây phải rụng hết sau một mùa đông giá băng, trơ trọi… Cảm ơn bạn vì bài viết, và vì mộc miên!”.
    Lần đó, ta đã tặng em nụ cười, bằng hình thức “icon”, nhưng thực ra, ta cũng mỉm cười và vui phơi phới khi ghé thăm “nhà”, thấy “avatar” của em là cánh mộc miên đỏ nằm dưới gốc cây thật xinh, dẫu hoa đã rụng rồi. Sau này mới biết, em yêu hoa mộc miên chính vì sức sống mãnh liệt ấy, tuy hoa đã rời khỏi thân cây nhưng vẫn tiếp tục hiến dâng sức sống.
    [​IMG]
    Ta “offline”. Em bảo, cuộc sống luôn có nhiều thử thách, con người cần phải vững chãi. Gió giông có thể làm mình chênh vênh đôi chút, nhưng mình sẽ sống như mộc miên, không ngã quỵ giữa dòng đời. Có lẽ, ta đã rung rinh từ dạo ấy, từ cái triết lý giản dị em dán trên “tường nhà”, cũng như biết bao lần em “thuyết minh” bằng chính hành động của mình. Trái tim nhạy cảm trước cuộc sống cũng như biết sẻ chia với những thân phận con người đã cho em động lực để đi, đi để thắp lửa nơi trái tim người khác và đi để giữ lửa cho mình. Đôi chân con gái dặm trường ngang dọc, nơi em qua in dấu những nụ cười của lũ trẻ vùng quê nghèo xơ xác, ta đã đôi lần đồng hành và thấy trân trọng em hơn.
    Cái lãng mạn của tình yêu dường như không chỉ được xác tín bởi mỗi hoa hồng, chocolate, hương thơm và nến, mà còn bằng vị mặn của mồ hôi đổ xuống cho lý tưởng. Sự đồng điệu của tâm hồn kiểu ấy lắm lúc lại “ghi điểm” nhiều hơn, để mình bền lâu gắn bó, để mỗi độ tháng Ba về, nghe cái rét hanh hao, vác ba lô đi qua những miền quê phía Bắc, ngắm núi sông, chụp hình mộc miên chín đỏ mà cảm nhận lửa lòng mình cũng đang cháy râm ran. Lửa của yêu thương ấm áp, của sẻ chia chân thành từ những chuyến đi không quên mang theo bong bóng, kẹo và máy chụp hình. Để chơi với những đứa trẻ nơi dặm đường đất nước, để mỉm cười dắt nhau qua những miền kỷ niệm rồi cùng quay về thành phố và tiếp tục yêu thương…
     
  8. Phúc Thịnh

    Phúc Thịnh Thần Tài Perennial member

    Tình yêu - Hôn nhân - Lời trái tim!

    Mái tóc đen dài
    Linh Lan

    Chị cắt ngắn mái tóc bao năm để dài chấm lưng, uốn xoăn xoăn đuôi tóc và nhuộm tí màu, trông năng động.

    Bạn bè cũ ngỡ ngàng thích thú trước sự đổi thay của chị. “Wao, đẹp quá!”, “Trông trẻ hẳn ra đấy!”, “Gớm, giờ đi “cua trai” còn được đấy bà già ạ!”. Giận thiệt, mới… ngoài ba lăm mà hắn dám gọi mình bà già. Rồi anh - “người bạn” khóa trên trong những năm đại học - cũng nhìn thấy bức ảnh trên mạng. Không như mọi người, anh trầm ngâm: “Sao tự dưng anh nhớ mái tóc đen dài của Lam hồi em học năm nhất, tóc em buông chấm eo áo dài, và cái cài tóc màu trắng hờ hững trên mái xinh xinh làm sao… Hình ảnh ấy anh không bao giờ quên được!”.
    [​IMG]
    Anh làm chị chùng lòng quá. Hình ảnh ngày xưa ai chẳng quyến luyến. Rồi không biết anh kiếm đâu được tấm ảnh chị hồi đại học để khoe trên facebook. Rõ là hình chụp lén, chị bất ngờ trước cô gái hai mươi tuổi của ngày đó, sao dịu dàng thế? Hai bức ảnh đặt cạnh nhau, thấy mình thay đổi nhiều quá.

    Đàn ông lạ thật, trước sau họ vẫn nhớ mái tóc đen dài ngày xưa, cho dù bây giờ nếu chị còn để mái tóc đó, màu tóc đó, biết đâu chị chẳng còn xinh đẹp. Khi cô thợ vừa xuống nhát kéo đầu tiên, chị đã tiếc đến xót ruột những lọn tóc dài đen, nhưng cảm giác ấy qua nhanh, khi bước ra khỏi cửa tiệm, chị cảm nhận rất rõ một luồng sinh khí mới, một sự hứng khởi trước đổi thay này. Chị không tiếc thương mái tóc đen dài nữa.
    Mái tóc đó là thời con gái của chị, đẹp đẽ và trong sáng, chị chỉ có thể yêu quý chứ không thể níu giữ. Hôm nay, trước tấm hình do anh chụp, chị đã mỉm cười rất lâu, ban đầu thì nuối tiếc, nhưng về sau thấy cũng nhẹ nhàng.

    Nhẹ nhàng thôi, “cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Mái tóc đen dài đã không còn đen, không còn dài, nhưng nhan sắc, với chị, giờ đây có những giá trị và biểu hiện khác: sự tự tin trong phong thái, sự mãn nguyện bên chồng con, sự tự chủ trong hành động, sự điềm tĩnh và khoan dung trong ứng xử… Đôi lần có “anh chàng” nào quen chị ngày xưa nhắc đến mái tóc đen dài, chị thấy như có luồng điện chạy qua, xốn xang hoài niệm, làm mắt chị thoáng mơ màng. Rồi nhìn mình giờ đây trong gương, chị cười, nhận ra nhan sắc không hẳn là một khái niệm phù phiếm, mà là một giá trị người phụ nữ giữ gìn và “làm mới” cho phù hợp với mỗi giai đoạn của cuộc đời.
     
    kieuphong and Lâm Vân like this.