Thần giao cách cảm

Thảo luận trong 'Tin Tức' bắt đầu bởi anhhoa22, 11/12/12.

  1. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Thần giao cách cảm

    [​IMG]Nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận thần giao cách cảm (tri giác ngoại cảm) là một hiện tượng khoa học có thật. Thần giao cách cảm còn goại là hiện tượng Telepathy (Telepathy theo nghĩa tiếng Hy Lạp là cảm giác từ xa) nghĩa là sự chuyển động của một hình ảnh nào đó, một ý nghĩa nào đó, từ ý thức của một người vào ý thức của một một người khác. Telepathy thường là ngẫu nhiên, chẳng hạn bố mẹ nhận được tín hiệu báo hiệu mối nguy hiểM đang đe doạ con mình, trực tiếp từ ý nghĩa của nó.
    Telepathy cũng có thể là có ý thức. Nó có thể là một hình ảnh duy nhất, mà cũng có thể là một chuỗi những hình ảNh, những hành động liên tục.
    Anh Sidney (người Anh) được xem là một trong các nhà tiên phong nghiên cứu về “truyền tư tưởng” qua “thần giao cách cảm”. Anh đã từng thí nghiệm thành công trên đài phát thanh BBC. Anh Sidney bắt đầu nghiên cứu và đã từng làm quen với các tri giác ngoại cảm từ năm 1943. Từ năm 1943 đến năm 1949 anh đã làm nhiều cuộc thể nghiệm. Anh Sidney kể lại rằng hồi anh bị bắt làm tù binh ở Tân Gia Ba và bị giam trong trại Chinga của Nhật như sau:
    “Một hôm tôi tình cơ được đọc một bài báo đăng trên tờ Reader Digest nhan đề là “Các bạn hãy thử khả năng truyền tư tưởng của mình đi”. Tôi có nói chuyện lại với một người bạn là anh Rusell Braddon, thì anh bảo tôi: “Ở đây tụi mình không có gì để làm, tại sao mình không thể thử chơi cho vui? Tôi liền theo đúng lời chỉ dẫn trong bài báo để luyện tập. Chúng tôi làm năm lá bài với các màu đỏ, xanh lơ, xanh lá cây, vàng, và tím. Sau đó một người chọn lựa lá bài và tập trung tư tưởng vào chúng, để người kia đoán màu sắc của từng lá bài. Chúng tôi nhận thấy rằng khi chúng tôi thần giao cách cảm tập trung tư tưởng thật sự thì các kết quả đạt được tới bảy mươi phần trăm. Nếu tâm trí chúng tôi để đâu đâu thì chúng tôi chỉ đạt không hơn ba mươi phần trăm. Về sau chúng tôi thử phương pháp khác là lấy cỗ bài tây để một người bạn vẽ đằng sau lá bài cho chúng tôi đoán. Nhờ phương pháp truyền hình đằng sau các lá bài như trên và về sau với phương pháp truyền cả chữ, cả câu, chúng tôi khám phá điều cơ bản của thần giao cách cảm. Muốn truyền các hình ảnh đi cho người khác được, ta phải cố gắng tập trung tư tưởng và ý chí, cố gắng hết sức bình sinh và không bỏ nửa chừng.
    Từ đó, tôi và anh bạn càng ngày càng say mê thần giao cách cảm và quyết định đi xa hơn… Cũng chính nhờ sự say mê rèn luyện thần giao cách cảm mà tôi đã một lần thoát chết. Hồi đó trong trại giam tôi vẫn giấu dưới giường một máy thu thanh nhỏ xíu để nghe vào mỗi tối, biết các cuộc hành quân của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, rồi ngày hôm sau báo tin mừng cho các bạn tôi biết… Vào một đêm, tự nhiên tôi thấy xuất hiện rõ trong trí óc tôi hình ảnh hai tên lính Nhật, tay cầm tiểu liên xăm xăm đi về phía phòng tôi. Tôi vội đem giấu máy thu thanh vào trong cái lỗ kèn “Sắc xô”. Liên đó hai tên lính Nhật không mời mà đến bằng xương bằng thịt đứng trước mặt tôi. Chúng lục lọi khám xét khắp nơi nhưng đành phải bỏ ra đi tay không. Ngày hôm sau, anh Braddon (người bạn cùng luyện tập tư tưởng với tôi) báo cho tôi biết: “Tối qua tao rất lo cho mày. Tụi Nhật tới khám phòng tao vì chúng nghi tao có máy thu thanh. Khi chúng đi rồi, tao sợ chúng sang phòng mày, tao bèn hết sức tập trung tư tưởng để báo động cho mày biết. Vậy tối qua mày có cảm thấy gì không?”
    Tôi đáp là có nhận được một bức thông điệp bằng hình của anh.
    Thế rồi sau khi giải phóng, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu cùng với vợ tôi. Nhiều người Anh còn nhớ, một ngày cuối năm 1949, anh Sidney đã cùng vợ (cô Lesley) làm một thí nghiệm thần giao cách cảm nổi tiếng. Trước một trăm năm mươi người chứng kiến tại chỗ và hai mươi lăm triệu khán giả truyền hình, anh Sidney đã truyền được bằng tư tưởng cho người vợ trẻ (ở cách xa, trong một phòng nhỏ của ngọn tháp Luân Ðôn), một câu phức tạp “Anh phải bỏ cuộc khiêu vũ, vì thợ điện nói không còn điện nữa”. Lesley đã nhận được “bức thông điệp” của chồng, và qua màn trắc nghiệm, mọi người đều chứng kến: Lesley đã nói lại nội dung trên không sai một chữ. Tín hiệu tư duy của Didney được truyền sang cho vợ thông qua môi trường vật chất nào? Trường điện? Trường từ? Trường hồng ngoại? Trường siêu âm? Tổng hợp của tất cả các trường này? Hay trường vật lý tương lai mà ta chưa biết. Và người đã giải mã những tín hiệu đó ra sao để hiểu được ý nghĩa tư duy của người khác? Đây quả là những câu hỏi không dễ trả lời.
    Ngày nay, nhiều người đã biết tới hiện tượng thần giao cách cảm. Mới đây, tại Liên Xô có một số nhà khoa học đã làm nhiều trắc nghiệm về thần giao cách cảm ở ngay giữa Mat-xcơ-va và Lê-nin-grat.
    Tháng 2 năm 1071, nhân chuyến bay lên mặt trăng của phi thuyền Apolo 14, phi công vũ trụ Mỹ Scott MiChell đã làm các thí nghiệm về thần giao cách cảm. Tại một phòng riêng ở Cape Kenedy, bốn nhà khoa học đã truyền mệnh lệnh bằng tư tưởng cho Scott Michell, để anh theo đó mà thi hành. Kết quả, các cuộc thí nghiệm đã thành công ngoài ước muốn của mọi người. Các nhà khoa học cho rằng: Nghiên cứu về thần giao cách cảm rất cần cho ngành vũ trụ học.
    Theo tiếng gọi của trực giác

    [​IMG]Tommy Briggs, tốt nghiệp Đại học Y khoa 1 năm. Cơ hội việc làm đến với anh cách đây 3 tháng nhưng vì “cảm thấy chưa phù hợp” nên anh từ chối, cho dù theo đánh giá của bạn bè thì “nó thật hấp dẫn và nhàn hạ”… Thế rồi 1 tháng sau, công việc mà anh hằng mơ ước đã đến, và cũng từ đó, Tommy được thăng chức đến 2 lần/
    Phải chăng đó là điều ngẫu nhiên? Một số người đã trải qua những tình huống tương tự đều thừa nhận, họ chỉ đơn giản lắng nghe theo trực giác của mình. Mọi người đều có trực giác song có thể không hề hay biết nó tác động thế nào đến bản thân, cũng giống như bao người khác. Vậy làm sao nắm bắt được trực giác? Các nhà tâm lý học cho biết “trực giác không thể muốn là có ngay nhưng vẫn có cách để gợi mở”.
    1. Theo dấu và nhận diện trực giác: Cần tập làm quen với hoạt động thế giới bên trong của bản thân để có thể biết được trực giác muốn kêu gọi sự chú ý như thế nào, cũng như những điều gì đã xảy ra khi tự thân muốn nghe theo hoặc phủ nhận nó. Mỗi người có cảm nhận trực giác hoàn toàn khác nhau. Có người do trực giác gây nên những dằn vặt về thể chất, trong khi có người chỉ cảm nhận thật mơ hồ, đến khi cảm nhận đó cứ theo đuổi mạnh mẽ và liên tục. Lúc trực giác gây nên những phản ứng về thể chất như nhức đầu, đau bụng hoặc lông cánh tay dựng đứng lên thì cũng cần sự cảnh giác.
    2. Biết được những lo sợ hoặc mong muốn của bản thân để tự giải tỏa căng thẳng: Đôi khi, người ta có thể hành động giả bộ như có trực giác. Chẳng hạn, một phụ nữ tự thuyết phục mình rằng chính trực giác cho biết người cô đang yêu là chàng trai lý tưởng vì cô ta quá si mê anh ta. Hoặc khi cô ta cố tình bỏ qua trực giác vì nó cho biết một điều hoàn toàn trái ngược với ước muốn hiện tại: chàng trai hoàn toàn không phù hợp với cô. Do vậy, cần tạo sự thư giãn cần thiết bằng cách tập thể dục hoặc phương pháp thiền định để được tĩnh tâm hơn, cũng như có thể loại trừ những tạp niệm để trực giác được thể hiện cảm xúc thật trong tiềm thức thật bản thân.
    3. Trắc nghiệm trực giác và tin tưởng vào sự quyết đoán của bản thân: Hãy biết lắng nghe quan điểm của người khác để xem có phù hợp với trực giác bản thân không. Bà Sarah Drake muốn mua một căn nhà nhưng do còn nghi vấn đôi điều nên đã mời một chuyên gia về địa ốc đến xem và nhờ góp ý. Sau cùng, bà cho biết: “Khi nghe qua ý kiến của ông ấy tôi nhận thấy phần lớn cũng giống như trực giác của mình. Điều này thật tuyệt vời!”. Ở đây, tính logic chỉ là vấn đề giới hạn khi có yếu tố trực giác xen vào. Những tình huống thuộc về cảm tính luôn có tác động mạnh nhưng lại không giải thích được gì trong khi trực giác lại làm cho người ta có cảm giác lo sợ vì không thể lý giải. Vì thế, phải rất nhiều quả quyết mới đủ can đảm đi theo trực giác của mình.