Quán Nhỏ Vọng Hảo Quán

Discussion in 'Cà Phê - Trà Đá' started by anhhoa22, Aug 30, 2012.

  1. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    - Càn (1) Khôn (2) Truân (3) Mông (4) Như (5) Tụng (6) Sư (7) Tỉ (8) Tiểu súc (9) Lý (10) Thái (11) Bĩ (12) Đồng nhân (13) Đại hữu (14) Khiêm (15) Dự (16) Tùy (17) Cổ (18) Lâm (19) Quán (20) Phệ hạp (21) Bí (22) Bác (23) Phục (24) Vô vọng (25) Đại súc (26) Di (27) Đại quá (28) Khảm (29) Ly (30) Hàm (31) Hàng (32) Độn (33) Đại tráng (34) Tấn (35) Minh di (36) Gia nhân (37) Khuê (38) Kiển (39) Giải (40) Tổn (41) Ích (42) Quải (43) Cấu (44) Tuy (45) Thăng (46) Khốn (47) Tỉnh (48) Cách (49) Đỉnh (50) Chấn (51) Cấn (52) Tiềm (53) Qui muội (54) Phong (55) Lữ (56) Tốn (57) Đoài (58) Hoán (59) Tiết (60) Trung Phu (61) Tiểu quá (62) Ki tế (63) và Vị tế (64).

    NGHỆ THUẬT MUA VÉ SỐ


    Hiện nay việc mua vé số kiến thiết được người dân ưa chuộng nhất, vì vừa túi tiền, chỉ 5000 đến 10.000 đồng vé có thể trúng trên trăm triệu hay trên bạc tỷ. Cho nên hiện nay hàng ngày có từ 2 đến 3 tỉnh thành trong nước mở xổ số kiến thiết.

    Thông thường, mỗi đơn vị phát hành theo tiêu chuẩn 100.000 vé cho loại 5 số và 1 triệu vé cho loại 6 số, nên tùy theo số lượng tiêu thụ mà phát hành những cặp 5, cặp 10 (cặp 10, tức 1 triệu vé loại xổ 5 số) nay có tỉnh phát hành đến cặp 50 (5 triệu vé loại 5 số) trúng đến 6,25 tỷ đồng khi chỉ bỏ ra 250.000 đồng, quả là con số tiền thưởng rất lớn.

    Ở đây chúng tôi nói đến loại vé số thông thường 5000đ/vé, các đơn vị phát hành xổ từ lô 2 con số đến giải đặc biệt là 5 con số, có tất cả 18 lô chưa kể 45 giải khuyến khích nếu chỉ sai 1 số trong 5 số của giải đặc biệt. Đến năm 2006, lại phát hành vé số loại 10000 đồng, xổ 6 con số trúng đến 1,5 tỷ đồng v.v…

    Nhiều người mua vé số thường cầu may, vì không thể đoán trước các lồng cầu sẽ nhả ra trái banh mang số mấy. Nhưng nhiều người cũng có những cách tính những con số sẽ xuất hiện trong từng lô của từng Cty xổ số, nên người ghiền chơi vé số thường theo dõi từng đài, bằng những hình thức như sau :

    - Đối chiếu 10 kết quả đã xổ, mà đoán cho đợt xổ kế tiếp. Nhưng xác suất rất thấp.

    Có người già dặn kinh nghiệm trong tính toán, có những xác suất cao hơn, như :

    - Đa số các đài thường ra con số 4 ở hàng ngàn (vì xổ 5 số, các số từ phải sang trái là : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn và hàng chục ngàn).

    - Giải đặc biệt có câu “nhất chín nút, nhì số bù” (khi cộng 5 số lại với nhau và trừ 10 như đánh bài cào).

    - Ngoài 2 quan niệm trên, người mua số còn mổ xẻ từng đài thường xổ ra những con số nào v.v…

    Điều này đúng sai thế nào chỉ có những người mua theo cách trên mới hiểu rõ.

    Nhưng theo thuật bảo tài, người ta thường tính toán theo luật âm dương sinh khắc, thí dụ :

    - Người tuổi Tý chỉ tốt vào những tháng ba (Thìn), tháng bảy (Thân), là tam hợp tuổi hay tháng chạp (Sửu) là nhị hợp, và trong những tháng đó phải vào những ngày có can chi nhị hợp, tam hợp mới có cơ may, đồng thời người bán vé số cũng phải hợp tuổi với người mua số, nếu người bán vé số sinh vào tuổi Thân, họ chỉ tốt vào tháng tư (Tỵ) nhị hợp, tháng mười một (Tý), tháng ba (Thìn) tam hợp… những tháng này là tháng may mắn của họ.

    Khi nói hợp phải nói đến khắc : như người tuổi Tý sẽ có :

    - Những tháng khắc như tháng năm (Ngọ) xung chiếu – tháng hai (Mão) tháng tám (Dậu) tứ hành xung – và tháng mười một (Tý) tháng tuổi sẽ kỵ.

    Đó là cách tính rợ, vì theo thuật biện chứng của âm dương ngũ hành chưa phải những tháng hợp là tốt, những tháng khắc là xấu (xem ngũ hành sinh khắc trong bảng Lục thập hoa giáp bạn sẽ rõ).

    Ngoài ra những tháng khác không sinh không khắc xem như đó là những tháng bình thường.

    Người mua vé số đã qua những kinh nghiệm nói trên, còn phải xem ngày theo hình thức như vừa nói. Nên họ chỉ chờ tháng hợp tránh tháng xung để mua số, xác suất sẽ càng cao.

    CỔ NHÂN DANH SỐ


    120 nhân vật được gán những con số nằm trong “Cổ nhân danh số kỳ mộng” như sau :

    - Nhân vật thứ 1 LƯU BỊ (01 ): Lưu Bị tự Lưu Huyền Đức thuộc dòng dõi Trung Sơn Tịnh Vương, cháu của Cảnh Đế. Cùng Quan Vân Trường (tức Quan Công) và Trương Phi kết nghĩa anh em mưu đại sự diệt Tào Tháo. Sau này Hoàng đế Chương Võ truy phong Lưu Bị là Chiêu Liệt Đế.

    Hóa thân con cá, thối thân khổng Minh :

    - KHỔNG MINH (81) : Khổng Minh có tên húy là Gia Cát Lượng, người xứ Long Nha Dương Đô, con cháu của Tư Lệ Hiệu Úy đời Hán tức Gia Cát Phong, cùng với em làm nghề nông rẫy tại Ngọa Long Cương huyện Nam Dương. Nên Khổng Minh còn có biệt hiệu Ngọa Long tiên sinh.

    Khi Lưu Bị đến cầu thân Khổng Minh đến ba lần, ông mới chịu ra giúp sức, chiến công của ông vang dội nhất là các thuật “Thất cầm mạch hoạch”, “Lục xuất kỳ sơn”. Chết tại Ngũ Trượng Nguyên vào năm 54 tuổi.

    - CON CÁ (01- 41) : là hóa thân của Ngô Chiếm Khôi tự Thủy Hải, người huyện Miên Trì tỉnh Hà Nam, thi đậu võ Trạng Nguyên năm Giáp Tý đời nhà Tống, sau làm quan đến bậc Tam tỉnh Án sát nhưng cả nhà đều bị giặc Kim Phiên giết chết. Chiếm Khôi thuộc thủy tướng “bạch ngư tinh” đầu thai thành người, khi chết thành con trùn.

    Mộng thấy cá lội tung tăng là công việc hanh thông, làm ăn phát tài. Cá nhảy bờ là điềm xui xẻo, thấy cá chết coi chừng bị lừa đảo tình hay tiền. Cùng thấy cá, ong, dơi, cò, ông trời, ngôi sao, sấm chớp, Hán Vũ Đế, Bành Kỷ, Ngô Tam Quế là hợp số 01, 41, 81.

    - Nhân vật thứ 2 TÔN QUYỀN (02) : tự Trọng Mưu, con của Tôn Kiên em Tôn Sách, nối nghiệp cha xưng hùng tại Giang Đông. Tháng 4 năm Hoàng Võ thứ 8, lên ngôi Hoàng Đế làm vua được 24 năm, hưởng thọ 71 tuổi.

    Hóa thân con ốc, thối thân Tôn Phu nhân :

    - TÔN PHU NHÂN (82) : là em gái út của Tôn Quyền, vì cho rằng em mình có tính lộng giả thành chân mà đem gả cho Lưu Bị. Khi Tôn phu nhân còn nhỏ đã thích đọc binh thư và luyện võ nghệ, nên về làm vợ Lưu Bị đã giúp chồng nhiều chiến công hiển hách. Lúc đó Tôn Quyền mới thấy bà là người văn võ song toàn dù tính khí có phần tự mãn, nên muốn đưa về phục vụ dưới quyền, đã bịa chuyện quốc thái (mẹ Tôn Quyền và Tôn phu nhân) đau nặng phải đưa Á đẩu (em gái) về thăm; nhưng mưu mô của Tôn Quyền bại lộ khiến Triệu Tử Long ra chặn đường cướp lại.

    Về sau Tôn phu nhân là người vợ chung tình, chung thủy với Lưu Bị, cùng chồng xây dựng giang sơn.

    - CON ỐC (02 – 42) : chính là Trần Bản Quế tự Thanh Cao người ở Bàng Châu thuộc tỉnh Giang Nam, thi đậu võ Trạng Nguyên có vợ chánh là Minh Châu sinh ra Phùng Xuân, vợ thứ là Cẩn Ngọc sinh ra Vinh Sanh, cả 2 anh em đều bị giặc Kim Phiên giết chết, Bản Quế vốn dòng dõi thủy tướng đầu thai nên 2 anh em đều hóa ốc.

    Mộng thấy ốc sẽ trở ngại khi khởi sự việc mới, thấy ốc xuất hiện đầy đồng báo hiệu việc thèm muốn thể xác. Cùng thấy thấy con ốc, con sên, bươm bướm, thổ địa, Hằng Nga, Nguyễn Tiểu Nhị, Mộc Quế Anh, Phật Quan Âm, Ngọc nữ, tiên cô làm phép, đàn bà cho con bú, con cầu tự là hợp số 2, 42, 82.

    – Nhân vật thứ 3 / TÀO THÁO (03) : tự Đức, cha là Tào Tung. Tào Tháo nguyên họ Hạ Hầu, vì từng làm con nuôi của Tào Thắng nên mới đổi ra họ mới.

    Tào Tháo thích đi săn, làm thơ, ca hát, có nhiều mưu mẹo, biến trá và tính đa nghi. Tuy dựng vua lên ngôi còn mình chỉ làm thừa tướng nhiếp chính, nhưng vượt quyền; rất yêu nàng Sái Văn Cơ, nàng muốn gì Tào Tháo cũng chìu theo ý, nhưng đường lương duyên lại không thành vợ chồng.

    Hóa thân con ngỗng, thối thân :

    - KHỔNG DUNG (83) : tự Văn Cử người nước Lỗ, cháu đời thứ 24 của Đức Khổng Tử. Tính tình thông minh, hòa nhã, 4 tuổi đã có tính nhân từ, nhường quả đảo tiên cho một cụ già đang lúc đói. Khi lớn làm quan đến chức Bắc Hải Thái Thú. Được người đời trọng vọng không khác Khổng Tử ngày xưa.

    - Con NGỖNG (03-43) : tức Trần Vinh Sanh tự Liên Tùng con của Bản Quế, bị giặc Kim Phiên giết khi vừa đậu trạng nguyên cùng anh Phùng Xuân. Do dòng thủy tướng nên chết đi hóa thành cong ngỗng.

    Nằm mộng thấy ngỗng là tình yêu sắp đến, thấy ngỗng kêu có người đến hiến thân xác hay hiến thân cho người yêu. Bắt được ngỗng là sắp có thêm người yêu mới. Cùng thấy ngỗng, thiên nga, chim đại bàng, mật ong, Sái Văn Cơ, Phật Thích Ca, nước vào nhà, đi thuyền ban đêm là hợp số 3, 43, 83.

    - Nhân vật thứ 4 / HÁN HIẾN ĐẾ (04) : tức Trần Lưu Vương, khi Hán Cao Tổ Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa chống Tần cùng Hạng Võ. Sau Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, trung hưng nước Trung Hoa truyền đến Hiếu Lĩnh bị Đổng Trác (Tam Quốc) chuyên quyền phế truất, lập Trần Lưu Vương lên ngôi xưng Hán Hiến Đế.

    Hóa thân con công, thối thân :

    - HUỲNH CÁI (84) : tự Công Phúc người huyện Linh Lăng, vốn là cựu thần của Tôn Kiên, giữ chức Giải Lương. Tính tình trọng nghĩa, đối xử với mọi người rất thành tâm, từng thí thân làm khổ nhục kế để gạt Tào Tháo.

    - Con CÔNG (04-44) : tức Trần Phùng Xuân con của Bản Quế, người hào hoa phong nhã, tuy dòng thủy tướngnhưng xuất tướng tinh loài điểu, nên chết trở thành con công.

    Nên mộng thấy công múa là gặp được người yêu. Nếu nữ nhân nằm mơ là sẽ gặp chàng trai tuấn tú; còn đang mang thai sẽ sinh quý tử. Cùng thấy con công, con ve, con chồn, con sâu, mặt trăng, mặt trời mọc, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Phật Bà ngồi tòa sen, tiên nữ đứng trong mây, Trần Thế Mỹ, người đi cày, vòng cẩm thạch là hợp số 4, 44, 84.

    - Nhân vật thứ 5 / QUAN CÔNG (05) : tự Thọ Trường sau đổi thành Vân Trường, người huyện Giải Lương, tỉnh Hà Đông. Cùng Lưu Bị, Trương Phi kết nghĩa tại vườn đào, nguyện đồng sinh đồng tử bên nhau phục hưng nhà Hán. Cả ba được Tào Tháo tin dùng, Vân Trường được phong đến chức Thọ Đình Hầu, còn tặng cho con xích thố. Nhưng về sau Quan Công sang phò Lưu Bị chống lại Tào Tháo, hoàn thành đại nghiệp, được Lưu Bị phong làm Ngũ hổ tướng quân.

    Thối thân : - CHÍ CAO (85) : Họ Huỳnh tên Sum, tự Bình Sanh, người miền Đông Kinh, đứng đầu một đảng cướp ở châu Quế Đổng làm bạn với Khôn Sơn (con cọp), nguyên là Kim tướng, sư tử đầu thai khi chết hóa thân con trùn.

    - CON TRÙN (05 – 45) : Nằm mộng thấy con trùn bò là điềm bị tiếng thị phi, bò vào nhà là gia đình suy sụp, kẻ phục dịch bỏ đi, thấy trùn phơi xác là chấm dứt hoạn nạn. Cùng thấy con trùn, con vạc, sư tử đá, chó, khỉ, rận, hay đao thương, vàng bạc, rượu thịt, Lưu Bị ,Trương Phi, Triệu Tử Long, Tư Mã Ý, bà mai mối là hợp số 5, 45, 85.

    - Nhân vật thứ 6 / TRIỆU TỬ LONG (06) : tức Triệu Vân, người xứ Thường Sơn. Lúc đâu theo Viên Thiêu sau thây Viên Thiêu không có lòng trung với chúa, nên đâu quân cho Công Tôn Đán nhờ đó biêt đến Lưu Bị, sau bỏ Công Tôn Đán đi ở ân tại núi Ngọa Ngưu. Lưu Bị thấy vậy liền cho vời Triệu Vân về dưới trướng, cùng Quan Công, Trương Phi trong bộ năm Ngũ hổ tướng.

    Hóa thân con cọp, thối thân :

    - MÃ SIÊU (86) : tự Mạnh Khởi, người xứ Tây Lương, có cha tên Mã Đằng, con cháu của Phục Ba tướng quân thời nhà Hán. Mã Siêu tướng mạo đẹp đẻ, mặc giáp trắng, cầm thương bạc theo nhà Thục được phong Ngũ Hổ Chinh Tây tướng quân. Mã Siêu từng rượt Tào Tháo tại Đông Quan làm họ Tào phải cạo râu, bỏ áo suýt vong mạng.

    - Con CỌP (06-46) : tức Huỳnh Khôn Sơn người xứ Tô Châu, làm đầu đảng cướpvcùng Cửu Long Châu, bạn thân với Chí Cao. Khôn Sơn tuy làm cướp nhưng rất hào hiệp làm quan binh nể sợ dân chúng thương mến. Sau được Thái Bình chiêu dụ ra làm Đại nguyên soái. Thổ tướng nên chết được đầu thai thành cọp.

    Nằm mộng thấy cọp là do dự trong công việc, cọp đuổi bắt sẽ có nguy hiểm khó tránh, giết được cọp sẽ thành công như ý muốn, bắt được cọp có kẻ tiểu nhân toan hại nhưng không thành Cùng thấy cọp, beo, sư tử, đao thương, ngân lượng, Phật La Hán, Địch Thanh, Võ Tòng, Trương Phi, lửa cháy trong núi là hợp số 6, 46, 86.

    - Nhân vật thứ 7 / CHÂU DU (07) : tự Công Cẩn người xứ Lộ Giang, kết nghĩa anh em với Tôn Sách, vốn người có tư chất phong lưu lại văn võ song toàn, thích đàn ca xướng hát, làm quan đến chức Đông Ngô Thủy Lục Đại Đô Đốc. Châu Du bị Khổng Minh Gia Cát Lượng chọc giận ba lần đến hộc máu mà chết, thọ 36 tuổi.

    Hóa thân con heo, thối thân :

    - CHU TUẤN (87) : tự Tử Minh, người xứ Kinh Triệu, lúc đầu làm quan đến chức Trung Lương tướng quân, sau có giặc Huỳnh Cân, Chu Tuấn vâng lệnh vua cùng Lưu Bị, Hoàng Phủ Tung, Lư Trực đồng ra trận trừ giặc, thắng được nhiều trận. Bấy giờ Hán đế phong cho làm Xa Kỵ tướng quân thuộc doãn Hà Nam.

    - Con HEO (07-47) : tức Tống Chính Thuận mang Pháp tự Mai Cao, người tỉnh Hà Nam, làm quan đến bậc Phụng Chính Đại Phu đứng dưới trướng của Khôn Sơn. Kim tướng, tướng tinh con heo đầu thai.

    Nằm mộng thấy heo nọc là sinh lòng dâm dục với người dưới. Thấy làm thịt heo có người mời ăn nhậu, còn ăn thịt heo sẽ gặp hao tài, bị heo cắn là có tranh chấp. Nên thấy heo, gấu, kiến, mặt trời, cây kiếm, châu báu, người bị thổ huyết, tài thần, ngựa trắng, phán quan giữ sổ sinh tử, mạnh thường quân là hợp số 7, 47, 87.

    - Nhân vât thứ 8 / LỮ BỐ (08) : tức Lữ Phụng Tiên, ban đầu làm con nuôi Đình Nguyên, rồi giết Đình Nguyên làm con nuôi Đổng Trác.

    Lữ Bố cùng mê Điêu Thuyền với cha nuôi, nghe theo lời Tư Đồ Vương Doãn gây cảnh ghen tuông mà giết luôn Đổng Trác. Lữ Bố thường mặc chiến bào, tóc chải cao, sử dụng thiên phương họa kích, có sức mạnh khôn lường, nhưng lại vô mưu. Giết Đổng Trác xong qua phò Lưu Bị, sau bị Tào Tháo bắt được xử treo cổ, chết tại Bạch Môn Lầu.

    Hóa thân con thỏ, thối thân :

    - LƯU CHƯƠNG (88) : tự Quí Ngọc, con cháu của Hán Lỗ Cung Vương, có kế phụ là Lưu Diên, giữ chức Ích Châu Mục, thống trị 41 châu ở Tây Xuyên.

    - Con THỎ (08-48) : nguyên là Lý Nguyệt Bảo tự Trung Minh người xứ Đông Kinh, làm quan đến bậc Triều Nghị Đại Phu, giữ gia sản trăm vạn tại Ngọ Môn. Có con trai tên Hán vân, con gái Minh Châu. Thổ tướng, tướng tinh con thỏ bạch.

    Nằm mộng thấy ăn thịt thỏ là vượng tài, đi săn bắt thỏ sẽ hỏng việc lớn nhỏ, thấy giết thỏ gặp nạn được vượt qua. Thấy thỏ đen gặp tang khó, trắng có sự vui mừng trong gia đạo, xám là bị người khác lừa gạt nhất là trong tình cảm, vàng hoặc thỏ vá sẽ cưới lầm đối tượng (người không còn con gái hay trai đã có vợ con). Thấy thỏ, ruồi, ngọc trai dưới biên, các vị Thánh, ngọc ngà, cây kích, Mã Siêu, Phàn Lê Huê, Dương Quý Phi, Hạng Võ là hợp số 8, 48, 88.

    - Nhân vật thứ 9 / TRƯƠNG PHI (09) : tự Dực Đức, người Thừa Huyện, nguyên là đồ tể và lái buôn rượu. Lúc nhà Hán loạn lạc, thái thú U Châu tên Lưu Diên tuyển quân; lúc ấy Lưu Bị xem bảng rồi thở dài, còn Trương Phi đứng bên liền to tiếng hỏi : “Đại trượng phu sao không ra giúp sức cho Hán Vương mà lại thở vắn than dài ?”. Nghe vậy, Lưu Bị liền nhìn Trương Phi tình cờ thấy luôn Vân Trường (Quan Công) đang đẩy xe đi qua, liền tụ họp, tâm đắc kết nghĩa anh em.

    Hóa thân con trâu, thối thân :

    - TÔN KIÊN (89) : tự Văn Đài, con cháu của Tôn Võ Tử. Năm 17 tuổi theo cha qua sông Tiền Đường, nghe tiếng bọn giặc cướp đang chia của cải bên bến sông, Tôn Kiên bèn quát to lên một tiếng tựa hổ gầm, làm bọn cướp kinh sợ, tưởng quan binh đến vây bắt nên bỏ của chạy lấy người; còn Tôn Kiên nhảy lên bờ rượt theo giết được tên đầu đảng, nhờ đó mà quan huyện nghe danh tôn làm Giáo Úy. Sau này Tôn Kiên lên đến chức tướng thống lĩnh binh mã, được vua phong Hầu tước, mang giáp bạc cưỡi ngựa hoa.

    - Con TRÂU (09-49) : tức Hán Vân con của Lý Nguyệt Bảo, tự Song Thiện, làm quan đến chức Đô Sát Viện trấn giữ Môn quan cùng cha, tính chính trực. Lúc vâng lệnh vua ra quân chống giặc lại để mất thành trì nên bị giặc giết chết, tục truyền khi chết thành tiên. Thủy tướng, từ trâu đầu thai.

    Nằm mộng thấy cưỡi trâu là điềm thịnh vượng, cưỡi vào thành thị có sự vui mừng. Thấy trâu đẻ ra nghé điềm báo sẽ có tài lộc, thấy sừng trâu vấy máu được thăng chức lên lương, thấy trâu húc người là thất bại. Nên thấy trâu, đom đóm, sấm sét, cái ly, người chết, Trư Bát Giới, Ngưu Lang Chức Nữ, cây thiết bản của Tề Thiên là hợp số 9, 49, 89.

    - Nhân vật thứ 10 / TRƯƠNG BỬU (10) : có anh tên Trương Giác, em là Trương Lương, người nước Hàn. Ba người thường vào rừng hái thuốc, gặp Nam Hải Tiên Ông cho ba quyển thông thư nói về mưu lược, cùng lời nhắn phải thế thiên hành đạo, tìm người có chân mạng Đế Vương mà phò tá. Chưa tìm được minh quân, nhưng quá nôn nóng mà dậy binh khởi nghĩa diệt Tần.

    Trương Giác xưng Thiên Công tướng quân, còn Trương Bửu là Nhơn Công tướng quân, nhưng đại sự không thành đều bị giết, còn Trương Lương (Trương Tử Phòng) chạy thoát, sau về làm mưu sĩ cho Lưu Bang.

    Hóa thân con rồng nằm, thối thân :

    - NGHIÊM NHAN (90) : tự Bá Toàn người xứ Hán Xuyên là danh tướng của Thục Vương, chuyên dùng cung to và đại đao, có sức mạnh địch muôn người, tôn kính Lưu Chương nên được Chương cho làm chức Bá Quân Thái Thú. Sau đại chiến với Trương Phi, bị Trương Phi bắt rồi tha mạng nên đi theo Lưu Bị, lập được nhiều chiến công to lớn, được Lưu Bị phong làm Xa Kỵ tướng quân.

    - Con RỒNG (10-50) : có tên Long Giang Tử, người Sơn Đồng bạn với Tất Đắc, bị giặc Kim Phiên giết chết. Thủy tướng, nên chết đầu thai thành Bắc Hải Long Tinh.

    Nằm mộng thấy rồng nằm ngán cửa sẽ có vượng tài, thấy rồng vào nhà là có món tiền to bất ngờ, vào bếp là được thăng chức thăng lương, thấy nằm chết là mất địa vị. Nên thây rồng nằm, chuồn chuồn đậu, mèo rừng, mây mưa, sấm sét, Khuât Nguyên, muông canh, thô địa, ba ngôi sao hay sao chôi là hợp số 10, 50, 90.

    - Nhân vật thứ 11 / LƯU PHONG (11) : vốn họ Khâu, cha mẹ chết sớm nên phải nương náu với cậu là Lưu Bị, làm quan huyện lệnh tại Phàn Thành. Có tướng mạo đoan trang nên được Lưu Bị nhận làm con nuôi, đặt sang họ Lưu, sau làm đến phó tướng quân giữ thành Phương Khang, vì không phát binh giải cứu Mạch Thành, nên Lưu Bị buộc lòng dùng quân lệnh mà giết chết.

    Hóa thân con chó, thối thân :

    - TƯỞNG UYỂN (91) : tức Tưởng Công Diệm, người xứ Linh Lăng, là danh sĩ đương thời đi theo Gia Cát Lượng làm phó tá. Tương truyên lúc gần sinh Tưởng Uyển, mẹ ông nằm chiêm bao thấy một cô tiên nữ ném chén ngọc vào lòng bà, nên mới có thêm chữ Uyển (chén ngọc). Sau theo Lưu Bị vào thành Tứ Xuyên, khi Hậu chúa lên ngôi phong Tưởng Uyển là Tư Nghị Lang.

    - Con CHÓ (11-51) : có tên Điền Phước Tôn, người xứ Giang Nam, mở tiệm thuốc bắc tại Long Tuyền phủ Kiến An. Ngày tết Đoan Ngọ lên núi hái thuốc bị cọp vồ chết. Thổ tướng, xuất tướng tinh bạch cẩu.

    Nằm mộng thấy chó là có người giúp đỡ tinh thần hay vật chất. Thấy chó mực nên đề phòng bị lừa đảo, thấy chó cái sắp gặp người yêu thỏa mãn ân tình. Thấy chó săn làm ăn đang đến thời cơ tốt. Thấy chó, le le, chim nhạn, thần gió, cái chén ăn cơm, Diêm Vương, Hàn Tín, Bao Công, lông gà lông vịt, tiếng cọp gầm là hợp số 11, 51, 91.

    - Nhân vật thứ 12 / TẢ TỪ (12) : tự Nguyên Phòng đồng hương với Tào Tháo, có đạo hiệu Ô Giác tiên sinh, què một chân, mù một mắt, biết nhiều phép thuật vì được tiên ông cho cuốn “Độn điền thông thư” có thể đi mây về gió. Sau dùng phép thuật chọc giận Tào Tháo, làm Tào Tháo truyền cho Hứa Chữ đuổi bắt nhưng không được, vì Tả Từ còn biết cả phép độn thổ.

    Hóa thân con ngựa trắng, thối thân:

    - TƯ MÃ CHIÊU (92) : là con trưởng của Tư Mã Ý. Mã Chiêu có đủ văn võ toàn tài, diện mạo khôi ngô, theo cha đủ bốn phương trời, lập được nhiều chiến công hiển hách. Ngụy chúa là Tào Phi phong Tư Mã Chiêu làm Tân Vương, sau Tư Mã Viêm kế vị truy phong là Văn Đế.

    - Con NGỰA (12-52) : tức Chu Quang Minh tự Ngọc Long, người tỉnh Triết Giang phủ Ninh Ba được hòa thượng tu đắc đạo truyền cho phép thuật, biết phép âm dương lập trận ma thuật, biết hô phong hoán vũ, đá chạy cát bay. Được vua gọi làm quân sư, sau bị quân Tần giết chết. Hỏa tướng, từ “bạch mã tinh” hóa thân làm người.

    Nằm mộng thấy ngựa là điềm lành đến nhà, thấy ngựa phi công việc tiến triển tốt đẹp. Thấy ngựa đen điềm báo có tang khó, ngựa kim có người giúp, ngựa vàng sẽ có tài lộc, ngựa hồng có tin vui, ngựa xám có của hoạnh tài. Thấy ngựa, lừa, con dê than, thần mây, cái đĩa, Khổng Minh, Phan Kim Liên, đèn đuốc, trăng sáng bị mây che là hợp số 12, 52, 92.

    - Nhân vật thứ 13 / MÃ ĐẠI (13) : người xứ Tây Lương cháu Mã Đằng, anh em con chú bác với Mã Siêu, đi theo nhà Thục được phong làm tướng quân. Khi Ngụy Giêng phản bội, Mã Đại theo kế của Gia Cát Lượng giết Nhạc Đại, được Hậu chúa phong làm Quan Nội Hầu.

    Hóa thân con voi, thối thân :

    - CAM NINH (93) : tự Cự Bá, người xứ Lam Giang. Tuổi nhỏ thông minh xuất chúng, kinh sử thuộc làu làu, lại có sức mạnh, thích giao du với những người nghĩa hiệp, từng đem vải gấm làm buồm cứu độ thuyền nhân lâm nạn, nên được người đời gọi cho tên Cẩm Phàm.

    Ban đầu Cam Ninh theo phò Huỳnh Tổ, sau theo Tôn Quyền làm phó tướng, được thăng Đô Úy.

    - Con VOI (13-53) : tức Ông Hữu Lợi tự Hữu Châu người xứ Đông Kinh, thi rớt Tú tài bèn ra mở tiệm cơm sau vaq2o nhóm Lương Sơn Bạc câuy cá. Thổ tướng, con voi đầu thai.

    Nằm mộng thấy voi trắng là gặp điềm lành, voi đen sẽ trì trệ công việc nhưng tiền hung hậu kiết. Thấy voi rượt là gặp kẻ nhiều thế lực nhưng dễ khuất phục. Thấy voi chở vào thành thị là có thăng quan tiến chức. Thấy voi, kỳ nhông, kỳ đà, thần núi, bắt cá, bắn chim, cây cam, Võ Tòng, Trình Giảo Kim là hợp số 13, 53, 93.

    - Nhân vật thứ 14 / TÀO HỒNG (14) : tự Tử Liêm, anh em ruột của Tào Tháo, tinh thông võ nghệ, có tài dùng cung kiếm, mấy lần cứu Tào Tháo thoát chết, được Tào Tháo ân sủng xem như phúc tinh của mình.

    Hóa thân con mèo rừng, thối thân :

    - TỪ THỨ (94) : tự Nguyên Trực, người xứ Tây Xuyên, thờ mẹ rất có hiếu, thích múa gươm, làm bạn với Tư Mã Trưng, Khổng Minh, Sĩ Nguyên. Vì phục thù cho bạn mà phạm tội giết người phải bỏ trốn, khi bị bắt nhờ quan lại biết tiếng nên thoát tội. Sau đổi tên Đơn Phúc.

    - Con MÈO RỪNG (14-54) : tức La Chỉ Đắc tự Đắc Thanh, người tỉnh Tứ Xuyên. Hành nghề đồ tể sống qua ngày sau bị Trần Công giết chết. Thủy tướng, xuất tướng tinh mèo rừng.

    Nằm mộng thấy mèo ngủ có thành công, bị mèo vồ mang tiếng thị phi. Thấy mèo trắng gặp tai nạn, mèo đen sẽ gặp người nhiều miệng lưỡi, đề phòng bị lừa gạt, nghe tiếng mèo kêu gặp chuyện xui xẻo, mèo ngồi cửa nhà gào sắp có tang. Thấy mèo rừng rượt là được người khác phái để ý về tình cảm, sẵn sàng đón nhận lời tỏ tình. Cùng thấy mèo rừng, con suối, đạo sĩ cưỡi hạc, Phật Di Lạc, quan tài, xác chết là hợp số 14, 54, 94.

    - Nhân vật thứ 15 / HẠ HẦU UYÊN (15) : người nước Bái, cùng sống với anh là Hạ Hầu Đôn (người ăn khoẻ) sau đầu quân cho Tào Uyên. Vì trước đây Tào Thào mang họ Hầu, nên được Tào Tháo trọng dụng phong đến chức Liệt Hầu, bị Huỳnh Trung giết chết.

    Hóa thân con chuột, thối thân :

    - ĐIỀN VI (95) : người xứ Trần Lưu, có sức khoẻ hơn người, tướng mạo lại khôi ngô, sử dụng hai cây thiết kích nặng cả trăm cân. Một lần từng đuổi cọp qua suối rồi dùng tay giết cọp như Võ Tòng đả hổ.

    Lúc thanh niên theo hầu Trương Mạo, sau nhờ Hạ Hầu Đôn tiến cử với Tào Tháo mà lập nhiều công to, được họ Tào phong Tân Kỵ tướng quân.

    - Con CHUỘT (15-55) : tên Trịnh Tất Đắc người xứ Đông Kinh, tính gan dạ. Khi thi rớt liền ra rừng tụ tập lâu la lập đảng cướp, được Khôn Sơn thu phục làm phó tướng. Hỏa tướng, xuất tướng tinh con chuột.

    Nằm mộng thấy chuột bạch là nghĩ đến người yêu đơn phương, thấy chuột cống phải đề phòng kẻ tiểu nhân phản trắc, thấy chuột đồng công việc gặp nhiều may mắn, cuột đồng chạy vào thành thị sắp bị ngưng trệ công việc, chuột gặm thóc gạo sẽ hao tài tốn của. Thấy chuột đồng, chuột cống, thần sông (Hà Bá), ngực đàn bà, đọc sách, cầu thần linh, bị cọp đuổi, bạch xà tinh, Tất Đắc, Hạ Hầu Đôn là hợp số 15, 55, 95.

    - Nhân vật thứ 16 / HOÀNG PHỦ TUNG (16) : người xứ Tứ Xuyên, làm quan đến chức Hán Trung Lang tướng quân. Cùng Lư Thực và Chu Công mang quân đi dẹp giặc Thiên Công, thắng bảy trận giết được Trương Giác, đuổi bắt Trương Lương được triều đình phong Xa Kỵ tướng quân, chức Dực Châu Mục.

    Hóa thân con ong, thối thân :

    - VU KIẾT (96) : là đạo sĩ của Lang Nha cung, có biệt hiệu Thái Bình Thanh, lên núi hái thuốc gặp thần nhân trao sách trị bệnh, ông xuống núi chữa bệnh không lấy tiền, phổ cứu vạn dân. Vu Kiết có tài cầu mưa gọi gió, xứ Giang Đông tôn ông là Thánh bất tử. Nhưng Tôn Sách lại vu cho Vu Kiết là yêu quái nên bắt đưa đi chém đầu giữa chợ.

    - Con ONG (16-56) họ Phương tên Mậu Lâm tự Lưỡng Nghi, người xứ Tô Châu. Nhà nghèo chuyên nghề làm than để độ nhật rất có hiếu với cha mẹ. Khi chết đầu thai thành con ong hút nhụy lấy mật.

    Nằm mộng thấy tổ ong là điềm thịnh vượng có tài lộc đến, thấy ong sáp vào người dịnh chích sẽ gặp phiền toái, nhưng ong đốt lại thành công. Thấy ong bay vào nhà, kẻ tiểu nhân thất bại toan tính ám hại, ong đang hút nhụy có người phải lòng dễ đi đến tình cảm trai gái. Cùng thấy ong, rồng, dơi đeo trên cành, Võ Tắc Thiên, Kim đồng Ngọc nữ, hạ sinh con trai, ngồi thổi tiêu, trăng sáng là hợp số 16, 56, 96.

    - Nhân vật thứ 17 / SÁI VĂN CƠ (17) : con của Sái Ung nhà viết sử thời Hán. Văn Cơ rất đẹp biết đàn hay múa giỏi được Tào Tháo yêu mến. Khi chạy loạn lưu lạc bị giặc Hồ bắt đi, nàng đã sáng tác điệu nhạc “Hồ gia” được thưởng cả ngàn con dê cùng vàng bạc châu báu, sau làm thiếp cho Tả Hầu Vương nước Hồ sinh được hai con.

    Tào Tháo nhung nhớ Sái Văn Cơ cho người giết Tả Hầu Vương, đoạt lại người đẹp trở lại đất Hán, nhưng nàng không chịu làm thiếp cho thừa tướng mà lấy Đổng Kỵ một tướng quân lỗi lạc.

    Hóa thân con hạc, thối thân :

    - KHƯƠNG DUY (97) : tự Bá Ước, người Dực Huyện, thuộc xứ Thiên Thủy. Lúc còn nhỏ đã đọc rất nhiều sách, thông thuộc binh thư, thờ cha mẹ chí hiếu làm người trong xứ rất kính mến. Sau theo nhà Thục, lạy Khổng Minh làm thầy và học hết các phép để sau nối bước chức Tổng đốc của Khổng Minh, được phong Phụ Hán tướng quân Bình Nhưỡng hầu.

    - Con HẠC (17-57)
    : là Châu Thanh Vân người xứ Đông Kinh, làm trong Hàn Lâm Viện đời nhà Tống, bị Tần Cối hãm hại nên cạo đầu lên núi làm đạo sĩ luyện được linh đơn. Hỏa tướng, từ hạc đầu thai.

    Nằm mộng nghe tiếng hạc kêu sắp thành danh hiển đạt, nếu hạc đang bay trên ntrời có điềm gở, thả hạc bay là có tài lộc. Thấy hạc đứng trên lưng rùa sẽ có người giúp đỡ.

    Thấy hạc bay, cây đàn, cái nón, đầu trọc, nhà có khách Ngũ hành nương nương, Lý tam nương, đàn ca xướng hát là hợp số 17, 57, 97.



    - Nhân vật thứ 18 / LỖ TÚC (18)
    : tự Tử Kính, người xứ Lâm Hoài, thờ cha mẹ rất có hiếu, ưa bố thí, khi Châu Do chết lên thế chức Thủy Lục Đại Đô Đốc nước Ngô, có tài mưu lược được Tôn Quyền cất nhắc.

    Hóa thân con mèo nhà, thối thân :

    - NGỤY GIÊNG (98) : tự Văn Trường, người xứ Tương Dương, mặt như quả táo lạnh tựa sao băng. Lúc đầu theo Lưu Biểu, sau đầu Hán Huyên, sau nữa là Huỳnh Trung cùng về dưới trướng của Lưu Bị. Tướng mạo của Ngụy Giêng ở sau ót có phản cốt, nên Gia Cát Lượng nói Ngụy Giêng sẽ bị chết trận, nhưng Ngụy không nghe, quả đúng Ngụy bị Mã Đại giết. Lưu Bị cảm khái truy phong làm Dương Võ tướng quân.

    - Con MÈO NHÀ (18-58) : theo truyện tích có tên Triệu Thiên Thân người tỉnh Vân Nam, làm quan đến bậc Đại Nguyên Soái bị Tần Cối hãm hại dùng lửa đốt chết. Hóa thân thành con mèo vàng.

    Nằm mộng thấy rờ rẫm mèo hay mèo cạ lông vào người coi chừng gặp bẫy tình, thấy mèo vào nhà sẽ gặp phản phúc. Thấy mèo, bàn cờ, uống rượu, hòa thượng Lỗ Trí Thâm, Hoa Đà, cưỡi ngựa, đua thuyền là hợp số 18, 58, 98.

    - Nhân vật thứ 19 / TÀO TỬ KIẾN (19) : tự Tào Thực, con thứ của Tào Tháo. Thích uống rượu, tính tình ngông cuồng, ngạo mạn khi cha chết không chịu để tang, vì vậy Tào Phi quá giận muốn giết em, được mẹ can gián buộc Tào Thực đi trong bảy bước phải làm xong một bài thơ mới được cho sống. Tào Thực không cần suy nghĩ, chưa xong bảy bước đã làm ra bài “củi đậu nấu đậu”, mang ý nghĩa người cùng một nhà mà giết lẫn nhau. Tào Phi nghe xong rất cảm động, sa nước mắt, chỉ giáng Tào Thực làm An Khang hầu.

    Hóa thân con bướm, thối thân :

    - LƯU THIỀN (99) : là con của Lưu Bị và Cam phu nhân. Khi bà sắp sinh nằm chiêm bao thấy nuốt một ngôi sao Bắc Đẩu, nên đặt tên Á Đẩu. Khi bà lên ngôi Hậu nước Thục, lúc đó Khổng Minh làm Thừa tướng. Khi Lưu Bị, Khổng Minh Gia Cát Lượng qua đời, nhà Thục cũng mất, khiến Lưu Thiền lưu lạc đến Lạc Dương ẩn thân. Được Tư Mã Chiêu biết đến phong làm An Lạc Công.

    - Con BƯỚM (19-59) : họ Lâm Cấn Ngọc tự Tố Nương người xứ Hà Thanh, Đông Kinh có anh là Thái Bình cùng theo nước Triệu nhưng quân Tần đến phải bỏ chạy đến Giang Nam được Bản Quế cưới làm thiếp, phong nàng làm Nhị phẩm phu nhân. Sinh cho Bản Quế con trai tên Vinh Sanh. Kim tướng, khi mất hóa thân thành con bướm.

    Nằm mộng thấy bướm là gặp kẻ tiểu nhân, bướm bay lượn là công việc không thành, đang bắt bướm sẽ lụy vì tình, nữ nhân nằm thấy bướm là tìnhuyên tan rã. Thấy bươm bướm, beo, gấu, làm bài thi, cái áo hay Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài, con giao long, hải mã là hợp số 19, 59, 99.

    - Nhân vật thứ 20 / VƯƠNG DOÃN (20) : người xứ Lang Nha làm chức quan Tư Đồ trong triều đình nhà Hán, thấy Đổng Trác làm nhiếp chính vương thay vua cai trị đất nước có thái độ cửa quyền, làm cho quan Tư Đồ rất giận, liền dùng kế mỹ nhân đưa Điêu Thuyền con gái nuôi của mình thi hành liên hoàn kế chia rẽ giữa cha con Đổng Trác và Lữ Bố giết hại lẫn nhau. Sau Vương Doãn bị Lý Thôi tranh quyền đoạt lợi cũng bị giết chết.

    Hóa thân con rít (rết), thối thân :

    - LƯU TÔNG (100) : là con Lưu Biểu quan Thái Thú đất Kinh Châu. Lưu Biểu vốn là người trong vương tôc nhà Hán, nhưng tính tình bê bôi, không có thành tích, nên sau khi chết, vợ là Thái phu nhân đầu hàng Tào Tháo, dâng Lưu Tông cho họ Tào làm con tin, được họ Tào phong chức Thanh Châu thứ sử. Lưu Tông cùng mẹ Thái phu nhân lên đường đi Thanh Châu nhậm chức, nhưng không ngờ Tào Tháo có tính đa nghi đã sai Vu Cấn đuổi theo giết chết.

    - Con RÍT (rết 20-60) tức Lý Minh Châu người Dương Châu thuộc tỉnh Giang Nam, con gái của Lý Nguyệt Bảo, vợ chánh của Bản Quế, được phong Nhất phẩm phu nhân sinh ra Phùng Xuân. Toàn gia đều bị giặc Kim Phiên giết hại. Thủy tướng, đầu thai thành con rít.

    Nằm mộng mà thấy rít cắn đang đau bệnh sẽ khỏi, nhưng bò lên mình sẽ có bệnh. Rít ra khỏi hang sắp có tin vui đưa đến, thấy gà ăn rít sẽ bế tắc. Cùng thấy con rít, bức tranh, cái áo, con tằm, chén sứ, ngồi đánh cờ là hợp số 20, 60, 100, 00.

    - Nhân vật thứ 21 / GIA CÁC CẨN (21) : tự Tử Du, người Lang Nha thuộc xứ Nam Dương. Được thiên hạ xem là bác học đa tài, tính tình trung hậu, thờ cha mẹ rất có hiếu, là anh em với Gia Các Võ Hầu, nhưng mỗi người theo một chúa chẳng ai thay lòng đổi dạ. Võ Hầu theo Lưu Bị, còn Gia Các Cẩn theo phò tá Tôn Quyền được liệt vào hạng trung thần.

    Hóa thân con én, thối thân :

    - GIẢ DỰC (101) : tự Trọng Lư, trẻ tuổi nhưng tài cao, hiếu học, nhiều mưu trí. Ban đầu theo Đổng Trác làm mưu sĩ, sau lại theo Lý Thôi, Quách Phiếm, rồi lại theo Tào Tháo làm đến chức Tư Nghị Lang. Một người bất nhất, bất trung, sau khi chết bị quật mồ, tro cốt bị dìm vào hố xí.

    - Con ÉN (21-61) : là Mã Thượng Chiêu tức Hành Nương, người huyện Phụng Dương xứ Nam Kinh. Khi còn nhỏ lên núi được quyển thiên thư bèn học thuật, có thể hô phong hoán vũ. Khôn Sơn bèn thu phục làm nghĩa muội. Thủy tướng do Bạch Yến đầu thai.

    Nằm mộng thấy én lượn khắp trời điềm báo hạnh phúc gần kề. Én đậu trên cây mọi việc sẽ thành công. Én ngậm đuôi nhau sẽ có người giúp, công việc hanh thông. Thấy chim én, đánh cá, cây quạt, Tôn phu nhân, con heo đang ăn là hợp số 21, 61, 101.

    - Nhân vật thứ 22 / TRƯƠNG LIÊU (22) : tự Văn Viễn thông lược võ nghệ làm bạn với Quan Công, đánh một trận với Tôn Quyền tại Hiệp Phi mà tiếng tăm lừng lẫy, sau đầu quân cho Tào Tháo được phong làm Oai Võ tướng quân.

    Hóa thân con bồ câu, thối thân :

    - TRẦN PHIÊN (102) : tự Bá Đào, người xứ Kinh Triệu, làm quan đến chức Đại Phó trong thời Linh Đế, làm bạn với Từ Trí Tử. Mỗi lần Từ Trí Tử đến nhà thăm, Trần Phiên tiếp đãi rất chu đáo, cùng tướng quân Đốc Võ mưu giết gian thần nhưng việc không thành nên bị giết trừ hậu họa.

    - Chim BỒ CÂU (22-62) : tức Song Hiệp họ Song tên Phổ tự Cô Đồng, người xứ Lang Ba, bị Chí Cao chọc ghẹo trong quán rượu, nàng tức giận mà nảy xuống giếng sâu tự tử. Thuộc thủy tướng, từ bồ câu đầu thai làm người.

    Nằm mộng thấy bồ câu trắng bay vào người là sắp có người giúp, đang bay lượn mà không đáp xuống việc làm ăn bị trở ngại. Từng đàn bồ câu đậu xuống sân sẽ có tài lộc hay của hoạnh tài đến nhà. Thấy chim bồ câu, con quạ đen, cây củi, cái giường, Đường Tam Tạng, bà vú, thân nhân qua đời, người đen đúa là hợp số 22, 62, 102.

    - Nhân vật thứ 23 / HOÀNG NÔNG VƯƠNG (23) : tức Hiếu Linh hoàng đế, lên ngôi tháng 4 đến tháng 9 bị Đổng Trác phế bỏ, lập Lưu Vương lên thay. Đổng Trác còn truyền cho Hoàng Nông Vương đứng trước Thủy An cung rồi phong tỏa không cho các quan vào chầu, đoạn ép Hiếu Linh uống thuốc độc tự tử.

    Hóa thân con khỉ, thối thân :

    - NHAN LƯƠNG (103) : tự Bản Đạt, người tỉnh Hà Bắc, đi theo phò Viên Thiệu. Nhan có thân hình vạm vở, muôn người không địch lại, nên Viên Thiệu phong cho chức Tiên Phong tướng quân, thống lĩnh 10 vạn binh đến Bạch Mã quan giao chiến. Quan Công xông vào trận tuyến, nhưng vì con xích thố phi đến quá nhanh làm Nhan Lương không kịp hỏi đã bị Quan Công chém ngã mà chết.

    - Con KHỈ (23-63) : có tên Trương Tam Hoè tự Giai Thành, người tỉnh Hồ Bắc. Ra làm quan đến bậc Tể tướng nên giàu có không ai sánh kịp, Tam Hoè sinh được ba người con, con trai trưởng btên Hiệp Hải, con thứ tên Nguyên Kiết và con út tên Vạn Kim, đều bị giặc Kim Phiên giết chết hết cướp của. Thuộc mộc tướng, đầu thai thành con khỉ đỏ đít.

    Nằm mộng thấy khỉ sẽ gặp người dối trá gian xảo, khỉ vây có kẻ tiểu nhân ám hại, khỉ cắn là thất thế mọi bề, khỉ leo cây có tranh cãi nhau. Thấy khỉ, vịt, cái gương, cái cày, chén thuốc độc, Tề Thiên Đại Thánh, Bàng Hồng, người thắt cổ, con nít đái dầm là hợp số 23, 63, 103.

    - Nhân vật thứ 24 / LỤC TỔN (24) : vốn tên Nhị, sau đổi thành Tổn, tự Bá Ngôn. Mình cao lớn vạm vỡ, mặt đẹp như con gái, có tài hùng biện thao lược chiến trận, kế vị Lỗ Túc làm chức Đông Ngô Đại Đô Đốc, dùng hỏa công đốt trại của Lưu Bị dài hàng trăm dặm, nhưng bị Khổng Minh dùng Bát quái trận đồ vây hãm tại Ngư Phúc Phố giết chết.

    Hóa thân con ếch, thối thân :

    - VĂN XỦ (104) : tự Tử Khuông, người huyện Lang Nha, tinh thông binh pháp, vốn là tướng của Viên Bản Sơ. Một lần mang bảy vạn quân vượt sông Hoàng Hà chiếm cứ đất Diên Tân. Hai tướng Từ Hoàng và Trương Liêu phải thua chạy, nhưng khi gặp Quan Công, đánh chưa đầy ba hiệp đã bị Quan Công chém cho bay đầu.

    - Con ẾCH (24-64) : tức Hiệp Hải con trai trưởng của Trương Tam Hoe, ra đời lấy tên Thường Đức, đậu tiến sĩ ra làm quan đời nhà Tống. Gia đình giàu có nên giặc Kim giết chết cướp của. Thuộc Mộc tướng, từ con ếch đầu thai.

    Nằm mộng thấy trời mưa ếch nhảy đầy sân là điềm gặp tai tiếng, ếch ngồi dưới ao dưới giếng có kẻ vu oan giá họa, bắt được ếch tránh khỏi xui xẻo. Thấy ếch, đọc sách hay cây phất trần, Tiết Nhơn Quý, thấy liệm xác chết vào quan tài, người què chân hay què tay là hợp số 24, 64, 104.

    - Nhân vật thứ 25 / TRẦN LÂM (25) : tự Khổng Chương, văn chương xuất chúng, khi có loạn cùng Đổng Trác chạy vào Dực Châu tị nạn, được Viên Thiệu dùng làm Kỳ Thất, làm hịch đánh Tào Tháo. Còn Tào Tháo đọc được hịch do Trần Lâm viết, sợ đến toát mồ hôi mà quên đi bệnh nhức đầu kinh niên của mình.

    Hóa thân con ó, thối thân :

    - TỪ HOÁNG (105) : tự là Bá Lạc, người xứ Xương Ấp, danh tướng của chúa Ngụy, có võ công và chiến lược đều hơn nhiều người, đi theo Tào Tháo đánh Nam dẹp Bắc lập được nhiều công to, nên được họ Tào phong làm Kiêu Kỵ tướng quân An Định hầu.

    - Chim Ó (25-65) : họ Trương tên Cửu Quan tự Phát Hoa người xứ Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Thi đậu tiến sĩ xuất thân là phò mã đời Tiền Hán nên gia thế rất giàu sang. Thuộc mộc tướng thối thân từ con ó đầu thai.

    Nằm mộng thấy chim ó bay trên trời sắp có điềm vui về tình, tiền. Thấy ó lượn trên biển khơi có tin xa giúp đỡ, và nghe ó kêu có tài lộc vào. Thấy chim ó, cừu, cây bút, cái bàn viết, nhà thơ Đổ Phủ, kẻ tiểu nhân, bị chó cắn, làm thịt gà là hợp số 25, 65, 105.

    - Nhân vật thứ 26 / BÀNG THỐNG (26) : tự Sĩ Nguyên, người xứ Tưởng Dương, đạo hiệu Phương Châu tiên sinh. Lúc đầu giúp Tôn Quyền sau theo Lưu Bị.

    Khi Lưu Bị đánh đất Tứ Xuyên, dùng Bàng Thống làm phó quân sư và chết tại Lạc Phương Ba khi mới 36 tuổi.

    Hóa thân con rồng bay, thối thân :

    - VIÊN THIỆU (106) : tự Bản, lúc đâu làm quan đên chức Giáo Úy, sau thăng bậc thành quan Thái Thú. Viên Thiệu là con của môt Thừa tướng đời nhà Hán, cùng Tào Tháo liên minh trấn giữ 17 trấn và đem quân đi binh phạt Đổng Trác, được cử làm Minh Chủ.

    - Con RỒNG BAY (26-66) : tức Lâm Thái Bình người Trường Châu sh vào thời nước Lỗ, bị quân Tần đánh đuổi chạy đến Long Châu đầu quân đảng cướp của Chí Cao và Khôn Sơn làm tướng, tụ tập lâu la làm thảo khấu xưng vương. Sau vì tham lam và ham mê tửu sắc nên bị Khôn Sơn giết chết. Số thuộc thủy tướng nên chết hóa rồng bay.

    Thấy rồng bay, con lừa, con sò, con rệp, châu chấu, cái nghiên mực, cái bàn, cái búa, kim cương, Tiết Nhơn Quý, Quỷ Vương là hợp số 26, 66, 106.

    - Nhân vật thứ 27 / HỨA CHỮ (27) : tự Tử Thiệu người huyện Khúc Dương, khi nhỏ đã có chí lớn, ưa dùng thương và bổng, theo Tào Tháo lập được nhiều chiến công hiển hách, được phong Kiến Oai tướng quân.

    Hóa thân con rùa, thối thân :

    - TƯ MÃ Ý (107) : tự là Trọng Đạt, người xứ Uyển Thành. Lúc còn nhỏ đã có chí lớn, tinh thông văn võ, có tài năng. Trước theo Tào Tháo sau thờ Tào Phi, thường giao tranh với Khổng Minh Gia Cát Lượng. Có cháu là Tư Mã Viên sau làm vua đời nhà Tấn, đã truy phong Tư Mã Ý là Tuyên Đế.

    - Con RÙA (27-67) : họ Trương tên Thiên tự Hỏa Quan người tỉnh Hà Nam, làm quan ở Án Sát Viện, anh của Hỏa Quan là Cửu Quan đều bị giặc Kim Phiên giết. Hỏa tướng từ con rùa đầu thai.

    Nằm mộng thấy rùa là điềm lành, có tài lộc nhưng vất vả mới thành công. Thấy rùa bò đến mình, nam nhân sẽ gặp đàn bà nạ dòng quyến rũ, nữ nhân đề phòng hạng đàn ông sở khanh. Thấy đập bể mai rùa sẽ gặp khổ nạn. Thấy rùa bơi dưới nước là ti lộc hanh thông. Thấy rùa, ba ba, đồi mồi, tờ giấy, cái ghế, quan tài hỏa táng, phán quan, múa lân là hợp số 27, 67, 107.

    - Nhân vật thứ 28 / CHÂU XƯƠNG (28) : người xứ Quan Tây, mặt đen, râu rìa lông ngực, thân hình vạm vỡ, có sức mạnh tựa ngàn cân, tự xưng là Hắc diện tướng quân. Làm thảo khấu tại núi Ngọa Ngưu. Khi Quan Công quá ngũ quan trãm lục tướng, Châu Xương theo hầu cận. Lúc Quan Công thọ nạn, Châu Xương tự tử chết theo tại Mạch Thành.

    Hóa thân con gà rừng, thối thân :

    - ĐỔNG TRÁC (108) : tự Trọng Lũng, người xứ Lâm Triệu, làm quan Thái thú đất Hà Đông, tính tình ngạo mạn, khi lên đến chức Thừa tướng liền phế truất Hoàng đế Hiếu Linh và Hán Hiến Đế, bị con nuôi là Lữ Bố ghen tuông với Điêu Thuyền giết chết.

    - Con GÀ RỪNG (28-68) : là Trần Nhật Sơn tự Thiện Minh người tỉnh Tứ Xuyên, làm quan đến chức Thượng Thư đời Tống, gia cảnh giàu muôn ức bị Kim Tử Tần đến mượn hàng trăm vạn lượng mà không trả, buồn cho thế thái nhân tình nên bỏ nhà đi tu. Thổ tướng, hóa thân thành con gà rừng.

    Nằm mộng thấy gà trống là có của, gà mái là có lộc ăn uống. Thấy gà đẻ hay gà mái dẫn bầy gà con là tiền vào như nước. Thấy gà giò (gà tơ) sắp bén duyên tình cảm, thấy gà đang đạp mái coi chừng sắp có con rơi.

    Thấy cá ngao, cá lia thia, gà rừng, đại đao, cái bàn, Võ Tòng, Đạt Ma thần tiển, Phan Kim Liên, Ngô Tam Quế, người tự tử là hợp số 28, 68, 108.

    - Nhân vật thứ 29 / CAM PHU NHÂN (29) : là vợ của Lưu Bị, khi mẹ mang thai bà thì hàng ngày tai nghe âm nhạc, khi hạ sinh lại có mùi thơm bay đầy nhà. Các thầy bói cho rằng đứa bé gái ấy về sau sẽ đại quý. Cha mẹ của Cam phu nhân đang là đại phú gia, nghe vậy càng bố thí nhiều hơn để con gái được hưởng phúc.

    Khi Lưu Bị lên ngôi Hoàng đế, phong bà làm Chiêu liệt Hoàng Hậu. Nên người đời thường lấy chuyện này để nói, làm việc thiện sẽ được báo đáp.

    Hóa thân con lươn, thối thân :

    - HUỲNH TRUNG (109) : tự Hớn Thăng, người xứ Nam Dương được phong chức Trung Lang tướng quân, có sức mạnh muôn người không địch lại, kiêm băn cung bách phát bách trúng. Được Quan Công thu phục nên theo nhà Thục, được phong đến chức Ngũ Hổ đại tướng quân, lập được nhiều công trạng, sau được thăng lên chức Chinh Tây tướng quân quan nội hầu.

    - Con LƯƠN (29-69) : họ Trịnh tên Xá tự Thiên Lương, người tỉnh Tứ Xuyên. Thi rớt Tú tài bèn xuất gia đầu Phật, nhưng tâm tính xảo quyệt, khi chết thuộc thủy tướng nên được cho đầu thai làm con lươn.

    Nằm mộng thấy lươn sẽ lâm bế tắc, bắt được lươn sống sẽ giao du với kẻ tiểu nhân, thấy lươn chết sẽ buồn khổ. Thấy lươn, trạch, cái sanh nhạc khí, người đàn bà phúc hậu, lúa gạo, Chức Nữ, Nhạc Phi, thấy tiên Phật hạ giới, ni cô là hợp số 29, 69, 109.

    - Nhân vật thứ 30 / MÊ PHU NHÂN (30) : cũng là vợ của Lưu Bị, nhưng khác Cam phu nhân khi bà được sinh ra quanh nhà có tiếng tiêu, tiếng sáo nổi lên; hàng xóm láng giềng cho là có tiên đưa tiên nữ giáng trần.

    Mà quả thật Mê phu nhân rất đẹp, được cha mẹ gả cho Lưu Bị và sinh cho Lưu Bị một đứa con trai, đến trận Đông Dương, Mê phu nhân phải nhảy giếng tự tử để bảo toàn trinh tiết gái thờ một chồng.

    Hóa thân cá lý ngư, thối thân :

    - HOA ĐÀ (110) : tự là Nguyên Hóa, người nước Bái, có nghề xem bệnh bốc thuốc giỏi trong thiên hạ. Hoa Đà khi trị bệnh, lúc dùng thuốc, lúc dùng dao, kềm, hay phép châm cứu, đôi khi đánh thuốc mê để mổ, rửa sạch ruột gan rồi may lại như cũ. Sau bị Tào Tháo đa nghi tưởng Hoa Đà muốn ám hại mình nên bắt hạ ngục. Ông chết rục trong tù.

    - Cá LÝ NGƯ (30-70 ) : tên Lưu Tỉnh Lợi tự Quách Hòa người Hồ Quảng làm nghề buôn gạo bị hỏa hoạn thiêu đốt hết sản nghiệp liền xuống tóc đi tu. Thủy tướng nên chết được đầu thai thành cá lý ngư.

    Nằm mộng thấy bắt cá từ biển đem về ăn là có tài lộc, bắt cá trong ao đầm là thất bại công việc, thấy cá đẻ trứng sẽ có của hoạnh tài. Thấy cá hóa long sắp hao tài tốn của. Nên thấy cá lý ngư, thầy chùa Lỗ Trí Thâm, Lưu Kim Đính, Lý Thái Bạch, ống tiêu, ống sáo, thầy thuốc, bàn toán, trẻ con đang bú sữa mẹ là hợp số 30, 70, 110.

    - Nhân vật thứ 31 / NỂ HÀNH (31) : tự Chánh Bình, người xứ Bình Nguyên, thường cởi áo ở trần đánh trống chửi mắng Tào Tháo cả ngày lẫn đêm. Tào Tháo giận lắm bèn mượn tay Lưu Biểu giết Nể hành, nhưng Lưu Biểu lại nhờ đến Huỳnh Tổ giết thay cho mình.

    Hóa thân con tôm, thối thân :

    - NAM HOA TIÊN (111) : Nam Hoa đạo nhân sống trên núi Hoa Sơn, mắt xanh mặt trẻ, tay cầm gậy lê, có ba quyển thiên thư tên Thái Bình Yểm Thuật, có thể kêu mưa hú gió, rải đậu thành binh. Vào năm Trung Bình thứ nhất, trong nước có bệnh dịch hoành hành, Nam Hoa đạo nhân liền vẽ bùa hòa trong nước cho con bệnh uống, tức khắc khoẻ mạnh trở lại, ai ai cũng cho ông là tiên giáng trần, nên ông mới có hiệu Nam Hoa Tiên.

    Người đời Tống cho rằng Ma Y Đạo Giả là duệ nhân của Nam Hoa Tiên, từng cho đạo sĩ trên núi Hoa Sơn quyển bí kíp “Thái Bình Yểm Thuật” để sáng tạo ra nhiều môn mệnh thuật trong thiên hạ về sau.

    - Con TÔM (31-71) : có họ tên Từ Nguyên Quý người đất Tô Châu, bình sinh ham môn cờ bạc nên không may gia sản tiêu tan, liền tự tử. Thuộc hỏa tướng từ binh tôm đầu thai.

    Nằm mộng thấy tôm sẽ sinh lòng nghi kỵ, tôm sống nhảy nhót vợ chồng bất hòa, tôm luộc nối lại tình xưa còn dang dở, tôm không râu có ý tưởng thông dâm, thấy được cho tôm số phải gánh vác việc quá sức. Mộng thấy con tôm, con trùn, cái trống, ông tiên, Từ Thứ quy điền, cãi nhau, Viên Thế Khải là hợp số 31, 71, 111.

    - Nhân vật thứ 32 / TẦN MẬT (32) : tự Tử Lặc, người Quảng Đông rất hiếu học, thông hiểu thiên văn, phong thủy, sành sỏi cổ kim văn học, giữ chức Tòng Sự Lang sau thăng đến chức Ích Châu học sĩ.

    Hóa thân con rắn, thối thân :

    - THÁI SỬ TỪ (112) : tự là Tử Nghĩa, người xứ Đông Lai. Rất hiêu nghĩa với cha mẹ. Trước theo Khổng Dung học sách thánh hiền, sau theo Tôn Quyền lập được nhiều chiến công, được họ Tôn phong chức Oai Võ tướng quân.

    - Con RẮN (32-72) : tên Trương Vạn Kim người tỉnh Hồ Bắc có cha là Trương Tam Hoè, anh cả Hiệp Hải, anh thứ Nguyên Kiết đều bị giặc Kim Phiên giết chết. Thuộc kim tướng từ loài rắn đầu thai thành con út của Tam Hoè.

    Nằm mộng thấy rắn gặp điềm gian nan, ăn thịt rắn là chấm dứt buồn phiền. Thấy rắn bò vào nhà sắp có của hoạnh tài, bò vào bếp có quý nhân đến nhà giúp đỡ, bò lên mình sẽ có tư tưởng xằng bậy háo sắc. Rắn màu vàng hay trắnbg có chuyện tranh cãi, màu lục hay xám lại thuộc điềm lành. Cùng thấy rắn, trăn, cái rún, đồng tiền kẽm, cái sắc trong nhạc khí hay Phật Di Đà, cân thiên binh, người cùi, Văn Thù Bồ Tát, Lỗ Trí Thâm là hợp số 32, 72, 112.

    - Nhân vật thứ 33 / ĐIÊU THUYỀN (33) : là ca kỷ trong phủ của Tư Đồ Vương Doãn từ nhỏ, năm lên 16 tuổi Điêu Thuyền đã có sắc đẹp mặn mà, tài và sắc vẹn toàn nên quan Tư Đồ coi như con ruột.

    Khi Vương Doãn âm mưu dùng mỹ nhân kế gây mâu thuẫn giữa Đổng Trác với Lữ Bố giết nhau, lúc đầu Vương Doãn dâng Điêu Thuyền cho Đổng Trác, nhưng sau lại âm thầm cho Lữ Bố hẹn hò cùng với Điêu Thuyền và nói, còn Đổng Trác thì Điêu Thuyền không thể theo Lữ Bố.

    Vì quá say đắm Điêu Thuyền nên Lữ Bố đã giết cha nuôi. Sau này Lữ Bố chết tại Bạch Môn Lầu, Tào Tháo cho người chở xác về Hữu Xương, còn Điêu Thuyền tự vận.

    Hóa thân con nhện, thối thân :

    - BIỂN THƯỚC (113) : họ Tần tên Việt Nhân, được người đời gọi là Biển Thước để so sánh nhân vật huyền thoại Biển Thước thời Huỳnh Đế, người huyện Bột Hải, thuộc nước Tề thời Xuân Thu. Ông làm quản lý nhà trọ sau trở thành lương y khi học được nghề của Tường Tang Quân. Do quá nổi tiếng mà các thầy lang ở nước Tề mưu sát giết chêt.

    - Nằm mộng thấy con NHỆN (33-73) : coi chừng bị kiện thưa, bắt được nhện là phát tài, giết nhện đem lại may mắn, ăn nhện là tán tài. Gặp nhện hùm sắp đi xa còn nhện sa sẽ có tang khó

    Thấy con nhện, ve sầu, chim trĩ, tiên nữ, Quan Âm ngồi tòa sen là hợp số 33, 73, 113.

    - Nhân vât thứ 34 / TRƯƠNG TỬ PHÒNG (34) : tên gọi Trương Lương, người nước Hàn, có ba anh em được Nam Hoa tiên ông cho sách quý dạy về quyền mưu, đi tìm người có số minh quân phò tá. Sau khi hai anh chết trận còn lại một mình đi qua nước Sở trước gặp Hạng Võ không phục sau gặp Lưu Bang, giúp người anh hùng áo vải dựng nghiệp nhà Hán, khi diệt trừ xong nhà Tần và Sở Bá Vương Hạng Võ, lúc Lưu Bang vừa lên làm Hán Cao Tổ, ông xin về ẩn sĩ.

    Hóa thân con nai rừng, thối thân :

    - THÚC HÒA (114) : người họ Vương sinh tại Sơn Dương tỉnh Sơn Đông thời Ngụy, Tấn. Làm thầy lang từ thuở hàn vi trong thời Tam Quốc, nên Tào Tháo cho mời về làm quan Thái sư để trị bệnh nhức đầu, đến khi Tư Mã Viêm lập ra nhà Tấn ông xin về ẩn dật lấy nghề thuốc chữa bệnh cho dân nghèo, có cuốn Mạch Kinh nổi tiếng.

    - Nằm mộng thấy NAI (34-74) : mà nai có sừng sẽ gặp chuyện tình cảm với người dưới trướng, thấy giết nai là có thắng lợi hoặc có của hoạnh tài. Còn thấy nai cái sẽ được hài lòng có thêm lợi lộc, thấy nai con bu quanh nai mẹbắt đầu nphát tài phát quý, tình cảm đang xấu thấy nai cái uống nước bên suối là được yên vui. Nên thấy nai, cọp, cây phất trần, cái tô canh, chim hoàng oanh, thuyền nhỏ trên sông là hợp số 34, 74, 114.

    - Nhân vật thứ 35 / DƯƠNG TU (35) : tự Đức Tổ, con của Dương Phụng vốn là môn hạ của Tào Tháo. Người thông minh, biết nhiều hiểu rộng.

    Tào Tháo có tính đa nghi nên không ưa Dương Tu, làm Dương Tu thầm giận trong lòng mượn hai chữ “gân gà” để chửi Tào Tháo, cho rằng họ Tào không dám giết ông, mà bỏ ông thì tiếc nên mới ban sư, nghe xong khiến Tào Tháo buộc cho tội loạn ngôn, làm rối loạn lòng quân cho đem đi giết.

    Hóa thân con dê, thối thân :

    - QUAN HƯNG (115) : tự An Quốc, con trưởng của Quan Công, kêt nghĩa với Trương Bào, cùng theo phò Lưu Bị đánh Ngô, cắt đầu kẻ thù tế điện báo thù cho cha, sau theo Khổng Minh chín lần đánh Trung Nguyên, sáu lần ra Kỳ Sơn, lập được nhiều công to, được phong chức cũ của cha là Tả Hộ Vệ Sức Long Nhượng tướng quân.

    - Con DÊ (35-75) : có tên Kiết Phẩm họ Trần tự Thiên Tường người tỉnh Quý Châu. Thi đậu Bảng Nhãn, gia đình giàu có bị giặc Kim Phiên xông vào nhà giết hại, nhưng thoát chết trở thành kẻ ăn mày lấy vợ sinh ra Bản Quế được triều đình mời làm đến chức An Quốc Hầu, sau giặc Phiên cũng giết được toàn gia của Kiết Phẩm. Thuộc thổ tướng nên đầu thai thành con dê.

    Nằm mộng thấy dê đực có râu xồm là sắp được thừa hưởng tài lộc lớn, thấy dê cái chạy va vào người là có nữ nhân muốn tỏ tình, mua dê cái dê đực là sắp lấy vợ lấy chồng. Dê đen là có tình duyên vụng trộm, dê đi lang thang tình duyên tan vỡ, dê con mới đẻ sẽ có tin vui. Thấy dê, thợ may, cây dương liễu, bánh xe, Kim Hoa thánh Mẫu, lửa cháy trong núi, đánh trống kêu oan là hợp số 35, 75, 115.

    - Nhân vât thứ 36 / TÀO NHƠN (36) : tự Tử Hiếu người nước Bái cùng họ với Tào Tháo, nghe tin họ Tào khởi binh đánh Đổng Trác nên cùng Tào Hồng mang một ngàn người ngựa đầu quân.

    Hóa thân con chồn, thối thân :

    - QUAN BÌNH (116) : vốn là con thứ của Quan Định. Năm 13 tuổi đã tinh thông võ nghệ. Quan Định muốn con theo Quan Công, nên nhờ Lưu Bị giới thiệu cho làm con nuôi của Vân Trường. Khi cầm quân ra trận, chinh phạt khắp nơi không rời Quan Công nửa bước; cùng với cha nuôi ngộ nạn một lượt tại Mạch Thành.

    - Con CHỒN (36-76) : tên thật Trần Sĩ An tự Bình Minh người xứ Tô Châu, vợ của Nguyên Quý, do nhà chồng quá nghèo nên xuống btóc đi tu sau học thuật âm dương biết xem địa lý phong thủy, xem tướng số. Thủy tướng do chồn đầu thai làm người để tu tâm dưỡng tánh.

    Nằm mộng thấy chồn nên đề phòng mưu gian hãm hại, nếu có máu là khám phá được kẻ tiểu nhân còn khong máu sẽ hao tài tốn của chịu tai tiếng thị phi. Mộng thấy chồn, cây hoa hoè, chiếc khiên, chén đĩa bay, đàn bà mang giày tâyTrương Hoành, Dương Quý Phi, hộc máu là hợp số 36, 76, 116.

    - Nhân vật thứ 37 / TRƯƠNG TÒNG (37) : tự Vĩnh Niên người Ích Châu, thân hình lùn nhưng tiếng nói như chuông chùa ngân, làm quan đến chức Ích Châu Biệt Giả. Tình nguyện đem bản đồ xứ Tây Xuyên dâng cho Tào Tháo, nhưng họ Tào tự mãn không nhận. Thấy vậy Khổng Minh đón Trương Tòng về Kinh Châu phò tá cho Lưu Bị, nhưng việc bại lộ bị Lưu Biểu đón giữa đường giết chết, và tru di cửu tộc trước chợ búa.

    Hóa thân thành bà vãi, thối thân :

    - VƯƠNG XÁN (117) : tự Trọng Tuyên, người xứ Cao Bình, bác văn toàn tài, tinh thông toán pháp, văn chương điêu luyện. Năm lên 17 tuổi Vương Xán được cử vào chức Hoàng Môn Thị Lang, nhưng không nhận; sau chạy loạn đến nhà Lưu Biểu tại đất Kinh Châu, lên lầu cao làm thơ thi về thời cuộc. Tào Tháo nghe danh liền vời về triều phong cho chức Quan ngoại hầu,

    - Cây KIM BÀI (77) tức tích truyện Thiên Quan chi thần, họ Hứa thên Châu Quân, vâng lệnh Thượng đế chuyên lo điều tra các việc thiện ác người ở trần gian để thưởng phạt. Thuộc hỏa tướng. Hay nằm mộng thấy BÀ VÃI (37) đi khất thực là được của bất ngờ

    Mộng thấy kim bài nhà trời, bà vãi, ni cô, cây mai, nhà lầu, thầy chùa giảng kinh, phất cờ tập trận, Lương Sơn Bá, Táo Quân, cây khô không lá là hợp số 37, 77, 117.

    - Nhân vật thứ 38 / TÔN SÁCH (38) : tự Bá Phù, con trai trưởng của Tôn Kiên, khi nhỏ đã có chí lớn, tinh thông binh pháp, đánh giặc giỏi, nên người đời xưng tụng Tôn Sách là Tiểu Bá Vương.

    Khi đến Giang Đông chiêu hiền đãi sĩ bị người nhà của Hứa Công vì tư thù bắn trúng một mũi tên vào trán, và do giận Vu Kiết nên vết thương làm độc mà chết.

    Hóa thân Thần đất, thối thân :

    - ĐẶNG CHI (118) : tự Bá Miêu, người xứ Tân Dã. Tính tình gan dạ, có tài ba xuất chúng. Đi theo Lưu bị giữ chức Quân Tiền Giáo, sau được Hậu chúa phong cho chức Hộ Bộ Thượng Thư, ông phụng mạng đến nước Ngô cầu hòa, được vua phong Dương Võ tướng quân.

    - Ông ĐỊA (38-78) : tức Thổ thần, Thổ địa dưới quyền kiểm soát của Thành hoàng, trước kia làm nhiều việc thiện nên được phong là Địa chủ, ông địa chuyên lo kiểm tra việc thiện ác tại mỗi gia đình. Thuộc Thổ tướng.

    Cùng thấy thấy địa chủ, ông địa, khán đài, hoa lan, thấy quỷ biến thành người, ngựa mọc sừng, bùn đất, cắt cổ gà là hợp số 38, 78, 118.

    - Nhân vật thứ 39 / TRƯƠNG BÀO (39) : tự Định Nã con của Trương Dực Đức (Trương Phi), kết nghĩa với Quang Hưng, theo Lưu Bị đánh nước Ngô để bắt người giết cha đem ra tế sống trả thù. Sau theo Khổng Minh đánh Trung Nguyên lập được công lớn, được nối chức vị của cha làm Hữu Hộ Vệ Sứ Hổ Dực tướng quân.

    Hóa thân Tài thần, thối thân :

    - TRẦN CUNG (119) : tự Công Đài, người xứ Đông Quận, làm chức huyện lệnh, bắt được Tào Tháo giam vào ngục, nhưng biết họ Tào là người có chí lớn nên bỏ áo quan đi theo họ Tào. Dọc đường đến nhà Lữ Bá Sa, nhưng Tào Tháo nghi ngờ Bá Sa muốn hại mình nên giết đi, khiến Trần Cung bỏ họ Tào theo đầu Lữ Bố, sau cũng bị Tào Tháo bắt được đem chém đầu giữa chợ.

    - THẦN TÀI (39-79) : họ Triệu tên Huyền Đản người nước Tần là vị bồ tát mặt đen râu nhiều luôn cưỡi trên lưng cọp đen, tay trái cầm đồng kim tiền tay phải cầm nguyên cây kim tiền, đi đến đâu làm phúc cho người nghèo đến đó. Thuộc Kim tướng.

    - Nằm mộng thấy tiền vào túi là công việc ngưng trệ, lượm được tiền vào mùa Xuân Hạ có điềm lành, mùa Thu Đông coi chừng mang tiếng thị phi.Thấy tiền xâu thành đôi là có tình nhân, tình hờ. Bỏ tiền vào ống coi chừng tán tài. Thấy kim tiền, thần tài, cung điện, bông cúc, Bát quái sơn thần, người điên, người làm cầu đường, ông già râu bạc là hợp số 39, 79, 119.

    - Nhân vật thứ 40 / MÊ TRÚC (40) : tự Trọng Đông, nhà giàu nức đố đổ vách chuyên làm chuyện tế bần cứu khổ cứu nạn. Được Đào Khiêm mời ra làm quan đến chức Biệt Giả Tòng Sự, theo Lưu Bị làm chức An Hán tướng quân.

    Hóa thân Táo thần, thối thân :

    - TÀO PHI (120) : lúc 8 tuổi đã biết làm thi phú văn chương, thông kim bác cổ, biết cưỡi ngựa bắn cung, giỏi thêm đao kiếm. Khi bà mẹ sinh ra Tào Phi, thấy trong nhà có màu tía xông lên, cho đó là khí “thiên tử”. Quả đúng, về sau Tào Phi lên ngôi làm Ngụy Văn Đế.

    - Ông TÁO (40-80) : là Đông trù tư mệnh, Định phúc tôn thần, nhưng khi còn sinh tiền có tên Tô Kiết Lợi, tính tình trung trực thường khuyên người đời không nên ăn thức ăn nguội lạnh dễ sinh bệnh hoạn, chết đi thành nhiên thần trông coi việc thiện ác, làm ăn tại mỗi gia đình để cuối năm lên chầu trời tâu trình thượng đế định mức thưởng phạt công bằng trong năm sau. Thuộc hỏa tinh.

    Nằm mộng thấy người áo mão cân đai đi vào nhà là điềm gia đình thịnh vượng, thấy đi hia mặc áo không quần là có của hoạnh tài. Mộng thấy ông Táo, chim đại bàng, nhà cửa, cây trúc, chùa vắng không người, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Trương Phi, cái bếp lò là hợp số 40, 80, 120.
     
    Last edited: Feb 21, 2013
  2. songhylammon

    songhylammon Thần Tài

    TN-AG......21----96-97-99....VÔ 2 LÔ CÓ TRÀ ĐÁ.CHÚC MỌI NGƯỜI PHÁT TÀI....THKS ANHHAO.
     
    nguyenphatgia and vinhkieu like this.
  3. Thiệu_Khang_Tiết

    Thiệu_Khang_Tiết Thần Tài

    *GIẢI THÍCH CÁC QUẺ:-

    *Công thức: Đăng minh lâm Tý.
    --Trong thủy là khảm, ngoài mộc là chấn, quẻ chu dịch là Lôi thủy giải, nghĩa là: giải tán, chủ trong sinh khách ngoài: xấu; mùa xuân bình thường, mùa hạ tốt, mùa thu xấu, mùa đông không lợi .
    --Tượng quẻ: Xuân lôi hành vũ (sấm đầu mùa xuân, làm mưa), ý đoán lo buồn đã tiêu tan, vui mừng đang nảy nở, thai sản sinh con trai, người ra đi và khách chưa đến nhà, mất của người đàn ông lấy ở mặt đông nam, tìm mau sẽ thấy, cầu quan sẽ thành, hôn nhân sẽ xong, bệnh hoạn không chết, lễ cầu 3,4 ngày sẽ khỏi .
    *Thơ đoán:
    Hạng Vũ ngày xưa đánh nước Tần
    Hầm hè chẳng chịu nghĩ thương dân .
    Một mai trắc trở sông giang Hán
    Vài trận thua luôn mất hết quân .

    *Diễn ca:
    Đăng minh lâm tý nêu đầu
    Trong thủy ngoài mộc lẽ hầu tương sinh
    Quẻ Lôi thủy giải chẳng lành
    Tượng lo hầu hết nay đành hỷ sinh
    Hán vương Hạng Vũ giao binh
    Nhờ thày viên tử thủ thành độn cho
    Toán rằng họ Hạng sẽ thua
    Quẻ dạy chép để đem hua sử vàng
    Hành nhân và khách nhỡ nhàng
    Mưu cầu sự việc sẵn sàng sẽ nên
    Cầu quan thì được nhắc liền
    Hôn nhân đẹp lứa bách niên tuổi già
    Mất của nam tử lấy ra
    Đông nam tìm gấp của ta thấy liên
    Bệnh hoạn trầm trọng triền miên
    Kíp cầu lễ khấn nguyền mau qua.

    *Công thức: Đăng minh lâm ngọ
    --Trong hỏa là ly, ngoài mộc là chấn, quẻ chu dịch là lôi hỏa phong, phong nghĩa là:
    Thịnh và đầy đủ, ngôi khách ở ngoài sinh ngôi chủ ở trong, tốt. Mùa xuân bình hòa, mùa hạ tốt, mùa thu xấu, mùa đông trung bình.
    --Tượng quẻ: Nhật lệ trung trung thiên cách ( mặt trời sáng đẹp ở giữa trời).
    --Ý đoán: Đang ở nơi tối tăm được ra ánh sáng, thai sanh; đẻ con trai, người xuất ngoại sẽ về đến nhà, xuất hànhđược bình an, buôn bán được đảm bảo chắc chắn, trôm giặc sẽ xuất hiện, hôn nhân yên lành, kiện cáo hòa hưu, cầu tài có lợi, cầu quan sẽ được, bệnh hoạn không chết, mất của người đàn bà lấy đem về phương nam, tìm ngày còn thấy.
    *Thơ đoán:
    Hoàng công thủa trước độn trang chu
    Lạ lẫm cho nên sự ngại cho
    Vững chítheo phò vua nước hán
    Lập nên công lớn được phong to
    *Diễn ca:
    Đăng minh lâm ngọ cho minh
    Trong hỏa ngoại mộc tương sinh quẻ này
    Quẻ lôi hỏa phong băng này
    Phong là thịnh đủ cho hay sự tình
    Trung thiên nhật lệ cát trinh
    Quẻ rằng nội ngoại tương sinh tốt lành
    Kỳ thiên quốc báo rành rành
    Muôn dân vui vẻ tập tành xướng ca
    Cầu quan tước lộc vinh hoa
    Cầu tài thì được đề đa tiên tài
    Hôn nhân tốt đẹp cả hai
    Thai sản sinh được con trai đề huề
    Người ra đi chửa có về
    Bịnh hoạn không chết tê mê lâu ngày

    Công Thức: Đăng Minh lâm Mão

    Trong Mộc ngoài Mộc, là Bát Thuần Chấn, quẻ Chu dịch là Chấn vi Lôi, Chấn nghĩa là: Kinh động ( kinh sợ đông đạc ) quẻ này thuộc tháng sau

    -Tượng quẻ: Kinh động bách lý ( kinh hải động đạc trăm dậm ).

    -Ý đoán: Có tiếng mà không thấy hình, ngày xưa ông Lý Tĩnh chơi núi Bồn glai nhờ ông Hoàng Thạch Công độn cho, được quẻ nàỵ
    Bịnh hoạn dẫu nguy nhưng không chết, thai nghén sinh con trai, tranh tụng đắc lý, người ra đi chưa về, hiện đang đi đường bình an, khách không đến chơi, ca6`u tài không có tài, cầu quan lộc bị trở ngại, hẹn người người thất tín, hôn nhân giá thú không nên, xuất hành không nên đi, mọi việc trước khó khăn, ngang trở, sau vất vả mới thành, mất của nên tìm mặt chính Đông, người đàn bà độc thân lấỵ

    Thơ đóan:
    2 đọan gập ghềnh ngóng đợi Xuân,
    Hoa mai núi Sấu nhớ Đông quân.
    Đôi bên gặp gỡ bao mừng tủi,
    Muôn dậu chia ly biết mấy lần.

    *Diễn ca:
    Đăng Minh lâm Mão lại bần,
    Trong ngoài 2 Mộc giao hoan tỷ hòa,
    Lý suy trong quẻ luận ra,
    Bát Thuần Chấn quái ấy là hãi kinh.
    Tượng quẻ có tiếng không hình,
    Lý Tĩnh thích tình chơi cảnh Bồng lai,
    Nhờ Hoàng Thạch độn 1 bài,
    Quẻ đóan nữ hài, trắc trở gian ngoan.
    Cầu quan thì chưa được quan,
    Cầu tài chưa có, không hoàn lại không.
    Hôn nhân chểnh mảng vợ chồng,
    Hành nhân còn dở chưa xong trở về.
    Bịnh nguy sinh mệnh chẳng hề,
    Hôn mê trầm trọng có bề hiểm kinh,
    Hẹn người thất tính với mình,
    Khách không tới viếng, ra tình thờ ợ
    Việc làm lẩn quẩn trông chờ,
    Trước ngang sau thuận có cơ lại thành.
    Đường xa xin chớ xuất hành,
    Khỏi lo trắc trở hãi kinh sau nàỵ


    Công Thức: Đăng Minh lâm Dậu

    Trong Kim là Đoài, ngoài Mộc là Chấn, quẻ Chu dịch là: Lôi trạch Quy Muội, Muội nghĩa là: Tối tăm. Trong khắc ngoài: Xấụ
    Quẻ thuộc tháng 2: Muà Xuân: xấu, Thu và Đông về cuối muà nên tìm ẩn nghỉ ngơi

    -Tượng quẻ: Phù vân tế nhật cách ( mây kéo khuất mặt trời )

    -Ý đóan: Âm, Dương không giao hòạ Thai sản sih con trai, người y hẹn đang đến, mưu cầu sự gì sẽ có tin, mất của người lấy đem về phương Tây, không tìm thấy, cầu quan không thành, quan tụng đắc lý, người đang đi đường tốt lành, vợ chồng cách trở chia ly, hôn nhân trở ngại khó khăn, bước chân ra đi không trở lại, nhà không có khách.

    *Thơ đoán:
    Vũ Vương đánh Trụ trừ tàn bạo,
    Ân Trụ than thân việc tại Trời,
    Đâu biết lòng dân đang oán ghét,
    Nên khi lâm bĩ phải thiệt thòị

    *Diễn ca:
    Đăng Minh lâm Dậu tương hình,
    Trong Kim ngoài Mộc ra tình khắc thương.
    Lôi trạch Quy Muội đã tường,
    Phù vân tế nhật Âm Dương bất hòạ
    Trong Kim ngoài Mộc khắc ra,
    Muội là mạt vận, để ta xem tường.
    Hẹn người đang đến nữa đường,
    Mưu toan việc lớn ta thường được tin.
    Quan tụng đắc lý bình yên,
    Cầu quan chưa đạt, bạc tiền chưa thông.
    Hôn nhân xa cách vợ chồng,
    Dầu lo cho được cũng không lâu bền.
    Đi đường 2 chữ bình yên,
    Thất tài không thấy cho nên thiệt thòị
    Hành nhân sao chẳng phản hồi,
    Vì chưng cách trở đôi nơi không thành.
    Bịnh hoạn thân được nguyên lành,
    Yếu đau mòn mỏi mặt xanh da vàng.

    Công thức: Thần Hậu lâm Tý

    Trong Thủy là Khảm, ngoài Hỏa là Ly, quẻ CHu dịch là: Hỏa Thủy Vị Tế.Vi. nghĩa là: chưa, mọi việc chưa thành.
    Trong khắc ngoài, khí ở ngoài chìm lặng, khí ở trong không có. Mùa Xuân, Hạ bình thường, mùa thu xấu, mùa Đông rất tốt.

    -Tượng quẻ: Nhập hải cầu châu ( vượt biển kiếm của báu )

    -Ý đoán: Trong những sự lo, mong lấy sự vui mừng. Quẻ Vị Tế, Vị nghĩa là: chưạ Tế nghĩa là: cạn, ý nói: nước cạn thấy ngọc châụ trong khi đang lo buồn mong được sự vui vẻ, Tế còn có nghĩa là chở, là dưới sông dưới nước chở bằng thuyền bè.
    Thai sanh con gái, cầu quan được danh vị, cầu tài hẳn được càng muộn càng hay, mất của người phụ nữ lấy về phương Đông Nam, tìm kịp còn thấy, do những bạn bèlấy trộm, quan tụng hòa hưu, đi đường được bình an, người hẹn mình sắp có tin, mưu sự nhờ may được gặp, đi sông nước gặp phong ba, hành nhân chưa về, bịnh hoạn rất nguy kịch nhưng được qua khỏị

    Thơ đoán:

    Đức Khổng vốn là đấng thánh nhân,
    Khi qua Trần, Sái phải gian truân.
    Ra đi rủi gặp đôi người nữ,
    Than bảo lòng người nở bất nhân.

    Diễn ca:

    Thần Hậu lâm Tý giờ này,
    Trong Thủy ngoài Hỏa trong nay khắc ngoàị
    Quẻ Dịch Vị Tế không sai,
    Mưu cầu chưa đến vậ thờ chưa thông.
    Đương cơn lo ngại hãi hùng,
    Muốn mua qua khỏi cho lòng mừng vuị
    Tưởng rằng vượt biển xa xôi,
    Đi tìm của báo giữa đời phong bạ
    Chớ chi sông nước thuyền bè,
    Đi ra sợ gặp khắc khe ngại ngùng.
    Cầu quan vinh hiển đỉnh chung,
    Cầu tài dẫu muộn ta đừng có lo,
    Thai sinh con gái trời cho,
    Có đi đường bộ khỏi lo tai nàn,
    Mất của phụ nữ lòng gian,
    Đông Nam đem giấu kíp toan tìm về.
    Hành nhân ngang trở mọi bề,
    Bịnh hoạn không chết nhưng mê tâm thần.
    Quan tụng hòa giải bình phân,
    Sự việc trước xấu sau lần hanh thông.

    Công Thức: Thần Hậu lâm Ngọ

    Trong Hỏa ngoài Hỏa, quẻ Chu Dịch là Bát Thuần Ly, Ly: nghĩa là lệ ( sáng chói ) soi sáng 4 phương. Muà Xuân xấu, mùa Hạ tốt, mùa Thu bịnh hoạn, mùa Đông bất an.

    -Tượng quẻ:
    Phi cầm tại võng ( chim đang bay mắc lưới ) đại minh tiến thiên ( sáng soi khắp trời ).

    -Ý đoán: đang ở rộng vào hẹp, mặt trời đến Ngọ thì sáng khắp 4 phương, thai sinh con gái, cầu tài được lợi nhỏ, cầu quan cách trở đôi điều, mất của người đàn bà có tuổi lấy đem về phương Nam, gấp tìm về Đông Nam còn thấy, sẽ có người đàn bà cho tin, hành nhân còn nhỡ việc chưa về được, quan tụng hòa hưu, sắp có khách đến nhà, bịnh hoạn nên cầu lễ.

    Thơ đóan:

    Mãi Thần nghèo khổ thủa hàn nho,
    Qũy Cốc tiên sinh bấm độn cho,
    Tế ngộ phong vân người gặp vận,
    Mai ngày vinh hiển khỏi âu lọ

    Diễn ca:

    Thần Hậu lâm Ngọ kể ra,
    Bát thuần Ly quái tỷ hòa sáng soị
    Lệ ly độn quẻ hẳn hoi,
    Phi cầm tại võng chim rơi lưới hôn`g.
    Mặt trời soi sáng khoảng không,
    Đang rộng vào hẹp, vẫy vùn gkhó khăn.
    Đời xưa thầy Chu Mãi Thần,
    Bần hàn quẫn bách thanh bần hàn nhọ
    Gặp thầy Qũy Cốc độn cho,
    Rằng sau ắt được quan to lộc dàỵ
    Cầu quan, quan chửa đến ngày,
    Cầu tài dẫu được lấy may ít nhiềụ
    Hành nhân cách trở mọi điều,
    Quan tụng thì được hòa hưu êm đềm.
    Mất của phụ nữ lấy êm,
    Đông Nam đem dấu kíp tìm cho maụ
    Bịnh hoạn lễ bái kêu cầu,
    Thai sainh con gái mai sau vuông tròn.

    Công thức: Thần Hậu lâm Mão


    Trong là Mộc ngoài là Hỏa, trong sinh ngoài, quẻ Chu dịch là: Hỏa Lôi Phệ Hạp. Muà Xuân xấu, mùa Hạ tốt, mùa Thu rất xấu, mùa Đông chết.

    -Tượng quẻ: Nhật trung vi thị ( giữa ban ngày hợp chợ ) thị trung hữu vật ( trong chợ có hàng hóa ).

    -Ý đóan: Giữa ngày là nữa ngày mới hộp chợ, ý nói: muộn và chậm. Chợ có hàng hóa, ý nói: muốn mua gì cũng được, nghĩa là: cầu gì cũng được, thai sinh con gái, cầu hôn có duyên tiền định, cầu quan được tước lộc, cầu tài sẽ có tài, quan tụng hòa hưu, mất của tìm về mặt Đông Nam còn thấy, sắp có khách đến nhà, xuất hành tốt, bịnh hoạn sẽ khỏi không chết, mưu vọng với người ta được tin dùng.

    Thơ đóan:

    Văn Vương thủơ trước mộng phi hùng,
    Sông Vị về sau gặp Thái công,
    Gây dựng nhà Chu nền thịnh trị,
    Cơ đồ bền vững với non sông.

    Diễn ca:

    Thần Hậu lâm Mão kể ra,
    Trong Mộc ngoài Hỏa quẻ là tương sinh,
    Hỏa lôi Phệ Hạp cho minh,
    Phi hùng ứng mộng điềm lành hiền nhân.
    Cầu người ắt hẳn đắc nhân,
    Cầu tài thì được mọi phần gặp maỵ
    Cầu quan tước cả lộc dày,
    Học trò thi cử trúng ngay bảng vàng.
    Thai sinh con gái rõ ràng ,
    Hôn nhân đôi lứa thiếp chàng duyên ưạ
    Bịnh hoạn như hạn gặp mưa,
    Quan tụng mọi việc kiện thưa hoãn hòa,
    Mất của đã mang đi xa,
    Đông Nam giấu đậy nữa ta tìm về.

    Công thức: Thần Hậu lâm Dậu

    Trong là Kim, Đoài, ngoài là Hỏa, Lỵ Ngoài khắc trong xấụ Quẻ Chu dịch là Hỏa trạch Khuê, Khuê nghĩa là ngang tráị Muà Xuân tốt, mùa Hạ tốt, mùa Thu bình hòa, mùa Đông xâu

    -Tượng quẻ: Mãnh hổ hảm tình ( hùm thiêng xa hổ ) nhị nữ đồng cư ( 2 gái ở chung 1 nhà )

    -Ý đoán: Càng thịnh, càng hay, lại càng phải đề phòng, có khi bi sụp đổ, 2 người cùn g 1 hoàn cảnh, cần phải đề phòng lúc ghen ghét nhau, thai sinh con gái, có người bạn thân đang muốn giở trò tà dâm, hành nhân đi đường tốt, sắp về đến nhà, bịnh hoạn thập tử nhất sinh, cầu tài sẽ được, mất của người đà ông lấy, đem để ở mé Tây Nam, quan tụng hòa giải êm, sĩ tử đi thi cử đậu, cầu quan thì được ngay, nhưng sau không hay, buôn bán có lờị

    Thơ đóan:

    Tương Như thủa trước sứ qua Tần,
    Bao quản gian nan 1 tấm thân,
    Vẹn tiết vẹn trung đời mấy kẻ,
    Tôi hiền muôn thủa gặp vua nhân.

    Diễn ca:

    Thần Hậu lâm Dậu kể xong,
    trong Kim ngoài Hỏa, ngoài xung khắc vàọ
    Khuê thì ngang trái biết bao,
    Hùm thiêng sa hố làm sao tung hoành.
    Đôi gái cùng ở không đành,
    Cầu quan ắt được, sau thành gian nan.
    Thai sinh con gái hồng nhan,
    Giao du gặp bạn những toan dâm hòan.
    Cầu tài tiền của vẹn toàn,
    Hành nhân nay mới sắp toan ra về.
    Khoa danh bảng hổ tên đề,
    Quan tụng vừa được giải huề đôi bên.
    Đi đường mọi sự bình yên,
    Ốm đau trầm trọng triền miên đêm ngàỵ
    Qua cầu may gặp được thầy,
    Tính trong cung số đến nay vuông tròn.

    Công thức: Đại Cát lâm Tý

    Trong Thủy Khảm, ngoài Kim Đoài, trong sinh ngoài tốt. Quẻ Chu dịch: Trạch thủy Khổn, Khổn nghĩa là nguy khốn.

    -Tượng quẻ: Hà trung vô thủy ( trong sông không có nước )

    -Ý đoán: Sông không có nước thì không chở được thuyền, cho nên thuyền mắc nạn. Cầu cạnh mọi việc khó khăn lúc đầu, sau rất tốt, thai sinh con gái, quan tụng đắc lý, mất của người con trai ở phương Bắc đến lấy, rồi mang sang phương Đông Bắc, chủ và khách giao tiếp 1 lòng tin cậy nhau, cầu quan trước bị trở ngại khó khăn, sau được quyền cao chức trọng, hành nhân cách trở không về, hôn nhân giá thú trước ngang quải sau mới thành, cầu tài trước trắc trở, sau có tài, bịnh hoạn đàn ông bị nặng, đàn bà bị nhẹ .

    Thơ đoán:

    Quý Bố xưa kia khi hoạn nạn,
    Tìm thầy Qủy Cốc độn cho haỵ
    Rằng: nay khốn khó thân lao lý,
    Thừa tướng mai sau hẳn có ngàỵ

    Diễn ca:

    Đại Cát lâm Tý kể xong,
    Quẻ Trạch thủy Khổn, Thủy trong Kim ngoài,
    Khổn là nguy khổn không saị
    Trước thì trắc trở, sau thời thành công.
    Khi xưa Hán Sở tranh hùng,
    Hán Vương lâm Khổn, Đinh công dung tình.
    Đến khi thiên hạ thái bình,
    Đinh công phải tội, gia hình không thạ
    Hôn nhân lời trước sai ngoa,
    Đến sau lại được duyên hòa đẹp đôị
    Quan tụng đắc lý vẹn 10,
    Giao tế chủ khách 2 người cậy tin.
    Cầu tài muộn mới có tiền,
    Hành nhân ngang trở cho nên lở đường.
    Mất của trai ở Bắc phương,
    Đem sang Đông Bắc tỏ tường ta theo,
    Mưu cầu trước chịu túng nghèo,
    Thời sau mới được mọi chiều hiển vinh,
    Thai sản con gái trời sinh,
    Bịnh trai thì nặng, gái bình phục mau.

    Công thức: Đại Cát lâm Ngọ

    Trong Hỏa Ly, ngoài Kim Đoài, trong khắc ngoài thì trong thi.nh. Mùa Xuân xấu, mùa Hạ bình thường, Thu Đông khá. Quẻ Chu dịch Trạch hỏa Cách, Cách là cải cách, thay đổi

    -Tượng quẻ: Cẩu biến vi hổ ( chó đội lốt hùm )

    -Ý Đoán: Cải cựu tòng tân ( thay cũ đổi mới ) thai sinh ra con gái, cầu quan được tước vị, cầu tài ắt được tài, có tin nhà sắp đến, tìm người sẽ gặp, tranh tụng hòa hưu, mất của người thiếu nữ ở phương Tây Bắc lấy, trao cho đồng bọn đem về phương Nam, có khách bạn thân sắp đến chơi, hôn nhân tốt đẹp. Người bịnh nên kêu cầu mau khỏị

    Thơ đoán:

    Bàn canh thủa trước lúc gian truân,
    Lửa nóng nước sôi khốn khổ dân.
    Qủy Cốc độn cho rằng quẻ tốt,
    Thái bình thịnh trị chính lệnh tân.

    Diễn ca:

    Đại Cát lâm Ngọ quẻ này,
    Ngoài Kim trong Hỏa khắc nguy quẻ ngoài,
    Quẻ Trạch hỏa Cách đâu sai,
    Cách là thay đổi ra 2 sự tình,
    Công môn hòa hoãn tụng đình,
    Bạn thân sẽ đến thăm mình sớm hôm.
    Cầu tài có lợi bán buôn,
    Tìm người thuận gió xuôi buồm thấy ngaỵ
    Cầu quan gặp được vận may,
    Thai sinh con gái mai ngày đảm đang.
    Mất của thiếu nữ Bắc phương,
    Lấy giao đồng bọn tìm đường sang Nam.
    Cầu hôn gieo ngọc ruộng lam,
    Duyên may Từ Thức tiên phàm kết đôị
    Bịnh hoạn cầu khấn đất trời,
    Trong năm ba bửa thì người kiện khang.

    Công thức: Đại Cát lâm Mão

    Trong Mộc, Chấn, ngoài Kim, Đoàị Ngoài khắc trong, trong thịnh ngoài đô.ng. Quẻ Chu dịch Trạch lôi Tùỵ Tùy là thuận theo

    -Tượng quẻ: Thuận thủy thôi xa ( xuôi nước đẩy xe )

    -Ý đoán: Thợ giỏi giũa ngọc, kiên gan bền chí, mọi việc sẽ thành, thai sinh con gái, cầu tài thấy ngay, nhưng không được bền lâu, sắp có khách đến nhà chơi, vui mừng chào đón, xuất hành bị ngăn trở vì quan quân, hôn nhân trước ngang trở sau thuận hòa, mất của nên tìm mặt Đông, người ngoài đến lấy, tranh tụng đuối lý nhưng được hòa, bịnh hoạn Mùa Thu mắc bịnh nặng chết, mùa Xuân, Hạ bịnh nhẹ,sống, kíp mau cầu khẩn, bịnh nguy kịch thập tử nhất sinh, cầu quan gặp may, mưu vọng sự vụ gì cũng khó thành.

    Thơ đoán:

    Tôn Tẩn đem quân đánh nước Tần,
    Lời thầy Qủy Cốc độn như thần,
    Toàn quân thắng trận danh vang vộng,
    Có phúc trời cho lại có nhân.

    Diễn ca:

    Đại Cát lâm Mão độn tìm,
    Trong Mộc là Chấn, ngoài Kim là Đoàị
    Thịnh bên trong, động bên ngoài,
    Trạch lôi Tùy quẻ không sai đâu mà.
    Tượng rằng thuận thủy thôi xa,
    Bền lòng vững chí công ta mới thành,
    Thai sinh con gái tốt lành,
    Cầu tài dẫu được nhưng đành giảm đị
    Xuất hành ngăn trở quan ty,
    Bạn thân tự đến kể chi đón mời,
    Hôn nhân trước đã đơn sai,
    Rồi sau đẹp lứa duyên hài uyên uơng.
    Mất của tìm mặt Đông phương,
    Lòng tham trộm cắp là phường ngoại nhân.
    Bịnh hoạn nguy kịch bội phần,
    Thu bịnh thì khốn, Hạ Xuân thì lành,
    Cầu quan danh toại công thành,
    Quan tụng thất lý ta đành hòa hưu .

    Công thức: Đại Cát lâm Dậu

    Trong Kim ngoài Kim tỵ hòạ Quẻ Chu dịch là Bát thuần Đoàị Đoài là duyệt ( nghĩa là đẹp lòng ), mùa Xuân, Thu tốt, mùa Hạ, Đông rất xấu

    -Tượng quẻ: Thiên giáng vũ trạch ( trời xuống mưa nhuần )

    -Ý đóan: trời sinh trời dưỡng, hồ hết lại có, hồ vơi lại đầy, thai sinh con gái nhưng chậm sinh, mất của khó tìm, nếu có phụ nữ đến báo tin sẽ thấy, việc mất của do người đàn bà lấy rồi đem về mặt Tây Bắc, cầu quan sự bình thường, trắc trở, tranh tụng không có lời, cầu tài buôn bán không có lời, mình hẹn người không đến, mưu vọng không thành, xuất hành mắc khách lại chơi, bịnh hoạn mê loạn, nguy khốn, qua mùa Thu sẽ khỏị

    Thơ đoán:

    Đường Tăng, Hành Giả thủa cầu kinh,
    Khi đến nữa đường mắc qủy tinh,
    Trăm đắng ngàn cay đường vạn dậm,
    Thành công cũng bởi tại lòng mình.

    Diễn ca:

    Đại Cát lâm Dậu độn này:
    Song kim nội ngoại quẻ nay tỷ hòa,
    Bát thuần Đoài quái không ngoa,
    Đoài là vui vẻ người ta đẹp lòng,
    Tượng rằng: rừng, núi, hồ, sông,
    Cá mong nước cả, cây mong mưa nhuần.
    Cầu quan chưa được đượm ân,
    Cầu tài buôn bán có phần lời thêm.
    Mưu vọng công việc chưa êm,
    Bịnh hoạn mắc phải nặng đêm nhẹ ngàỵ
    Phải mau cầu thánh tìm thầy,
    Cơm ăn thuốc uống nữa may yên lành,
    Xuất hành khách đến gia đình,
    Tranh tụng không lợi cho mình về sau,
    Thai sinh con gái không mau,
    Hẹn người không đến, việc hầu không xong,
    Mất của tìm kiếm tốn công,
    Phụ nữ có mách mới mong tìm về.

    Ngày giờ phạm Không Vong theo tuần nhật:
    1.- Tuần giáp tý :-ngày nhâm tuất + quý hợi và giờ tuất hợi
    2.- Tuần giáp tuất :- ngày nhâm thân + quý dậu và giờ thân dậu
    3.- Tuần giáp thân :- ngày nhâm ngọ + quý mùi và giờ ngọ mùi
    4.- Tuần giáp ngọ:- ngày nhâm thìn + quý tỵ và giờ thìn tỵ
    5.- Tuần giáp thìn :-ngày nhâm dần +quý mão và giờ dần mão
    6.- Tuần giáp dần:- ngày nhâm tý + quý sửu và giờ tý sửu
     
    DAINGOC68 and songhylammon like this.
  4. songhylammon

    songhylammon Thần Tài

    TP.....768---6768...LA...AB--33---233-733.CHÚC MỌI NGƯỜI PHÁT TÀI PHÁT LỘC.THK ANHHOA.
     
    Last edited: Feb 23, 2013
  5. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    MỆNH VÀ VẬN:


    MỆNH VÀ VẬN:
    MỆNH là một loại thế lực mà khả năng con người không thể nào chống cự lại được. MỆNH mang quyền lực của qui luật tự nhiên, rất to lớn bao la vĩnh hằng. Con người mãi mãi vẫn chỉ là một trẻ thơ trung thực của tự nhiên. Nếu định vượt qua hoặc không tuân thủ qui luật tự nhiên thì chỉ chuốc lấy tai họa bi thảm.
    VẬN, tức là Vận khí của từng giai đoạn thời gian cụ thể nào đó, sẽ phát sinh thịnh hay suy, thông suốt hay bế tắc. Vui buồn ,sướng khổ, vinh nhục …đều đã được an bài sẵn. Con người chỉ có thể nương theo Vận số, nếu gặp vận thịnh thì tranh thủ khai thác thuận lợi, gặp vận suy thì thủ thường, có biện pháp phòng ngưà hợp lý để giảm bớt rủi ro chứ không sửa số được. Vận được chia ra ĐẠI VẬN, TIỂU VẬN…
    a/ Đại Vận: Mỗi Đại Vận là 10 Năm: Khi ta lấy Lá số từ các trang Web, từng Đại Vận đã được ghi ngay trên 12 Cung của Lá số, không còn phải mất công xác định như trước kia. Một cung đã được ghi đại Vận, tức là vận hạn trong 10 năm phải được xem trong cung đó.
    Thí dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh. Như vậy: trong khoảng từ 6 tuổi đến 15 tuổi phải xem vận hạn ở cung Mệnh. Đến năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung bên cạnh.
    b/ Lưu Đại Vận: Ngoài các Cung Đại Vận, việc xác định Vận còn được xét thêm ở một Cung nữa, gọi là Cung Lưu Đại Vận: Cung đã ghi đại Vận, gọi là cung gốc của đại hạn 10 năm. Muốn xem vận hạn tường tận hơn, phải Lưu đại Vận hàng năm. Cách xác định Cung LƯU ĐẠI VẬN như sau:
    Sau khi ghi đại hạn 10 năm, cung ghi đại hạn gọi là cung gốc. Muốn tính Cung Lưu Đại Vận thì phải:
    1: Đầu tiên, lấy số tuổi (bắt đầu một Đại Vận) ở cung gốc, rồi chuyển sang cung xung chiếu tăng lên 1 tuổi.
    2: Tiếp đến, căn cứ Mệnh chủ:
    DUONG NAM, ÂM NỮ: lùi lại một cung (thêm 1 tuổi) rồi trở lại cung xung chiếu (thêm 1 tuổi nữa), tiến theo chiều thuận, mỗi cung 1 tuổi…đến cung nào đủ sô tuổi bạn muốn tính Lưu Đại Vận thì ngừng lại.
    DƯƠNG NỮ, ÂM NAM tiến lên một cung (thêm 1 tuổi) rồi trở lại cung xung chiếu (thêm 1 tuổi nữa), lùi theo chiều nghịch, mỗi cung 1 tuổi…đến cung nào đủ sô tuổi bạn muốn tính Lưu Đại Vận thì ngừng lại.
    VD: một lá số dương nữ, hoả lục cục thì dại hạn 10 năm an như sau : 6 ở mệnh ( cung Thân), 16 ở bào ( mùi), 26 ở phu thê( ngọ) , 36 ở tử tức….. Muốn tính Lưu Đại Vận năm 35 tuổi chẳng hạn thì bắt đầu từ cung gốc là cung Phu ở ngọ ( 26 tuổi), đếm xung chiếu sang cung QUAN Ở TÍ là 27 tuổi, TIẾN THEO CHIỀU THUẬN 1 CUNG LÀ CUNG SỬU (28 tuổi), SAU ĐÓ TRỞ VỀ CUNG XUNG CHIẾU LÀ CUNG TÍ (29 tuổi), LÙI THEO CHIỀU NGHỊCH, MỖI CUNG LÀ 1 TUỔI THÌ 30 Ờ Hợi, 31 ở Tuất, 32 ở dậu, 33 ở Thân, 34 ở Mùi, 35 là cung Ngọ. Vậy Lưu Đại Vận của dương nữ trên 35 tuổi là ở cung Ngọ.
    CHIỀU THUẬN LÀ ĐI THEO CHIỀU TỪ THÂN,DẬU, TUẤT, HỢI…., CHIỀU NGHỊCH LÀ ĐI THEO CHIỀU TỪ THÂN, MÙI, NGỌ, TỴ…
    c/ Tiểu Vận: Tiểu Vận là thời gian 1 năm của 10 năm đại hạn. Nguyệt Hạn là thời gian một tháng của tiểu hạn. Nhật Hạn là thời gian một ngày của nguyệt hạn. Thời Hạn là thời gian 1 giờ Âm Lịch của nhật hạn. Ngoài các loại hạn nêu trên, khoa Tử Vi còn đề cập đến Đồng Hạn, là khoảng thời gian một năm cần xem cho một Lá Số từ 1 tuổi đến 12 tuổi.
    Cách Lưu Niên Tiểu vận
    NĂM SINH
    Khởi năm TÝ tại Cung (Nam đi thuận, Nữ đi nghịch):
    Dần – Ngọ – Tuất​
    THÌN​
    Thân – Tý – Thìn​
    TUẤT​
    Tị – Dậu – Sửu​
    MÙI​
    Hợi – Mão – Mùi​
    SỬU​
    Thí dụ: A – Con trai sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
    Thí dụ: B – Con gái, sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt giang hồ vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
    d/ Sao Lưu động: Bên cạnh những bộ Sao căn bản, Lá Số Lưu được an thêm 11 Sao lưu động mà vị trí thay đổi theo Căn và Chi của năm hiện tại. Sự luận đoán một Lá Số Lưu được dựa trên Can và Chi của năm, tháng cần xem phối hợp với Can và Chi tuổi của đương số, cùng vị trí và ảnh hưởng của 11 sao Lưu với các sao cố định đã có sẵn trong lá số. Sao Lưu động từng năm cũng đã được các trang web đưa ngay vào Lá số (những Sao có ghi chữ “L” bên cạnh).
    Để chiêm nghiệm một lá số Tử Vi ở mức độ nhật hạn và thời hạn đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định cùng kinh nghiệm phong phú của nhà nghiên cứu. Chắc có lần chúng ta đã được nghe về giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán lá số Tử Vi cho cây quạt của Ngài. Đây chính là một kinh nghiệm về nhật hạn và thời hạn trong việc luận đoán một Lá Số Lưu. Vì những điều kiện khó khăn nêu trên, từ xưa đến nay, ít khi chúng ta nghenói đến lá số Tử Vi Lưu [đặc biệt là với nhật hạn và thời hạn], mà thông thường chỉ biết đến Lá Số căn bản được thiết lập theo năm tháng ngày giờ sinh.
     
    DAINGOC68 and songhylammon like this.
  6. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Giải đoán ĐẠI-TIỂU HẠN

    Thư giãn
    [​IMG] [​IMG]

    Như vậy, muốn đoán Tiểu hạn ta phải xem gốc Đại hạn, Lưu Đại hạn và cung của Tiểu hạn. Ba yếu tố này kết hợp với nhau mà đoán.

    nếu cứ tra trong sách thì Đại Tiểu hạn gặp sao này bị hạn, gặp sao kia phát tài, hoặc Đại hạn nhiều sao tốt hơn sao xấu là tốt, hoặc Đại hạn xấu mà Tiểu hạn tốt cũng không hay … như thế chúng ta làm sao có thể đi tới kết luận và như thế cũng qúa giản dị, dễ dàng và thiếu linh họat, uyển chuyển, trái hẳn với tinh thần Tử-vi.Vi vậy tôi cố gằng thử triển khai cách giải đóan Đại Tiểu hạn (trong bài này tôi không đề cập đến Nguyệt và Nhật Hạn vì đi qúa sâu vào chi tiết rất khó khăn, dễ sai lầm và dễ bị thất vọng) nhưng sẽ bỏ qua những nguyên tắc thường được các sách nêu ra để cho khỏi rườm rà.
    I/- ĐẠI HẠN :

    Nếu so sánh với Tiểu hạn thì Đại Hạn dễ giải đóan hơn nhiều. Vì Đại hạn bao trùm chu kỳ 10 năm, do đó tổng quát hơn và nhất là các Đại hạn không bao giờ giống nhau, vì mỗi Đại hạn ở một cung không trùng nhau như Tiểu hạn (vì Tiểu hạn cứ 12 năm lại trở về cung trước). Tuy nhiên khi so sánh với cách giải đóan tổng quát Mệnh, Thân thì Đại hạn vẫn khó tìm hiểu vô cùng.
    Nói chung, khi giải đóan Đại hạn qúy bạn nên lưu tâm tới những điểm sau (theo thứ tự ) :
    - Tương quan giữa các sao hoặc các cách (nhất là chính tinh) của Mệnh, Thân với các sao hoặc các cách của Đại hạn.
    - Tương quan giữa ngũ hành của bản Mệnh (hoặc Cục) và ngũ hành của cung nhập Đại hạn,
    - Ảnh hưởng sớm hoặc trễ của các sao Nam Đẩu hoặc Bắc Đẩu tinh
    - Phối hợp cung Phúc Đức với Đại hạn.
    - Phối hợp cung liên hệ đến hòan cảnh xảy ra trong Đại hạn (nếu cần)
    - Khác ( Nếu có)

    * Ghi chú :
    – Nam đẩu tinh gồm có các sao : Thiên Phủ, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất sát, Thiên Đồng, Thái Dương, Thiên Cơ.
    – Bắc đẩu tinh gồm có các sao : Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân.
    – Riêng Sao Tử-Vi : vừa Nam đẩu tinh & Bắc đẩu tinh

    Lẽ tất nhiên qúy bạn phải xét tới ý nghĩa tốt xấu của các sao mà tôi không nêu ra, vì các sách đã có bàn tới, ngòai những nguyên tắc nêu trên. Bây giờ tôi xin đưa ra những ví dụ cụ thể để qúy bạn hiểu rõ các nguyên tắc tổng quát liệt kê trên đây :
    1- Sau khi đã nhận định về ý nghĩa tốt xấu của các sao nhập Đại hạn qúy bạn cần xem các Sao, hoặc nhóm Sao của MỆNH (nếu chưa quá 30 tuổi), hoặc THÂN (nếu trên 30 tuổi) có hợp với các sao nhập Đại hạn hay không .?.. Đây là điểm quan trọng nhất mà nhiều người biết Tử-vi thường hay bỏ qua. Thực tế có khi cách hoặc Sao nhập hạn rất hay mà vẫn chẳng tốt hoặc chẳng ứng nghiệm, chỉ vì không hợp với cách của MỆNH, THÂN.
    Ví dụ : như Mệnh, hoặc Thân có cách Sát Phá Liêm Tham mà cung nhập hạn có cách Cơ Nguyệt Đồng Lương thì không sao dung hòa được, và do đó cuộc sống phải gặp nhiều trở ngại, mâu thuẫn đối kháng, dù cho Cơ Lương đắc địa tại Thìn-Tuất chăng nữa ? Còn như Mệnh, Thân có cách Tử Phủ Vũ Tướng mà hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Lương thì nhất định là hay rồi, với điều kiện đừng có Không Kiếp lâm vào. Vì Tử Phủ rất kị 2 sao này, dù gặp gián tiếp.
    Ngòai ra còn cần phải xem ngũ hành của Chính tinh thủ mạng, hoặc Thân với ngũ hành của chính tinh tọa thủ tại cung nhập hạn (nếu có). Ví dụ như Mệnh có Tham Lang thuộc Thủy. Nếu đại hạn có Tử-Phủ ở Dần hoặc Thân chẳng hạn thì vẫn xấu như thường, vì Tử-Phủ thuộc Thổ khắc với chính tinh là Tham Lang.
    2- Điểm quan trọng thứ nhì là phải xem ngũ hành của Mệnh (nếu chưa quá 30 tuổi) hoặc của Cục (nếu quá 30 tuổi) có hợp với Ngũ hành của Chính tinh và của cung nhập hạn hay không. Hay nhất là được cung và sao sinh bản Mệnh hoặc Cục (tùy theo từng trường hợp) hoặc nếu không phải tương hòa, nghĩa là cùng một hành ( có nhà Tử-vi lại cho rằng cùng một hành là thuận lợi nhất), còn trường hợp sinh xuất, tức là Mệnh sinh Sao hoặc cung nhập hạn, và khắc nhập tức là Sao hoặc cung khắc Mệnh, thì đều xấu cả. Riêng trường hợp khắc nhập, tức là sao hoặc cung khắc Mệnh thì đều xấu cả. Riêng trường hợp khắc xuất tuy cũng vất vả, nhưng mình vẫn khắc phục được hòan cảnh, và do đó chưa hẳn là xấu.
    Ví dụ : Mạng của mình là Thủy đi đến Đại hạn có Cự Môn, Hóa Kị, Không-Kiếp cũng chẳng hề gì, nếu có xảy ra cũng chỉ sơ qua, trong khi đó nếu mình Mạng Hỏa, hoặc Kim thì đương nhiên dễ bị hiểm nghèo về nạn sông nước. Hoặc là mạng mình là Kim đi đến cung nhập hạn có Vũ Khúc (Kim) hội Song Lộc, Tử-Phủ …. thì làm gì mà không giàu có, trong khi người mạng Mộc thì có khi lại khổ về tiền tài.
    3- Về ảnh hưởng sớm trễ của chính tinh, chắc qúy bạn đều biết là Nam Đẩu Tinh ứng về 05 năm sau của Đại hạn, còn Bắc Đẩu Tinh ứng về 05 năm trước của Đại hạn. Tuy vậy cũng vẫn có bạn chưa hiểu phải áp dụng để giải đóan như thế nào.
    Tôi xin cử một Ví dụ : Mạng có Đào Hoa, Mộc Dục, Hoa Cái. Đại hạn có Tham Lang, Thiên Riêu, Hồng Loan, Kình Dương, Thiên Hình … thì gần như chắc chắn trong 05 năm đầu đương số sống trong giai đọan rất lả lướt, bay bướm vì Tham Lang (thuộc nhóm sao Bắc Đẩu Tinh) cũng như cái đầu tàu lôi kéo tất cả các sao phụ kia, nhưng với điều kiện đương số phải là mạng Thủy, Mộc hoặc Kim thì mới ứng nghiệm nhiều. Vì Tham Lang thuộc hành Thủy hợp với ngũ hành trên. Nếu chính tinh nhập hạn là Thiên Lương (thuộc nhóm sao Nam Đẩu Tinh ) thì các sao phụ đó lại phải họat động chậm lại theo với ảnh hưởng của chính tinh, tuy nhiên cuộc sống không bừa bãi bằng người có Tham Lang nhập hạn, vì dù sao Thiên Lương vẫn là sao đứng đắn, đàng hòang hơn (chỉ trừ trường hợp Thiên Lương cư Tị-Hợi mới xấu, mà nhiều sách đã nói tới nhiều rồi …)
    4- Nhiều khi phối hợp Mệnh-Thân với Đại hạn cũng chưa đủ, qúy bạn còn cần xét đến cung Phúc Đức nữa và đừng bao giờ nên quan niệm cung Phúc Đức chỉ biểu tượng đơn thuần về Âm Đức của Ông Bà, Cha Mẹ để lại hoặc của chính tinh tạo ra hoặc mối liên hệ tinh thần của cả giòng họ nội của mình, vì thực ra cung Phúc Đức có thể được coi như cung Mệnh thứ nhì, và đôi khi còn quan trọng và ảnh hưởng hơn. Có nhiều nhà Tử-vi chỉ xét riêng cung Phúc Đức mà có thể tìm ra được khá nhiều nét về cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của một người, nhất là trong trường hợp Mệnh-Thân không có đủ yếu tố để mình nhận định rõ ràng hoặc bị coi như là nhược, khiến cho ta không thể bám víu vào mà đoán.
    Ví dụ như một người có Tả Phù, Hữu bật, Đào Hoa, Hồng Loan chiếu Thê và cung Mệnh có Thiên Riêu, Mộc Dục, Hoa Cái … hội chiếu thì đương nhiên có lòng tà dâm, dễ có nhiều vợ …! , nhưng nếu cung Phúc Đức có Vũ Khúc, Cô-Qủa, Lộc Tồn thì dù có gặp Đại hạn có yếu tố đa tình, lả lướt chăng nữa cũng khó chung sống thêm với một người đàn bà nào khác một cách chính thức, chỉ có thể giỡn chơi, hoặc thèm ăn phở … trong một thời gian ngắn là cùng.
    5- Điểm sau chót qúy bạn nên lưu tâm là cung liên hệ đến hòan cảnh xảy ra hoặc cần phải giải đóan trong Đại hạn. Trong phần nguyên tắc tổng quát nêu trên, tôi có nói là “nếu cần” thì mới xét tới, vì khi mình giải đóan chung vận hạn thì ít khi phải nhận định khía cạnh này, chỉ trừ khi nào cần thiết một điểm riêng biệt nào mới phải ngó tới cung liên hệ .
    Ví dụ : Như đương số đã có vợ, hoặc chồng mà cần biết về đường con cái trong Đại hạn đương diễn tiến thì ngòai các điểm cần phối hợp nêu trên, ta phải quan tâm đến cung Tử-Tức (tức là cung liên hệ đến hòan cảnh) trước Đại hạn. Nếu cung Tử-Tức qúa hiếm hoi, như có Đẩu Quân, Cô-Qủa, Kình-Đà, Lộc-Tồn, Vũ-Khúc, Không-Kiếp chẳng hạn thì dù có Đại Hạn có đủ cả Song-Hỷ, Đào-Hồng, Thai, Nhật-Nguyệt đắc địa, Long-Phượng cũng chưa chắc gì đã sinh con đẻ cái đầy đàn, hoặc may mắn về công danh, tiền tài … Còn nếu gặp trường hợp cung Tử-Tức không bị các sao hiếm mà lại còn có Tả-Hữu chiếu, thì gặp Đại hạn trên sẽ sinh liên tiếp, có khi năm một không chừng !?..
    6- Lưu Đại hạn hàng năm : Lưu Đại hạn là một cung cho biết cái của vận hạn trong năm đó, và tính từ gốc Đại hạn. Một nhà Tử vi đã bảo rằng Đại hạn giống như cỗ xe, và Lưu Đại hạn giống như người tài xế. Cỗ xe tốt, thì đi tốt, nhưng cũng còn tuỳ theo người tài xế hay, dở thế nào. Vậy phải nhập cả cung Lưu Đại hạn vào mà đoán. Xem Lưu đại hạn, phải đủ cung chính và 3 cung xung chiếu, nhị hợp ...
    * Cách Lưu Đại hạn hàng năm : Bạn đọc tham khảo các sách Tử vi (tôi không nhắc lại)
    * Như vậy, muốn đoán Tiểu hạn ta phải xem gốc Đại hạn, Lưu Đại hạn và cung của Tiểu hạn. Ba yếu tố này kết hợp với nhau mà đoán.

    II- TIỂU VẬN

    Bàn về Tiểu-Hạn (tức là vận hạn trong một năm) qúy bạn sẽ thấy khó khăn, phức tạp hơn Đại-Hạn nhiều, vì phải phối hợp với nhiều yếu tố hơn.
    Cung Tiểu hạn ghi những biến cố xảy ra trong năm, địa chi của của năm có ghi ở mỗi cung (Tý, Sửu, Dần, Mão ….) Như Tiểu hạn mà thật tốt về công danh, nhưng xem các cung Mệnh, Quan Lộc thấy không báo hiệu công danh tốt. Đại hạn không phải là Đại hạn công danh, và Lưu Đại Hạn không báo hiệu công danh, thì công danh trong năm Tiểu hạn cũng khó mà có, hoặc chỉ có công danh nhỏ. Ngược lại, thấy Tiểu hạn xấu, nhưng lại thấy Đại hạn tốt đẹp, thì cũng không có gì đáng phải lo ngại, bởi vì Đại hạn là nền gốc. Xem Tiểu hạn, phải đủ cung chính và 3 cung chiếu, nhị hợp....
    Nếu đặt vấn đề nguyên tắc thì Tiểu-Hạn tạm căn cứ vào các điểm sau (mà một vài điểm theo quy tắc đã được các sách đã nêu ra) :
    - Tương quan giữa Đại-Hạn và Tiểu-Hạn
    - Tương quan giữa Ngũ hành bản Mệnh với các Chính tinh (nếu có) và cung nhập hạn.
    - Tương quan giữa Lưu Đại-Hạn, Địa bàn và Thiên Bàn.
    - Tương quan giữa Ngũ Hành của năm Nhập Hạn với cung và sao nhập hạn
    - Các phi tinh (tức là các sao Lưu như : Lưu Thiên Mã, Lưu Lộc-Tồn, Lưu Kình-Dương, Lưu Đà-La, Lưu Tang-Môn … ) ngòai ý nghĩa xấu tốt của các chính tinh và phụ tinh mà các sách thường nêu ra.
    - Khác (như Tứ hành xung, Can Chi của tuổi so với Can Chi của năm hiện hành …)

    Dưới đây tôi xin triển khai các điểm ghi trên để qúy bạn đọc hiểu rõ ràng :

    Dưới đây tôi xin triển khai các điểm ghi trên để qúy bạn đọc hiểu rõ ràng :

    1- Khi xét đến tương quan giữa Đại Hạn và Tiểu Hạn là đương nhiên ta đã tìm hiểu kỹ Đại Hạn theo các nguyên tắc mà tôi đã nêu ra ở trên. Tôi có thể nói mối tương quan này tối quan trọng, cũng như mối tương quan giữa Đại & Tiểu Hạn nên không bao giờ ta giải đóan giống nhau, mặc dầu cứ 12 năm lại trở về lại cùng một cung tức là cùng các sao và ngũ hành. Riêng mục (1) này tôi chỉ xin nêu ra nhiều ví dụ vì mục này rất quan trọng.
    Ví dụ : Đầu tiên là các sao bao giờ cũng phải có đủ bộ mới làm nên chuyện hoặc mới họat động. Chẳng hạn như Đại Hạn có Thái Tuế, Bạch Hổ, Quan Phù, Không-Kiếp, Khốc-Hư thường chủ về tranh chấp, kiện cáo, khẩu thiệt. Khi gặp Tiểu-Hạn có Cô-Qủa, Kình-Đà, Hình-Linh, Hóa Kị, Phục Binh …. Thì dễ bị tai họa tù tội. Nếu Đại Hạn không có những sao nêu trên thì Tiểu-Hạn dù có những sao đó vẫn chẳng bị tai họa gì, có thể bị đau yếu sơ qua, hoặc bị xa gia đình …
    Đó là bàn về chuyện xấu, còn về việc làm ăn thịnh vượng thì nếu :
    – Đại Hạn có Vũ-Khúc, Thiên Phủ hợp Mệnh mà Tiểu Hạn có Song Lộc thì đương nhiên làm ăn phát tài, dễ dàng.
    – Hoặc như Đại hạn có Tử-vi cư Ngọ (nhất là có Quan Lộc hoặc Tài Bạch đóng ở đó) hợp Mệnh mà Tiểu hạn có Khôi-Việt, Thai-Tọa, Tả-Hữu, Long-Phượng, Đào-Hồng-Hỷ, Xương-Khúc … thì dễ có chức phận lớn, dễ chỉ huy hoặc kinh doanh có tầm quy mô …
    Nếu thấy các sao nhập Đạir Hạn & Tiểu-Hạn hợp thành bộ rồi, cần phải xét xem các Chính tinh (không bao giờ xét đến phụ tinh) của Đại-Hạn có phù hợp hoặc đối kháng với các Chính tinh của Tiểu-Hạn hay không.
    Nếu Đại-Hạn có Cơr Nguyệt Đồng Lương thì Tiểu-Hạn cần có Cự-Nhật hoặc Tử Phủ Vũ Tướng chứ không nên có Sát Phá Liêm Tham … Về điểm này qúy bạn nên xem phần Tiểu luận trong sách Tử vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng đầy đủ và dễ hiểu lắm. Vì thế Tiểu-Hạn tốt cũng chưa chắc ăn mấy.
    r Nếu chú ý về cá nhân mình, thì cần Đại-Hạn tốt đi vào một trong những cung liên hệ trực tiếp đến mình thời Tiểu-Hạn mới xứng ý (như cung Tài, Quan, Di, Điền, Phúc )
    Ví dụ : Mình muốn làm ăn, kinh doanh lớn mà Đại-Hạn còn ở cung Phụ-Mẫu hoặc cung Tử-Tức thì dù cho Tiểu-Hạn có tốt cũng vẫn chưa thể phát huy được đúng mức, nhất định là phải chờ Đại-Hạn chuyển sang cung Tài-Bạch (nhưng nếu xui xẻo ! gặp cung Tài-Bạch lại xấu thì kể như vô vọng ?) mới hạnh thông được.
    Sau hết, tôi xin nêu ra một trường hợp rất khó đóan : Đương số Mệnh có Tham Lang cư Thìn, tức là tổng quát sống lả lướt và Đào-Hoa. Cung Thê có Đào-Hồng, Tả-Hữu chiếu tức là có sự lựa chọn, mai mối nhiều và Đại-Hạn lại đi tới cung Thê như thế là đủ hết các yếu tố đi tới hôn nhân. Do đó các thày Tử-vi đều đóan đương số lấy vợ ở các Tiểu-Hạn có : Đào-Hồng-Hỷ, Tả-Hữu, Xương-Khúc … nhưng ai ngờ rằng, đương số lại lập gia đình trong Tiểu-Hạn có Cô-Qủa, Tang-Hổ, Nhật-Nguyệt hãm địa hội Hóa-Kị và lại không ngó thấy ở cung Thê (vì thường thường các nhà Tử-vi hay lựa Tiểu-Hạn hội chiếu với cung Phối hoặc trùng phùng ngay vào cùng Phối để đóan hôn nhân). Tuy trường hợp này hơi kỳ lạ nhưng nếu suy luận một chút là thấy hợp lý vì theo nguyên tắc “ Tổn hữu dư, bổ bất túc “ trong Dịch học, ta thấy các yếu tố về hôn nhân qúa nhiều (tức là dư) thì cần phải có các sao tiết giảm như Cô-Qủa, Tang-Hổ, Kị … thời con thuyền mới có bến đậu được, chứ không “Trăm mối tối nằm không” nhất là Tiểu-Hạn vào cung Giải-Ách, tức là tránh né không nhìn thấy cung Thê là cung Đại-Hạn đi tới để khỏi chịu ảnh hưởng qúa mạnh của các sao Hỷ. Trường hợp này ít khi xảy ra hoặc ít khi gặp, nên quý bạn đừng qúa hoang mang, cứ đóan như thường lệ đi !!!...

    2- Thường thường đóan Tử-vi ai cũng thích các Chính tinh sinh bản mệnh. Điều này chưa hẳn đã hay hòan tòan. Vì nếu gặp chính tinh như Phá Quân hoặc Tham Lang nhập hạn và Mạng mình có Cơ Nguyệt Đồng Lương thì nên lựa Mạng khắc hai sao này hơn là được hai sao này sinh (Lẽ dĩ nhiên nếu hai sao này khắc Mạng là điều tối kị !) Vì bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương không ưa hai chính tinh này, nên tốt hơn hết là “ mời “ hai sao đó “ đi chơi chỗ khác “ tức là trường hợp mình có Mạng khắc hai sao này. Ngay cả trường hợp Mạng mình có bộ sao chế ngự được Tham-Phá (như bộ Tử-Phủ, Vũ-Tướng chẳng hạn) cũng không nên liên hệ đến hai sao này, vì dù sao chúng cũng chủ về tham vọng, ích kỷ, phá tán, bừa bãi, trừ phi đương số là lọai người thích đi vào con đường đó thì không kể. Còn chính tinh nhập hạn như Tử-Phủ, Đồng-Lương … bao giờ cũng cần sinh bản Mệnh, hoặc ít ra cùng một hành với Mạng, dù cho Đại-Hạn có bộ sao đối kháng với các sao ở Tiểu-Hạn.

    Về tương quan giữa Ngũ Hành bản Mệnh vớir cung Nhập hạn thì bao giờ cũng sinh bản Mệnh là tốt đẹp, thuận lợi hoặc nếu được tương hòa vẫn hay, chỉ ngại nhất cung khắc bản Mệnh, còn như Mạng sinh Cung, hoặc khắc Cung cũng có khi dùng được, tuy không phải là hay.
    Ví dụ : Như hạn đến cung Tử-Tức có các sao tốt. Nếu sinh được cung, tức là mình lo được cho con cái thành công, hoặc đầy đủ, chứng tỏ mình có phương tiện, tuy mình phải vất vả một chút vì con cái. Nhưng nếu cung Tử-Tức xấu đương nhiên là minh khổ vì con (hoặc vì chúng đau yếu, chết non hay con cao bồi du đãng, ăn chơi, hút chích, sì ke ma túy ….. mà mình vẫn thương yêu chúng )
    Còn gặp trường hợpr khắc cung cũng vậy, có khi hay mà cũng có khi dở. Nếu gặp Tiểu-Hạn đi tới cung Nô-Bộc thì lại hay vì mình khắc phục được người dưới quyền hoặc hòan cảnh, còn như Tiểu-Hạn đi tới cung Phụ-Mẫu chẳng hạn thì mình hay bất hòa với cha-mẹ (Nếu cung Phụ-Mẫu xấu qúa có thể mình phải xa cách cha-mẹ khi qua đời … ).Những điểm trên đây qúy bạn cũng có thể áp dụng luôn cho cả Đại hạn (mà phần Đại hạn tôi chưa đề cập tới).
    3- Về vần đề Lưu Đại-Hạn, Địa bàn (tức là Tiểu-Hạn theo vị trí cố định của các cung - tức Lưu Thái tuế theo từng năm, như năm nay Đinh Hợi xem Địa Bàn ở cung Hợi-tức Lưu Thái Tuế ở cung Hợi kích động) và Thiên Bàn (tức là Tiểu-hạn theo hàng Chi an ở ô giữa lá số. Tôi thấy không quan trọng lắm. Vì thực ra chỉ xét kỹ Thiên Bàn là đủ và đỡ rắc rối qúa mức. Chỉ trừ khi nào ta thấy Thiên bàn qúa xấu hoặc không rõ chút nào, lúc đó ta mới cần kết hợp thêm Lưu Đại-Hạn, và địa bàn để xem có yếu tố gì cưu giải hoặc soi sáng thêm hay không ..?? Về cách Lưu Đại-hạn trong các sách như Tử-vi đã có ghi rõ và nêu rồi, tôi không nhắc lại nữa.
    Bởi thế ngay khi rảnh rang ngồi cân nhắc kết hợp cũng chưa chắc đã giải đóan được chính xác. Vì yếu tố này bổ túc hoặc chế hóa yếu tố kia sẽ đưa đến những kết luận khác nhau. Dù có biết đủ các dữ liệu để giải đoán Tiểu-hạn cao hay thấp còn tùy thuộc rất nhiều vào óc kết hợp tinh vi và kinh nghiệm của người giải đóan.
    4- Về ngũ hành của hàng Can. Năm nhập hạn cũng ảnh hưởng tới Tiểu-hạn nhiều hay ít .
    Ví dụ dễ hiểu như sau : Một người mạng Kim có Cự Môn, Hóa-kỵ tọa thủ tại Mệnh. Đại-hạn có Không-Kiếp, Tả-Hữu, Sát Phá Tham (tức là hạn Trúc La) đã chết đuối trong tiểu hạn năm Nhâm-Thân. Vì chữ Nhâm là Thủy và cung nhập hạn cũng là Thủy, trong khi đó mạng Kim là sinh Thủy cho nên nước qúa nhiều thì Kim phải chìm lỉm !?..
    Suy ra những trường hợp khác cũng vậy. Ví dụ như Tiểu-Hạn đến cung Điền có Tang-Hỏa và nhiều sao Hỏa. Nếu gặp năm Nhâm, hoặc Qúy (đều là Thủy) thì vẫn không đáng ngại về hỏa họan vì đã được Thủy dập tắt rồi !. Như vậy mục 4 này quý bạn cũng không nên bỏ qua khi đóan tiểu hạn, và đây cũng là một điểm cho thấy hai tiểu hạn (12 năm trở lại ) cùng 1 cung đã có sự khác biệt rồi.
    5- Phần chót là về các phi tinh (tức là các sao Lưu như Lưu Thái-Tuế, Lưu Lộc Tồn …) Tôi thấy các Phi tinh không quan trọng lắm, chỉ là để xác định thêm một chút những yếu tố đã tìm ra. Ví dụ như biết hạn xấu rồi, thì nếu có thêm Lưu Kình-Dương gặp Kình-Dương cố định đồng cung ta có thể tin chắc là nguy nan. Nếu Tiểu-Hạn tốt thì dù có 2 sao này cũng chẳng hề hấn gì. Cũng có Nhà Tử-vi căn cứ vào vòng Tràng Sinh (Lưu) để tìm ra vận hạn cho những người liên hệ trực tiếp với mình như cha, mẹ, vợ con … Nhưng tôi thấy chưa có gì chính xác và hợp lý nên xin miễn bàn trong mục này.
    Qua những điều tôi trình bày trên đây về Đại-Tiểu Hạn. Quý bạn hẳn thấy việc giải đoán vận hạn rất rắc rối và khó khăn rất nhiều, có thể làm ta chán nản. Vì không biết đúc kết các yếu tố tìm ra thế nào, do đó dễ bị sai lầm. Nhiều khi ta đành phải chờ sự việc xảy ra rồi mới thấy rõ cái hay của Tử-vi, và vì thế tôi thấy học Tử-vi không gì hay bằng chiêm nghiệm thật nhiều lá số mà mình đã theo dõi, chứ nếu chỉ có học thuộc các câu phú hoặc nguyên tắc giải đóan (mà các sách đã nêu) không thôi, thì chẳng bao giờ có thể giải đoán vững vàng./.
    * Tuần Triệt gặp sao Lưu :
    – Tuần Triệt đồng cung tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Tuần Triệt đồng cung sẽ giảm đi
    – Triệt tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Triệt tăng lên
    – Tuần tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Tuần giảm đi

    * Cách an 2 sao Lưu động Tuần và Triệt :ít sách đề cập đến, mặc dầu rất quan trọng thì ta cũng an bình thường y như cách chấm Tử-Vi. Tỷ dụ như năm Giáp Dần thì Tuần Lưu an ở Tý-Sửu, còn Triệt Lưu an ở Thân-Dậu. Thực tế, nhiều khi Lưu Tuần, Lưu Triệt còn ảnh hưởng mạnh hơn mẽ hơn Tuần, Triệt cố định khi luận đoán về tiểu hạn.
    Ví dụ : Cung nhập hạn có Tử Vi và Thiên Phủ cư cung Thân hội nhiều sao tốt đẹp và hợp với Đại hạn cũng như Mệnh nhưng vẫn không thấy hạnh thông, đó cũng chỉ vì Lưu Tuần hoặc Lưu Triệt đã án ngữ làm mất gần hết cách tốt đẹp đó đi. Nhưng gặp trường hợp hạn qúa xấu nếu may mắn được Lưu Tuần hoặc Lưu Triệt án ngữ thì vẫn có thể chắc qua được
     
    EmAnhDong, DAINGOC68 and songhylammon like this.
  7. songhylammon

    songhylammon Thần Tài

    13 chéo 56......KG...xc đảo..613.....766.nhiêu đó thôi...vô cái nào củng có trà đá...chúc mọi người may mắn....thks chủ quán.
     
    DAINGOC68, TL_TD and anhhoa22 like this.
  8. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Đếm Thời Gian

    Còn
    58
    Ngày
    ------------------

    Tranh thủ học CCNH ; hết 58 ngày nữa sẽ chỉ chơi ch[SIZE=4]ứ kh[SIZE=4]ông h[SIZE=4]ọc [SIZE=4]đu[SIZE=4]ọc[SIZE=4] th[SIZE=4]êm [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
     
  9. songhylammon

    songhylammon Thần Tài

    vt...AB..32---132-332.CHÚC ACE XSTT PHÁT LỘC.THKS ANHHOA.
     
    DAINGOC68 and TL_TD like this.
  10. songhylammon

    songhylammon Thần Tài

    MB....15-31-41-51...VÔ 2 MỚI CÓ LỜI NHA...CHÚC MỌI NGƯỜI PHÁT LỘC...THKS ANHHOA.
     
    DAINGOC68 and TL_TD like this.
  11. songhylammon

    songhylammon Thần Tài

    CT...25-52----58-----CHÚC MỌI NGƯỜI PHÁT LỘC....THKS ANHHOA.
     
    zuizẻ, EmAnhDong, vinhkieu and 2 others like this.
  12. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member


    Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo.

    Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự tới, bình thản vô tâm mà khéo mưu tính mọi việc. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.

    Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.

    Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.

    Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mỹ thì không chân thật. Người thiện thì không cần phải biện giải [vì hành vi tốt rồi], người nào phải biện giải cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết.

    Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng.

    Cho nên cứng mạnh là cùng loài với chết, mềm yếu là cùng loài với sống. Vì vậy binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

    Mạnh mẽ về dám làm [tức quả cảm, cương cường] thì chết, mạnh mẽ về không dám làm [tức thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái đó [quả cảm, cương cường]?

    Người nào hứa một cách dễ dàng quá thì khó tin được, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. Cái có từ cái không mà ra. Không có nghĩa là không có gì cả nhưng phải có cái gì thì mới có cái không có.

    Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.

    Cái gì an định thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình.

    Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.

    Người ta làm việc , thường gần tới lúc thành công thì lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.

    Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách vô vi, giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người đắc đạo làm việc mà không tư lợi.

    Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu từ, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung.

    Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].

    Khoảng giữa trời đất như cái ống hơi; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.

    Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường.

    Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người, đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời.

    Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi, ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà ko cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.

    Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.

    Vì vậy thánh nhân [người đắc đạo] đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư?

    Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.

    Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột (the foolish) luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt.

    Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gì gợi ham muốn, để lòng dân không loạn.

    Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương cốt thì mạnh.

    Khiến cho dân không biết, không muốn mà bọn mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách vô vi thì mọi việc đều yên ổn.

    Không học thì không phải lo. Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, vô vi càng tăng.

    Ta có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.

    Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn cứu ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó.

    Người sáng suốt nghe đạo thì gắng sức mà thi hành, người bình thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tăm tối nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa?

    Nước là vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng là đá [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực kì mềm mại, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Tự nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được. Đạo cũng ví như nước vậy.

    Yếu thắng được mạnh, mềm thắng được cứng, ai cũng biết như vậy nhưng không ai thực hành được.

    Vật gì bén nhọn thì dễ gẫy. Ráng giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén nhọn thì lại không bén lâu.

    Nghèo hèn chính là gốc của giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà [kim ngọc mãn đường], sao mà giữ nổi ? Nên biết khi nào là đủ [tri túc]. Giàu mà kiêu căng, khoe khoang là tự rước họa vào thân.

    Ba mươi nan hoa cùng qui vào 1 cái bánh, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Vậy ta tưởng cái "có" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "không" mới làm cho cái "có" hữu ích.

    Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Tại sao vinh, nhục thì lại sinh ra rối loạn ? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng sinh ra rối loạn nữa? Cho nên kẻ nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.

    Người nào giữ được đạo thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.

    Ai có thể đang đục mà lắng xuống để từ từ trong ra ? Ai có thể đang hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên ? Người nào giữ được đạo ấy thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được.

    Kẻ đứng 1 chân thì không thể đứng được lâu, kẻ dang chân ra thì không thể đi được, kẻ tự biểu hiện mình thì không bao giờ chói lọi, kẻ tự kể công thì không có công, kẻ tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường cửu. Thái độ đó được ví như đồ ăn thừa, những ung nhọt ai ai cũng ghét. Thiên bất dung gian.

    Ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó mà phát sinh ra quan niệm cái xấu; ai cũng cho cái thiện là thiện do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Tại sao con người thích cái đẹp mà lại không thích cái xấu ? Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại ...

    Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Kẻ biết thế nào là đủ là người giàu; kẻ gắng sức là người có chí. Kẻ nào ko rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ. Người hiểu đạo làm việc tuân theo quy luật tự nhiên, chỉ làm những việc cần thiết cho bản thân.

    Hồn nhiên, vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý, muốn đạt như vậy không phải là dễ. Đứa trẻ mới sinh độc trùng ko chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu ko vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng ko khản, như vậy là khí cực hòa.

    Dứt thánh hiền, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt trí khôn bỏ lợi lộc, không có trộm giặc.

    Ba cái đó( mưu trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì là cái văn vẻ bề ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự đơn giản, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực.

    Dạ (giọng kính trọng) khác với ơi (giọng xem thường) bao nhiêu? Thiện với ác khác nhau như thế nào? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Vũ trụ rộng lớn thay, không thể nào hiểu hết được.

    Mọi người hớn hở như dự bữa tiệc lớn, như mùa xuân dạo chơi; bậc đắc đạo điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết gì, thản nhiên mà đi như không có nơi để về. Mọi người có thừa, riêng bậc đắc đạo như thiếu thốn, trong lòng thì trống rỗng! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng bậc đắc đạo luôn bảo thủ. Người hiểu đạo khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo).

    Vạn vật tuần hoàn, âm cực dương sinh, lúc sinh lúc tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở lại cái bản thể của nó( trở về với đạo). Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được bản chất vạn vật ? Đó là do đạo.

    Người xưa nói: “Khiêm tốn là gốc của cao quý”. Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Chỉ vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.
    Người xưa bảo: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", đâu phải hư ngôn! Nên chân thành giữ vẹn cái đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.
    Ít nói thì hợp với đạo. Cho nên gió lốc không thể thổi suốt buổi sáng, mưa rào không suốt ngày. Ai làm nên những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống hồ là con người? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ.

    Vũ khí là vật gây lo sợ, ai cũng ghét cho nên người hiểu đạo không dùng binh khí. Chỉ dùng đến nó khi bất đắc dĩ, khi bảo vệ hòa bình, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Chiến thắng mà vui mừng tức là thích giết người. Thích giết người thì không trị được thiên hạ. Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy. Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa.

    Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.

    -------
    Lão Tử tức là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, là người sáng lập trường phái Đạo gia( đạo Lão). Ông tên thật là Lý Nhĩ, tên thường gọi là lão Đam, người làng Khúc Nhân, hương Lệ, nước Sở. Ông làm chức quan giữ sách nhà Chu, học rộng biết nhiều, sau về quê ở ẩn. Tương truyền, trước khi về ở ẩn đến cửa quan Hàm Cốc, viên quan coi cửa là Doãn Hỉ bảo:"Ông sắp đi ở ẩn, rán vì tôi mà viết sách để lại". Thế là Lão Tử viết một cuốn sách chỉ gồm khoảng năm ngàn chữ bàn về "Đạo" và "Đức"( tức Đạo Đức Kinh). Viết xong rồi bỏ đi, về sau không ai còn nghe đến, không biết sống chết ra sao.

    Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.


    • Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh.
    • Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh.

    Tương truyền, Khổng Tử qua Chu thăm Lão Tử. Lão Tử cởi trâu ra tận đầu làng đón Khổng Tử. Hai người đàm đạo với nhau trong ba ngày về Đạo. Đến khi chia tay, Lão Tử bảo với Khổng Tử rằng:

    "Những người ông nói đó, thịt xương đều nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ mà thôi. Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng vàng bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, tạm coi mình là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: Người buôn giỏi thì giấu kĩ vật quý, xem ngoài như không có gì; người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi"

    Khổng Tử về đến nhà suốt ba ngày không ra khỏi cửa, bảo với môn sinh rằng:

    "Loài chim, ta biết nó bay được; loài cá ta biết nó bơi được; loài thú ta biết nó chạy được. Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, bơi thì dùng câu để bắt, bay thì dùng tên để bắn. Còn loài rồng cưỡi gió cưỡi mây mà bay lên trời thì ta không sao biết được. Nay ta gặp ông Lão Tử; ông là con rồng chăng ?"
    Triết học Lão tử nêu bật cái lý tưởng cao thượng nhất về hòa bình, khoan dung, giản dị và tri túc. Giáo huấn của ông gồm bốn điểm: trí tuệ nên như ngu độn, đời sống nên ẩn dật, xử thế nên nhu nhược và tánh tình nên giản phác.

    Đến đời Tần-Hán, các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia thờ Lão Tử nhưng không còn quan tâm nghiên cứu triết học Lão-Trang mà chỉ toàn lo bàn chuyện tu tiên, luyện thuốc trường sinh bất tử. Phái Đạo gia suy dần, tuy nhiên những tư tưởng của Lão Tử thì đã trở nên bất tử với thời gian. Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng của Lão Tử không chỉ là một triết học nhân sinh mà còn là vũ trụ quan tiên báo khoa học hiện đại.

    ( sưu tầm)
     
    Last edited: Mar 2, 2013
  13. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

  14. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Last edited: Mar 22, 2013
  15. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?feature:player_embedded&v=QMBz9obMcLw#![/YOUTUBE]


    :SugarwareZ-229::SugarwareZ-229::SugarwareZ-229:
     
  16. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
     
  17. kieuphong_@

    kieuphong_@ Thần Tài Perennial member

    Copy rồi past vô đây nà... [​IMG]

    [YOUTUBE]QMBz9obMcLw[/YOUTUBE] ​
     
  18. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    :126: dạo này cũng thức khuya dữ huynh ... mua tim sen uống cho dễ ngủ ....

    huynh thức còn hay hơn đệ
     
  19. Iris_Goni

    Iris_Goni Thần Tài Perennial member

    [​IMG]
     
    ralphael and zuizẻ like this.
  20. anhhoa22

    anhhoa22 Thần Tài Perennial member

    Thuỷ 34 44 Đầu ?
     
    ralphael, SNAKE-GL, DuaNhi and 2 others like this.