chẹp nà...em chôm ra 1 chậu xem sao ok bộ rể và thân chắc khõe bàn nầy ko chẹp rồi phải cho vào chổ nầy nè
Lý luận nghệ thuật căn bản trong bonsai Sưu Tầm _________________________ Trong Cây cảnh nghệ thuật hiện nay, tình trạng chơi theo “lợi nhuận” và xu hướng “đám đông” hoặc “hao hao”đang sảy ra tràn lan, có nghĩa là nếu có một tác phẩm nào đó bán được đắt tiền thì lập tức hôm sau những cây có dáng vẻ “hao hao” như vậy sẽ lên ngôi; điều này rất nguy hiểm vì sự nhận thức về cái đẹp thường rất mung lung và có khoảng cách khác biệt nên dễ sẩy tình trạng “sẩy một li đi một dặm” mong các bạn cần lưu ý. Nghệ thuật là gì? Câu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì? và Họa sĩ là ai?. Tổng quan hai bài viết của Bart Rosier [1] và Joseph A. Goguen [2] được trình bày dưới đây cũng chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó. Phần Phụ lục tóm tắt quan điểm về nghệ thuật của Lev Tolstoy 1. Nghệ thuật là gì? Thời Cổ đại, người ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do (artes liberales) là: trivium (3 con đường) bao gồm: Văn phạm, Logic, Hùng biện; và quadrivium (4 con đường) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con số), Hình học (các con số trong không gian), Âm nhạc (các con số trong thời gian), và Thiên văn học (các con số trong không gian và thời gian). Mẹ của cả 7 nghệ thuật đó là Triết học. Các nghệ thuật mang tính kỹ thuật như kiến trúc, nông nghiệp, hội họa, điêu khắc, và các nghề thủ công khác được xếp ở hàng thấp hơn. Thời Trung cổ, nghệ thuật được coi là đứa con của tự nhiên. Dần dần nghệ thuật chỉ còn là những gì mà người xưa coi là nghề thủ công. Từ “nghệ thuật” đòi hỏi một cái gì đó được tạo nên một cách khéo léo bởi người nghệ sĩ. Có điều chính các nghệ sĩ đã phá bỏ các hạn chế do các định nghĩa loại đó tạo ra, thách thức các định kiến của chúng ta, và vượt xa các triết gia, các nhà tâm lý học và phê bình, chứ đừng nói chi đến đại chúng. Ngày nay, thật khó định nghĩa được nghệ thuật. Đã qua rồi cái thời có thể chỉ ra được cái gì là nghệ thuật, cái gì không phải là nghệ thuật. Sau khi Marcel Duchamp [4] triển lãm chậu đi tiểu vào năm 1917 tại New York, hay Andy Warhol [5] bày ra các tranh in lưới hàng loạt các đồ hộp giống nhau như đúc vào những năm 1962 - 1964, thì bất cứ cái gì cũng có thể là nghệ thuật. Quan niệm này có vẻ phù hợp với nghệ thuật đương đại. Vậy cái gì làm cho một bức họa trở thành một tác phẩm nghệ thuật? Có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Dưới đây chỉ liệt kê và bình luận một số quan điểm tạm gọi là tiêu biểu nhất. Có quan điểm cho rằng họa sĩ vẽ tranh, nhưng cần sự giám định của ít nhất một đại diện của thế giới hội họa để khiến bức tranh trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy một người bình thường không thể trả lời được nghệ thuật là gì. Chúng ta cần người “định hướng nghệ thuật” như tín đồ cần vị cố đạo để nói cho biết chân lý ở đâu. Nếu quan niệm này đúng, nó loại trừ sự huyền bí trong nghệ thuật, sẽ được nói đến bên dưới. Trái với quan điểm mang tính ngoại suy kể trên, những người theo quan điểm nội suy cho rằng tiêu chuẩn của nghệ thuật nằm trong tính trực cảm của bức họa, rằng hành động vẽ phải có chủ đích, có nghĩa là họa sĩ phải chủ tâm tạo ra nghệ thuật. Hành động vẽ phải được diễn ra theo một cách đặc biệt nhằm tạo ra nghệ thuật. Như vậy người xem sẽ phải học cách làm sao nhận ra được tính trực cảm đó. Ngoài ra, nếu nghệ thuật là cái do nghệ sĩ chủ tâm tạo ra, thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: “Vậy thì nghệ sĩ là ai?” Quan điểm dựa trên lý thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật lại cho rằng nghệ thuật là các đồ vật hoặc hình ảnh do con người tạo ra với một ý nghĩa tượng trưng như một phương thức giao tiếp. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình ảnh đó đều là nghệ thuật, mà một số chỉ đơn thuần là các ký hiệu mà thôi. Gần với quan điểm nguồn gốc nghệ thuật kể trên là phát biểu của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein: “Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm là sự huyền bí.” Như vậy sự huyền bí là nguồn gốc của mọi nghệ thuật đích thực. Chính vì lý do đó chúng ta không có hy vọng có được một định nghĩa rõ ràng về nghệ thuật. Nghệ thuật là cái gì đó chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà không tài nào diễn giải được bằng lời. Nó giống như một trải nghiệm huyền bí vậy. Ngày nay các nghệ sĩ một mặt tiếp tục truyền thống chọc tức xã hội tư sản, xã hội tiêu thụ, mặt khác đã mở rộng vai trò của mình. Thay vì vẽ tranh hay nặn tượng, họ trưng bày xác các con vật ngâm trong formaldehyde, các vật thể đa dạng kể cả sỏi đá, cành cây, và dây thừng. Nghệ thuật môi trường đã giải phóng các triển lãm khỏi 4 bức tường của viện bảo tàng. Các hình thức nghệ thuật mới như trình diễn, sắp đặt, cơ thể, v.v. đã và đang thách thức các quan niệm về ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật. Kể cả trình diễn thời trang, trò chơi điện tử video, phun sơn lên tường, và các trang nhà trên internet cũng bắt đầu được coi là nghệ thuật. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của phương Đông và phương Tây cũng xích lại gần nhau hơn, chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Nghệ thuật bonsai của Nhật Bản trở nên thời thượng ở phương Tây. Nhiều nhạc sĩ phương Tây sử dụng nhiều yếu tố âm nhạc phương Đông trong các tác phẩm của mình. 2. Cái Đẹp là gì? Cái Đẹp thường được đưa ra như một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nghệ thuật. Tuy nhiên, định nghĩa được cái Đẹp còn khó hơn định nghĩa được Nghệ thuật, vì cái Đẹp phụ thuộc vào văn hóa và thời gian nhiều hơn. Lý thuyết đơn giản nhất về cái Đẹp là coi cái Đẹp như sự bắt chước tự nhiên. Lý thuyết này định ra một tiêu chuẩn khá lý trí và đơn giản cho cái đẹp. Tiếc rằng nó phụ thuộc chẳng những vào việc tách riêng chủ thể và khách thể, mà còn phụ thuộc vào sự phân chia nghệ thuật và tự nhiên, và thế là lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn về khái niệm nghệ thuật phụ thuộc vào văn hóa, chứ không phải là cái gì đó toàn cầu. Hơn nữa tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay đang làm khó cho định nghĩa tự nhiên là gì. Thêm vào đó rõ ràng là lý thuyết này đã bỏ qua hầu như toàn bộ nghệ thuật đương đại. Cuối cùng, hoàn toàn không rõ là liệu có một cơ sở vững chắc để phán xét một tác phẩm nghệ thuật bắt chước tự nhiên giỏi đến mức nào. Một cách tiếp cận khác đến cái Đẹp là đo nó bằng cảm xúc của người xem. Phương pháp theo kiểu “tôi biết tôi thích gì” này có vẻ như vô vọng vì nó hoàn toàn chủ quan. Tuy vậy vẫn có những hình thức phức tạp hơn một chút, trong đó người ta dùng các thiết bị khoa học để đo mức độ của phản ứng, thu thập một số lượng lớn các dữ liệu thống kê, và lấy trung bình để đưa ra những kết luận có tính tổng quát nhất. Tuy nhiên phương pháp này cuối cùng cũng vẫn rơi vào việc phân chia chủ thể và khách thể. Nó có thể có ích cho một số lĩnh vực như trong thiết kế nhưng chẳng có giá trị gì mấy cho mỹ thuật nói chung. Plato [6] cho rằng cái Đẹp phải phản ánh chân lý. Đến đây ta lại vấp phải câu hỏi Pilate đã đặt ra cho Chúa Jesus: “Vậy thì Chân lý là cái gì?”. Theo thi sĩ lãng mạn John Keats [7] chân lý ở đây phải được hiểu là chân lý nghệ thuật. Ông viết: “Cái đẹp là Chân lý, Chân lý là cái Đẹp”, tức là một chân lý mang tính cảm xúc, một biểu hiện chính xác cảm xúc thực của nghệ sĩ, chứ không phải là chân lý theo nghĩa triết học hay khoa học, như là sự thật chẳng hạn. Heidegger [8] đã phát triển quan niệm nghệ thuật tuyệt đối của Kant [9] . Kant cho cái Đẹp là cái gì đó không có bất kỳ một chức năng nào khác ngoài chức năng làm cái Đẹp. Khi đó một vật thể thể sẽ trở thành thuần túy là một vật thể, hiện ra hoàn toàn chỉ vì nó đẹp chứ không vì bất cứ công dụng nào khác. Như vậy nghệ thuật theo Kant là một cách biểu diễn đẹp của một hình thức, thông qua đó nghệ sĩ mặc sức tưởng tượng để liên tục mở rộng quan niệm về chính cái Đẹp. Điều đó có nghĩa là nghệ thuật đã đi ra ngoài thế giới của lý trí, và cái Đẹp là cái gì đó không thể cắt nghĩa được. Lý thuyết này có nhiều điểm giống với quan điểm của trường phái lãng mạn nói trên. Tuy nhiên nó loại trừ vai trò của nghệ sĩ, của ảnh hưởng văn hóa, cũng như sự chuẩn bị của người xem. Lý thuyết “hiện đại” về cái Đẹp thì cho rằng một vật chỉ đẹp khi có hình thức phù hợp với công dụng của nó. Chậu đi tiểu của Marcel Duchamp xem ra thỏa mãn tiêu chuẩn này. Trong khi đó tiêu chuẩn như vậy không thể đem áp dụng cho những thứ vô dụng như các bức họa trường phái ấn tượng, các bức tượng lập thể, thơ, cho dù tất cả những thứ đó có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau như làm tiền, làm “lác mắt” bạn bè, hay để thư giãn khi ngắm nhìn chúng. Lý thuyết này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Oscar Wilde [10] . Ông cho rằng: “Cái cớ duy nhất để làm ra một vật vô dụng là vì ta ngưỡng mộ nó sâu sắc. Toàn bộ nghệ thuật là vô dụng.” Lý thuyết này đã gây ra một số hậu quả như việc tạo ra những kiến trúc quái đản trong các dự án xây dựng hàng loạt nhà cao tầng cho những người thu nhập thấp trong những năm 50 – 60. Một lần nữa, ta thấy đây là một minh họa rất rõ rằng các lý thuyết về cái Đẹp cũng phụ thuộc và điều kiện xã hội và văn hóa. Trong tác phẩm “Luận về thơ”, Aritsotle [11] định nghĩa nghệ thuật là một sự bắt chước, nhưng ông đã rất khôn ngoan không gọi đó là “bắt chước tự nhiên”, mà là “bắt chước con người hành động”. Hơn nữa ông đã dùng một cách tiếp cận cân bằng, không quy nghệ thuật, hay cách nhìn nhận nghệ thuật, về một thứ. Đặc biệt, ông không hề gợi ý là phải dùng cái Đẹp để đo nghệ thuật. Thay vào đó, ông đã đưa ra một loạt các tiêu chuẩn về chất lượng dựa trên một số ví dụ như bi kịch, chơi đàn lyre, v.v. Aristotle nói rằng mục đích của bi kịch là gây nên nỗi sợ và buồn thương ở người xem thông qua việc bắt chước các hành động mang tính anh hùng. Tiêu chuẩn về sự xuất sắc của ông bao gồm sự thống nhất của không gian và thời gian, việc sử dụng ngôn ngữ thành thạo và khéo léo, đặc biệt cách dùng hình ảnh trong ngôn ngữ, v.v. Cách tiếp cận của ông kết hợp khéo léo các quan điểm giải tích, lịch sử, luân lý và thực dụng về bi kịch, có ảnh hưởng rất lớn cho đến tận ngày hôm nay. Đối với Aristotle, cũng như nhiều nghệ sĩ đương đại, cái Đẹp quá lắm chỉ là mối quan tâm hạng hai. 3. Nghệ thuật và khoa học Phương pháp của khoa học đòi hỏi các phép đo chính xác có thể lặp lại được, và một tính khách quan tới mức có thể loại trừ tất cả các yếu tố chủ quan từ phía người tiến hành thí nghiệm. Điều này khiến các phương pháp nghiên cứu khoa học hoàn toàn ngược với các phương pháp của nghệ thuật. Nghệ thuật đương đại đòi hỏi tính chủ quan của nghệ sĩ trong các tác phẩm. Nghệ thuật tối kỵ sự lặp lại. Ngay cả khi Monet [12] vẽ một ngôi nhà thờ rất nhiều lần, các bức tranh của ông vẫn rất khác nhau. Ông sử dụng nhiều hoà sắc khác nhau, vẽ ở các thời điểm khác nhau trong ngày, v.v. Các đoạn gọi là nhắc lại trong âm nhạc thực chất không bao giờ được chơi như nhau, mà có thể là cường độ khác nhau, hoặc độ nhanh chậm khác nhau, v.v. Nhận xét về điểm này Anthony Freeman [13] nói: “Thật nghịch lý là nhà khoa học tìm ra chân lý sau nhiều lần lặp lại thí nghiệm và thu được các kết quả giống hệt nhau, trong khi đó nghệ sĩ tìm thấy chân lý sau khi thu được các kết quả hoàn toàn khác nhau.” Những phép đo khách quan, như luật viễn cận, luật hòa sắc, pha màu, hoà thanh, lên dây đàn, v.v. được dùng trong nghệ thuật như sự hỗ trợ về kỹ thuật cho sáng tạo. Xuất phát từ quan sát này là quan điểm cho rằng không hề có một liên hệ nào có nghĩa giữa khoa học và nghệ thuật. Cho dù có không ít người đồng ý, quan điểm này rõ ràng là sai. Một ví dụ hiển nhiên là sự phát triển hình học thời Phục hưng đã kéo theo sự phát triển của luật viễn cận trong nghệ thuật. Công nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng sản sinh ra nhiều hình thức nghệ thuật đương đại như điện ảnh, âm nhạc điện tử, nghệ thuật video, v.v. Ngày nay khoa học được áp dụng để thẩm định nghệ thuật (qua các phương pháp như đánh dấu carbon, dùng máy tính điện tử để thẩm định các tác phẩm của Jackson Pollock [14] , v.v.). Khoa học cũng được áp dụng để đo các hưởng ứng sinh lý của người trước các tác phẩm nghệ thuật. Các nghiên cứu khoa học về tâm lý con người khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật cũng có hữu ích cho các nghệ sĩ và những người yêu nghệ thuật. Lại có quan điểm ngược lại cho rằng khoa học và nghệ thuật có thể hòa nhập vì đều dựa trên hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên nếu đi sâu vào tính chất của sự sáng tạo, ta thấy rõ các lý thuyết khoa học đều mang tính toán học rất cao, còn các thực nghiệm khoa học đòi hỏi sự lặp đi lặp lại đã nói ở trên, khiến sáng tạo trong khoa học khác với sáng tạo trong nghệ thuật. Nghệ thuật và khoa học là các thành tố của văn hóa. Vì thế bản chất và quan hệ giữa chúng thực ra khá phức tạp, thay đổi tùy theo thời gian và địa điểm. Sẽ thật ngây thơ khi cho rằng có thể tìm thấy một sự mô tả quan hệ bất biến giữa chúng. Trong tương lai sự tiến triển mau lẹ của nghệ thuật, khoa học và công nghệ sẽ còn đem lại cho chúng ta nhiều điều bất ngờ. Ví dụ internet có liên hệ thế nào với nghệ thuật? Chúng ta sẽ thấy nhiều phương tiện dùng kỹ thuật số, dùng network bandwidth. Chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều loại hình nghệ thuật mới, song liệu chúng ta có thấy các giá trị thẩm mỹ mới không? Có lẽ chúng ta cũng sẽ được thấy sự ra đời của nhiều lý thuyết mới về nghệ thuật. Nhưng liệu chúng có hơn gì những lý thuyết cũ không? by khoahocdoisong.com
Lịch sử và triết lý Bonsai "Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già" Hai câu thơ của Vũ Ðình Liên phác họa một cảnh chợ Tết ngày xưa. Ngày nay Ông Ðồ không còn nữa, nhưng hoa vẫn còn. Ngoài hoa, còn có báo, lịch, bonsai, Non bộ... đã tạo nên một cảnh chợ Tết tưng bừng. Hầu như cả thế giới hiện nay đều yêu thích bonsai. Một tác phẩm Bonsai không chỉ phơi bày vẻ đẹp của lá hoa cành như những cây kiểng thông thường, mà nó còn phô diễn cả các phần khác như thân, rễ, chậu, kể cả đá và các phụ kiện điểm xuyết vào. Vì là một tác phẩm nên nó cũng chuyên chở tâm hồn của nghệ nhân đã sáng tạo ra nó, chẳng khác gì một tác phẩm thơ, hội họa, điêu khắc... Bước vào thế giới Bonsai người ta sẽ nghe những danh từ thông dụng như cắt tỉa, tạo dáng, trưng bày, triển lãm, đánh giá, chọn lựa phong cách, tạo ấn tượng... Bonsai có nhiều phong cách căn bản như: thẳng đứng trang trọng, thẳng đứng phóng khoáng, thác đổ , nửa thác đổ, trí thức, cây chổi, trồng trên đá, rễ bò trên đá, rễ bám đá, đa thân, huynh đệ, lùm, trực tuyến, lượn, nhóm, và Saikei tức là phong cách tạo cảnh trong khay. Chậu rất quan trọng, kích thước, hình dáng màu sắc của chậu phải cân đối hài hòa với cây. Chậu có các kiểu dáng như: kiểu cái trống, kiểu oval, kiểu hình chữ nhật, kiểu xiên Tokoname (chiều cao gấp đôi chiều rộng của vành) ... Dụng cụ gồm: cưa cắt nhánh, kéo xén, kéo cắt lá, kéo tỉa, đòn bẩy để uốn cành hay thân, keo dán vết cắt, kìm lõm cắt cành nhỏ, kìm cắt cành lớn, dây đồng để uốn cành, xẻng bứng cây, chổi, lưới bịt lỗ thoát nước, cái rây để rây đất... Trên đây là những nét dẫn nhập khái quát để chúng ta có thể hình dung quá trình sáng tạo một tác phẩm Bonsai vô cùng chi ly gian khổ, đòi hỏi sự kiên nhẫn lâu dài và những kiến thức cần thiết thuộc về kỹ thuật chuyên môn, mà đã có nhiều sách hướng dẫn cụ thể đã xuất bản dành cho các nghệ nhân mới vào nghề thực hành, sau đây xin kính mời quý vị tìm hiểu phần lý thuyết đại cương về lịch sử và triết lý bonsai. Ðịnh nghĩa bonsai Bon: cái khay, cái chậu. Sai: cây, trồng cây. Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẳn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vùa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Người Nhật thường so sánh Bonsai với thể thơ cổ điển "Hai-Kai" của họ chỉ có 17 âm tiết diễn tả một cách cô động súc tích và ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt. Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn. Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi. Lịch sử bonsai Bonsai là một đặc trưng của đất nước Phù Tang, nhưng cái nôi của nghệ thuật này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tranh và điêu khắc cổ cho thấy kiểng thu nhỏ đã có ở Trung Quốc vào thời nhà Tần, Thế Kỷ thứ Ba sau Công Nguyên. Các tranh cổ đời Tống (960 -1280) vẽ cây lùn trong chậu dùng làm trang trí nội thất. Ðó là những cây lùn thực sự trong thiên nhiên đã bị gió tuyết uốn nắn được bứng về trồng trong chậu. Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Nhật suốt thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, và dường như lúc đó người Nhật xem Bonsai đích thực là một nghệ thuật, nhưng tài liệu ở giai đoạn khởi đầu này không còn nhiều. Có một tập tài liệu Bonsai thuộc thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên và những bức tranh vẽ trên giấy cuộn vào thế kỷ 13, mô tả sự phát triển của cây trồng trong chậu, cho thấy Bonsai là một nghệ thuật. Sau đó Bonsai xuất hiện rất nhiều trong hội họa, văn chương Nhật. Hình Bonsai xuất hiện trong bức tranh Kasugaaongen - gengi của Takakane Takasshina vẽ năm 1309 trong đền Kasuga, thời Kamakura (1192 - 1333). Một vở tuồng Nô nổi tiếng tựa là Hachi - no - ki (cây trong chậu) đã đề cao loại kiểng này. Thời này bị ảnh hưởng Thiền sâu rộng trên nghệ thuật và đời sống hằng ngày. Các đề tài tôn giáo đã gợi cảm hứng cho việc tạo bonsai, được trưng bày ngoài trời như là biểu tượng tôn giáo về thiên nhiên hơn là những loại hình nghệ thuật sống. Ðến thời Muromachi (1334 - 1573) sắc thái Thiền hoàn toàn Nhật về mặt nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Tư tưởng Thiền thể hiện trong kiến trúc, tạo cảnh, cắm hoa, trà đạo v.v... Bonsai thời này khổ nhỏ hơn được trưng bày trong nhà. Thời Tokugawa (1603 - 1867) còn gọi là thời Edo là thời hoàng kim của Bonsai được ghi lại trong nhiều sách có minh họa, kết hợp với triết lý Phật giáo là hòa bản ngã vào thiên nhiên đã dẫn đến sự phát triển những kỹ xảo trong nghệ thuật bonsai. Những người chuyên nghiệp sưu tập Bonsai xuất hiện, đi tìm những cây lùn tự nhiên đẹp mắt trên các vùng núi non vách đá hải đảo hiểm trở. Bonsai thường được dùng làm đề tài trong hội họa, điêu khắc gỗ, thơ Haiku, trà đạo, cắm hoa... Sự trầm lặng sâu sắc tế nhị, hình dáng đường nét đẹp kín đáo là tiêu biểu của Bonsai thời này. Thời Minh Trị (1868 - 1912) xuất hiện kỹ thuật quấn dây kim loại để uốn thân cây. Trong các thập kỹ 1870 và 1880 Tây phương bắt đầu hâm mộ. Năm 1914 cuộc triển lãm Bonsai đầu tiên tổ chức tại Tokyo. Và từ năm 1934 trở đi hằng năm đều có triễn lãm các tác phẩm Bonsai do Viện Bảo Tàng Trung ương Nghệ thuật Tokyo chủ xướng. Bonsai kinh doanh trong kỹ nghệ vườn ươm ở nhiều nơi trên nước Nhật, có hằng trăm nghìn cây Bonsai trẻ được trồng để chở đi bán. Trong thời gian dài Bonsai là thú tiêu khiển của người quyền quý. Ngày nay được xem như là một nghệ thuật và cũng là một thú tiêu khiển của tất cả mọi người. Nghệ thuật là một quá trình mang thông điệp đến một thế giới hợp nhất qua mô tả bộ mặt thật của đời sống trong những kết cấu thẩm mỹ được tạo dựng tùy thuộc vào quan niệm về cái đẹp và tính hoàn thiện. Văn minh Ðông phương đặt nghệ thuật ở một vị trí khuôn phép mẫu mực hơn văn minh Tây phương. Bonsai được tượng trưng như một hình thái nghệ thuật theo phong cách cảm nhận bằng một phương tiện diễn đạt tinh thần mang tính trừu tượng nhiều hơn. Bonsai là một bộ phận trong nền văn hóa Nhật qua nhiều thế kỹ mà mỗi thời đại đều có nhận xét đánh giá khác nhau. Thông, tre, đào mơ, xuất hiện sớm nhất, kế đó là đỗ quyên, trà. Cây thích Nhật có mặt vào thế kỷ 17. Sang thế kỷ 19 có nhiều sách viết về các loài cây lai ghép có tán lá đẹp. Từ đó cây có hình dáng lá đặc biệt cũng được chú ý. Ðến thế kỷ 20, Bonsai thực sự du nhập vào châu Âu, Mỹ , Úc, tuy nhiên đã có những cuốn sách viết về Bonsai ở các nước Âu châu cuối thế kỷ 19. Năm 1909, tại Anh một cuộc triển lãm Bonsai được tổ chức. Tại Mỹ, Bonsai nhanh chóng được ưa chuộng sau Thế chiến thứ hai. Một công nghệ Bonsai to lớn đang phát triển ở CA. Trong các thập niên gần đây khắp các lục địa cũng tỏ ra ưa thích Bonsai qua các hội Bonsai đuợc thành lập ở nhiều địa phương, kể cả trung ương. Có nhiều sưu tập Bonsai ở các Vườn Bách Thảo khắp thế giới. Các nhu cầu về dụng cụ, thiết bị, sách báo hướng dẫn kỹ thuật ngày càng gia tăng. Cuốn sách "Nghệ Thuật Cây Cảnh Nhật" của Yuki Yoshimura và Giovanna M. Halford đã tái bản trên 30 lần. Cuốn "Kỹ thuật bonsai" của Lê Công Kiệt và Nguyễn Thiện Tịch đã tái bản trên 10 lần. Ở Việt Nam, lớp huấn luyện kỹ thuật Bonsai đã được tổ chức lần đầu tại Trường Ðại học Tổng hợp tháng 3-1991, từ đó có nhiều sách báo viết về Bonsai và Bonsai trở thành một hiện tượng lan rộng khắp nơi. Ngay ở Ninh Hòa cũng đã có nhiều nghệ nhân Bonsai xuất hiện, họ đi đến tận các vùng thâm sơn cùng cốc, các vách núi cheo leo để sưu tầm và bứng gùi về nhà. Họ còn ra đến Phú Yên để săn nhặt và mua lại. Bonsai còn thịnh hành hơn trong các năm vừa qua nhờ sự tiếp tay của một số Việt kiều hâm mộ đã gởi tiền về đầu tư, từ đó mọc lên những vườn Bonsai đẹp mắt. Trước năm 1975, tôi có đến hòn đảo Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa, dân đảo nam nữ đều để tóc dài và bới tóc, họ thờ Ðức Thánh Trần tại một ngôi nhà thờ lớn nhất đảo gọi tên là Nhà Lớn đứng uy nghi như một ngôi đình trông ra mặt biển. Sân trước rất rộng, được trưng bày gần 50 chậu kiểng lớn, những cây kiểng sù sì có tàn lá xinh đẹp như cổ thụ được thu nhỏ lại trong chậu, mà tuổi thọ theo lời dân đảo phải từ 100 năm trở lên. Rất nhiều lính Úc đã tới đây để hỏi mua với giá rất cao, hoặc đổi bất cứ thứ gì mà dân đảo muốn, nhưng dân đảo một mực từ chối viện lý do đó là những Báu Vật thờ phượng Ðức Thánh Trần do tổ tiên truyền lại, với tư cách con cháu họ có nhiệm vụ phải bảo vệ và gìn giữ. Nghe câu chuyện kể tôi thật vô cùng cảm kích! Trong các năm gần đây ngoài các bộ sưu tập ở Tàu và Nhật, có bốn bộ sưu tập chính được trung bày: Vườn sưu tập cây kiểng Bonsai Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn là quà tặng của Nhật cho Mỹ vào năm 1976, Vườn thực vật Brooklyn ở New York, Vườn thực vật Montréal ở Canada và Viện bảo tàng cây kiểng Bonsai ở Heileberg Ðức đứng bậc nhất châu Âu gồm nhiều tác phẩm tuyệt vời. Triết lý bonsai Nguồn gốc Bonsai từ Trung Quốc, nhưng lại phát triển huy hoàng ở Nhật nơi mà thẩm mỹ, triết lý và tôn giáo đã có từ lâu. Shinto là tín ngưỡng của dân Nhật, mà tinh hoa là sự hòa hợp với thiên nhiên. Triết lý Thiền với các khái niệm Wabi, Sabi, hợp với Kami làm thành bộ ba gây cảm hứng cho bonsai. Kami là thần linh, là tinh thần hoặc động lực bên trong của sự việc, phẩm vật, thiên nhiên cây cỏ... Wabi là ý thức về hài hòa nội tâm, hạnh phúc và thỏa mãn, có thể trải qua bằng cách suy nghiệm về sự bao la của thiên nhiên. Wabi hàm chứa khái niệm về nhẫn nhục, từ tốn, khi phải đối đầu với thiên nhiên. Quan niệm chấp nhận thiên nhiên như thế không đặt con người là trung tâm mà chỉ được xem là một thành phần của vũ trụ. Sabi là thú vui sở hữu, chăm sóc, yêu thương các sự vật đã được con nguời biến đổi, cũng như yêu thiên nhiên và sự trôi qua của thời gian, cũng tượng trưng cho sự giản dị, khắc khổ và tôn nghiêm. Kyuzo Murata, một bậc thầy hàng đầu ở Nhật có nhiều năm giữ nhiệm vụ bảo trì bộ sưu tập Bonsai của Hoàng đế Nhật đã giải thích: "Trong một thế giới sống vội vả, việc trồng cây Bonsai có thể dạy chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại... Sự tạo ra một cây Bonsai là một cách nhắc nhở chúng ta rằng: thiên nhiên không phải là đầy tớ của con người... Bonsai có thể định nghĩa như là một sự hòa hợp giữa thiên nhiên và nghệ thuật ... Mục đích của Bonsai là nhái lại thiên nhiên... Bạn thử tưởng tượng mình đang ngắm cảnh... sau đó bạn nhắm mắt lại và suy nghiệm. Có thể bạn không nghĩ đến điều gì cả, nhưng đầu óc tâm hồn bạn tràn ngập một niềm vui sướng và hài lòng nào đó. Cảm giác đó chính là Wabi. Tôi tin chắc mục đích tói hậu của Bonsai là tạo ra cảm giác Wabi hoặc Sabi trong bonsai. Tôi không có đủ kiến thức để giải thích cái tinh túy của Wabi hay Sabi nhưng tôi nghĩ là tinh túy của triết lý là tìm sự thật, đức hạnh và thẩm mỹ, mà những điều này đúng là tinh túy của Bon sai. Cảm giác Wabi hay Sabi là cái gì gần như là khắc kỹ, kiên nhẫn, có thể dẫn ta đến Thiền của Phật giáo... Theo tôi, cảm giác ấy là tình yêu, yêu cây cỏ, yêu con người." Bonsai Trung Quốc Xin thêm phần này để chúng ta thấy Bonsai Tàu có nhiều điểm khác với Bonsai Nhật cũng như Bonsai Nhật cũng có nhiều điểm khác với Bonsai Việt Nam và Tây phương. Người Trung Quốc đặc biệt thích bộ rễ phơi bày với gốc lớn u nần bể nát đầy hang hốc. Họ chú trọng tổng thể, chấm phá hơn là chi ly đường nét, thích tự do phóng khoáng hơn là gò bó khuôn mẫu. Họ say mê thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi non, vì vậy bên cạnh Bonsai còn có đá, phụ kiện và họ thành công với loại Bồn cảnh, Non Bộ. Tóm lại, Bonsai xuất xứ ở Trung Quốc, từ đời Tần, thế kỷ thứ Ba sau Công Nguyên cách nay gần 1700 năm và phát triển hoàn thiện ở Nhật hơn 1000 năm qua nhiều thời đại. Có nhiều quan niệm tư tưởng, triết lý mang tính cách cao siêu huyền bí của Thần đạo, Thiền đạo... cho đến các quan niệm xem Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp như tác giả H. Tomlinson, một nghệ nhân hàng đầu ở Âu châu hiện nay, nhưng theo tôi, cái cốt lõi của tinh thần Bonsai vẫn là nổ lực muốn đưa con người gần lại với thiên nhiên, hòa hợp hòa đồng với thiên nhiên và yêu thương thiên nhiên như chính bản thân mình. Kết luận Trước khi tạo ra loài người có hình dạng giống mình, Thượng Ðế đã tạo ra vũ trụ, thiên nhiên. Thiên nhiên cây cỏ là nguồn sống là người bạn thân thiết của con người, nếu con người không coi trọng, bảo vệ... để thiên nhiên biến mất thì trái đất sẽ là một bãi sa mạc của tử thần. Cũng chính vì vậy mà 2500 năm trước, Lão Tử lập thuyết vô vi, kêu gọi con người trở về với Ðạo, với Thiên nhiên, vì Thiên nhiên là Bà Mẹ Yêu Thương của con người. Nếu nền văn minh kỹ thuật và đô thị hóa đã ngăn cách con người với thiên nhiên, cũng như sự bận rộn căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày đã làm cho con người ngày càng xa cách thiên nhiên, thì Bonsai chẳng khác gì một lời thiết tha kêu gọi con người hãy mau mau quay trở lại. Trở lại với Bonsai là trở lại với Thiên nhiên được thu nhỏ, nơi đó con người sẽ tìm lại được sự bình yên thanh thản cho tâm hồn, cũng như tìm lại được chính mình từ khởi thủy, đó là tình yêu vị tha mầu nhiệm giữa người với người và giữa người với thiên nhiên. Nếu một ngày nào bạn chợt nhận ra tâm hồn mình như sa mạc cằn khô không còn một bông hoa nào, không còn một chút màu xanh nào, thì bạn hãy nhanh chóng bẻ đôi ổ bánh mì mà bạn có, như câu ngạn ngữ của người Hindu sau đây: "Nếu tôi có một ổ bánh, tôi sẽ bẻ một nửa cho người nghèo, còn nửa kia tôi bán đi để mua cho tâm hồn tôi một bông hoa huệ."
Thẩm mỹ Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội. Những thước đo này liên quan chặt chẽ với nhau và liên quan với trình độ dân trí, truyền thống, mức độ giao lưu quốc tế và nhiều yếu tố khác. Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử. Tôi chỉ có thể nói: cái đẹp bao hàm hai cực: sự phóng khoáng và sự tinh tế. Ở đây may ra có thể có sự phân biệt giữa phương Đông và phương Tây. Phương Tây thường tìm tới cái đẹp trong sự phóng khoáng, hùng vĩ, còn phương Đông - trong sự tinh tế, tỉ mỉ. Cái đẹp là sự hài hoà, sự cân đối cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trước khi nói đến thẩm mỹ của con người cần đề cập đến thẩm mỹ về con người, tức cái đẹp của con người. Con người cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế, hơn nữa, cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mô, trong đời sống của mình. Con người không phóng khoáng thì không tạo ra được sự hùng vĩ về mặt nhân cách. Sự hùng vĩ thể hiện trong nghệ thuật như trường ca, như những bức tranh hoành tráng. Con người cũng phải xây dựng cái đẹp của mình trong sự hùng vĩ của cá nhân. Đối với thiên nhiên con người quá nhỏ bé. Có lẽ con người nhận thức và ý thức được sự nhỏ bé của mình so với thiên nhiên nên luôn luôn tìm kiếm kích thước của mình. Đó chính là cách con người sử dụng để thách thức thiên nhiên. Nhưng con người sống với nhau, hàng ngày va chạm, còn cần có sự tế nhị, sự tinh tế. Sự tinh tế cần phải được kết hợp với sự hùng vĩ của tâm hồn để tạo ra vẻ đẹp. Nếu con người chỉ nghĩ đến cái đẹp bên ngoài bản thân thì không đủ. Người ta nhận ra giá trị thẩm mỹ của con người chủ yếu là thông qua chính nó. Sự tinh tế không chỉ bổ sung, mà còn duy trì cảm xúc của con người về đối tượng. Tất nhiên, con người còn lệ thuộc vào phương tiện, vì thế phương tiện cũng phải đẹp. Vẻ đẹp của tiện nghi là phương tiện bổ sung, giúp cho người ta nhận ra cái vẻ đẹp thật của con người. Hiện nay, khi nghiên cứu mỹ họe, người ta thường chỉ nghiên cứu vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp kiến trúc, vẻ đẹp sản phẩm... Nghiên cứu mỹ học, theo tôi, trước hết cần phải bắt đầu bằng nghiên cứu tiêu chuẩn của vẻ đẹp con người. Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan. Có thể nói trí tuệ của nhân loại hiện nay chưa đủ để xây đựng được tiêu chuẩn về cái.đẹp. Có những lúc, như trong thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, người ta xem những người anh hùng là vẻ đẹp. Từ thời La Mã cổ đại người ta đã tôn sùng vẻ đẹp của người anh hùng. Người ta đem đối lập họ với những kẻ tiểu nhân. Nhưng con người thông thường thì nhiều mà người anh hùng thì ít. Con người đã bắt đầu thay đổi lý tưởng của mình về vẻ đẹp. Người ta không còn nhìn vào sự hùng vĩ, không còn nhìn vào quá khứ nữa, mà bắt đầu nhìn vào nhau với tư cách là các đối tượng. Vẻ đẹp bây giờ là vẻ đẹp dân sự. Tiêu chuẩn trước tiên của thẩm mỹ về con người ở thời kỳ hiện đại chính là khả năng hợp tác. Con người thường khâm phục những ai sống được với tất cả mọi người. Những ai có ích cho tất cả mọi người, đó là những người đẹp nhất. Tiếp đó là năng lực tiếp nhận. Chúng ta thường nói người này thông minh, người kia sáng dạ. Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi mở. Tiêu chuẩn thứ ba của vẻ đẹp con người hiện đại là sự hài hoà giữa đời sống tâm hồn và đời sống vật chất. Nói đến vẻ đẹp của con người thì không phải là nói về một sự nghiệp, mà trước hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày. Cuối cùng, một con người muốn đẹp thì phải là con người có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về cái đẹp. Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con người, giúp họ có khả năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm mình đẹp lên. Trong các nguyên lý về mỹ học có ba tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ. Nhưng chân, thiện, mỹ là chức năng giáo đục của nghệ thuật chứ không phải là tiêu chuẩn của cái đẹp. Cái đẹp có thể không bao gồm cái thiện vì cái đẹp được quan niệm khác nhau trong từng thời đại. Đôi khi, vì những lý do thiển cận, người ta có thể dẫn đắt cả một dân tộc làm những điều sai lầm chỉ vì muốn đáp ứng với những tiêu chuẩn cái đẹp nhất thời. Giết nhiều người chẳng hạn, đó không phải là cái đẹp. Hồ Chí Minh từng nói rằng một trận đánh mà chết nhiều người không phải là một trận đánh hay. Cái đẹp nhất thời và cái đẹp vĩnh hằng là những mức độ khác nhau của cái đẹp. Cái đẹp có thể được thể hiện qua cái Hài, cái Bi hoặc cái Hùng, nhưng nó không hề lệ thuộc vào hình thức biểu hiện ấy. Dù là Bi, Hùng hay Hài, nó vẫn luôn là cái đẹp. Cái đẹp là linh hồn còn Hài, Bi hay Hùng chỉ là cách thể hiện mà thôi. Cái đẹp không lệ thuộc vào hình thức thể hiện. Cái đẹp chỉ lệ thuộc vào tâm hồn. Cái đẹp được chất ra từ đó. Đôi khi người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn, giữa những người sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật và cuộc sống thực không đẹp của họ. Thực ra đó là một mâu thuẫn giả. Nguyên soái Liên Xô Giukov chẳng hạn. Ông là một nhà quân sự vĩ đại, người đã có đóng góp to lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Ông chính là tác giả cuốn Kết thúc cuộc chiến tranh thê giới thứ II và sự tan rã của nhà nước phát xít, nhưng ông vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi ở trước của nhà một bà già bán bánh mì tên là Giukova. Nếu ta nhìn thấy một cách thông thường thì những con người này có thể không đẹp, không hay, nhưng từ sâu thẳm trong thiên tư, họ đã chặt lọc ra cái tinh tuý nhất của mình để sáng tác ra những cái làm cho mọi người đều phải thán phục. Người ta thường nhầm lẫn giữa tác phẩm và con người. Tác phẩm nghệ thuật không hề giống con người đẻ ra nó. Nói đúng ra thì không phải tác giả, mà chất thần thánh trong anh ta đã tạo ra chất thần thánh của tác phẩm. Cần phân biệt rõ ràng cái đẹp và người làm ra cái đẹp. Nếu không phân biệt được hai khái niệm này thì không lý giải được cái đẹp trong đời sống văn hoá. Người làm ra cái đẹp không nhất thiết phải nghĩ mình làm ra để làm gì. Người theo đuổi giấc mơ vì cái đẹp hãy cứ mơ, còn nhân loại, những người hưởng thụ cái đẹp, sẽ nhận ra vẻ đẹp ấy. Cái đẹp đến với con người bằng cách nào không quan trọng lắm, nhưng cái đẹp sẽ được nhận biết bởi con người và không bao giờ người làm ra cái đẹp nhận ra hết giá trị của cái đẹp và nhận ra giá trị thực dụng của cái đẹp. Tính chất thánh thiện của những người sáng tạo ra cái đẹp là họ không hề mơ tưởng tới nó trong các tác phẩm của họ. Không ai có thể tạo ra sự vĩ đại của mình bằng cách vừa làm vừa nghĩ mình sẽ vĩ đại. Cái vĩ đại là do sự xác nhận của người khác vào một thời điểm mà con người bỗng sực tỉnh về giá trị của nó. Cho nên người sáng tạo ra cái đẹp ẩn náu vào qui luật riêng của họ, họ khép kín bản thân họ, sáng tạo bằng sự cô đơn của họ. Người sáng tác ra cái đẹp vô tư quên mình và không hề biết đến giá trị của nó, chỉ biết rằng mình đang tạo ra cái đẹp theo chính quan điểm của mình. Mỗi một người như vậy sẽ góp phần tạo ra sự phong phú của cái đẹp trên đời. Có một câu chuyện hoang đường rất hay được nhắc đến là những người sáng tạo phải sống trong nghèo khổ mới có thể sáng tác ra những tác phẩm hay. Điều đó không đúng. Ai có chất liệu của thiên thần thì kẻ đó sáng tác hay, dù họ là người nghèo hay người giàu. Nhưng có một điều kiện chung cho những người sáng tạo ra cái đẹp: đó là sự cô đơn. Cô đơn chứ không phải là nghèo khổ. Người đời thông thường nhìn thấy Chopin bất hạnh, Beethoven nghèo khổ... Nhưng Chopin và Beethoven chưa chắc đã nghĩ như thế. Có thể là họ không cần một số thứ chứ không phải là họ không có những thứ ấy. Nghiên cứu thẩm mỹ, chúng ta không thể lẩn tránh việc xác định một cơ cấu nội tại của thẩm mỹ... Theo tôi, cơ cấu nội tại đó bao gồm: - Năng lực thẩm mỹ: Đó là năng lực sáng tạo ra cái đẹp và thưởng thức cái đẹp, một trong những năng lực đặc thù của con người. Có thể nói, năng lực đó hình thành cùng với toàn bộ cuộc sống lao động, tư duy và phát triển của con người, hay nói cách khác là cùng với chính bản thân con người. Trong quá trình sống, con người không ngừng tương tác với nhau, con người không ngừng hoàn thiện các công cụ lao động, các tiện nghi trong đời sống, những mối quan hệ với nhau và với thiên nhiên. Không những thế, con người còn tự hoàn thiện chính bản thân mình. Tương tác giữa con người với nhau làm nảy sinh các giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, tức là đạo đức. Việc hoàn thiện những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên làm nảy sinh các giá trị thẩm mỹ nghệ thuật. Như thế, thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật. - Hoạt động thẩm mỹ: Là các hoạt động của nhà sáng tạo làm ra các giá trị thẩm mỹ. Như trên đã nói, thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật, vì thế nhà sáng tạo phải được hiểu theo nghĩa rộng. Đó không chỉ là các nhà văn, nhà thơ nhà điêu khắc... mà cả những con người bình thường đang hàng ngày hàng giờ tạo ra những vẻ đẹp thường ngày cho cuộc sống chúng ta. - Các giá tri thẩm mỹ: Các giá trị thẩm mỹ thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là những tác phẩm nghệ thuật (như văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc...), có thể là những phong cách ứng xử, giao tiếp..., nhưng cũng có thể dưới dạng những công nghệ, kỹ thuật và cơ chế quản lý sản xuất... hay thông qua luật pháp. Như vậy, các giá trị thẩm mỹ không thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội mà trong mọi hoạt động xã hội của con người. Nó tham gia cấu tạo nên môi trường văn hoá của con người. <Theo Baymau.net>
Âm thanh có hình dạng như thế nào? Mỗi âm thanh có một ý nghĩa độc đáo và như vậy mỗi âm thanh là một tác phẩm nghệ thuật Cơ chế tạo ra âm thanh ở những loài thuộc bộ Cá voi có sự khác biệt rõ rệt so với con người và chúng được chia làm 2 loại: Odontoceti – cá voi có răng (ví dụ cá heo) và Mysticeti – cá voi tấm sừng (ví dụ cá voi xanh..) Mark Fischer - chủ sở hữu công ty âm thanh và nghệ thuật Aquasonic đã sử dụng phần mềm hiển thị máy tính để biến đổi các âm thanh của các loài cá thuộc bộ cá voi thành các gợn sóng lăn tăn và tô màu để “đọc” giai điệu và nhịp điệu, tần số của âm thanh và tái hiện chúng qua các màu sắc cầu vồng: màu đỏ tượng trưng cho tần số thấp và màu xanh tượng trưng cho tần số cao. Hình ảnh âm thanh của loại Odontoceti – cá voi có răng (cá heo) Hình ảnh âm thanh cá heo mỏ trắng có dạng như một bông [FONT="]hoa đá[/FONT], sen đá nhiều màu sắc. Hình ảnh âm thanh cá heo mỏ trắng khi ở tần số cao có màu xanh trông giống hệt loài [FONT="]hoa [/FONT] thanh tú Âm thanh của cá heo đại tây dương có tần số thấp hơn loại cá heo mỏ trắng. Mark Fischer nói: “Tôi không cắt, dán hay tạo ra sự đối xứng. Âm thanh của cá voi, cá heo đều được biểu hiện một cách trung thực”. Hình ảnh âm thanh của loại Mysticeti – cá voi tấm sừng (cá voi..): Loài cá voi sát thủ False khi phát ra âm thanh ở tần số cao có dạng hình con ngươi như mắt người. Khác với cá voi sát thủ, cá voi lưng gù âm thanh có tần số thấp hơn và được biểu thị màu đỏ. Khi ở tần số cao âm thanh của cá voi lưng gù về cơ bản vẫn có dạng hình tròn màu xanh tím. Cá voi minke phía bắc âm thanh ở tần số cao có dạng như một bông [FONT="]cúc[/FONT] xanh nhiều màu, tản ra các cánh và biến đổi thành bông hướng dương đỏ khi ở tần số thấp. "Âm thanh của một chú cá voi xanh có thể kéo dài một nửa đại dương và theo lý thuyết hai chú cá voi có thể gửi tín hiệu cho nhau trên Trái Đất chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ”. Những âm thanh hằng ngày chúng ta nghe và cảm nhận có muôn hình vạn trạng, hòa mình với thiên nhiên bạn có thể nhìn thấy chúng hiện hữu quanh chúng ta.
Anh hiểu sai ý em rồi...ý em nói chậu đó quá đẹp mà để cái đôn thua xa lắc còn để ở đâu em ko biết lâu lâu ko gặp ôa hỏi em út 1 câu đớ lưởi