[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=wmrZl7BXz5g[/YOUTUBE] [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=JwDilaKJZKw[/YOUTUBE]
Những loài ký sinh ghê rợn nhất hành tinh Dù rất nhỏ, các sinh vật ký sinh vẫn có thể tấn công và hạ gục hoàn toàn, thậm chí cướp đi sinh mạng của vật chủ to lớn. Càng nhiều ký sinh trùng càng sống lâu Ký sinh trùng khiến chuột thích mèo "Quái vật" ăn lưỡi Cymothoa Exigua, loài giáp xác ký sinh thuộc họ Cymothoidae, đã xâm nhập vào các con cá thông qua mang của chúng, sau đó bám chặt vào gốc của lưỡi cá. Một khi hiện diện ở đó, Cymothoa Exigua sẽ trích hút máu bằng các móng vuốt trước của chúng, khiến lưỡi của vật chủ teo mòn vì thiếu máu. Chúng sau đó sẽ thay thế lưỡi của cá bằng cách gắn thân mình vào các cơ ở gốc lưỡi vật chủ. Loài sinh vật có biệt danh "quái vật ăn lưỡi" này được cho là vô hại với con người, trừ khi bị bắt sống vì nó có thể cắn. Giun sống trong mắt Thường được gọi là "giun mắt", loài ký sinh trùng có danh pháp khoa học Loa Loa xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết chích của một con ruồi thuộc chi Chrysops, vốn thường hút máu và lây bệnh truyền nhiễm. Chúng sẽ chu du dưới da của nạn nhân trong nhiều năm mà không bị phát hiện, cho đến một ngày vật chủ cảm thấy có gì lạ trong mắt của anh ta. Trong một cảnh tượng dường như chỉ xuất hiện trên phim kinh dị, nạn nhân nhìn vào gương và phát hiện một con giun nhỏ xíu đang ngọ nguậy ngay phía dưới bề mặt nhãn cầu của mình. Theo các chuyên gia, "giun mắt" thường được phát hiện ở châu Phi và Ấn Độ. Các triệu chứng mắc phải chúng có thể từ ngứa ngáy, đau khớp tới mệt mỏi và thậm chí tử vong. Ký sinh trùng ở da người và động vật Dracunculus Medinensis, loài ký sinh trùng ở da người và động vật, là một trong những loại ký sinh trùng cổ nhất từng được ghi nhận cho tới nay. Các giai thoại về sự tồn tại của chúng đã được những người chép sử Hy Lạp ghi lại từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Những sinh vật này tấn công cả con người, chó, mèo, ngựa, trâu bò và các động vật khác, đặc biệt ở châu Phi và châu Á. Giun Dracunculus Medinensis xâm nhập vào vật chủ sau khi đối tượng uống nước chứa bọ chét nước mang ấu trùng của giun. Khoảng 1 năm sau đó, con giun tạo ra một vết bỏng giộp trên da của vật chủ, thường là trên chân hoặc bàn chân. Trong vòng 72 giờ đồng hồ, vết bỏng giộp sẽ vỡ ra, hé lộ một đầu của giun ký sinh. Vết bỏng giộp gây ra cảm giác vô cùng đau đớn khi con giun trồi ra. Những người nhiễm loại ký sinh trùng này thường phải ngâm phần chân bị tổn thương vào nước để làm dịu cảm giác bỏng rát, rốt cuộc cho phép các con giun cái trưởng thành thả hàng trăm ngàn ấu trùng ký sinh, tiếp tục làm ô nhiễm nguồn nước. Giun chỉ Được truyền nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác thông qua động vật chân khớp hút máu (chủ yếu là ruồi đen và muỗi), giun chỉ có thể gây "bệnh chân voi", tạo phù nề với việc dày lên của da và các mô phía dưới. Loài ký sinh trùng dưới da này cũng có thể dẫn đến các triệu chứng như mẩn ngứa da, sần đỏ mề đay, các đốm thiểu sắc hoặc tăng sắc tố và cả bệnh viêm khớp. Chúng cũng có thể tấn công mắt, gây bệnh "mù sông" (onchocerciasis), một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mù lòa trên thế giới. Đối tượng tấn công của giun chỉ là con người, gia súc, cừu và chó. Tài liệu rõ ràng nhắc tới loài ký sinh trùng này là của người Hy Lạp cổ, nhưng nó có thể từng được người Ai Cập cổ đại phát hiện từ năm 2000 trước Công nguyên. Một chiến dịch loại bỏ giun chỉ tới năm 2020 đã ngăn chặn được hơn 6,6 triệu ca nhiễm bệnh giun chỉ mới và chấm dứt sự tiến triển của bệnh ở 9,5 triệu người khác. Nấm ký sinh biến kiến thành "thây ma" Giống như trong một bộ phim kinh dị, các con kiến bị nhiễm nấm ký sinh Ophiocordyceps Unilateralis sẽ thay đổi hành vi và không còn kiểm soát được hành động của chúng nữa. Các con kiến có thể ngã khỏi cây mình thường cư trú, trèo lên một thân cây, kẹp chặt hàm vào một cái lá và chết ở đó. Trong khi đó, nấm sẽ gặm nhấm dần mô của kiến và phát triển ra ngoài, giải phóng các bào tử. Phôi thai ong ký sinh sâu bướm Các phôi thai ong ký sinh là nguồn cảm hứng chính cho sự ra đời của một cảnh "sinh nở" rùng rợn trong bộ phim kinh dị "Alien" năm 1979. Khi được mẹ tiêm vào một con sâu bướm, phôi thai ong sẽ phát triển khoảng 14 ngày. Sau đó, trong một cuộc tấn công sinh học độc nhất vô nhị trong thế giới động vật, các phôi thai ký sinh sử dụng một virus trong ADN của chúng để làm tê liệt vật chủ. Chúng sẽ cắn xé để chui ra ngoài cơ thể sâu bướm và bắt đầu lăn tròn như kén. Con sâu bướm, rõ ràng bị virus làm quẫn trí, đã tạo thành một tấm chăn mềm mịn bao quanh những kẻ tấn công nó và bảo vệ chúng cho tới khi ong trưởng thành nở ra khỏi kén và bay đi. Thực vật săn mồi Trong khi hầu hết thực vật dường như thụ động thì loài dây tơ hồng (Cuscuta) là một loại ký sinh, sống bám vào các cây khác. Thay vì chờ đợi vật chủ phù hợp, tơ hồng sẽ chủ động "đi săn". Loài thực vật này thậm chí có thể "đánh hơi" thấy vật chủ, phát triển về phía các chất hóa học đặc trưng tỏa ra từ những cây lân cận. Dây tơ hồng có thể phát triển và lan rộng với tốc độ phi thường, xâm chiếm lãnh địa mới bằng các hạt giống dẻo dai và lây lan giống như cháy rừng qua khắp các cây trồng, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Tuấn Anh (Theo Oddee)
10 kiểu tra tấn hãi hùng nhất lịch sử Cho chuột gặm nhấm thân thể, cưa đôi người, tứ mã phanh thây... là những phương pháp tra tấn đáng sợ nhất từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Trong hàng nghìn năm qua, tra tấn là phương pháp loài người sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Dù là biện pháp trừng phạt vì phạm tội hay khai thác thông tin, đó đều là những hình thức gây đau đớn tột cùng cho nạn nhân. Dưới đây là một số kỹ thuật tra tấn khủng khiếp từng xuất hiện trong lịch sử: Quan tài sắt Quan tài sắt là một chiếc thùng hình nón gắn hàng trăm chiếc đinh sắt bên trong. Được thiết kế đủ lớn để chứa được những người có kích thước lớn nhất, nạn nhân sẽ bị nhốt bên trong và bị thẩm vấn trong thời gian dài. Chỉ cần một cử động nhỏ, nạn nhân sẽ bị các đinh sắt gây thương tích và đâm xuyên người. Mặc dù thiết bị này được xem là kiểu tra tấn điển hình thời trung cổ, nhưng không có dữ liệu cho thấy nó được sử dụng trước năm 1793. Kẹp ngón tay Một kỹ thuật tra tấn đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả là phương pháp kẹp ngón tay, chân. Kiểu hành xác dã man này được áp dụng lần đầu tiên thời Trung cổ ở châu Âu. Trong quá trình tra tấn, nạn nhân sẽ bị kẹp ngón tay, ngón chân vào một chiếc kẹp bằng sắt, rồi từ từ bị siết chặt và gây sự đau đớn, thậm chí gãy xương. Để thử thách sức chịu đựng của nạn nhân, một số chiếc kẹp còn có gai nhọn bên trong để làm thủng da thịt, móng tay chân. Chiếc bàn đau đớn Đây là một dụng cụ tra tấn hình chiếc bàn dài làm bằng gỗ và sắt. Nó có con lăn 2 đầu, ở giữa là một đòn bẩy có tác dụng khiến 2 con lăn di chuyển. Khi tra tấn, nạn nhân sẽ bị đặt vào chiếc bàn, tay chân bị trói chặt vào 2 con lăn. Tiếp đó, họ sẽ bị người tra tấn dùng đòn bẩy kéo căng tay và chân ra 2 chiều ngược nhau. Lúc này nạn nhân cảm thấy vô cùng đau đớn và có thể bị đứt hết cơ, gãy xương. Tứ mã phanh thây Tứ mã phân thây là một kiểu tra tấn có từ thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng, từ đó bốn sợi dây kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành nhiều mảnh. Phạm nhân sau đó có thể bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Con bò đồng Hình thức tra tấn khủng khiếp này xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Con bò đồng là một khiếc khuôn bằng đồng hình con bò, có một cánh cửa bên thân và rỗng ở phần đầu. Khi bị hành hình, nạn nhân sẽ bị nhốt vào thân con bò, trong khi người tra tấn dùng lửa đốt và thiêu cháy người bên trong. Kinh khủng hơn, đầu con bò được đễ rỗng nhằm phát ra tiếng la hét của nạn nhân và thở ra khói, khiến nó giống như đang rống lên. Kéo dưới thân tàu Đây là một dạng tra tấn phổ biến với các thủy thủ trên biển. Nạn nhân sẽ bị buộc vào dây và thả xuống dưới thân tàu. Sau đó, họ bị kéo từ mạn trái sang mạn phải tàu, hoặc bị kéo dọc theo sống tàu. Nếu kéo nhanh, nạn nhân sẽ bị cứa đứt da thịt, mất tứ chi… Nếu kéo chậm, người bị tra tấn bị chết đuối do ở lâu dưới nước. Kiểu tra tấn này từng được cho phép thực hiện một cách hợp pháp ở Hải Quân Hà Lan. Hình thức này được ghi nhận đầu tiên trong pháp lệnh của Hà Lan năm 1560 và được bãi bỏ không chính thức vào năm 1853. Chuột gặm nhấm Với kiểu tra tấn bằng động vật này, nạn nhân sẽ bị đặt một chiếc chụp kim loại lên người và trong đó chứa những con chuột. Tiếp đó, người tra tấn sẽ nung nóng chiếc chụp và khiến lũ chuột sợ hãi tìm lối thoái. Theo bản năng, bầy chuột tìm lối thoát bằng cách ngặm nhấm cơ thể của nạn nhân. Cách tra tấn này vừa gây đau đớn về thể xác và khủng bố tinh thần nạn nhân. Thả trôi sông Kiểu tra tấn này do những người Ba Tư cổ đại khai sinh. Nạn nhan sẽ bị lột quần áo, buộc vào một chiếc bè và bị ép uống sữa hoặc ăn mật ong. Chiếc bè sau đó bị thả trôi sông. Nạn nhân sẽ bị tiêu chảy do ăn nhiều đồ ngọt, bị côn trùng cắn và kiệt sức đến chết. Việc làm này có thể diễn ra trong nhiều ngày để hành hạ tinh thần và thể xác của người bị hành hình.
<script language="javascript" src="http://www.minhngoc.net.vn/jquery/jquery-1.7.2.js"></script><link rel="stylesheet" type="text/css" href="http://www.minhngoc.net.vn/style/bangketqua_mini.css"/><div id="box_kqxs_minhngoc"><script language="javascript"> bgcolor="#bfbfbf";titlecolor="#730038";dbcolor="#000000";fsize="12px";kqwidth="300px"; </script><script language="javascript" src="http://www.minhngoc.net.vn/getkqxs/mien-bac.js"></script></div>
ghê quá weeeeeeeee https://www.google.com.vn/search?q=...ozilla:vi:official&client=firefox-a&gws_rd=cr