{XSTT} Sản Phẩm Mới Các biến chứng của bệnh tiểu đường do lối sống không lành mạnh

Thảo luận trong 'Các mặt hàng khác' bắt đầu bởi supperskidvn, 27/10/16.

  1. supperskidvn

    supperskidvn Thần Tài

    Biến chứng thận của bệnh tiểu đường
    các biến chứng của bệnh tiểu đường thận ở bệnh nhân đái tháo đường là do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn hệ thông lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
    Giai đoạn đầu của bệnh thường không xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng như phù, ngứa ở da, buồn nôn và nôn, miệng có vị kim loại… thì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Bệnh nhân ít nhất 1 năm 1 lần nên đi làm xét nghiệm nước tiểu tìm protein niệu vi thể để phát hiện sớm các tổn thương ở thận trước khi xuất hiện các triệu chứng. Phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sẽ hạn chế được các tổn thương trên thận và làm chậm tiến trình bệnh. Bên cạnh đó bệnh nhân cần phải kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và huyết áp; kết hợp chế độ ăn uống, lyện tập hợp lý.
    Biến chứng thận xuất hiện ở khoảng 20 – 40% bệnh nhân đái tháo đường. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính, suy thận.
    [​IMG]
    Người đái tháo đường nên tuân thủ chế độ ăn phù hợp
    Tại sao bệnh đái tháo đường lại gây tổn thương thận?
    Thận có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các chất thải trong cơ thể qua đường nước tiểu. Mỗi quả thận chứa khoảng một triệu đơn vị lọc máu gọi là các Nephron. Các Nephron này giúp điều hòa, nước, muối, urê, photpho và các khoáng chất khác. Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao và được đào thải ra cùng với nước tiểu do đó làm tổn thương những mạch máu nhỏ trong các Nephron và chúng bị mất dần khả năng lọc. Dẫn đến protein rò rỉ qua thận vào nước tiểu và chức năng thận dần bị suy giảm. Đến giai đoạn cuối, thận bị mất hoàn toàn chức năng, dẫn đến nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như creatinin, ure tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh đái tháo đường và bắt buộc phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài. Bệnh thận tiểu đường (DKD) là một thuật ngữ y học để nói các vấn đề về thận gây ra bởi bệnh tiểu đường và ảnh hưởng đến cả hai thận cùng một lúc.
    Các triệu chứng của bệnh thận tiểu đường
    Bệnh thận tiểu đường ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Thận có thể đã bắt đầu bị tổn thương từ trước khi xuất hiện các triệu chứng. Một dấu hiệu sớm để nhận biết tổn thương thận là sự rò rỉ một lượng rất nhỏ của một loại protein được gọi là albumin vào trong nước tiểu và được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu. Ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 thường xuất hiện dấu hiệu này ngay tại thời điểm chẩn đoán, còn ở bệnh nhân đái tháo đường typ1 thường sau 5 năm mắc bệnh mới xuất hiện microalbumin niệu và sau 10 năm mắc bệnh thì có tới khoảng 50% số bệnh nhân đã bị suy thận giai đoạn cuối.
    [​IMG]
    Biến chứng thận do tiểu đường do tổn thương những mạch máu nhỏ
    Các triệu chứng của bệnh thận tiểu đường tương tự như các triệu chứng của bệnh thận mạn tính và thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, bao gồm:
    - Nước tiểu bất thường: có bong bóng hoặc bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu (thường chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi).
    - Phù: do giảm mức lọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể. Thường là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.
    - Thiếu máu: rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin (là một hormone thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương). Thiếu máu khiến người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh.
    - Ngứa ở da: do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu..
    - Mất cảm giác ngon miệng, vị kim loại ở trong miệng hoặc hơi thở có mùi amoniac: Nồng độ ure trong máu cao (hội chứng ure huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi, không còn cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi.
    - Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
    - Khó thở: do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu (thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy).